Giáo án Ngữ văn lớp 11 - Hạnh phúc của một tang gia

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

- Thấy được bản chất lố lăng, đồi bại của xã hội thượng lưu thành thị trước Cách mạng tháng Tám 1945

- Hiểu được nét đặc sắc trong nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng

B. TRỌNG TÂM BÀI HỌC

Giúp học sinh nắm được:

1. Kiến thức

- Bộ mặt thật của xã hội tư snr thành thị lố lăng, kệch cỡm những năm trước Cách mạng tháng Tám.

- Thấy được thái độ phê phán mạnh mẽ xã hội đương thời khoác áo văn minh, “Âu hóa” nhưng thực chất hết sức giả dối, đồi bại và nỗi xót xa kín đáo của tác giả trước sự băng hoại đạo đức con người.

- Bút pháp trào phúng đặc sắc: tạo dựng mâu thuẫn và nhiều tình huống hài hước, xây dựng chân dung biếm họa sắc sảo, giọng điệu châm biếm.

2. Kĩ năng: Đọc - hiểu văn bản tự sự được viết theo bút pháp trào phúng

3. Thái độ:

- Biết lên án, phê phán những lối sống giả tạo, thiếu đạo đức, nhân cách.

- Sống chân thực, có văn hóa, biết yêu thương mọi người.

4. Năng lực

- Năng lực hợp tác

- Năng lực giải quyết vấn đề

- Năng lực giao tiếp tiếng Việt

- Năng lực sáng tạo.

 

doc 5 trang Người đăng trung218 Lượt xem 4124Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 11 - Hạnh phúc của một tang gia", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 22/10/2015
Ngày dạy: 05/11/2015
Lớp dạy:
Tiết dạy theo PPCT: 46
HẠNH PHÚC CỦA MỘT TANG GIA.
( Trích: Số đỏ - Vũ Trọng Phụng )
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
- Thấy được bản chất lố lăng, đồi bại của xã hội thượng lưu thành thị trước Cách mạng tháng Tám 1945
- Hiểu được nét đặc sắc trong nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng
B. TRỌNG TÂM BÀI HỌC
Giúp học sinh nắm được:
1. Kiến thức
- Bộ mặt thật của xã hội tư snr thành thị lố lăng, kệch cỡm những năm trước Cách mạng tháng Tám.
- Thấy được thái độ phê phán mạnh mẽ xã hội đương thời khoác áo văn minh, “Âu hóa” nhưng thực chất hết sức giả dối, đồi bại và nỗi xót xa kín đáo của tác giả trước sự băng hoại đạo đức con người.
- Bút pháp trào phúng đặc sắc: tạo dựng mâu thuẫn và nhiều tình huống hài hước, xây dựng chân dung biếm họa sắc sảo, giọng điệu châm biếm.
2. Kĩ năng: Đọc - hiểu văn bản tự sự được viết theo bút pháp trào phúng
3. Thái độ:
- Biết lên án, phê phán những lối sống giả tạo, thiếu đạo đức, nhân cách...
- Sống chân thực, có văn hóa, biết yêu thương mọi người...
4. Năng lực
- Năng lực hợp tác
- Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực giao tiếp tiếng Việt
- Năng lực sáng tạo...
C. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- Dự kiến phương pháp, phương tiện dạy học
- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài: Giao việc cho cả lớp tìm hiểu
+ Phong tục tổ chức tang lễ của người Việt
+ Cách thức tổ chức đám tang cụ cố Tổ
+ Những người đi đưa đám
+ Cảch đưa đám
+ Cảnh hạ huyệt
Bút pháp của Vũ Trọng Phụng
Thái độ của nhà văn Vũ Trọng Phụng thể hiện qua việc miêu tả đám tang cụ cố Tổ
2. Học sinh
- Học bài phần đã học tiết 1
- Chuẩn bị bài theo phần hướng dẫn học bài SGK
- Chuẩn bị bài theo yêu cầu của giáo viên
D. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS
3. Bài mới 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HĐ CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
GHI CHÚ
Tiết 2:
Em hiểu thế nào là gương mâu? Một đám ma gương mẫu ghĩa là thế nào? Vũ Trọng Phụng đã thể hiện sự gương mẫu của đám tang qua những yếu tố nào?
? Hãy tìm đọc đoạn văn VTP miêu tả cách tổ chức đám tang? Em ấn tượng nhất với câu văn nào? Tại sao?
Theo em đám ma to có tốt không? Có phải vì VTP nghèo nên ông không thích đám ma to? Em có nhận xét gì về bút phap trào phúng của VTP khi miêu tả cách tổ chức tang lễ?
- Nghe, đánh giá
Cho HS chơi trò chơi tiếp sức để tìm hiểu về những người đưa đám.
Trong các nhân vật vừa tìm được em ấn tượng nhất với nhân vật nào? Vì sao?
Em hãy rút ra nhận xét về:
- Bản chất của những người đi đưa tang
- Nghệ thuật trào phúng của VTP khi miêu tả những người đi đưa tang
Nhận xét
Phát phiếu học tập cho HS, yêu cầu HS thảo luận theo bàn trong thời gian 3 phút hãy ghi lại những từ và cụm từ VTP dùng tả cảnh đưa đám? Tác dụng của từ và các cụm từ đó? Nhận xét về bút pháp miêu tả của VTP?
- Gọi HS trình bày kết quả ghi trong phiếu học tập.
- Nhận xét chung
? VTP gọi đây là một đám ma “to tát”, “long trọng”, “danh giá” nhưng em thấy đám ma này đã thật sự đầy đủ chưa? Em thấy thiếu điều gì?
- Đánh giá chung
Có người nhận xét: Cảnh hạ huyệt là đỉnh điểm của sự giả dối
Ý kiến của anh/chị như thế nào?
Trong “ đỉnh điểm của sự giả dối” đố thì nhân vật nào là giả dối nhất? Vì sao?
Cho HS đóng vai Xuân và ông Phán trong màn hạ huyệt
Đánh giá chung
? Vậy đám ma này là “gương mẫu” cho điều gì?
Có ý kiến cho rằng: sở dĩ VTP ghi lại một đám ma “gương mẫu” như vậy cũng bởi một phần chịu sự tac động của hoàn cảnh xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX.
Em có đồng ý không? Hãy lí giải
Thái độ của VTP?
Chiếu bảng nội dung và nghệ thuật của đoạn trích và yêu cầu HS thiết lập mối quan hệ
Nhận xét
- Trả lời theo ý hiểu (gương mẫu là kiểu mẫu – khuôn sẵn có để cho người ta noi theo)...
- VTP đã thể hiện sự gương mẫu của đám ma qua: cách tổ chức đám tang, cảnh đưa đám, người đưa đám, cảnh hạ huyệt.
- Tìm đọc, trình bày theo ý hiểu
- nhận xét, bổ sung.
Tham gia trò chơi
- Trả lời theo ý hiểu
- Nhận xét, bổ sung
- Nghe, ghi theo ý hiểu
Thảo luận sử dụng kĩ thuật động não
Trình bày kết quả
- Bổ sung
- nghe, ghi
- Trả lời theo ý hiểu
- Làm việc cá nhân hoặc nhóm đôi, trình bày suy nghĩ riêng
- Nhận xét, bổ sung
- Thử làm diễn viên
- Gương mẫu cho sự đểu giả, bịp bợm
- Làm việc cá nhân, trả lời theo ý hiểu
Thiết lập mối quan hệ giữa giá trị nội dung và nghệ thuật
- Ghi theo ý hiểu
I. Đọc - Tìm hiểu chung:
1. Tác giả.
2. Tác phẩm Số đỏ:
3. Đoạn trích.
II. Đọc - hiểu văn bản
1. Mâu thuẫn trào phúng qua nhan đề
2. Cái chết của cụ cố Tổ và niềm hạnh phúc của mọi người.
3. Một đám ma gương mẫu.
a. Cách tổ chức:
- Theo lối “hổ lốn”: Ta, Tàu, Tây 
+ kiệu bát cống, lơn quay đi lọng
+ vòng hoa, 300 câu đối
+ lốc bốc xoảng, kèn bú dích
+ tài tử chụp ảnh thi nhau như hội chợ
=> Đám ma to tát, linh đình như một đám rước; bát nháo, hỗn tạp; trái với thuần phong, mĩ tục
- Giọng văn hài hước, mỉa mai, lấy cái phi lí để vạch trần cái khoe khoang lố bịch, kệch cỡm, đua đòi lối sống văn minh rởm
b. Những người đi đưa đám
Nhân vật
Biểu hiện bên ngoài
Bản chất bên trong
Tuyết
- Mặc y phục ngây thơ
- Mặt buồn lãng mạn
- Cứu vớt trinh tiết
- Không thấy bạn giai
Cụ bà
- hớt hải chạy lên
- cảm động hết sức
- nghĩ đến sự long trọng to tát của đám tang
Cảnh sát Minđơ, Mintoa
- Trông nom hết lòng
- Sung sướng vì được trả công
Bạn cụ cố Hồng
- Ngực đày huân, huy chương
- Mép và cằm đủ các loại râu ria
- Sát linh cữu: thương tiếc người chết
- Khoe công trạng (khoe danh)
- Khoe mẽ
- Cảm động bởi làn da của Tuyết
Trai thanh, gái lịch
- Mặt buồn rầu của những người đi đưa đám ma
- chim nhau, cười tình, bình phẩm, chê bai...
Xuân tóc đỏ
- Xuất hiện cùng 6 chiếc xe, 2 vòng hoa đồ sộ
- Làm cho đám ma “danh giá hơn tất cả”
- quảng cáo cho mình
- phô trương thanh thế, tạo sự chú ý
Sư tăng phú
- Cùng Xuân làm cho đám ma thêm to, long trọng
- sung sướng vì thắng Hội Phật giáo
* Bản chất của đám người này: giả dối, bất nhân, đồi bại, vì danh vì lợi mà chà đạp lên những luân thường, đạo lí
* Nghệ thuật: đối lập, kết hợp với giọng văn hài hước, mỉa mai được VTP sử dụng tối đa để lật tẩy bộ mặt những con người mang danh Âu hóa, Văn minh, những nhà cải cách xã hội... thực chất chỉ là những kẻ giả tạo; thể hiện thái độ đau xót khi vẻ đẹp thanh lịch, truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc bị mai một trước sự lố lăng của lối sống phương Tây.
c. Cảch đưa đám
- Huyên náo
- Nhốn nháo
- Rộn lên
- “chim nhau, cười tình”...
à Cận cảnh vạch trần sự đồi bại, tàn nhẫn
Xã hội vãn chấp nhận, ca ngợi, coi đó là sự mẫu mực cần được noi theo=> sự đưa ma của cả xã hội
- Điệp khúc Đám cứ đi ... được nhắc lại 
+ Nhìn từ xa đó là đám ma to 
à Nhìn toàn cảnh: Đám rước, đám hội, mọi người ai cũng tưng bừng vui vẻ, náo nhiệt. 
à Đám ma có tất cả danh giá về vật chất nhưng không có tình người
d. Cảnh hạ huyệt
- Cậu Tú Tân: cuống quýt thực hiện công việc của một nhà đạo diễn bắt bẻ từng người tạo dáng để chụp ảnh...
- Xuân tóc đỏ cầm mũ nghiêm trang một cách giả tạo
- Cụ cố Hồng ho khác mếu máo rồi ngất đi
- Ông Phán mọc sừng:
+ Khóc to “Hứt!...Hứt!...Hứt!... -> tiếng khóc lạ tạo sự chú ý
+ Khóc quá, muốn nặng người đi
+ dựa vào Xuân oặt người đi khóc mãi không thôi
+ dúi vào tay Xuân tờ giầy bạc năm đồng gấp tư – thanh toán nốt món nợ
-> Kẻ độc ác, vô nhân tính “đểu giả, khốn nạn”
=> Cảnh hạ huyệt đã để cho các nhân vật bộc lộ rõ nhất bản chất đồi bại một cách trọn vẹn
à Đám tang diễn ra như một tấn đại hài kịch. Một Đám ma gương mẫu cho sự giả dối, háo danh của một gia đình giàu sang mà bất hiếu. Đám ma có tất cả mọi thứ nhưng không có tình người, tình thương. Đó là một cuộc báo hiếu linh đình của một gia đình đại bất hiếu. Nó nói lên tất cả sự lố lăng vô đạo đức của cái xã hội thượng lưu ngày trước. Cái xã hội mà tác giả gọi là Chó đểu, khốn nạn.
à Thái độ của tác giả: 
+ vạch trần, lên án tố cáo, khinh bỉ... cái xã hội thượng lưu trước cách mạng đầy rãy những điều xấu xa, giả dối, bịp bợm, vô liêm sỉ, đáng kinh tởm
+ đau đớn, xót xa trước sự băng hoại đạo đức của con người, làm mất đi những giá trị truyền thống tót đẹp của dân tộc
III. Tổng kết. 
1. Nghệ thuật 
- Tạo tình huống trào phúng cơ bản rồi mở rộng ra những tình huống khác
- Phát hiện những chi tiết đối lập gay gắt cùng tồn tại trong trong cùng một con người, sự vật, sự việc
- Thủ pháp cường điệu, nói ngược, nói mỉa... được sử dụng linh hoạt
- Miêu tả biến hóa, linh hoạt và sắc sảo đến từng chi tiết, nói trúng nét riêng của từng nhân vật
2. Nội dung
- Đoạn trích phơi bày bản chất lố lăng, đồi bại của một gia đình đồng thời phản ánh bộ mặt thật của xã hội thương lưu thành thị trước Cách mạng tháng Tám
Đ. CỦNG CỐ, LUYỆN TẬP
- Hình thức: làm việc cá nhân
- Thời gian: 5 phút
- Quy trình:
+ Cho học sinh theo dõi một số hình ảnh
+ Yêu cầu HS chỉ ra hiện tượng mà bản thân vừa quan sát được
+ Trình bày suy nghĩ, quan điểm cá nhân HS
- GV nhận xét, đánh giá, cho điểm
E. HƯỚNG DẪN HỌC BÀI VÀ CHUẨN BỊ BÀI MỚI
1. Có ý kiến cho rằng: “Hạnh phúc của một tang gia” từ cách đặt tên nhan đề chương truyện đến cách đặt tên nhân vật, đồ vật, cách so sánh, dựng hình ảnh đến cách đặt câu đều thể hiện đậm nét chất trào phúng, châm biếm”
 Anh/ chị có đồng ý với ý kiến này không? Hãy làm rõ quan điểm của bản thân.
2. Chuẩn bị bài tiếp theo: phong cách ngôn ngữ báo chí; mỗi cá nhân chuẩn bị một tờ báo; xem trước nội dung bài học. 
F. RÚT KINH NGHIỆM SAU GIỜ DẠY
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • dochanh_phuc_cua_mot_tang_gia_tiet_2.doc