Giáo án Ngữ văn lớp 11 - Tiếng việt: Thực hành về thành ngữ điển cố

I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

 - Nâng cao những kiến thức cần thiết về thành ngữ, điển cố: đặc điểm về cấu tao, cách dùng.

 - Nâng cao kĩ năng cảm nhận và phân tích thành ngữ, điển cố, thấy được sự giàu đẹp của từ vựng tiếng Việt.

 - Có kĩ năng sử dụng thành ngữ, điển cố khi cần thiết.

 

docx 4 trang Người đăng trung218 Lượt xem 9402Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 11 - Tiếng việt: Thực hành về thành ngữ điển cố", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 7
Ngày soạn: 28/09/2015	Ngày dạy:
Tiết PPCT: 24
Tiếng Việt: THỰC HÀNH VỀ THÀNH NGỮ ĐIỂN CỐ
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: 
	- Nâng cao những kiến thức cần thiết về thành ngữ, điển cố: đặc điểm về cấu tao, cách dùng.
	- Nâng cao kĩ năng cảm nhận và phân tích thành ngữ, điển cố, thấy được sự giàu đẹp của từ vựng tiếng Việt.
	- Có kĩ năng sử dụng thành ngữ, điển cố khi cần thiết.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
1. Kiến thức:
	- Thành ngữ.
	- Điển cố.
2. Kĩ năng: 
	- Nhận diện thành ngữ và điển cố trong lời nói.
	- Cảm nhận, phân tích giá trị biểu hiện và giá trị nghệ thuật của thành ngữ, điển cố trong lời nói, câu văn.
	- Biết sử dụng thành ngữ, điển cố cho phù hợp với ngữ cảnh và đạt được hiệu quả giao tiếp giao tiếp.
	- Sửa lỗi dùng thành ngữ, điển cố.
III. Tiến trình tổ chức dạy học:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
Hoạt động của GV & HS
Nội dung cần đạt 
Ghi chú
Hoạt động 1: GV định hướng cho HS thực hành về thành ngữ 
TT 1: Bài tập 1
- Các thành ngữ: Một duyên hai nợ; Năm nắng mười mưa (Ý nói một mình phải đảm đang công việc gia đình để nuôi chồng và con).
? So với các cụm từ thông thường: “một mình phải nuôi cả chồng và con”; “làm lụng vất vả dưới nắng mưa”, em thấy các thành ngữ trên có đặc điểm gì về cấu tạo và ý nghĩa?
? Từ sự phân tích trên em rút ra được kết luận gì về tác dụng của thành ngữ (trong sáng tác văn chương hay trong giao tiếp)?
- Khắc họa hình ảnh một người vợ vất vả, tần tảo, đảm đang tháo vát trong công việc gia đình. Cách biểu đạt ngắn gọn nhưng nội dung thể hiện lại đầy đủ, sinh động.
TT 2: Bài tập 2
- Thành ngữ đầu trâu mặt ngựa biểu hiện được tính chất hung bạo, thú vật, vô nhân tính của bọn quan quân đến nhà Thuý Kiều khi gia đình nàng bị vu oan.
- Thành ngữ cá chậu chim lồng biểu hiện được cảnh sống tù túng, chật hẹp, mất tự do.
- Thành ngữ đội trời đạp đất biểu hiện được lối sống và hành động tự do, ngang tàng, không chịu sự bó buộc, không chịu khuất phục bất cứ uy quyền nào. Nó dùng để nói về khí phách hảo hán, ngang tàng của Từ Hải.
? Các thành ngữ được xây dựng bằng những hình ảnh như thế nào? 
- Hình ảnh cụ thể, sinh động; cân đối: 2 vế đối xứng nhau theo phép đối.
? Từ những điều đã phân tích, em rút ra được kết luận gì về giá trị nghệ thuật của thành ngữ?
TT 3: Bài tập 5
? Thay thế các thành ngữ trong câu bằng các từ ngữ thông thường, tương đương về nghĩa (bắt nạt người mới; mới đến; qua loa). Em có nhận xét gì về sự thay thế trên?
à Nếu thay các thành ngữ bằng các từ thông thường tương đương thì có thể biểu hiện được phần nghĩa cơ bản nhưng mất đi phần sắc thái biểu cảm, mất đi tính hình tượng, mà sự diễn đạt lại có thể phải dài dòng.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS thực hành về điển cố:
TT 1: Bài tập 3: 
- Giường kia: Gợi lại chuyện Trần Phồn đời hậu Hán dành riêng cho bạn là Từ Trĩ một cái giường....
- Đàn kia: Gợi lại chuyện Chung Tử Kì khi nghe tiếng đàn của Bá Nha mà hiểu được ý nghĩ của bạn.
à Cả hai điển cố đều gợi tình bạn thủy chung, thắm thiết, keo sơn.
TT 2: Bài tập 4:
I. Thực hành về thành ngữ:
1. Bài tập 1:
- Về cấu tạo: ổn định, ngắn gọn, súc tích.
- Về ý nghĩa: Không chỉ biểu hiện đầy đủ ý nghĩa như những cụm từ thông thường mà còn sinh động, hấp dẫn hơn.
- Về tác dụng: làm cho lời văn ngắn gọn, hàm súc cô đọng.
2.Bài tập 2
- Giá trị nghệ thuật của thành ngữ: có tính khái quát cao, có khả năng gợi hình tượng, thể hiện thái độ đánh giá tốt xấu đối với điều được nói đến. Làm cho lời văn lời thơ có tính cân đối, có vần có nhịp, dễ đọc, dễ nhớ.
3. Bài tập 5:
II. Thực hành về điển cố:
1. Bài tập 3:
* Đặc điểm của điển cố:
- Có hình thức ngắn gọn: 1 từ, cum từ.
- Nội dung ý nghĩa hàm súc.
- Dùng để nói về một điều tương tự.
2. Bài tập 4:

Tài liệu đính kèm:

  • docxTuan_6_Thuc_hanh_ve_thanh_ngu_dien_co.docx