Giáo án Ngữ văn lớp 11 - Đọc văn: Thương vợ

I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

 - Cảm nhận được hình ảnh bà Tú và tình cảm yêu thương, quý trọng mà Tú Xương dành cho vợ

 - Thấy được thành công nghệ thuật của bài thơ: từ ngữ giàu sức biểu cảm, vận dụng sáng tạo hình ảnh, ngôn từ văn học dân gian

II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:

1. Kiến thức

 - Hình ảnh người vợ tần tảo, đảm đang, giàu đức hi sinh và ân tình sâu nặng cùng tiếng cười tự trào của Tú Xương

 - Phong cách Tú Xương: cảm xúc chân thành, lời thơ giản dị mà sâu sắc, kết hợp giữa trữ tình và trào phúng.

 

docx 7 trang Người đăng trung218 Lượt xem 56613Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 11 - Đọc văn: Thương vợ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 3:
Ngày soạn: 23/08/2015	Ngày dạy: /09/2015
Tiết PPCT: 9 
Đọc văn: THƯƠNG VỢ
-Trần Tế Xương-
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
	- Cảm nhận được hình ảnh bà Tú và tình cảm yêu thương, quý trọng mà Tú Xương dành cho vợ
	- Thấy được thành công nghệ thuật của bài thơ: từ ngữ giàu sức biểu cảm, vận dụng sáng tạo hình ảnh, ngôn từ văn học dân gian 
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG: 
1. Kiến thức 
	- Hình ảnh người vợ tần tảo, đảm đang, giàu đức hi sinh và ân tình sâu nặng cùng tiếng cười tự trào của Tú Xương
	- Phong cách Tú Xương: cảm xúc chân thành, lời thơ giản dị mà sâu sắc, kết hợp giữa trữ tình và trào phúng. 
2. Kĩ năng 
	- Đọc - hiểu thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại 
	- Phân tích, bình giảng bài thơ.
III – TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
Hoạt động của GV & HS
Nội dung cần đạt
Ghi chú
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu chung
TT 1: Tìm hiểu về tác giả
? Nêu những hiểu biết của em về tác giả?
- Trần Tế Xương (1870-1907), quê ở Mĩ Lộc, Nam Định. Là người có tài cao nhưng người đường khoa cử lận đận.
- Sự nghiệp:
+ Có hai mảng lớn: trào phúng và trữ tình.
+ Nội dung: phê phán chế độ thực dân, tâm sự về cuộc đời, đất nước (chế độ thi cử đương thời).
+ Nghệ thuật: góp phần Việt hóa thơ Đường, làm phong phú ngôn ngữ Việt.
GV: ông chỉ sống có 37 tuổi đời và chỉ đỗ tú tài nhưng sự nghiệp thơ ca của ông đã trở thành bất tử. Mảng thơ trào phúng sắc sảo, mạnh mẽ; mảng thơ trữ tình sâu lắng. Thơ trào phúng và trữ tình của ông đều bắt nguồn từ tấm lòng gắn bó sâu nặng với dân tộc, đất nước. Ông được xem là bậc “thần thơ thánh chữ”.
? Nêu những hiểu biết của em về tác phẩm (đề tài, thể loại, vị trí)?
- Đề tài: viết về bà Tú.
- Thể loại: Thơ trữ tình (Thất ngôn bát cú Đường luật).
- “Thương vợ” là một trong những bài thơ hay nhất và cảm động nhất của Tú Xương.
- Bài thơ được làm vào khoảng 1896-1897, lúc nhà thơ 26-27 tuổi . Vậy mà có tới 5 con -> Sự đảm đang của bà Tú.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản
GV: Cuộc đời của ông Tú thua thiệt nhiều: thi hỏng, danh phận dở dang, vinh không một lần. Bà Tú là cái được lớn nhất, duy nhất và cũng là cái day dứt nhất của ông Tú. Thương vợ, giận đời, giận cả bản thân, ông Tú mài mực bằng giọt lệ âm thầm viết về người đàn bà chỉ vì gắn với mình mà nhọc nhằn, cơ khổ suốt đời.
Thảo luận nhóm: Chia lớp làm 4 nhóm.
* Nhóm 1: Thời gian, địa điểm làm ăn của bà Tú có gì đặc biệt? Em hiểu nuôi đủ là thế nào? Tại sao không gộp cả 6 miệng ăn mà lại tách ra 5 con với 1 chồng? 
Hai câu thơ đầu nói lên hoàn cảnh làm ăn của bà Tú:
- Công việc: “buôn bán”.
- Thời gian: “quanh năm” là khoảng thời gian suốt cả năm, không trừ ngày nào, dù nắng hay mưa, ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác
- Địa điểm: “mom sông” là phần đất ở bờ sôn nhô ra nơi đầu sóng ngọn gió à hình ảnh đó gợi lên một không gian sinh tồn hết sức bấp bênh, khó khăn. 
* Nhóm 2: Nhận xét cảnh làm ăn, buôn bán của bàTú? Hình ảnh bà Tú hiện lên như thế nào? Tìm giá trị nghệ thuật hai câu thơ?
- Hình ảnh “con cò” (hình ảnh ẩn dụ - tượng trưng cho hình ảnh người phụ nữ) xuất hiện giữa cái rợn ngợp của không gian “lặn lội bờ sông” mà còn trong cái rợn ngợp của thời gian: “khi quãng vắng” à cả không gian và thời gian heo hút, rợn ngợp, chứa đầy âu lo, nguy hiểm.
- Cách đảo ngữ: đưa từ “lặn lội” lên đầu câu, thay “con cò” bằng “thân cò” à nhấn mạnh nỗi vất vả, gian truân của bà Tú và gợi lên nỗi đau thân phận.
- Nếu câu thơ thứ ba gợi nỗi vất vả thì câu thơ thứ tư lại làm rõ sự vật lộn với cuộc sống của bà Tú.
* Nhóm 3: Nhận xét nghệ thuật? Cách dùng số từ có ý nghĩa gì? Hoàn thiện nhân cách của bà Tú?
- Duyên một mà nợ hai nhưng bà Tú không một lời phàn nàn, lặng lẽ chấp nhận sự vất vả vì chồng con.
- “Năm nắng mười mưa” nói lên sự vất vả, gian truân vừa thể hiện đức tính chịu thương chịu khó, hết lòng vì chồng con của bà Tú.
- Dùng số từ tăng tiến: 1-2-5-10: Đức hi sinh thầm lặng cao quý. Bà Tú hiện thân của một cuộc đời vất vả, lận đận. Ở bà hội tụ tất cả đức tính tần tảo đảm đang, nhẫn nại. Tất cả hi sinh cho chồng con.
à ÔngTú hiểu được điều đó có nghĩa là vô cùng thương bà Tú. 
* Nhóm 4: Lời chửi ở hai câu thơ cuối là của ai? Chửi ai? Có ý nghĩa gì? 
- Tú Xương đã thâm nhập vào nỗi khó nhọc của bà Tú để chửi “thói đời” và để tự chửi mình. Sự “hờ hững” của ông cũng là một biểu hiện của thói đời ấy.
+ Tự chửi mình: vì tội làm chồng mà hờ hững, để vợ phải vất vả lặn lội à vừa cay đắng vừa phẫn nộ.
+ Tú Xương chửi cả xã hội, chửi cái thói đời đểu cáng, bạc bẽo để cho bà Tú vất vả mà vẫn nghèo đói.
- Nhà thơ không chỉ thương vợ mà còn biết ơn vợ, không chỉ lên án “thói đời” mà còn tự trách mình, thẳng thắn tự nhận khiếm khuyết của mình.
àTừ tấm lòng thương vợ đến thái độ đối với xã hội.
HS đọc ghi nhớ SGK.
Hoạt động 4: Tổng kết
Giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ? Thành công nhất của bài thơ là ở chỗ nào?
1. Nội dung:
- Hình ảnh bà Tú hiện lên sinh động, rõ nét, tiêu biểu cho người phụ nữ VN đảm đang, tần tảo trong một gia đình đông con. Đức hi sinh, sự cam chịu của bà Tú càng làm cho ông Tú thương vợ và biết ơn vợ hơn.
2. Nghệ thuật: 
- Bài thơ hay từ nhan đề đến nội dung. Dùng ca dao, thành ngữ, phép đối. Thể thất ngôn bát cú Đường luật chuẩn mực. Mộc mạc chân thành mà sâu sắc, mạnh mẽ.
à Thành công nhất của bài thơ là: Xây dựng hình tượng nghệ thuật độc đáo: Đưa người phụ nữ vào thơ ca, mà hình tượng đạt đến trình độ mẫu mực và thấm đượm chất nhân văn.
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả: (1870- 1907)
- Thường gọi là tú Xương.
- Quê: Mĩ Lộc – Nam Định.
- Cuộc đời ngắn ngủi, nhìu gian truân nhưng có sự nghiệp thơ ca bất tử.
- Sáng tác của Tú Xương gồm 2 mảng: trữ tình và trào phúng.
2. Tác phẩm:
II. Đọc – hiểu văn bản:
1. Hai câu đề
- Quanh năm: Cách tính thời gian vất vả, triền miên, hết năm này sang năm khác.
- Mom sông: Địa điểm làm ăn cheo leo, nguy hiểm, không ổn định.
- Nuôi đủ 5 con 1 chồng: Bà Tú nuôi 6 miệng ăn. Ông Tú tự coi mình như một thứ con riêng đặc biệt (Một mình ông bằng 5 người khác).
à Lòng biết ơn sâu sắc công lao của bà Tú đối với cha con ông Tú. Lòng vị tha cao quí của bà càng thêm sáng tỏ.
2. Hai câu thực
- Lặn lội thân cò: Vất vả, đơn chiếc khi kiếm ăn.
- Quãng vắng, đò đông: Cảnh kiếm sống chơi vơi, nguy hiểm.
- Eo sèo: Chen lấn, xô đẩy, giành giật.
- Nghệ thuật đối: Sự vất vả, sự hi sinh lớn lao của bà Tú đối với gia đình.
à Nói bằng tất cả nỗi chua xót. Thấm đẫm tình yêu thương.
3. Hai câu luận
- Một duyên / năm nắng
- Hai nợ / mười mưa
- Âu đành phận / dám quản công
à Câu thơ như một tiếng thở dài cam chịu. 
- Cách sử dụng phép đối, thành ngữ, từ ngữ dân gian: âm hưởng dằn vặt, vật vã, như một tiếng thở dài nặng nề, chua chát. 
- Dùng số từ tăng tiến: 1-2-5-10: Đức hi sinh thầm lặng cao quý. 
- Tú Xương rất hiểu tâm tư của vợ, do đó càng thương vợ sâu sắc.
4. Hai câu kết
- Tiếng chửi thông tục (câu 7): tác giả tự chửi mình, chửi thói đời đen bạc.
- Tú Xương tự phán xét, tự lên án mình, tự thừa nhận thiếu sót. à nhân cách đẹp qua lời tự trách: đã biết nhận ra thiếu sót mà còn dám tự nhận khiếm khuyết.
* Ghi nhớ: SGK.
III. Tổng kết:
4. Củng cố:
- Thuộc lòng bài thơ. Diễn xuôi.
- Nắm nội dung bài học.
- Tập bình ý mà bản thân cho là hay nhất.
5. Dặn dò:
- Soạn bài theo phân phối chương trình:
+ “Khóc Dương Khuê” – Nguyễn Khuyến.
+ “Vịnh khoa thi hương” – Trần Tế Xương.

Tài liệu đính kèm:

  • docxGiao_an_Thuong_vo.docx