Giáo án Ngữ văn lớp 11 - Luyện tập thao tác lập luận so sánh

I. Mục tiêu.

1.1. Kiến thức.

Củng cố và nâng cao kiến thức về so sánh và lập luận so sánh.

Hiểu và nắm được khái niệm, mục đích, yêu cầu và các cách lập luận so sánh

1.2. Kĩ năng.

Biết nhận diện và sử dụng thao tác lập luận so sánh vào làm bài văn nghị luận

1.3. Thái độ.

Có ý thức vận dụng thao tác lập luận so sánh để đạt hiệu quả cao trong giao tiếp

1.4. Năng lực.

Hình thành năng lực giao tiếp, tư duy, ngôn ngữ, cảm xúc.

 

docx 6 trang Người đăng trung218 Lượt xem 14762Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 11 - Luyện tập thao tác lập luận so sánh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 43 
Ngày soạn: 30/ 3/ 2015. Ngày giảng: 5/ 4/ 2015 dạy lớp: 11
Người soạn: sinh viên Nguyễn Thị Kim Liên
Bài soạn: 
LUYỆN TẬP THAO TÁC LẬP LUẬN SO SÁNH
I. Mục tiêu.
1.1. Kiến thức.
Củng cố và nâng cao kiến thức về so sánh và lập luận so sánh.
Hiểu và nắm được khái niệm, mục đích, yêu cầu và các cách lập luận so sánh
1.2. Kĩ năng.
Biết nhận diện và sử dụng thao tác lập luận so sánh vào làm bài văn nghị luận
1.3. Thái độ.
Có ý thức vận dụng thao tác lập luận so sánh để đạt hiệu quả cao trong giao tiếp
1.4. Năng lực.
Hình thành năng lực giao tiếp, tư duy, ngôn ngữ, cảm xúc.
II. Chuẩn bị 
Phương tiện
GV: Giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên , tài liệu tham khảo.
HS: Đọc tác phẩm , sách giáo khoa , soạn bài theo hướng dẫn của giáo viên và sách giáo khoa.
Phương pháp.
Thực hành, phân tích mẫu, truyền đạt trực tiếp.
Hình thức dạy.
Đa dạng: theo lớp, theo nhóm, từng cá nhân
III. Tổ chức các hoạt động dạy học.
3.1. Ổn định tổ chức lớp ( 1 phút )
3.2. Kiểm tra bài cũ :
Giới thiệu vào bài mới:
Giờ trước thầy trò chúng ta đã học về thao tác lập luận so sánh, để tiếp tục củng cố kiến thức và rèn luyện cho các em kĩ năng sử dụng thao tác này thì thầy trò chúng ta hôm nay sẽ bước vào một tiết học nữa “luyện tập thao tác lập luận so sánh” .
3.3Tiến trình bài học:
Hoạt động của giáo viên-học sinh
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: GV giúp HS ôn lại kiến thức cũ, lập luận so sánh.
Phương pháp truyền đạt trực tiếp
GV: Chia lớp thành 4 nhóm, đặt ra câu hỏi cho mỗi nhóm. Đặt ra câu hỏi, vừa là hoạt động khởi động để các em bước vào tiết học mới, vừa giúp các em ôn lại kiến thức cũ.
Nhóm 1: em hãy cho biết thế nào là lập luận, thế nào là thao tác lập luận so sánh, 
Nhóm 2: Có mấy loại so sánh, đó là những loại nào?
Nhóm 3: theo em mục đích và yêu cầu của thao tác lập luận so sánh là gì?
Nhóm 4: cách để làm bài văn nghị luận có sử dụng thao tác lập luận so sánh là gì?
HS: Đọc câu hỏi và tập trung làm bài rồi cử đại diện đứng lên trả lời câu hỏi. Yêu cầu nhanh, đoàn kết, tập trung làm bài nghiêm túc.
GV: Hết 3 phút yêu cầu HS trả lời, gọi học sinh nhóm khác nhận xét, sau đó nhận xét lại và chốt kiến thức.
Phương pháp thực hành, phương pháp phân tích mẫu.
Hoạt động 2: GV định hướng cho HS làm bài tập trong SGK nhằm củng cố kĩ năng.
( Làm việc theo nhóm - Bài tập nhận diện)
GV: Hướng dẫn vận dụng LLSS. Bằng cách GV chia lớp thành 2 nhóm theo 2 dãy lớp. Mỗi nhóm làm 1 bài trong SGK, nhóm 1 làm bài 1, nhóm 2 làm bài 2. Sau đó cử đại diện lên trình bày.
- GV: Định hướng làm bài bằng các câu hỏi gợi mở.
Nhóm 1: Bài 1
Nội dung so sánh là gì? 
Đây là so sánh giống nhau hay so sánh khác nhau? Nếu giống thì điểm giống là gì, khác thì điểm khác như thế nào? Hãy tìm ra những điểm giống và khác nhau đó.
Từ đó thấy, tâm trạng của hai nhân vật trữ tình khi về thăm quê trong hai bài thơ có điểm gì giống nhau? Phân tích tâm trạng đó?
Nhóm 2: bài 2
Đề yêu cầu so sánh về vấn đề gì? 
Mục đích so sánh để làm gì?
Học và trồng cây có gì giống và khác nhau?
HS: Thảo luận nghiêm túc, đoàn kết làm việc nhóm, sau đó cử đại diện lleen trình bày sản phẩm của nhóm mình
GV: Quan sát, động viên, đánh giá và chốt kiến thức
GV: Hướng dẫn HS luyện tập bài tập 3. Cả lớp đọc đề bài và trả lời câu hỏi
(làm việc cá nhân)
+ GV: Yêu cầu học sinh đọc 2 VB, phát hiện sự giống nhau và khác nhau giữa hai bài thơ.
+ HS: có thể trao đổi, thảo luận, sau đó làm bài và xung phong lên bảng trả lời câu hỏi. 
GV: nhận xét, chốt kiến thức.
GV: Hướng dẫn HS luyện tập bài tập 4.
Làm việc cá nhân - - bài tập tạo lập)
+ GV: Yêu cầu học sinh chọn một ngữ liệu để so sánh hoặc cho HS những đề tài được phân thành những chủ đề như môi trường, âm nhạc, bóng đá, trang phục, ẩm thực. Theo sở thích của HS tự lựa chọn đề tài để viết bài văn so sánh.
+ HS: Chọn một ngữ liệu và viết bài văn so sánh
4. Hướng dẫn tự học:
- Viết đoạn văn vận dụng thao tác lập luận so sánh.
Ôn tập về lập luận so sánh.
1. Khái niệm.
Lập luận là: Lập luận là đưa ra lí lẽ, dẫn chứng một cách đầy đủ, chặt chẽ nhất quán, và đáng tin cậy, nhằm dắt người đọc, người nghe đến với một kết luận, hay chấp nhận một kết luận nào đấy mà người nói người viết nói đến.
So sánh là: là một thao tác cơ bản của tư duy lôzic, lấy đối tượng này so sánh, đối chiếu với đối tượng kia để thấy điểm tương đồng và khác biệt giữ chúng. Hay nói cách khác, so sánh là làm sáng tỏ đối tượng đang nghiên cứu trong tương quan với đối tượng khác.
2: Các loại so sánh.
Có 2 loại so sánh: so sánh tương đồng và so sánh tương phản.
+ So sánh tương đồng là tìm những điểm chung giữa hai đối tượng.
 + So sánh tương phản là so sánh để thấy những điểm khác nhau giữa hai đối tượng.
3, Mục đích và yêu cầu
Mục đích: làm sáng rõ đối tượng đang nghiên cứu, trong tương quan với đối tượng khác. So sánh đúng làm cho BVNL sáng rõ, cụ thể, sinh động có sức thuyết phục.
Yêu cầu: khi song sánh phải đặt các đối tượng vào cùng một bình diện, đánh giá trên cùng một tiêu chí mới thấy được sự giống và khác nhau giữa chúng, đồng thời phải nêu rõ ý kiến, quan điểm của người nói.
Cách lập luận so sánh.
a, giới thiệu về vấn đề cần so sánh.
b, so sánh đối tượng với các đối tượng khác cùng bình diện.
c, rút ra kết luận
Luyện tập
Bài tập 1 SGK
Đây là so sánh tương đồng.
Điểm giống: Cả hai ra đi lúc còn trẻ và trở về khi đã già.
 - Cả hai đều trở thành người xa lạ trên quê hương mình.
- Đều có những khoảnh khắc giật mình tiếc nuối bâng khuâng dù sống cách xa nhau cả ngàn năm.
- Hỏi rằng khách ở chốn nào lại chơi
 (Hạ Tri Chương) 
Vì không còn ai nhận ra mình là người cùng quê cả.
- Chẳng lẽ thăm quê lại hỏi người 
( Chế Lan Viên) 
Vì quê hương đã biến đổi sau chiến 
tranh, không còn cảnh cũ người xưa nữa.
=> Kết luận:
 Hạ Tri Chương sống trước Chế Lan Viên hơn một nghìn năm. Cảnh vật, tình cảm con ngườ có nhiều thay đổi. Đó là điều dĩ nhiên.Tuy thế, giữa hai nhà thơ này vẫn có những tình cảm tương đồng. Vì vậy, đọc thơ của người xưa cũng là dịp để hiểu người.
Bài tập 2 SGK
- Học và trồng cây cũng có ích như nhau: 
+ Học: mang lại tri thức để thực hành vào đời sống.
+ Trồng cây: cho hoa quả, cho môi trường trong sạch, điều hoà khí hậu.
- Học và trồng cây đều cần phải có thời gian:
+ Học: Tiếp thu từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó để tiến bộ.
+ Trồng cây: dần dần thu hoạch từ ít đến nhiều, không nên nôn nóng.
Bài tập 3: so sánh ngôn ngữ thơ Hồ Xuân Hương và ngôn ngữ thơ bà Huyện Thanh Quan qua 2 bài thơ.
* Hai bài thơ đều có kết cấu giống nhau:
 - Thể loại: thất ngôn bát cú đường luật.
 - Ngôn ngữ: có niêm luật, có đối.
* Sự khác biệt:
- Thơ HXH: dùng ngôn ngữ nôm na hằng ngày (văng vẳng, rền rĩ,).
- Thơ BHTQ dùng nhiều từ Hán Việt ( ngư ông, mục tử,)
 - Về thi liệu: 
+ Thơ Bà Huyện Thanh Quan: dùng nhiều thi liệu của văn chương cổ điển (Chương Đài, ngàn mai, dặm liễu)
+ Thơ Hồ Xuân Hương: ít dùng
- Sự khác nhau đó tạo ra sự khác nhau về phong cách:
+Hồ Xuân Hương với một phong cách gần gũi, bình dân, dù xót xa nhưng vẫn tinh nghịch, hiểm hóc.
+ Huyện Thanh Quan lại là một phong cách trang nhã, đài các, là tiếng nói của văn nhân trí thức thượng lưu
4. Bài tập 4: anh (chị) hãy viết một bài văn nghị luận trong đó có sử dụng thao tác lập luận so sánh
(Viết bài văn so sánh).
* Trước khi viết phải :
Đọc kĩ đề
Phân tích đề
Lập dàn ý
+ ý lớn
+ ý nhỏ
Các thao tác lập luận sẽ sử dụng. Trong đó lập luận so sánh là chủ yếú.
* Khi viết:
viết theo bố cục 3 phần
Mở bài
Thân bài
Kết bài
sửa chữa: 
Chữa về nội dung
Chữa về hình thức
* Lưu ý. 
Nêu rõ đối tượng cần so sánh.
điểm giống và khác
mục đích so sánh là gì?
Tiêu chí so sánh phải rõ ràng
Kết luận rút ra từ so sánh phải chân thực, 
chính xác.
Củng cố và cho bài tập về nhà
Củng cố lại những kiến thức cơ bản đã học
Bài tập về nhà
Bài 1: làm bài tập 4 SGK
 Bài tập 2:
Viết đoạn văn nghị luận bàn về vai trò của thanh niên với dân tộc trong xã hội xưa và nay , trong đó có sử dụng thao tác lập luận so sánh.

Tài liệu đính kèm:

  • docxTuan_11_Luyen_tap_thao_tac_lap_luan_so_sanh.docx