Giáo án Ngữ văn lớp 11 - Tiết 106 đến tiết 140

A./ MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1./Kiến thức:Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận bình luận;Cách sử dụng thao tác bình luận.

2./Kỹ năng:Nhận diện đối tượng, nội dung, cách bình luận trong một số văn bản nghị luận;Vận dụng thao tác lập luận bình luận để viết đoạn văn, bài văn nghị luận xã hội hoặc văn học.

Tích hợp bảo vệ môi trường.

3./Thái độ: Luyện tập và phát hiện các văn bản có sử dụng thao tác lập luận bình luận.

B./CHUẨN BỊ BÀI HỌC

1./Gíao viên:

 1.1Dự kiến biện pháp tổ chức HS hoạt động tiếp nhận bài học: Gợi mở, phát vấn, thảo luận

 1.2 Phương tiện:Sgk, giáo án, sách chuẩn kiến thức, sách thiết kế bài giảng.

2./Học sinh: trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa.

 

doc 37 trang Người đăng trung218 Lượt xem 2330Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 11 - Tiết 106 đến tiết 140", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 BÀI HỌC
1./Gíao viên:
1.1/Dự kiến biện pháp tổ chức HS hoạt động tiếp nhận bài học: Gợi mở, phát vấn, thảo luận
1.2/Phương tiện:Sgk, sách chuẩn kiến thức, sách thiết kế bài giảng, tài liệu tham khảo
2./Học sinh:Chuẩn bị bài mới theo những hướng dẫn và yêu cầu GV nêu ra ở tiết trước
 C.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 1. Ổn định lớp
 2. Kiểm tra bài cũ: Không
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN ĐẠT
 Tiết 112
*Hoạt động 1: Dẫn vào bài
*Hoạt động 2: Gv cho HS đọc tìm hiểu tiểu dẫn SGK
-Trình bày những hiểu biết của em về tác giả?
Gv chốt ý chính
-Những hiểu biết của em về cuốn “Thi nhân VN” và bài phê bình “Một thời đại trong thi ca” ?
GV cung cấp thêm thông tin về Thi nhân Việt Nam
Hoạt động 3: GV gọi HS đọc văn bản theo đúng tinh thần của t/p: rõ ràng, mạch lạc, khúc chiết , tha thiết, sâu lắng
*Hoạt động 4: GV hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản qua hệ thống câu hỏi ( Hs thảo luận, trả lời ,GV chuẩn kiến thức)
-Theo Hoài Thanh, cái khó trong việc tìm ra tinh thần của thơ mới là gì?
-Hoài Thanh đã nêu ra cách nhận diện như thế nào đối với tinh thần của thơ mới?Nhận xét quan điểm của HT?
Tiết 123( tiếp)
-Theo Hoài Thanh, điều cốt lõi mà thơ mới đưa đến cho thi đàn Việt Nam lúc bấy giờ là gì?
-Hoài Thanh đã quan niệm như thế nào về cái tôi – ta trong thơ cũ và thơ mới?
-Hoài Thanh đã chỉ ra cách thâu tóm tinh thần của thơ mới dựa vào yếu tố nào?
-Em có nhận xét gì về nhận định của HT?
-Cái tôi trong thơ mới được Hoài Thanh cảm nhận như thế nào?
-Thử giải thích tại sao cái tôi trong thơ mới lại là cái Tôi bi kịch?
-Theo HT, các nhà lãng mạng, cũng như một số thanh niên thời ấy đã giải quyết bi kịch bằng cách nào?Suuy nghĩ gì về cách giải thoát như vậy?
*Hoạt động 4: Hướng dẫn HS tổng kết bằng bài học ghi nhớ sgk
GV chú ý để hs rút ra đực quan niệm của Hoài Thanh về tinh thần thơ mới
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả Hoài Thanh (1909-1982)
 Là nhà phê bình văn học xuất sắc nhất của văn học Việt Nam hiện đại
2. Tác phẩm:
- Thi nhân Việt Nam :công trình nghiên cứu được đánh giá là xuất sắc nhất trong sự nghiệp phê bình văn học của HT
- Một thời đại trong thi ca :tiểu luận mở đầu Thi nhân Việt Nam→sự khám phá và đánh giá đầu tiên, là công trình tổng kết có giá trị về phong trào Thơ mới
-Vị trí đoạn trích:
+Xét về kết cấu: nằm ở phần cuối bài tiểu luận
+Xét về mục đích lập luận: giải quyết vấn đề cốt tuỷ nhất-Tinh thần Thơ Mới
II. VĂN BẢN
1.Nguyên tắc để xác định tinh thần Thơ mới
- Cần tìm ra tinh thần của thơ mới
 →khó khăn: do sự không rạch ròi giữa thơ cũ và thơ mới
- Nguyên tắc để xác định tinh thần thơ mới:
+So sánh bài hay với bài hay 
+ So sánh giữa thơ cũ và thơ mới
+ So sánh trên nguyên tắc đại thể
→Nghệ thuật lập luận chặt chẽ, sắc sảo: nêu ngay cái khó của vấn đề, sau đó nêu cách giải quyết một cách thuyết phục
....................................................
2. Tinh thần thơ mới: chữ “tôi”
-Ngày trước là chữ Ta ><Bây giờ là chữ Tôi - với ý nghĩa tuyệt đối
- Khẳng định: tinh thần Thơ mới là ở cái tôi cá nhân
+ Ngày trước: chữ Ta , cái phi ngã→cốt cách hiên ngang, khí phách
+ Bây giờ: chữ Tôi, ý thức cá nhân →tội nghiệp, đáng thương, đầy bi kịch
- Cách thâu tóm tinh thần Thơ mới - dựa trên cơ sở làm rõ sự khác biệt giữa thơ cũ và thơ mới:
+ Thơ cũ: cái ta -Ý thức về cộng đồng, dân tộc
+ Thơ mới: cái tôi -Ý thức về cá nhân, cá thể, cái bản ngã
→Nhận định xác đáng, tinh tế, câu văn mềm mại, uyển chuyển, giọng văn đồng cảm , sẻ chia→tác giả đã chỉ ra ý nghĩa xã hội của cái Tôi trong thơ Mới, đây chính là đóng góp quan trọng của Hoài Thanh
3.Sự vận động của thơ mới xung quanh cái tôi và bi kịch của nó
- Sự vận động của thơ mới xung quanh cái tôi:
+ Ban đầu: bỡ ngỡ, lạc loài → ác cảm
 + Về sau: quen thuộc→ thương cảm
- Bi kịch của cái tôi: là sự bế tắc do thiếu một lòng tin đầy đủ vào thời đại, vào hiện tại
- Cách giải thoát:
+ Gửi cả tâm hồn mình vào tiếng Việt
+Yêu tiếng Việt
+Dồn tình yêu quê hương vào tình yêu tiếng Việt
+Sáng tác bằng tiếng Việt
→ lòng yêu nước thầm kín, đáng trân trọng
III.Tổng kết:
1.Ý nghĩa :
- Quan niệm của Hoài Thanh về “tinh thần thơ mới”-> Nhận thức sâu sắc về tinh thần thơ mới, động lực thúc đẩy sự phát triển của thi ca VN hiện đại.
 2.Nghệ thuật:
-Tính khoa học
+ Cách lập luận khúc chiết, chặt chẽ, khoa học
+Luôn gắn nhận định khái quất với luận cứ cụ thể, đa dạng, có sự so sánh
 - tính nghệ thuật: dẫn dắt ý theo mạch cảm xúc , bằng ngôn ngữ hình ảnh, nhịp điệu 
4. Củng cố: 
5. Dặn dò
-Chuẩn bị: Ba cống hiến vĩ đại của CÁC MÁC
Yêu cầu: Tìm hiểu về tình bạn ĂNG GHEN- CÁC MÁC
 Tìm hiểu Ba cống hiến vĩ đại của CÁC MÁC
RÚT KINH NGHIỆM:
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 .........................................................................................................................................................
Tiết 124: Đọc thêm.
BA CỐNG HIẾN VĨ ĐẠI CỦA CÁC-MÁC
 (Ăng-Ghen)
A./MỤC TIÊU BÀI HỌC: 
1./Kiến thức:
Ba cống hiến vĩ đại của Mac
Tình cảm của Ăng-ghen với Mac
2./Kỹ năng: Đọc- hiểu văn bản theo thể loại đặc trưng
3./Thái độ:Biết ơn và trân trọng những thành quả cách mạng mà những tiền bối đã tạo ra
B./CHUẨN BỊ BÀI HỌC
1./Gíao viên:
1.1 Dự kiến biện pháp tổ chức HS hoạt động tiếp nhận bài học: 
 Gợi mở, phát vấn, thảo luận
1.2 Phương tiện: Sgk, sách chuẩn kiến thức, sách thiết kế bài giảng, tài liệu tham khảo
2./Học sinh: Chuẩn bị bài mới theo những hướng dẫn và yêu cầu GV nêu ra ở tiết trước
C.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 1. Ổn định lớp
 2. Kiểm tra bài cũ: không kiểm tra.
 3.Bài mới: 
Hoạt động của GV và HS
Kiến thức cơ bản cần đạt
Hoạt động 1: GV dẫn vào bài
Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS tìm hiểu tiểu dẫn
-Trình bày những hiểu biết của em về tác giả?
Gv giới thiệu thêm về Các Mác
Lưu ý:- Bác Hồ đã nghiên cứu và vận dung nguyên lí vào CM VN một cách sáng tạo và đã thành công-> CMT8/1945
- Nêu thể loại? hoàn cảnh sáng tác?bố cục?
GV nói thêm về hoàn cảnh thế giới
Hoạt động 3: GV hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản qua hệ thống câu hỏi 
-Thời điểm Mác vĩnh biệt cuộc đời được giới thiệu như thế nào?
-Ăng-ghen đã nhận định ntn về sự ra đi của Mác?
→Hs thảo luận trả lời
-Nêu những cống hiến vĩ đại của Mác đã khiến ông trở thành nhà tư tưởng vĩ đại nhất trong số những nhà tư tưởng vĩ đại?
-Trật tự lập luận mà tác giả sử dụng trong phần này?Tác dụng?
-Bài viết không nói nhiều về cái chết của Mác, mà nhấn mạnh sự cống hiến của người. Vì sao?
-Ý nghĩa của những lời ngợi ca tiếc thương đó?
Hoạt động 4: Hướng dẫn HS ghi nhớ bài học
*Hoạt động 5: Hướng dẫn HS tổng kết bài học
-Xem bài
-Chuẩn bị: “Phong cách ngôn ngữ chính luận” 
I.Tìm hiểu chung:
 1. Tác giả:Ph-Ăng-Ghen(1820-1895)
-Nhà triết học người Đức,bạn thân của Các-Mác và là nhà hoạt động CM nổi tiếng của phong trào công nhân TG và Quốc tế cộng sản
 2.Tác phẩm:
a./Thể loại : điếu văn
b./Hoàn cảnh: Bài điếu văn đọc trước mộ của Mác tại nghĩa trang Hai-ghết( thủ đô Luân Đôn)
c./ Bố cục:3 phần(sgk)
II. HỨƠNG DẪN ĐỌC THÊM
1.Những cống hiến to lớn của Mác
-Tìm ra quy luật phát triển của lịch sử loài người 
-Tìm ra quy luật giá trị thặng dư
-Cống hiến quan trọng hơn cả: sự kết hợp giữa lí luận và thực tiễn, biến lí thuyết cách mạng khoa học thành hành động cách mạng
->Nt: Trật tự tăng tiến:cống hiến sau lớn hơn cống hiến trước, mặc dù chỉ một cống hiến cũng đủ vĩ đại; So sánh với cống hiến của Đác-uyn...quy luật của Mác “như ánh sáng xuất hiện đối lập bóng tối mà các nhà kinh tế học, các nhà phê bình xã hội chủ nghĩa đều mò mẫm” ;Luận điểm, luận cứ rõ ràng: giống như Đác-uyn... (luận điểm);sự thật đơn giản....phủ kín (luận cứ)
→Người đọc, người nghe hiểu Mác từ hai phương diện: con người phát mình khám phá, con người của hoạt động thực tiễn.Cao hơn thế “Khoa học đối với Mác là một động lực lịch sử, một lực lượng cách mạng” bởi vì Mác là một nhà cách mạng
2.Tình cảm xót thương của Ăng-ghen với Mác
-Đề cao, ca ngợi công lao của Mác: 
-Tiếc thương vô hạn: “ông mất đi, hàng triệu người ....đã tôn kính, yêu mến và thương khóc ông”
-Lời kết : “ông có thể có nhiều kẻ đối địch, nhưng chưa chắc có một kẻ thù riêng nào cả, tên tuổi và sự nghiệp của ông đời đời sống mãi”→lời khẳng định như một lời cầu nguyện của Ăng ghen trước mộ Các Mác
III.GHI NHỚ
IV.TỔNG KẾT
1.Nội dung
Với những đóng góp to lớn, Mac đã trở thành nhà tư tưởng vĩ đại nhất trong số những nhà tư tưởng hiện đại. “Tên tuổi và sự nghiệp của ông đời đời sống mãi”
2. Nghệ thuật:
-Sự chặt chẽ của lập lậun và biện pháp so sánh tăng tiến
-Văn chính luận giàu chất biểu cảm.
4. Củng cố:Nhắc lại ba cống hiến vĩ đại của C.Mac và tình bạn keo sơn của C.Mac va Ăng-ghen.
5. Dặn dò
- Bài cũ: học thuộc lòng nội dung bài học
- Bài mới: soạn bài Phong cách ngôn ngữ chính luận(tt)
- Câu hỏi: Trả lời các câu hỏi trong bài học?
RÚT KINH NGHIỆM:
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 125, làm văn:
PHONG CÁCH NGÔN NGỮ CHÍNH LUẬN(TT)
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
Giúp hs:
-Một số loại văn bản chính luận; khái niệm ngôn ngữ chính luận, mối quan hệ và sự khác biệt giữa nghị luận và chính luận; đặc điểm về phương tiện ngôn ngữ của ngôn ngữ chính luận
-Đặc trưng cơ bản phong cách ngôn ngữ chính luận 
2. Kĩ năng:
 - Nhận biết và vận dụng kiến thức về phong cách ngôn ngữ chính luận vào việc đọc - hiểu văn bản và làm văn. 
3. Thái độ:
- Ý thức vận dụng nhận xét, đánh giá, bàn bạc đúng đắn trước vấn đè chính trị xã hội trong cuộc sống nhằm góp phần thúc đẩy sự phát triển của bản thân và xã hội.
B. CHUẨN BỊ DẠY HỌC:
1.GV: SGK, sách chuẩn kiến thức Ngữ Văn 11, giáo án.
2. HS: Chủ động tìm hiểu, soạn bài học qua các câu hỏi sgk
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
 1. Ổn định
2. Bài cũ: Phong cách ngôn ngữ chính luận
ngôn ngữ chính luận là gì và các thể loại chính của VBCL thời xưa và hiện đại?
Đáp án và biểu điểm:
- Vở đầy đủ: 1đ
-Tác phong: 1 đ
-Nêu khái niệm đúng, đủ: 2 đ
-Nêu các thể loại đúng, nhiều: 6đ.
3.Bài mới:
 Hoạt động của GV và HS
 Kiến thức cơ bản cần đạt
Hoạt động 1: GV dẫn vào bài mới
Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS tìm hiểu Các phương tiện diễn đạt và đặc trưng của phong cách ngôn ngữ chính luận 
 GV cho HS làm việc với SGK,gợi dẫn HS trao đổi , thảo luận và trả lời câu hỏi
-Cách sử dụng từ ngữ của phong cách ngôn ngữ chính luận?
-Kết cấu ngữ pháp của phong cách ngôn ngữ chính luận?
-Vì sao PCNN chính luận ít sử dụng các biện pháp tu từ?
-Những đặc trưng của phong cách ngôn ngữ chính luận?
-Tính truyền cảm , thuyết phục được thể hiện như thế nào trong PCNN chính luận?
Hoạt động 3: Gv hướng dẫn HS đến bài học ghi nhớ SGK
Hoạt động 4: GV hướng dẫn HS luyện tập
Hs làm việc theo nhóm
I. Các phương tiện diễn đạt và đặc trưng của phong cách ngôn ngữ chính luận 
1. Các phương tiện diễn đạt
a/ Về từ ngữ:lớp từ ngữ chính trị
b/ Về ngữ pháp:
+Kiểu câu phán đoán lôgic trong hệ thống lập luận (câu trước gợi câu sau...)
+Kiểu câu phức hợp dùng từ ngữ liên kết(Do vậy, bởi thế, cho nên, vì lẽ đó...)
+Kiểu câu ghép chính phụ với nhiều mối quan hệ (Nguyên nhân kết quả, nhượng bộ tăng tiến, phương tiện mục đích)
c/ Về biện pháp tu từ: Cách sử dụng biện pháp tu từ:giúp lí lẽ lập luận thêm phần hấp dẫn (không phải là mục đích chủ yếu)
2.Đặc trưng phong cách ngôn ngữ chính luận
a/Tính công khai về quan điểm chính trị
b/ Tính chặt chẽ trong biểu đạt và suy luận
c/ Tính truyền cảm, thuyết phục
III. Ghi nhớ: SGK
IV. Luyện tập:
Bài số 1
-Điệp từ “ai”, “súng, gươm”:nhấn mạnh trách nhiệm, ý thức công dân, cách đánh giặc của dân tộc ta.
Bài số 2
+Người quan tâm đến thế hệ trẻ...
+Công lao học tập: chỉ có học tập mới có nhận thức, trình độ, khả năng...phục vụ cuộc sống
+Học tập; là nghĩa vụ, lẽ sống, niềm vui của mỗi người. (cụ thể công việc của học sinh)
4. Củng cố: Nhắc lại những đặc trưng của phong cách ngôn ngữ chính luận
5. Dặn dò
- Bài cũ: học nội dung bài học
- Bài mới: soạn bài Một số thể loại văn học: kịch, nghị luận
- yêu cầu: Trả lời các câu hỏi trong bài học. Liệt kê các tác phẩm đã học thuộc hai thể loại trên
RÚT KINH NGHIỆM:
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 126 +127:
MỘT SỐ THỂ LOẠI VĂN HỌC: KỊCH, NGHỊ LUẬN
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 
1. Kiến thức: 
- Kịch và yêu cầu về đọc – hiểu kịch bản văn học.
- Nghị luận và yêu cầu về đọc – hiểu văn nghị luận.
2. Kỹ năng: Đọc hiểu văn bản kịch, nghị luận.
3.Thái độ: Có ý thức đọc hiểu- cảm thụ đúng nguyên tắc của thể loại.
B.CHUẨN BỊ BÀI HỌC
1.Gíao viên:
1.1 Dự kiến biện pháp tổ chức HS hoạt động tiếp nhận bài học:
 Gợi mở, phát vấn, thảo luận
1.2 Phương tiện:
Sgk, sách chuẩn kiến thức, sách thiết kế bài giảng, tài liệu tham khảo
2.Học sinh:Chuẩn bị bài mới theo những hướng dẫn và yêu cầu GV nêu ra ở tiết trước
C.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 1. Ổn định lớp
 2. Kiểm tra bài cũ: Lồng ghép.
 3.Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức cơ bản cần đạt
Tiết 126
Hoạt động 1: GV dẫn vào bài mới.
Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS tìm hiểu về thể loại kịch.
1/ Kịch có những đặc trưng nào? gồm có mấy kiểu loại kịch?
HS: Dựa vào sgk, chuẩn bị cá nhân trả lời
- Kịch là một loại hình NT tổng hợp vì có sự tham gia của nhiều người thuộc các lĩnh vực khác nhau: tác giả kịch bản, diễn viên, hoạ sĩ thiết kế mĩ thuật, nhạc công, phụ trách ánh sáng, âm thanh
2/ Thế nào gọi là xung đột kịch? Hành động kịch và ngôn ngữ kịch?Lấy ví dụ qua các vở kịch( trích ) đã học đẻ phân tích xung đột kịch
+ Xung đột kịch: đó là khi phản ánh đời sống vở kịch chú trọng vào những mâu thuẩn vận động, phát triển ngày càng gay gắt, căng thẳng, biểu hiện thành hành động, hoạt động, đòi hỏi được giải quyết.
+ Hành động kịch: đó là sự tổ chức các tình tiết, sự kiện, biến cố trong cốt truyện với 1trình tự lôgic chặt chẽ, chủ yếu theo quy luật nhân quả.
+ Ngôn ngữ kịch: là ngôn ngữ khắc hoạ tính cách, ngôn ngữ biểu hiện đặc điểm, phẩm chất của nhân vật. ngôn ngữ mang tính hành động 
- Hành động kịch không thể tự nhiên mà diễn ra mà phải thực hiện bởi nhân vật kịch.
- Các nhân vật kịch được x/d chủ yếu bằng chính ngôn ngữ của họ đó là ngôn ngữ kịch.
3/ Khi đọc kịch bản văn học cần đảm bảo những yêu cầu nào?
GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu các yêu cầu
HS: Dựa vào sgk, trình bày
4/ Vì sao phải chú ý lời thoại của nhân vật? Phân tích hành động kịch để làm gì? Làm rõ chủ đề tư tưởng, ý nghĩa vở kịch bằng cách nào?
Tiết 2(127)( tiếp)
Hoạt động 1: dẫn vào bài
Hoạt động 2:GV hướng dẫn HS tìm hiểu thể loại nghị luận
1/ Dựa vào sgk hãy tóm lược các đặc trưng cơ bản của văn nghị luận? Và cho biết các kiểu loại của văn nghị luận?
2./ Khi đọc tác phẩm văn nghị luận cần thực hiện theo những yêu cầu nào?
Hoạt động 4: Gv hướng dẫn HS khắc ghi kiến thức bài học.
Hoạt động 5: GV hướng dẫn HS luyện tập.
I. Thể loại Kịch:
1. Khái niệm kịch: Thuật ngữ này được dùng theo hai cấp độ
- Cấp độ loại hình 
- Cấp độ loại thể
2. Khái lược về kịch:
a. Đặc trưng:
- Kịch là một loại hình NT tổng hợp
- Tập trung miêu tả xung đột trong đời sống
- Hành động kịch được tổ chức qua cốt truyện, được thực hiện bởi các nhân vật
- Ngôn ngữ kịch mang đặc điểm khắc hoạ tính cách, có tính hành động, có tính khẩu ngữ cao.
b. Kiểu loại:
- Kịch thơ: kịch bằng thơ
- Kịch nói: lời thoại bằng ngôn ngữ thông thường
- Kịch hát: lời thoại bằng những câu hát như chèo, tuồng
3. Yêu cầu về đọc kịch bản văn học:
- Đọc lời giới thiệu, tiểu dẫn, hoàn cảnh ra đời, vị trí đoạn trích.
- Cần chú ý vào lời thoại của nhân vật.
- Phân tích hành động kịch
- Làm rõ chủ đề tư tưởng và ý nghĩa XH của tác phẩm kịch
Þ như vậy, giá trị của tác phẩm kịc bắt nguồn từ xung đột và NT thể hiện xung đột.
II. Nghị Luận:
1. Khái lược về nghị luận:
- Nghị luận là một thể loại văn học dùng lí lẽ, lập luận, chứng cứ để bàn luận về một vấn đề nào đó thuộc các lĩnh vực trong đời sống xã hội.
- Ngôn ngữ trong văn nghị luận giàu hình ảnh cảm xúc nhưng đòi hỏi dùng từ phải thật chính xác.
- Kiểu loại: có 2 loại
+ Văn chính luận: bàn về các vấn đề chính trị, XH, triết học, đạo đức
+ Phê bình văn học: bàn về các vấn đề thuộc lĩnh vực văn học.
2. Yêu cầu về đọc văn nghị luận:
* Có 5 bước
- Tìm hiểu xuất xứ
- Phát hiện và tóm lược các luận điểm tư tưởng.
- Cảm nhận các sắc thái cảm xúc
- Phân tích biện pháp lập luận, cách nêu chứng cứ, sử dụng ngôn ngữ
- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật
III. Ghi nhớ:
IV. Luyện tập:
Bài tập 2/ sgk/111
-  Cấu trúc lập luận: gồm 7 đoạn,
-Cách lập luận: so sánh tăng tiến: Nội dung 
đoạn sau có giá trị cao hơn đoạn trước. Ăng 
ghen đã tổng kết ba cống hiến vĩ đại của Mác cho loài người: 
Các câu ở mỗi đầu đoạn được coi là dấu hiệu của lập luận tăng tiến: "nhưng ko phải chỉ có
 thế mà thôi"; "Nhưng  đấy hoàn toàn ko phải là điều chủ yếu ở Mác"....
4. Củng cố: Nắm vững những kiến thức về đặc trưng thể loại của kịch và nghị luận.
5. Dặn dò: Soạn bài mới: Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận.
RÚT KINH NGHIỆM:
...................................
Tiết 128:
LUYỆN TẬP VẬN DỤNG KẾT HỢP 
CÁC THAO TÁC LẬP LUẬN
A./ MỤC TIÊU BÀI HỌC: Qua bài viết, Hs nắm được những vấn đề sau:
1./Kiến thức:
Khái niệm, yêu cầu, cách thức triển khai thao tác lập luận đã học: giải thích, chứng minh, phân tích, so sánh, bác bỏ, bình luận.
Sự cần thiết và cách thức kết hợp các thao tác lập luận giải thích, chứng minh, phân tích, so sánh, bác bỏ, bình luận trong việc tạo lập văn bản nghị luận.
2./Kỹ năng: 
Nhận diện các thao tác lập luận được sử dụng trong các đoạn văn, bài văn nghị luận
Vận dụng kết hợp một số thao tác lập luận đã học để viết bài văn nghị luận
3./Thái độ: Nhận diện đúng đắn các thao tác lập luận.
B./CHUẨN BỊ BÀI HỌC
1./Gíao viên:
1.1 Dự kiến biện pháp tổ chức HS hoạt động tiếp nhận bài học
 Gợi mở, phát vấn, thảo luận
1.2 Phương tiện:
 Sgk, sách chuẩn kiến thức, sách thiết kế bài giảng, tài liệu tham khảo
2./Học sinh:
 Chuẩn bị bài mới theo những hướng dẫn và yêu cầu GV nêu ra ở tiết trước
C.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 1. Ổn định lớp
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 3.Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
 Kiến thức cơ bản cần đạt
Hoạt động 1: GV dẫn vào bài mới
Hoạt động 2:GV hướng dẫn HS tìm hiểu ngữ liệu 1
-Đoạn trích viết về vấn đề gì?
-Quan điểm của tác giả về vấn đề đó ntn?
-Tác giả sử dụng thao tác lập luận nào là chủ yếu?Ngoài ra trong đoạn trích còn có thao tác lập luận nào nữa không?
-Có thể quan niệm một bài( đoạn) văn càng sử dụng nhiều thao tác lập luận thì càng có sức hấp dẫn không? Vì sao?
-Qua tìm hiểu ngữ liệu, để có 1 thao tác lập luận có hiệu quả cần đảm bảo những yêu cầu nào?
Hoạt động 3: GV hướng dẫn HS xây dựng đề cương vận dụng các thao tác lập luận về vấn đề “ Bàn về một trong những phẩm chất mà người thanh niên ngày nay cần có”
-Hình thức trao đổi nhóm
+Nhóm 1: Lập dàn ý và xác định nen áp dụng những thao tác lập luận nào
+Nhóm 2: trình bày 1 luận điểm
+Nhóm 3: Viết 1 đoạn trình bày trước lớp
( Sau khi các nhóm thảo luận xong, GV mời đại diện nhóm lên bảng trình bày phần của nhóm mình, Gv nhận xét từng phần)
Hoạt động 4: Tiếp tục về nhà viết đoạn văn triển khai 1 luận điểm khác của dàn ý mà HS đã xây dựng trên lớp, và rèn kĩ nang nhiều hơn tự làm các bài tập trong SGK đã gợi ý
I. Tìm hiểu ngữ liệu
1. Ngữ liệu 1: sgk
-Đoạn trích viết về ảnh hưởng của một số nhà thơ mới lãng mạng như: Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử, Chế Lan viênvới các nhà thơ Pháp Bô-đơ-le, Đơ Nô-ai, Gi-đơ,Véc-len, nhà văn Mĩ Ét-ga Pô
-Quan điểm của tác giả : ảnh hưởng trong giao lưu là ngẫu nhiên, song thơ Pháp không làm ảnh hưởng tới thơ Việt, không làm mất bản sắc thơ Việt, các nhà thơ Việt vẫn có phong cách riêng
-Thao tác so sánh và phân tích, cuối đoạn tác giả sử dụng thao tác bác bỏ và bình luận
* Lưu ý:
-Việc vận dụng nhiều thao tác chưa hẳn là tốt, áp dụng kết hợp nhiều thao tác phải phù hợp mới có hiệu quả
-Xuất phát từ vấn đề đặt ra mà chọn các thao tác.Dựa vào cách lập luận , giải quyết vấn đề đó có trọn vẹn không, cách dùng từ, diễn đạt có hấp dẫn không
2. Kết luận:
- Nội dung được đề cập
- Mục đích
- Thao tác: so sánh, phân tích, bác bỏ, bình luận
-các phương tiện thực hiện: cách dùng từ, diễn đạt câu, sử dụng thao tác phải phù hợpcô đọng, hấp dẫn và đạt hiệu quả cao
II. Luyện tập:
1. Bài tập tại lớp:
-Trình bày 1 luận điểm trong bài văn nghị luận bàn về vấn đề đặt ra: “Một trong những phẩm chất mà người thanh niên ngày nay cần có”
*Cách thức thực hiện:
-Bước 1: Chọn vấn đề nghị luận: Thanh niên ngày nay cần có ý chí vươn lên trong học tập và công tác
-Bước 2: Lập dàn ý
-Bước 3: Viết đoạn văn trình bày trước lớp
2. Bài tập ở nhà:
a/ Viết đoạn văn triển khai 1 lu

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan_27_Thao_tac_lap_luan_binh_luan.doc