Giáo án Ngữ văn lớp 11 - Đọc văn: Bài ca ngất ngưởng

I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

 - Cảm nhận được tâm hồn tự do phóng khoáng cùng thái độ tự tin của tác giả

 - Thấy được những đặc điểm nổi bật của thể hát nói.

II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG

1. Kiến thức

 - Con người Nguyễn Công Trứ thể hiện trong hình ảnh “ông ngất ngưởng” tiêu biểu cho mẫu người tài tử ở hậu kì văn học trung đại Việt Nam.

 - Phong cách sống, thái độ sống của tác giả

 - Đặc điểm của thể hát nói

 

docx 7 trang Người đăng trung218 Lượt xem 3156Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 11 - Đọc văn: Bài ca ngất ngưởng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 2:
Ngày soạn: /2015	Ngày dạy: /2015
 Tiết PPCT: 13+14
Đọc văn: BÀI CA NGẤT NGƯỞNG
	-Nguyễn Công Trứ-
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT 
	- Cảm nhận được tâm hồn tự do phóng khoáng cùng thái độ tự tin của tác giả
	- Thấy được những đặc điểm nổi bật của thể hát nói.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 
1. Kiến thức 
	- Con người Nguyễn Công Trứ thể hiện trong hình ảnh “ông ngất ngưởng” tiêu biểu cho mẫu người tài tử ở hậu kì văn học trung đại Việt Nam.
	- Phong cách sống, thái độ sống của tác giả
	- Đặc điểm của thể hát nói
2. Kĩ năng 
	- Đọc - hiểu bài thơ hát nói theo đặc trưng thể loại. 
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
Hoạt động của GV & HS
Nội dung cần đạt
Ghi chú
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu chung
TT1: Hướng dẫn HS tìm hiểu về tác giả
? Nêu những hiểu biết của em về cuộc đời Nguyễn Công Trứ?
- Nguyễn Công Trứ : 1778 – 1858, tự là Tồn Chất, hiệu là Ngô Trai, biệt hiệu là Hy Văn.
- Quê : Uy Viễn, Nghi Xuân, Hà Tĩnh.
- Sinh ra trong gia đình Nho học. Học giỏi, tài hoa, văn võ song toàn. - Sinh ra trong gia đình Nho học. Học giỏi, tài hoa, văn võ song toàn. 
- Năm 1819 thi đỗ Giải nguyên và được bổ làm quan. Có nhiều tài năng và nhiệt huyết trên nhiều lĩnh vực hoạt đông: Văn hóa, xã hội, kinh tế, quân sự.
- Có nhiều thăng trầm trên con đường công danh. Giàu lòng thương dân, lấn biển khai hoang, di dân lập nên 2 huyện là Tiền Hải và Kim Sơn. 80 tuổi vẫn cầm quân ra trận đánh Pháp.
? Nêu vài nét về sự nghiệp của Nguyễn Công Trứ?
- Sáng tác hầu hết bằng chữ Nôm, thể loại ông ưa thích là hát nói (ca trù). Là người góp phần quan trọng vào việc phát triển thể hát nói trong văn học Việt Nam.
- Để lại hơn 50 bài thơ, hơn 60 bài hát nói và một số bài phú và câu đối Nôm.
TT 2: Tìm hiểu về tác phẩm
? Nêu những hiểu biết của em về tác phẩm (xuất xứ, thể loại..)?
- Hoàn cảnh ra đời: viết trong thời kì cáo quan về hưu, ở ngoài vòng cương tỏa của quan trường và những ràng buộc của lễ giáo phận sự, có thể bộc lộ hết tâm tư phóng khoáng của bản thân đồng thời là cái nhìn mang tính tổng kết về cuộc đời phong phú.
- Thể loại: hát nói. Hát nói là thể loại tổng hợp giữa ca nhạc và thơ, có tính chất tự do phóng khoáng, thích hợp với việc thể hiện con người cá nhân.
Tiết 2:
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm
Thảo luận nhóm.
Nhóm 1: Từ ngất ngưởng được xuất hiện mấy lần trong bài thơ? Xác định nghĩa của các từ này qua các văn cảnh đó?
Nhóm 2: Nhận xét nghệ thuật có trong 4 câu thơ đầu? Vì sao tác giả biết làm quan là gò bó, mất tự do nhưng vẫn ra làm quan?
Nhóm 3: Vì sao Nguyễn Công Trứ cho mình là ngất ngưởng? Ông đánh giá sự ngất ngưởng của mình như thế nào trong khổ thơ giữa?
Nhóm 4: Điều đáng trân trọng nhất ở con người Nguyễn Công Trứ là gì? Theo em muốn thể hiện phong cách sống và bản lĩnh độc đáo cần có những phẩm chất, năng lực gì? 
(Phẩm chất trí tuệ và năng lực nhất định để khẳng định mình. Muốn vậy phải rèn luyện phấn đấu kiên trì để có được những năng lực và phẩm chất nhằm đạt mục tiêu, lý tưởng của mình trong cuộc sống).
? Em hiểu 3 câu thơ cuối như thế nào?
? Giá trị nghệ thuật của bài thơ là gì?
HS đọc ghi nhớ SGK.
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả (1778 – 1858)
a. Cuộc đời
- Tự: Tồn Chất, hiệu: Ngô Trai, biệt hiệu : Hy Văn.
- Quê: Uy Viễn, Nghi Xuân, Hà Tĩnh.
- Xuất thân trong gia đình Nho học.
- Ông là một tên tuổi lớn, một danh tướng, một nhà kinh tế, một nhà thơ, một tài tử, tài hoa nhưng cuộc đời nhiều thăng trầm, biến cố. 
b. Sự nghiệp:
- Sáng tác hầu hết bằng chữ Nôm. Thể loại yêu thích là Hát nói.
- Để lại hơn 50 bài thơ, hơn 60 bài hát nói và một số bài phú và câu đối Nôm.
2. Tác phẩm:
a. Xuất xứ:
- Viết sau năm 1848, khi về ẩn ở Hà Tĩnh quê nhà.
b. Thể loại: 
- Hát nói.
c. Bố cục:
- Khổ đầu (Gồm 4 câu): Có tài nên ngất ngưởng
- Khổ giữa (Gồm 4 câu tiếp): Có danh, về ở ẩn nên ngất ngưởng. 
- Hai khổ dôi (Gồm 8 câu tiếp theo): Cuộc sống tài tử phóng túng nên ngất ngưởng.
- Khổ xếp (Gồm 3 câu cuối): Là danh thần nên ngất ngưởng.
d. Giải thích từ khó và điển cố:
- Câu 1: Mọi việc trong trời đất chẳng có việc nào không phải là phận sự của ta.
- Câu 7: Đô môn: Kinh đô, Giải tổ chi niên: Năm cởi áo mũ. Năm cáo quan về hưu.
- Điển tích: Người Tái thượng – Chú thích 12.
II. Đọc – hiểu văn bản:
1. Cảm hứng chủ đạo:
- Tập trung vào từ: Ngất ngưởng- xuất hiện 4 lần trong bài thơ 
à Sự thừa nhận và khẳng định của công luận.
- Tác giả đồng nghĩa với Tay ngất ngưởng: Một con người cao lớn, vượt khỏi xung quanh.
à Diễn tả một tư thế, một thái độ, một tinh thần, một con người vươn lên trên thế tục, khác người và bất chấp mọi người
à Ngất ngưởng: Là phong cách sống nhất quán của Nguyễn Công Trứ: Kể cả khi làm quan, ra vào nơi triều đình, và khi đã nghỉ hưu. Tác giả có ý thức rất rõ về tài năng và bản lĩnh của mình.
2. Khổ thơ đầu:
- Nghệ thuật đối: Phận sự >< cảnh ngộ.
- Ông Hi Văn: Tự xưng, kiêu hãnh và tự hào.
- Tài năng: Thi Hương đỗ giải Nguyên (thủ khoa), làm quan võ (Tham tán), làm quan văn (Tổng đốc ) có tài thao lược.
à Trở nên ngất ngưởng, khác thiên hạ.
- Làm quan là phương tiện để ông thể hiện tài năng và hoài bão của mình, đồng thời để trọn nghĩa vua tôi.
3. Khổ giữa:
- Khẳng định mình là người có tài: 
+ Thủ khoa, Tham tán, Tổng đốc Đông.
+ Tài thao lược.
+ Lúc loạn giúp nước, lúc bình giúp vua.
- Nay về ở ẩn, có quan niệm sống khác người:
+ Không cưỡi ngựa mà cưỡi bò, đeo đạc ngựa.
+ Lấy mo cau buộc vào đuôi bò để che miệng thế gian.
à Cách sống tôn trọng cá tính, không uốn mình theo dư luận
4. Hai khổ dôi:
- Cách sống ngất ngưởng: khác đời khác người.
+ Xưa là danh tướng, nay từ bi, hiền lành.
+ Vãn cảnh chùa đem cô đầu đi theo. Bụt phải nực cười, hay thiên hạ cười, hay Hi Văn tự cười mình?
+ Không quan tâm đến chuyện được mất.
+ Bỏ ngoài tai mọi chuyện khen chê.
+ Sống thảnh thơi, vui thú, sống trong sạch, thanh cao và ngất ngưởng.
- Cách ngắt nhịp: 2/ 2/ 2 ; 2/ 2/ 3. nghệ thuật hoà thanh bằng trắc, giàu tính nhạc thể hiện phong thái dung dung, yêu đời của tác giả.
5. Khổ xếp:
- Phường Hàn Phú.  Vẹn đạo Sơ chung: Tự hào khẳng định mình là một danh thần thủy chung đạo vua tôi. Đĩnh đạc tự xếp mình vào vị thế trong lịch sử.
- Kết thúc là một tiếng ông vang lên đĩnh đạc hào hùng.
à Phải là con người thực tài, thực danh thì mới trở thành tay ngất ngưởng, ông ngất ngưởng được. Cách sống ngất ngưởng thể hiện chất tài hoa, tài tử. Ngất ngưởng sang trọng.
6. Nghệ thuật:
- Nhan đề: Độc đáo, cách bộc lộ bản ngã của Hi Văn cũng độc đáo.
- Cách ngắt nhịp: Tạo tính nhạc, thể hiện phong thái nhà thơ.
- Sử dụng nhiều từ Hán Nôm, bộc lộ chất tài hoa trí tuệ của tác giả.
- Bài hát nói có biến thể (dôi khổ), mang đậm chất thơ và bộc lộ phong phú tính cách, bản lĩnh của một danh sĩ đời Nguyễn.
* Ghi nhớ: SGK
HS thảo luận nhóm
 HS thảo luận nhóm 
HS thảo luận nhóm
HS thảo luận nhóm
4. Củng cố:
- Đọc lại văn bản: Diễn cảm. Diễn xuôi.
5. Dặn dò:
- Nắm nội dung bài học.
- Đọc lại văn bản, thuộc lòng.
- Soạn bài theo phân phối chương trình.

Tài liệu đính kèm:

  • docxGiao_an_Bai_ca_ngat_nguong.docx