Giáo án Ngữ văn lớp 11 - Tiếng việt: Thực hành về nghĩa của từ trong sử dụng

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

- Nâng cao nhận thức về nghĩa của từ trong sử dụng.

- Có thể sử dụng từ theo các nghĩa khác nhau và biết lĩnh hội từ với các nghĩa khác nhau.

- Giáo dục lòng yêu quý vốn từ và biết giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG:

1. Kiến thức:

 - Củng cố và nâng cao những hiểu biết về phương thức chuyển nghĩa của từ và hiện tượng nhiều nghĩa, hiện tượng đông nghĩa.

 - Có kĩ năng sử dụng từ theo các nghĩa khác nhau, lĩnh hội các nghĩa của từ, kĩ năng lựa chọn từ đồng nghĩa cho thích hợp với ngữ cảnh.

 

docx 5 trang Người đăng trung218 Lượt xem 4244Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 11 - Tiếng việt: Thực hành về nghĩa của từ trong sử dụng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:
Ngày soạn : 05/10/2015	Ngày dạy:
Tiết PPCT:
Tiếng Việt: THỰC HÀNH VỀ NGHĨA CỦA TỪ TRONG SỬ DỤNG.
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Nâng cao nhận thức về nghĩa của từ trong sử dụng.
- Có thể sử dụng từ theo các nghĩa khác nhau và biết lĩnh hội từ với các nghĩa khác nhau.
- Giáo dục lòng yêu quý vốn từ và biết giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG:
1. Kiến thức:
 - Củng cố và nâng cao những hiểu biết về phương thức chuyển nghĩa của từ và hiện tượng nhiều nghĩa, hiện tượng đông nghĩa.
 - Có kĩ năng sử dụng từ theo các nghĩa khác nhau, lĩnh hội các nghĩa của từ, kĩ năng lựa chọn từ đồng nghĩa cho thích hợp với ngữ cảnh.
 2. Kĩ năng:
 - Nhận biết và phân tích các nghĩa khác nhau của từ.
 - Lĩnh hội và phân tích sự khác biết cùng giá trị của từ trong nhóm từ đồng nghĩa khi được sử dụng trong lời nói.
 - Dùng theo nghĩa mới phù hợp với ngữ cảnh, lựa chọn từ đồng nghĩa khi sử dụng.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài mới :
Từ trong tiếng Việt vô cùng phong phú và đa dạng, cùng một từ có thể có nhiều nghĩa tùy thuộc vào ngữ cảnh sử dụng.Tính nhiều nghĩa của từ là kết hợp của quá trình chuyển nghĩa. Quá trình chuyển nghĩa thường được thực hiện theo hai phương thức cơ bản là ẩn dụ và hoán dụ. Đồng thời chuyển nghĩa còn gắn với quá trình chuyển tên gọi từ đối tượng này sang đối tượng khác. Để hiểu được điều này ta tìm hiểu bài mới.
b. Dạy bài mới :
Hoạt động của GV & HS
Nội dung cần đạt
Ghi chú
Hoạt động 1: Trao đổi và thảo luận nhóm
- GV tổng kết, thống nhất lời giải chung, nhấn mạnh kiến thức và kỹ năng chủ yếu.
- Yêu cầu đại diện nhóm trình bày lời giải bằng giấy trong, chiếu qua máy chiếu.
Nhóm 1: Bài tập 1
Nhóm 2: Bài tập 2
? Đặt câu với mỗi từ chỉ bộ phận cơ thể con người; Mặt, miệng, lưỡi, đầu, tay, chân, tim...
Nhóm 3: Bài tập 3
? Tìm các từ có nghĩa gốc chỉ vị giác có khả năng chuyển nghĩa thành chỉ đặc điểm của âm thanh, chỉ tính chất của tình cảm, cảm xúc.
Nhóm 4: Bài tập 4
Hoạt động 2 : Trao đổi cặp
Gọi HS chữa bài tập. 
Trình chiếu. GV chuẩn xác kiến thức.
1. Bài tập 1:
a. Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo. 
- Lá: Nghĩa gốc, chỉ bộ phận của cây, thường ở trên ngọn hay cành, thường có màu xanh, hình dáng mỏng, dẹt.
b. Từ lá được dùng theo nhiều nghĩa khác nhau:
+ Chỉ bộ phận cơ thể.
+ Chỉ vật bằng giấy.
+ Chỉ vật bằng vải.
+ Chỉ vật bằng tre, nứa, gỗ.
+Chỉ kim loại.
2. Bài tập 2:
 - “Đầu xanh có tội tình gì
Má hồng đến quá nửa thì chưa thôi”
à Đầu xanh: nghĩa chuyển chỉ tuổi trẻ
- “Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”
à Bàn tay: nghĩa chuyển, lấy bộ phận chỉ toàn thể.
- Nhà có năm miệng ăn.
à Năm miệng ăn: chỉ nhà có năm người.
- Cậu ấy có một chân trong đội bóng.
à Một chân: nói cậu ấy có một vị trí trong đội bóng.
3. Bài tập 3:
- Đặc điểm của âm thanh lời nói: Ngọt, chua chát, mặn nồng...
+ Những lời chua chát.
+ Mật ngọt chết ruồi.
- Tính chất của tình cảm, cảm xúc: Cay đắng, bùi tai, êm ái...
+ Anh ấy thích nghe những lời bùi tai.
+ Nó đã nhận ra nỗi cay đắng trong tình cảm gia đình.
+ Tình cảm mặn nồng của mọi người làm tôi rất xúc động.
4. Bài tập 4:
- Từ đồng nghĩa với từ cậy, chịu trong câu thơ:
“Cậy em em có chịu lời
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa”
+ Nhờ: người được nhờ có thể từ chối.
+ Cậy: người được nhờ phải bắt buộc nhận lời đồng thời thể hiện sự tin tưởng của người nhờ
+ Nhận: phải chấp nhận sự hi sinh của người được nhờ. 
+ Nghe
+ Vâng
à Đánh giá việc lựa chọn từ chính xác nhất.
5. Bài tập 5:
a. Canh cánh: khắc họa tâm trạng day dứt, triền miên của tác giả. Vừa biểu hiện tác phẩm vừa biểu hiện cho con người.
b. Liên can: từ ngữ trung hòa thích hợp nhất với câu.
c. Bạn: tính chất trung hòa.
2. Kết luận.
- Các từ khác nhau, có hình thức âm thanh khác nhau, nhưng nghĩa cơ bản giống nhau, chỉ khác biệt về phạm vi sử dụng hoặc khác biệt về sắc thái biểu cảm tu từ. Khi sử dụng cần có sự lựa chọn từ thích hợp về nghĩa, về thái độ tình cảm và phù hợp với ngữ cảnh.
4. Hướng dẫn về nhà:
- Tập luyện với cách dùng từ và thay thế từ trong một văn cảnh cụ thể.
- Soạn bài Ôn tập văn học trung đại.

Tài liệu đính kèm:

  • docxTuan_7_Thuc_hanh_ve_nghia_cua_tu_trong_su_dung.docx