Giáo án Ngữ văn lớp 11 - Lẽ ghét thương

I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

 - Nhận thức được tình cảm yêu ghét phân minh và tấm lòng thương dân sâu sắc của tác giả

 - Thấy được bút pháp trữ tình giàu sức truyền cảm của tác giả.

II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG

1. Kiến thức:

 - Ghét – thương và quan điểm đạo đức tư tưởng của tác giả

 - Tính chân thưc, độ sâu sắc và mãnh liệt của cảm xúc thơ – một nét đặc trưng trong phong cách thơ trữ tình đạo đức Nguyễn Đình Chiểu.

 

docx 9 trang Người đăng trung218 Lượt xem 9007Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 11 - Lẽ ghét thương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 2:
Ngày soạn: /2015	Ngày dạy: /2015
 Tiết PPCT: 13+14
Đọc văn: LẼ GHÉT THƯƠNG
(trích Truyện Lục Vân Tiên)
-Nguyễn Đình Chiểu-
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT 
	- Nhận thức được tình cảm yêu ghét phân minh và tấm lòng thương dân sâu sắc của tác giả
	- Thấy được bút pháp trữ tình giàu sức truyền cảm của tác giả.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 
1. Kiến thức:
	- Ghét – thương và quan điểm đạo đức tư tưởng của tác giả
	- Tính chân thưc, độ sâu sắc và mãnh liệt của cảm xúc thơ – một nét đặc trưng trong phong cách thơ trữ tình đạo đức Nguyễn Đình Chiểu. 
2. Kĩ năng:
	- Phân tích, cảm thụ tác phẩm truyện thơ Nôm bác học.
III – TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
Hoạt động của GV & HS
Nội dung cần đạt
Ghi chú
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu chung
? Nêu những hiểu biết của em về tác giả?
? Hãy cho biết hoàn cảnh sáng tác, nội dung cốt truyện, thể loại của truyện?
- Tác phẩm ban đầu được các học trò của Nguyễn Đình Chiểu ghi chép và truyền đọc, sau đó lan rộng ra xã hội, biến thành một truyện kể, lưu truyền chủ yếu bằng phương thức truyền miệng, qua những hình thức sinh hoạt dân gian phổ biến ở Nam Kì như: kể thơ, nói thơ, hát thơ Vân Tiên.
- Truyện thơ Lục Vân Tiên lưu truyền rộng rãi trong nhân dân đến nỗi ở Nam Kì Lục tỉnh, không một người chài lưới hay lái đò nào không ngâm nga vài ba câu trong khi đưa đẩy mái chèo.
- Truyện thể hiện những quan niệm đạo đức truyền thống và khát vọng của nhân dân về lẽ công bằng trong khuôn khổ xã hội PK. Nhân vật chủ yếu được khắc họa qua hành động, ngôn ngữ, cử chỉ.
- Ngôn ngữ thơ bình dị, nôm na, mang tính dân dã đời thường. Đậm đà sắc thái Nam Bộ. Lần đầu tiên trong văn học dân tộc, người dân Niềm Nam thấy mình trong một tác phẩm văn chương, từ cuộc sống, lời ăn tiếng nói, đền tính tình, sở nguyện 
à Lý do chủ yếu để tác phẩm được phổ biến rộng rãi và có sức sống lâu bền trong lòng người.
?Vị trí của đoạn trích?
- Đoạn trích Lẽ ghét thương là đoạn thơ trích từ câu 473 đến câu 504 trong tổng số 2082 câu thơ.
? Nội dung chính của đoạn trích?
- Nội dung: Lục Vân Tiên và Vương Tử Trực (anh em kết nghĩa) vào kinh ứng thí. Họ gặp hai sĩ tử khác là Trịnh Hâm và Bùi Kiệm trong một quán trọ. Bốn người cùng uống rượu và làm thơ trổ tài. Thấy Lục Vân Tiên và Vương Tử Trực làm thơ hay và nhanh, Trịnh Hâm và Bùi Kiệm có ý nghi ngờ bạn viết trùng cổ thi( nói theo thơ cổ). Ông chủ Quán không giấu nổi tức giận đã tỏ thái độ tức giận và cười vào mặt kẻ bất tài đồ thơ (không có tài cán gì về thơ).
- Đoạn thơ kể lại cuộc đối thoại giữa ông Quán với bốn chàng nho sinh trong quán rượu của ông trước khi vào trường thi.
? Xác định bố cục của đoạn trích?
- Bố cục:
+ Đoạn 1(16 câu thơ đầu): Lẽ ghét
+ Đoạn 2 (16 câu thơ còn lại): Lẽ thương.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản
TT 1: Tìm hiểu lẽ ghét
? Tình cảm ghét trong văn bản tập trung vào những đối tượng nào? Điểm chung giữa các đối tượng ghét là gì?
- Điểm chung giữa các triều đại: có chung bản chất là sự suy tàn, vua chúa thì luôn đắm say tửu sắc, không chăm lo đến đời sống của dân.
à Đoạn thơ sử dụng nhiều điển cố trong sử sách Trung Quốc, nhưng dễ hiểu, thể hiện rõ bản chất của các triều đại. Đó là cơ sơ của lẽ ghét sâu sắc, ghét mãnh liệt đến độ tận cùng của cảm xúc.
? Tìm các biện pháp nghệt thuật có trong đoạn thơ đầu (16 câu)?
- Nghệ thuật: liệt kê, điệp từ, lặp từ
? Tình cảm ghét xuất phát từ lập trường nào?
- Thái độ của ông Quán vì dân. Luôn đứng về phía nhân dân. Xuất phát từ quyền lợi của nhân dân mà phẩm bình lịch sử. Vì thế tình cảm ghét luôn đi liền với lời ca thán xót thương cho nỗi thống khổ của dân.
? Thực chất tư tưởng của ông Quán biểu hiện trong những lời ghét là gì? 
- Thực chất tư tưởng của ông Quán (cũng là tư tưởng của tác giả) biểu hiện trong lẽ ghét là quan điểm tích cực, nhân đạo của nhà nho: luôn quan tâm, lo lắng đến thời cuộc, hướng tới cuộc sống an lành cho dân cho nước.
? Từ đó, anh (chị) có liên hệ gì với tình hình xã hội nước ta trong thời Nguyễn Đình Chiểu đang sống?
- Trong hoan cảnh cụ thể của đất nước ta lúc bấy giờ (khi Nguyễn Đình Chiểu viết Lục Vân Tiên), chế độ áp bức bóc lột của nhà Nguyễn đã đẩy nhân dân vào cảnh sống cùng cực, điển hình là việc xây lăng tẩm. Giết người, chôn huyệt chung, đắp thành xây lăng để ăn chơi hưởng lạc là những việc thường thấy trong các vua thời Nguyễn, điển hình là Tự Đức xây lăng Vạn Niên khiến dân gian có câu Vạn Niên là Vạn Niên nào – Thành xây xương lính, hào đào máu dân, thì những điều ghét của tác giả còn có thêm ngụ ý nói về thực trạng bất ổn của xã hội phong kiến Việt Nam dưới chế độ nhà Nguyễn.
TT 2: Tìm hiểu lẽ thương
? Tìm biện pháp nghệ thuật có trong đoạn 2?
- Nghệ thuật: điệp từ.
? Những ai là đối tượng thương của ông Quán?
- Đức Thánh nhân, Thầy Nhan Tử, Ông Gia Cát, Thầy Đổng Tử, Ông Nguyên Lượng, Ông Hàn Dũ, Thầy Liêm, Thầy Lạc.
? Điểm chung ở những nhân vật được nhắc đến lẽ thương là gì?
- Tất cả đều là những con người có tài, có đức và có trí muốn hành đạo giúp đời, giúp dân nhưng đều không đạt sở nguyện. Nguyễn Đình Chiểu đã vì sự an bình của dân mà thương, mà tiếc cho những con người hiền tài không gặp thời vận để đến nỗi phải đành phui pha.
? Em hãy cho biết quan hệ giữa hai tình cảm ghét thương trong tâm hồn tác giả? Cơ sở của ghét thương là gì?
- Hai tình cảm ghét thương trong một tâm hồn nhà thơ có mối quan hệ khắng khít với nhau: bởi thương dân thương người có đức nên ông căm ghét những kẻ hại dân hại người.
à Tóm lại lẽ ghét thương của Nguyễn Đình Chiểu xuất phát từ tình cảm yêu thương nhân dân, mong muốn cho dân được sống yên bình hạnh phúc, những người có tài có đức có điều kiện thể hiện chí nguyện của mình.
? Em hiểu câu thơ: “Vì chưng hay ghét cũng là hay thương” như thế nào?
- Biểu hiện sự trong sáng, phân minh, sâu sắc trong tâm hồn tác giả: Tình cảm ghét thương cùng xuất phát từ một trái tim đa cảm. Thương là cội nguồn của cảm xúc, ghét cũng là từ thương mà ra. Thương và ghét đan cài không thể tách rời. Thương ra thương, ghét ra ghét, không mập mờ lẫn lộn, không nhạt nhòa chung chung.
à Yêu thương và căm ghét đều đạt đến độ tột cùng. Người ta biết ghét bởi người ta biết thương. Căn nguyên của nỗi ghét là lòng thương, vì thương dân nên mới ghét kẻ hại dân.
TT 3: Tìm hiểu giá trị nghệ thuật của đoạn thơ
? Nêu những đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích?
- Đậm chất tự thuật: Ông Quán hóa thân của cụ Đồ Chiểu, phát ngôn cho những tư tưởng cảm xúc của tác giả.
- Thủ pháp lấy xưa nói nay, lấy chuyện sách để nói chuyện đời.
- Cách bộc lộ cảm xúc trực tiếp, thẳng thắn mang đậm tính cách người Nam Bộ.
- Điệp từ: Tần số sử dụng lớn: ghét 12 lần = thương 12 lần.
- Biệp pháp đối: Ghét ghét >< lại thương.
Hoạt động 3: Tổng kết
? Phát biểu cảm nhận của em về nhân vật ông Quán?
- Ông Quán - người phát ngôn cho những tư tưởng, cảm xúc nung nấu trong tâm can Đồ Chiểu. Nhân vật ông Quán nằm trong hệ thống các lực lượng phù trợ cho nhân vật chính trên con đường thực hiện nhân nghĩa( như ông Ngư, ông Tiều, Tiểu đồng, lão bà dệt vải.) Ông có dáng dấp một nhà nho đi ở ẩn, song tính cách lại bộc trực , nóng nảy, ghét kẻ tiểu nhân ích kỷ, nhỏ nhen. Nhưng lại giàu lòng yêu thương những con người bất hạnh.
? Suy nghĩ sau khi học xong đoạn thơ?
- Đoạn thơ mang tính chất triết lý về đạo đức nhưng không khô khan, cứng nhắc mà dạt dào cảm xúc. Cảm xúc đó xuất phát từ cõi tâm trong sáng cao cả, từ một trái tim sâu nặng tình đời, tình người của nhà thơ mù yêu nước.
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả:
- Nguyễn Đình Chiểu là nhà nho yêu nước, là lá cờ đầu của thơ ca yêu nước chống Pháp ở Nam Bộ.
- Thơ ca mang nội dung đạo lí nhà nho, gần gũi với quan niệm sống của nhân dân.
2. Tác phẩm Lục Vân Tiên:
- Hoàn cảnh sáng tác: sáng tác vào đầu những năm 50 của TK XIX, khi ông bị mù về dạy học và chữa bệnh ở Gia Định.
- Cốt truyện: Xoay quanh cuộc đấu tranh giữa cái thiện vF cái ác, thể hiện khát vọng lí tưởng của tác giả về một xã hội tốt đẹp.
- Thể loại: Truyện Nôm bác học nhưng mang nhiều tính chất dân gian.
3. Đoạn trích:
- Vị trí: từ câu 473- 504 trong truyện “Lục Vân Tiên”.
- Nội dung: kể lại cuộc đối thoại giữa ông Quán và bốn chàng nho sinh. Ông Quán biểu hiện của tình cảm yeu ghét phân minh.
- Bố cục:
+ Đoạn 1(16 câu thơ đầu): Lẽ ghét
+ Đoạn 2 (16 câu thơ còn lại): Lẽ thương.
II. Đọc – hiểu văn bản:
1. Lẽ ghét:
- Liệt kê các triều đại:
+ Đời Trụ, Kiệt: Hoang dâm vô độ.
+ Đời U, Lệ: Đa đoan lắm chuyện rắc rối.
+ Đời Ngũ Bá,Thúc Quý: lộn xộn, chia lìa, chiến tranh liên miên
- Điệp từ Ghét: Tăng sức mạnh cảm xúc, thái độ ghét sâu sắc của tác giả.
à Ông Quán ghét các triều đại có chung bản chất là sự suy tàn, vua chúa thì luôn đắm say tửu sắc, không chăm lo đến đời sống của dân.
- Lặp từ Dân: lập trường thương dân, vì dân. 
2. Lẽ thương:
- Điệp từ Thương: Dành cho những con người cụ thể:
+ Đức Thánh nhân
+ Thầy Nhan Tử.
+ Ông Gia Cát.
+ Thầy Đổng Tử.
+ Ông Nguyên Lượng.
+ Ông Hàn Dũ.
+ Thầy Liêm.
+ Thầy Lạc.
à Đều là những con người có tài, có đức và có trí muốn hành đạo giúp đời, giúp dân nhưng đều không đạt sở nguyện. 
* Quan hệ giữa ghét và thương:
- Lẽ ghét và lẽ thương có mối quan hệ khăng khít với nhau.
3. Giá trị nghệ thuật đoạn thơ:
- Đậm chất tự thuật.
- Thủ pháp lấy xưa nói nay, lấy chuyện sách để nói chuyện đời.
- Cách bộc lộ cảm xúc trực tiếp, thẳng thắn mang đậm tính cách người Nam Bộ.
- Điệp từ: Tần số sử dụng lớn: ghét 12 lần = thương 12 lần.
- Biệp pháp đối: Ghét ghét >< lại thương.
III. Tổng kết
* Ghi nhớ: SGK.
4. Hướng dẫn về nhà:
- Học thuộc lòng đoạn thơ. 
- Viết một đoạn văn trình bày cảm nhận của mình về câu thơ 4 hoặc câu thơ 7, 8.
- Nắm nội dung bài học.
- Soạn bài theo phân phối chương trình

Tài liệu đính kèm:

  • docxGiao_an_Le_ghet_thuong.docx