I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh nắm được
1. Kiến thức:
- Bức tranh chân thực, sống động về cuộc sống xa hoa, đầy quyền uy nơi phủ chúa Trịnh và thái độ tâm trạng của nhân vật “tôi” khi bước vào phủ chúa chữa bệnh cho Trịnh Cán.
- Vẻ đẹp tâm hồn của Hải Thượng Lãn Ông; lương y; nhà nho thanh cao, coi thường danh lợi.
- Những nét đặc sắc của bút pháp kí sự: tài quan sát miêu tả sinh động những sự việc có thật; lối kể chuyện lôi cuốn, hấp dẫn; lựa chọn chi tiết đặc sắc; đan xen văn xuôi và thơ.
2. Kĩ năng: Đọc hiểu thể kí sự trung đại theo đặc trưng thể loại.
3. Thái độ:
- Thái độ phê phán nghiêm túc lối sống xa hoa nơi phủ chúa.
- Trân trọng lương y, có tâm có đức.
Từ mới được tạo ra trong thời gian gần đây: - Mọm mằn: Nhỏ, quá nhỏ à Qui tắc tạo từ lấy, lặp phụ âm đầu. - Giỏi giắn: Rất giỏi à Láy phụ âm đầu. - Nội soi: Từ ghép chính phụà Soi: Chính à Nội V. Củng cố, dặn dò 1 - Củng cố: GV hệ thống kiến thức tiết học 2 - Dặn dò: - Làm bài tập còn lại. - Soạn: Bài ca ngất ngưởng. DUYỆT Ngày tháng năm 2015 NGƯỜI SOẠN Nguyễn Thị Thanh Mai Tiết 13 (Đọc văn) BÀI CA NGẤT NGƯỞNG ( Nguyễn Công Trứ ). I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp học sinh: 1. Kiến thức: - Con người Nguyễn Công Trứ thể hiện trong hình ảnh “ ông ngất ngưỡng”, tiêu biểu cho mẫu người tài tử hậu kì văn học trung đại Việt Nam. - Phong cách sống, thái độ sống của tác giả. - Đặc điểm của thể hát nói. 2. Kĩ năng: Phân tích thơ hát nói theo đặc trưng thể loại. 3. Thái độ: Giáo dục phong cách sống, ý thức sống cao đẹp. II. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN: - GV: SGK, Thiết kế bài giảng. - HS: Sgk + Soạn bài III. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH: Dạy học theo phương thức nêu vấn đề kết hợp với các hình thức đọc sáng tạo, trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: Nội dung bài thơ Khóc Dương Khuê và Vịnh khoa thi hương? 3. Giảng bài mới: Vào bài: (...) Hoạt động của GV- HS Nội dung cần đạt - GV gọi hs đọc phần tiểu dẫn sgk, gv đưa ra câu hỏi hs trả lời: + Nêu những nét cơ bản về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Công Trứ? (HS trả lời, gv nhận xét chốt ý ) + Hãy xác định hoàn cảnh sáng tác, thể loại và đề tài của bài thơ ? (HS trả lời, gv nhận xét chốt ý ) - GV: Hãy xác định bố cục và nêu ý nghĩa từng phần? - GV: Hãy giải thích nội dung ý nghĩa từ “ngất ngưỡng”? Từ nghĩa ấy em hãy xác định cảm hứng chủ đạo của bài thơ? (hs trả lời, gv nhận xét chốt ý) - GV: Em hãy cho biết ý nghĩa câu mở đầu của bài thơ? Nhận xét cách biểu đạt của nhà thơ? - GV: Tại sao tác giả coi việc làm quan là “vào lồng” nhưng lại tự hào tài thao lược của mình với các chức quan? - HS trả lời - GV giảng: tài năng của ông đủ làm ông cao ngạo nhưng ông thấy sự gò bó, sự trói buộc của chốn quan trường vẫn là trái với tính cách phóng đãng của ông. - GV: Quãng đời về hưu, nhà thơ đã có cách sống và quan niệm sống như thế nào? - GV: Em hãy nhận xét về cách sống và quan niệm sống của tác giả? - GV: Em nhận xét về điều gì về thái độ sống của tác giả ở 3 câu thơ cuối? - GV hướng dẫn hs tổng kết. I. Tìm hiểu chung: 1. Tác giả: - Nguyễn Công Trứ (1778- 1858) - Quê: Uy Viễn - Nghi Xuân - Hà Tĩnh - Cuộc đời: xuất thân trong một gia đình nhà nho nghèo, có tài, có cá tính, đỗ đạt làm quan nhưng con đường làm quan gặp nhiều thăng trầm. - Đánh giá: Là một trong hai thi sĩ nổi tiếng nhất của nửa đầu TK XIX (cùng Cao Bá Quát) và là người sáng tác thành công nhất thể hát nói (loại ca trù). 2. Bài thơ : a- Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ sáng tác trong thời gian ông cáo quan về ở ẩn tại quê nhà. b- Thể loại: hát nói là thể tổng hợp giữa ca nhạc và thơ, có tính chất tự do thích hợp với việc thể hiện con người cá nhân. c- Đề tài: thái độ sống của bản thân theo lối tự thuật. 3. Bố cục: 2 phần - 6 câu đầu: Quảng đời làm quan của Nguyễn Công Trứ. - 13 câu tiếp: Quảng đời khi cáo quan về hưu. II. Đọc – hiểu 1. Cảm hứng chủ đạo: Đc thể hiện tập trung qua cụm từ “ngất ngưởng” x/h 4 lần không kể tiêu đề. Ý nghĩa - Ngất ngưởng vì quá tài - Ngất ngưởng vì có công với dân, nước - Ngất ngưởng vì thích chơi khác người. - Ngất ngưởng vì khẳng định đc phẩm giá của mình nên tự tin. * Tổng kết: Thực chất là một phong cách sống tôn trọng sự thật, tôn trọng cá tính, không chấp nhận sự uốn mình theo lễ và danh giáo của XH nho giáo. 2. Những lời tự thuật: - Câu thơ “Vũ trụ nội mạc phi phận sự” -> mọi việc trong tời đất đều là phận sự của ta. Nguyễn Công Trứ khẳng định vai trò, trách nhiệm của mình với dân với nước => Tuyên ngôn về chí làm trai của nhà thơ. Quan niệm sống là hành động. - Nguyễn Công Trứ tự nguyện đem cái tự do, tài bộ của mình nhốt vào vòng trói buộc (vào lồng) để có đk thực thi chí năm nhi, hoài bão vì dân, vì nước và thể hiện tài năng của mình. - Nêu những việc mình đã làm ở chốn quan trường và tài năng của mình: + Tài học (thủ khoa). + Tài chính trị (tham tan, tổng đốc) + Tài quân sự (thao lược) đã làm ông thành “một tay” -> con người nổi tiếng về tài trí -> Tự hào mình là một người tài năng lỗi lạc, danh vị vẻ vang văn vẻ toàn tài. => 6 câu thơ đầu là lời từ thuật chân thành của nhà thơ lúc làm quan khẳng định tài năng và lí tưởng trung quân, lòng tự hào về phẩm chất, năng lực và thái độ sống tài tử, phóng khoáng khác đời ngạo nghễ của một người có khả năng xuất chúng. Hay thái độ sống của người quân tử bản lĩnh, đầy tự tin, kiên trì lí tưởng. - Quãng đời khi cáo quan về hưu: + Sống theo ý chí và sở thích cá nhân: Cưỡi bò đeo đạc ngựa, Đi chùa có gót tiên theo sau, khi ca, khi tửu, khi cắt, khi tùng -> giễu đời hưởng thú phiêu diêu trần tục. + Quan niệm sống: Không màng đến chuyện khen chê được mất của thế gian, sánh mình với bậc danh tướng, khẳng định lòng trung với vua, nhấn mạnh thái độ sống ngất ngưởng. Sống ung dung yêu đời vượt thế tục nhưng một lòng trung quân. + Thái độ sống: “ chẳng trái Nhạc,..” , Nghĩa vua tôi cho trọn đạo sơ chung, Trong triều ai ngất ngưỡng như ông -> khẳng định tài năng sánh ngang bậc danh tướng. => Từ ngất ngưỡng khẳng định cách sống tự do của bậc tài tử phong lưu,không ngần ngại khẳng định cá tính của mình. Thái độ sống ngất ngưỡng đầy thách thức trước những tôn ti phép tắc khắc kỉ của XHPK. III. Ghi nhớ: 1. Nội dung: Con người Nguyễn Công Trứ thể hiện trong hình ảnh “ngất ngưỡng” : từng làm nên sự nghiệp lớn, tâm hồn tự do phóng khoáng, bản lĩnh sống mạnh, ít nhiều có sự phá cách về quan niệm sống, vượt qua khuôn sáo khắt khe của lễ giáo phong kiến 2. Nghệ thuật: Sự phù hợp của thể hát nói với việc bày tỏ tư tưởng, tình cảm cảm tự do phóng túng, thoát ra ngoài khuôn khổ của tác giả. V. Củng cố, dặn dò 1 - Củng cố: GV hệ thống kiến thức tiết học 2 - Dặn dò: - Làm bài tập 1 + 2 - Soạn: Bài ca ngắn đi trên bãi cát. DUYỆT Ngày tháng năm 2015 NGƯỜI SOẠN Nguyễn Thị Thanh Mai Tiết 14 (Đọc văn) BÀI CA NGẮN ĐI TRÊN BÃI CÁT ( Sa hành đoản ca) - Cao Bá Quát – I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp học sinh: 1. Kiến thức: - Hiểu được tâm trạng chán ghét của Cao Bá Quát đối với con đường mưu cầu danh lợi tầm thường và niềm khao khát đối với cuộc sống trong hoàn cảnh xã hội nhà Nguyễn bảo thủ, trì trệ. - Hiểu được mối quan hệ giữa nội dung và nghệ thuật của thể hành. 2. Kĩ năng: Đọc - Hiểu một văn bản viết theo thể hành. 3. Thái độ: Trân trọng nhân cách cao đẹp của Cao Bá Quát, đồng cảm với tâm sự của người trí thức cũ trong chế độ XH bảo thủ, trì trệ. II. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN: - GV: SGK, Thiết kế bài giảng. - HS: Sgk + Soạn bài III. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH: Dạy học theo phương thức nêu vấn đề kết hợp với các hình thức đọc sáng tạo, trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: Thông điệp mà Nguyễn Công Trứ gửi đi từ "Bài ca ngất ngưởng"? 3. Giảng bài mới: Vào bài: (...) Hoạt động của GV- HS Nội dung cần đạt - HS đọc tiểu dẫn và tóm tắt ý chính. - GVchuẩn xác kiến thức. - GV: Em hãy nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ? - HS tìm hiểu đặc điểm thể hành. - GV: Gọi HS đọc văn bản, GV nhận xét và hướng dẫn đọc lại. - GV: Bãi cát và con người đi trên bãi cát được miêu tả như thế nào? Theo em đây là cảnh thực hay cảnh biểu tượng? - GV: Hình ảnh người đi trên bãi cát được miêu tả như thế nào? Chi tiết nào thể hiện được điều đó? - GV: Hãy giải thích nội dung và chỉ ra sự liên kết của 6 câu thơ: “Không học được tiên ông phép ngủ Người say vô số tỉnh bao người” - GV: cho hs thảo luận trình bày theo nhóm. - GV: Tâm trạnh người lữ khách trên bãi cát như thế nào? - GV: Tâm trạng đó dược bộc lộ như thế nào? - GV: Em hiểu cụm từ “đường danh lợi” là như thế nào trong XHPK? - GV: Phân tích ý nghĩa biểu tượng của khúc đường cùng? Tâm trạng nhà thơ? - GV: Hình ảnh thiên nhiên được miêu tả có dụng ý gì? - GV: Câu cuối mang ý nghĩa gì? - GV: Qua phân tích bài thơ em hãy nêu ý nghĩa của bài thơ? - GV: Nhận xét giá trị nghệ thuật trong bài thơ? I. Tìm hiểu chung. 1/ Tác giả. - Cao Bá Quát ( 1809 - 1855 ) - Quê: làng Phú Thị, Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh ( nay thuộc quận Long Biên, Hà Nội ). - Là người có tài, nổi tiếng văn hay chữ tốt và có uy tín lớn trong giới trí thức đương thời. - Là người có khí phách hiên ngang, có tư tưởng tự do, ôm ấp hoài bão lớn, mong muốn sống có ích cho đời. Sau một tg làm quan ông nhận rõ bản chất thối nát của triều đình nên tham gia khởi nghĩa -> Thất bại -> nhận án tru di. 2/ Bài thơ. a. Hoàn cảnh sáng tác: (Sgk) b. Thể loại: thể ca hành (...) II. Đọc hiểu văn bản. 1/ Hình ảnh "bãi cát và con người đi trên bãi cát: - “Bãi cát dài lại bãi cát dài” : mênh mông dường như bất tận, nóng bỏng. + Hình ảnh tả thực: đẹp nhưng dữ dội, khắc nghiệt đã gợi ý cho nhà thơ sáng tác bài thơ này. + Hình ảnh biểu tượng: con đường đầy khó khăn mà con người phải vượt qua để đi đến danh lợi. - Hình ảnh người đi trên bãi cát: + Đi một bước như luì một bước: nỗi vất vả khó nhọc + Không gian đường xa, bị bao vây bởi núi sông, biển + Thời gian: mặt trời lặn vẫn còn đi. + Nước mắt rơi → khó nhọc, gian truân. => Sự tất tả, bươn chải dấn thân để mưu cầu công danh, sự nghiệp. 2. Tâm trạng và suy nghĩ của lữ khách khi đi trên bãi cát: - “Không học được.giận khôn vơi”: Nhịp điệu đều, chậm, buồn: tác giả tự giận mình không có khả năng như người xưa, mà phải tự hành hạ mình, chán nản mệt mỏi vì công danh- lợi danh. - “Xưa nay phường.bao người”: Câu hỏi tu từ, hình ảnh gợi tả (hơi men) -> Sự cám dỗ của danh lợi đối với con người. Vì công danh, lợi danh mà con người bôn tẩu ngược xuôi.Danh lợi cũng là thứ rượu thơm làm say lòng người => Sự chán ghét, khinh bỉ của Cao Bá Quát đối với phường danh lợi. Câu hỏi nhà thơ như trách móc, như giận dữ, như lay tỉnh người khác nhưng cũng tự hỏi bản thân. Ông đã nhận ra tính chất vô nghĩa của lối học khoa cử, côn đường công danh đương thời vô nghĩa, tầm thường. - “ Bãi cát dàiơi”: Câu hỏi tu từ cũng là câu cảm thán thể hiện tâm trạng băn khoăn, day dứt có phần bế tắc. - Khúc đường cùng: ý nghĩa biểu tượng -> nỗi tuyệt vọng của tác giả. Ông bất lực vì không thể đi tiếp mà cũng không biết phải làm gì. Ấp ủ khát vọng cao cả nhưng ông không tìm được con đường để thực hiện khát vọng đó. Hay đó là niềm khao khát thay đổi cuộc sống - 4 câu cuối: Sự bế tắc không tìm thấy lối thoát trên đường đời. => Hình tượng kẻ sĩ cô độc, lẻ loi đầy trăn trở, vừa quả quyết vừa tuyệt vọng trên con đường đi tìm chân lí đầy chông gai. III. Ghi nhớ: 1. Nội dung: Bài thơ là khúc ca mang đậm tính nhân văn của một người cô đơn tuyệt vọng trên đường đời thể hiện qua hình ảnh bãi cát dài, con đường cùng và hình ảnh người đi trên bãi cát. 2. Nghệ thuật: - Thơ cổ thể , hình ảnh biểu tượng giàu ý nghĩa. - Phương pháp đối lập, sáng tạo trong việc dùng điển cố điển tích. V. Củng cố, dặn dò 1 - Củng cố: GV hệ thống kiến thức tiết học 2 - Dặn dò: - Học bài + Khái quát chân dung nhà thơ qua bức tranh tâm trạng người đi trên cát. - Soạn: Văn tế nghĩa sỹ Cần Giuộc DUYỆT Ngày tháng năm 2015 NGƯỜI SOẠN Nguyễn Thị Thanh Mai Tiết 15 (Làm văn) TRẢ BÀI SỐ 1 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp học sinh: 1. Kiến thức: - Hiểu đề và cách trình bày một bài văn nghị luận. - Khắc phục được một số lỗi cơ bản, từ đó biết sửa chữa và viết văn tốt hơn. 2. Kĩ năng: Kĩ năng làm bài văn nghị luận xã hội. 3. Thái độ: Có thái độ đúng để làm bài sau tốt hơn. II. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN: - GV: Chấm bài, Thiết kế tiết trả bài. - HS: Xem lại bài viết số 1. III. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH: Dạy học theo phương thức nêu vấn đề kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi. IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định lớp: 2. Giảng bài mới: Vào bài: (...) Hoạt động của GV- HS Nội dung cần đạt - HS nhắc lại đề, GV chép đề lên bảng. Đề bài. Nhân dân ta thường khuyên nhau: “ Ai ơi giữ chí cho bền Dù ai xoay hướng chuyển nền mặt ai”. - Ý kiến của anh (chị) về câu tục ngữ trên. - HS trả lời các câu hỏi sau: + Đề bài thuộc dạng có định hướng hay không? + Y/c về nội dung và về phương pháp? - GV nhận xét những ưu điểm, nhược điểm bài viết. Đánh giá kết quả. - HS thảo luận tìm ra ý chính cần có trong bài viết. - Đọc một bài khá, yếu - Yc HS đối chiếu bài viết với yc của đề - So sánh dàn ý vừa lập với bài viết nhận ra những ưu nhược điểm trong bài viết của mình. - Đọc kỹ NX của GV để hiểu rõ, sâu hơn những điều cần rút kinh nghiệm. I. Phân tích đề (...) II. Nhận xét chung. 1/ Ưu điểm. - Nhìn chung các em hiểu đề, biết cách triển khai ý. Nắm được nội dung và ý nghĩa câu nói. - Lấy được một số dẫn chứng để minh họa cho luận đề. - Giải thích được nghĩa của từng từ, câu quan trọng và tiêu biểu trong đề bài để làm tiền đề cho sự phân tích và nêu cảm nhận cá nhân. 2/ Nhược điểm. - Bài viết chưa mở rộng, chưa bày tỏ được ý kiến của mình một cách cụ thể và rõ ràng. - Diễn đạt đôi chỗ còn chung chung, mờ nhạt. - Chưa biết triển khai ý, nên bài viết hầu như chỉ mới dừng lại ở cách cắt nghĩa câu nói. - Phần liên hệ bản thân còn yếu. III. Chữa đề. - Hiểu và giải thích được nghĩa đen và nghĩa bóng của câu tục ngữ ? - Khẳng định câu tục ngữ trên là đúng hay sai. - Mở rộng nâng cao vấn đề. IV. Trả bài 1/ Đọc bài mẫu 2/ Kết quả (...) V. Củng cố, dặn dò 1 - Củng cố: GV hệ thống kiến thức tiết học 2 - Dặn dò: - Xem lại bài viết + có thể viết lại đề này - Soạn: Văn tế nghĩa sỹ Cần Giuộc DUYỆT Ngày tháng năm 2015 NGƯỜI SOẠN Nguyễn Thị Thanh Mai Tiết 16 (Đọc văn) VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC (T1) ( Nguyễn Đình Chiểu ) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp học sinh: 1. Kiến thức: Nắm được những kiến thức cơ bản về cuộc đời, nghị lực, nhân cách của Nguyễn Đình Chiểu và những giá trị lớn của thơ văn ông. Đó là quan điểm đạo đức, lí tưởng nhân nghĩa, lòng yêu nước thương dân, sắc thái miền Nam độc đáo. 2. Kĩ năng: Tìm hiểu một tác giả văn học. 3. Thái độ: Hiểu và trân trọng nhân cách Nguyễn Đình Chiểu, ý thức lòng yêu nước. II. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN: - GV: SGK, Thiết kế bài giảng + Tài liệu tham khảo - HS: Sgk + Soạn bài + Tài liệu tham khảo III. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH: Dạy học theo phương thức nêu vấn đề kết hợp với các hình thức đọc sáng tạo, trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: Nội dung bài: Bài ca ngắn đi trên bãi cát? Liên hệ trong cuộc sống. 3. Giảng bài mới: Vào bài: (...) Hoạt động của GV- HS Nội dung cần đạt Trên cơ sở đã chuẩn bị ở nhà, GV mời Nhóm 1 trình bày phần giới thiệu về tác giả NĐC: - Nhóm 1: trình bày trên máy chiếu hình ảnh, đoạn phim và tóm tắt cuộc đời NĐC, chú trọng những phẩm chất lớn trong một số phận nghiệt ngã. - HS khác nhận xét, bổ sung. - GV: Những bài học từ cuộc đời ông? - HS trả lời. - GV: chốt lại ý cơ bản. PHẦN MỘT : TÁC GIẢ I. CUỘC ĐỜI - Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888) tại làng Tân Thới, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định (nay là TP HCM) - Cuộc đời (...) Ông là một tấm gương sáng ngời về: + Nghị lực, bản lĩnh sống vượt lên bi kịch cá nhân. + Suốt đời gắn bó và chiến đấu cho lẽ phải, cho quyền lợi của nhân dân, đất nước. + Tinh thần bất khuất trước kẻ thù. - Trong một đồ Chiểu có 3 con người đáng quý: + Một nhà giáo mẫu mực đặt việc dạy người cao hơn dạy chữ + Một thầy lang lấy việc chăm lo sức khỏe của nhân dân làm y đức + Một nhà văn viết văn tuyên truyền đạo đức, là lá cờ đầu của nền văn học yêu nước chống ngoại xâm thời đầu thuộc Pháp. - Nhóm 2 trả lời những câu hỏi sau: + NĐC sáng tác ở những thể loại nào? Mỗi loại nêu một số tác phẩm tiêu biểu. + Kể tên những tác phẩm chính của ông theo thời gian: trước và sau 1859. - GV: Trình bày quan điểm sáng tác của NĐC? - HS trả lời. - Trên cơ sở đã chuẩn bị ở nhà GV mời nhóm 3 trình bày nội dung Lí tưởng đạo đức, nhân nghĩa trong thơ văn NĐC thông qua tác phẩm Lục Vân Tiên. - Cả lớp nhận xét, bổ sung. - GV: Liên hệ tư tưởng nhân nghĩa trong xã hội hiện nay, giáo dục hs lòng tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách. - GV: Yêu cầu nhóm 4 trình bày về nội dung yêu nước trong các tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu. - Cả lớp nhận xét, bổ sung. - GV: Định hướng: - GV: Liên hệ với biểu hiện của lòng yêu nước của người Việt Nam trong tình hình thực tế hiện này, giáo dục lòng yêu nước cho hs. - GV: Yêu cầu học sinh đọc SGK, kết hợp với những hiểu biết ở THCS, nêu nhận xét về nghệ thuật thơ văn NĐC? - HS: nhận xét về thơ văn NĐC, lấy ví dụ từ những tác phẩm đã học để làm rõ. - HS lý giải hạn chế II. SỰ NGHIỆP THƠ VĂN: 1. Những tác phẩm chính: a. Trước khi Pháp xâm lược: - Lục Vân Tiên - Dương Từ - Hà Mậu à Truyền bá đạo lí làm người. b. Sau khi Pháp xâm lược: Chạy giặc, Văn tế Cần Giuộc, Văn tế Trương Định, thơ điếu Trương Định, thơ điếu Phan Tòng, Ngư, Tiều y thuật vấn đáp, à Lá cờ đầu của thơ văn yêu nước chống Pháp nửa cuối TK XIX. 2. Quan điểm sáng tác - "Văn dĩ tải đạo": Văn chương của ông nhằm mục đích chiến đấu, bảo vệ đạo đức của nhân dân, quyền lợi của TQ Ví dụ (...) - Văn chương phải là những sáng tạo nghệ thuật độc đáo, để phát huy giá trị tinh thần Ví dụ (...) 2. Nội dung thơ văn: a. Lí tưởng đạo đức, nhân nghĩa: Thể hiện rõ trong tác phẩm Lục Vân Tiên. - Vừa mang tinh thần nhân nghĩa của đạo Nho vừa kết hợp với truyền thống nhân nghĩa của dân tộc. - Mẫu người lí tưởng: + Nhân hậu, thuỷ chung. + Bộc trực, ngay thẳng. + Trọng nghĩa hiệp. b. Lòng yêu nước thương dân. - Cảm thương nỗi khổ của nhân dân, tố cáo tội ác mà thực dân Pháp đã gây cho nhân dân. - Lên án những kẻ làm tay sai cho giặc. - Ca ngợi những sĩ phu một lòng vì dân, vì nước mà chiến đấu đến hơi thở cuối cùng. - ngợi ca những người dân nghèo khổ đáng giặc kiên cường. - Ngợi ca những người trí thức bất hợp tác với kẻ thù. - Kiên trì thái độ bất khuất trước kẻ thù. - Hi vọng và tin tưởng vào tương lai tươi sáng của dân tộc. 3. Nghệ thuật thơ văn. - Văn chương NĐC chân chất, phác thực - Là nhà thơ trữ tình đạo đức. + Trữ tình: Ở phương diện cảm xúc + Đạo đức: Ở phương diện nội dung tư tưởng - Ngôn ngữ và hình tượng nhân vật mang đậm sắc thái Nam Bộ: - Hạn chế: Đôi khi còn chưa thật trau chuốt, thô mộc, dễ dãi V. Củng cố, dặn dò 1 - Củng cố: GV hệ thống kiến thức tiết học 2 - Dặn dò: - Về nhà học bài + làm bài tập: Lý giải về việc chọn nghề của NĐC - Soạn: Văn tế nghĩa sỹ Cần Giuộc DUYỆT Ngày tháng năm 2015 NGƯỜI SOẠN Nguyễn Thị Thanh Mai Tiết 17 (Đọc văn) VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC (T2) (Nguyễn Đình Chiểu) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp học sinh: 1. Kiến thức: - Cảm nhận được vẻ đẹp bi tráng của bức tượng đài nông dân nghĩa sĩ có một không hai trong lịch sử văn học Trung đại. Cảm nhận được tiếng khóc bi tráng của Nguyễn Đình Chiểu trong một thời kỳ lịch sử đau thương nhưng vĩ đại của dân tộc. - Hiểu được giá trị nghệ thuật của bài văn tế: tính trữ tình, nghệ thuật tương phản và việc sử dụng ngôn ngữ. 2. Kĩ năng: Đọc hiểu bài văn tế theo đặc trưng thể loại. 3. Thái độ: Xót thương cho những người nghĩa sĩ xả thân vì nước. Căm thù giặc, tự hào về non sông. Có tình cảm yêu nước sâu sắc. II. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN: - GV: SGK, Thiết kế bài giảng + Tài liệu tham khảo - HS: Sgk + Soạn bài + Tài liệu tham khảo III. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH: Dạy học theo phương thức nêu vấn đề kết hợp với các hình thức đọc sáng tạo, trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: Trình bày nét chính về cuộc đời, con người và sáng tác của NĐC?. 3. Giảng bài mới: Vào bài: (...) Hoạt động của GV- HS Nội dung cần đạt - GV: Hãy nêu hoàn cảnh sáng tác bài văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc ? - HS đọc tiểu dẫn và trả lời các câu hỏi sau: + Văn tế đc sử dụng trong hoàn cảnh nào? Có ngoại lệ không? + Bố cục thường thấy? + Giọng điệu chung của bài văn tế? - HS đọc vb, chia bố cục. Cho biết giọng điệu đọc ở mỗi đoạn. I. Tìm hiểu chung : 1. Hoàn cảnh sáng tác: (Sgk) 2. Thể loại và bố cục: a/ Thể loại: Văn tế -> là một thể văn dùng để tế người chết (đôi khi cũng để tế người sống) b/ Bố cục: 4 phần. + Lung khởi (C1+2): khái quát bối cảnh của thời đại và khẳng định ý nghĩa cái chết bất tử của người nông dân. + Thích thực (C3->C15): Hồi tưởng lại cuộc đời và công đức người nông dân - nghĩa sĩ. + Ai vãn (C16->C25): Bày tỏ lòng thương tiếc, sự cảm phục của tác giả đối với người nghĩa sĩ. + Kết (còn lại): Ca ngợi linh hồn bất tử của các nghĩa sĩ anh hùng - HS đọc diễn cảm 2 câu đầu và diễn xuôi nội dung 2 câu đó. - GV nêu vđ + giảng giải - GV: Câu “ súng giặc đất rền, lòng dân trời tỏ” đã khái quát đầy đủ hai mặt biến cố chính trị lớn lao của thế kỉ XIX như thế nào ? - GV: Tác dụng của phép đối ở câu "10 năm ... >< một trận.." - GV: Những người nghĩa quân Cần Giuộc xuất thân trong h/c ntn? Em có nx gì về c/s của họ? - GV: Tác dụng của phép tương phản? - GV: Phẩm chất của những người nông dân nghĩa sĩ? - HS tìm biểu hiện II. Đọc hiểu văn bản : 1. Lung khởi: - Mở đầu là một tiếng than "Hỡi ôi" rất quen thuộc của văn tế. Nhưng cũng rất đặc biệt ở chỗ làm hiện lên cả một tình thế hết sức căng thẳng của đất nước: có giặc ngoại xâm và cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm. - “Súng giặc đất rền, lòng dân trời tỏ” -> Hai câu tứ tự đối nhau ngắn gọn nhưng phác họa được 2 đặc điểm lớn của hoàn cảnh LS lúc bấy giờ. + “ Súng giặc đất rền“ -> kẻ thù mới xuất hiện, có vũ khí tối tân với sức công phá dữ dội + “ Lòng dân trời tỏ” -> lòng yêu nước của dân ta vốn tiềm ẩn bấy lâu nay bỗng bật lên sáng ngời - NT đối lập (10 năm ... > để làm nổi bật ý nghĩa của sự hy sinh. 2. Thích thực: Hồi tưởng lại cuộc đời của người đã khuất a/ Lai lịch và hoàn cảnh sống - Vốn là những người nông dân ở Nam bộ giữa TKXIX - Sống trong nền kinh tế NN lạc hậu, tắc tị cuộc đời thu hẹp trong một không gian bế tắc, trật hẹp. Họ không được mở mang tầm nhìn, sự hiểu biết vì c/s quanh quẩn, đơn điệu, bình lặng và tù túng. - NT t
Tài liệu đính kèm: