Giáo án Ngữ văn lớp 11 - Khóc dương khuê

I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

 - Cảm nhận được tiếng khóc bạn chân thành, xót xa, nuối tiếc của nhà thơ

 - Hiểu được tâm trạng nhân vật trữ tình qua âm hưởng da diết của thể thơ song thất lục bát.

II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG

1. Kiến thức

 - Bài thơ là tiếng khóc chân thành thủy chung của tình bạn gắn bó tha thiết.

 - Nhân vật trữ tình bộc lộ tâm trạng qua âm điệu da diết của thơ song thất lục bát.

 

docx 4 trang Người đăng trung218 Lượt xem 21253Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 11 - Khóc dương khuê", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 2
Ngày soạn: /2015	Ngày dạy: /2015	
Tiết PPCT: 
Đọc văn: 
Bài đọc thêm: KHÓC DƯƠNG KHUÊ
	- Nguyễn Khuyến- 
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT 
	- Cảm nhận được tiếng khóc bạn chân thành, xót xa, nuối tiếc của nhà thơ
	- Hiểu được tâm trạng nhân vật trữ tình qua âm hưởng da diết của thể thơ song thất lục bát. 
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 
1. Kiến thức 
	- Bài thơ là tiếng khóc chân thành thủy chung của tình bạn gắn bó tha thiết.
	- Nhân vật trữ tình bộc lộ tâm trạng qua âm điệu da diết của thơ song thất lục bát.
2. Kĩ năng 
	- Đọc - hiểu thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại.
III. Tiến trình tổ chức dạy học
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
Hoạt động của GV & HS
Nội dung cần đạt
Ghi chú
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu chung
HS đọc tiểu dẫn, GV giới thiệu thêm.
? Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ?
- Nguyễn Khuyến sinh năm 1835, Dương Khuê sinh năm 1839. Hai người kết bạn từ thuở thi đậu, Nguyễn Khuyến bỏ quan về quê, Dương Khuê vẫn làm quan. Nhưng cả hai vẫn giữ tình bạn gắn bó. Năm 1902, khi nghe tin bạn mất, Nguyễn Khuyến đã làm bài thơ khóc bạn.
? Xác định thể loại của bài thơ?
- Thể loại; song thất – lục bát.
GV: Bài thơ viết bằng chữ Hán có nhan đề là: Vãn đồng niên Vân Đình tiến sĩ Dương Thượng thư. Có bản dịch là Khóc bạn. Lâu nay quen gọi là Khóc Dương Khuê.
- Sau này tự tác giả dịch ra chữ Nôm.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản
HS thảo luận nhóm.
Nhóm 1: Nhận xét sơ bộ về tình bạn sau khi tiếp cận bài thơ? Giá trị nghệ thuật qua cách dùng từ ở 2 câu thơ đầu?
- Cách xưng hô: “Bác Dương” – đây là cách xưng hô thân thiết, kính trọng (người miền Bắc).
- Cách dùng từ “thôi đã thôi rồi”: cách nói giảm nói tránh à giảm bớt nỗi đau mất bạn.
- “Man mác, ngậm ngùi”: các từ láy, diễn tả nỗi đau kéo dài như vô cùng tận à nỗi đau từ chính cõi lòng nhà thơ lan tỏa ra cả không gian rộng lớn, bao la.
à Lời thơ như một tiếng than đầy thương tiếc, nhẹ nhàng mà thắm thiết.
Nhóm 2: Tình bạn thắm thiết, thủy chung giữa hai người được thể hiện như thế nào?
Những kỷ niệm đẹp giữa hai người:
- Cùng vãn cảnh thiên nhiên.
- Cùng đi nghe hát.
- Cùng uống rượu, bình văn.
- Cùng hưởng lộc và cùng chung cảnh hoạn nạn của đất nước khi bị thực dân Pháp xâm lược.
- Cuộc gặp gỡ cuối cùng.
à Đây là những kỷ niệm kéo dài từ thời tuổi trẻ cho đến lúc về già à thể hiện tình bạn keo sơn gắn bó.
GV: tiếng khóc như giãi bày, làm sống lại những kỷ niệm của tình bạn thắm thiết. Tiếng khóc mang cảm hứng nhân sinh của những kẻ bất lực trước thời cuộc.
Nhóm 3: Hãy phân tích những biện pháp nghệ thuật tu từ thể hiện nỗi trống vắng của nhà thơ khi bạn qua đời? Em hiểu câu thơ này như thế nào?
Rượu ngon không có bạn hiền
Không mua, không phải không tiền không mua?
- Muốn gặp bạn nhưng tuổi già không cho phép. Nay bạn mất, đau đớn vô cùng.
- Mất bạn trở nên cô đơn: Rượu không muốn uống, thơ không muốn làm, đàn không gảy, giường treo lên. 
- Kết cấu trùng điệp, điệp ngữ: “không có, không mua, không phải” (điệp từ “không” 5 lần) à cảm giác nức nở, sự trống vắng đến nghẹn ngào, chua xót.
- Sử dụng điển tích Trung Quốc: Trần Phồn, Bá Nha, Tử Kì à tình bạn tri âm tri kỷ.
- Từ “đàn” đầu câu láy lại cuối câu: trạng thái ngẩn ngơ chuyển sang thống thiết, tình cảm như đợt sóng trào dâng.
- Sự tinh tế ở hai câu thơ cuối “tuổi già... chứa chan” (lão nhân khốc vô lệ): không còn nước mắt để khóc bạn, kỳ thực câu thơ đầm đìa nước mắt.
- Nỗi đau không bi lụy:
+ Quan niệm của nhà thơ: sống gửi, chết về.
+ Giọng thơ hờn dỗi.
à Nỗi đau xót khi mất đi người bạn tri kỷ, lòng thương cảm sâu sắc, mãnh liệt.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tổng kết bài học
- Bài thơ “Khóc Dương Khuê” là một bài thơ cảm động. Với ngôn ngữ, thể loại, giọng điệu đậm đà bản sắc dân tộc biểu hiện một tình bạn tri âm tri kỷ, chân thành của Nguyễn Khuyến đối với Dương Khuê.
I. Tìm hiểu chung
- Năm 1902, khi nghe tin bạn mất, Nguyễn Khuyến đã làm bài thơ khóc bạn.
- Bài thơ viết bằng chữ Hán có nhan đề là: Vãn đồng niên Vân Đình tiến sĩ Dương Thượng thư.
- Thể loại: song thất – lục bát.
- Bố cục:
+ Đoạn 1: 2 câu thơ đầu.
+ ĐOạn 2: 20 câu tiếp theo.
+ Đoạn 3: còn lại.
II. Đọc hiểu văn bản
1. Nỗi đau ban đầu
- Hư từ: “Thôi” à Tiếng than nhẹ nhàng, gợi cảm, đau đột ngột khi vừa nghe tin bạn mất.
- Cách xưng hô: “Bác”: Sự trân trọng tình bạn người cao tuổi.
- Hình ảnh: “Man mác, ngậm ngùi”: Đau chưa kịp định hình, chưa ngấm. 
à Nghệ thuật nói giảm, cách dùng hư từ và những hình ảnh mang tính tượng trưng, làm nhẹ nỗi đau đớn khi nghe tin bạn mất.
2. Nhớ lại kỷ niệm gắn bó
- Cùng thi đậu, cùng vui chơi, cùng nhau uống rượu, cùng gặp nhau một lần, cả hai cùng sống trong cảnh hoạn nạn và cùng đang trong tuổi già.
à Tình bạn keo sơn, thắm thiết. Bộc lộ nỗi niềm trong tâm trạng thầm kín với nỗi đau thời thế.
3. Trở lại nỗi đau mất bạn
- Kết cấu trùng điệp, điệp ngữ: Lặp 5 từ không trong tổng số 14 từ để diễn tả một cái không trống rỗng đến ghê gớm khi mất bạn.
à Tình bạn già mà vẫn keo sơn, gắn bó.
- Sử dụng điển tích Trung Quốc à tình bạn tri âm tri kỷ.
- Sự tinh tế ở hai câu thơ cuối “tuổi già... chứa chan” (lão nhân khốc vô lệ): không còn nước mắt để khóc bạn, kỳ thực câu thơ đầm đìa nước mắt.
- Nỗi đau không bi lụy:
+ Quan niệm của nhà thơ: sống gửi, chết về.
+ Giọng thơ hờn dỗi.
à Nỗi đau xót khi mất đi người bạn tri kỷ, lòng thương cảm sâu sắc, mãnh liệt.
III. Tổng kết
4. Củng cố:
- Tiếp tục học thuộc lòng. Nắm nội dung bài học.
- Tập bình những câu thơ yêu thích. Hoặc viết một đoạn văn bộc lộ suy nghĩ về tình bạn.
5. Dặn dò
- Soạn bài theo phân phối chương trình.

Tài liệu đính kèm:

  • docxGiao_an_khoc_Duong_Khue.docx