Giáo án Ngữ văn lớp 11 - Tiết 73 đến tiết 114

 A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh :

 1-Về kiến thức

 a-Đối với bộ môn: Cảm nhận được vẻ đẹp lãng mạn, hào hùng của nhà chí sĩ cách mạng đầu TK

 XX.Thấy được những nét đặc sắc về nghệ thuật và nhất là giọng thơ tâm huyết sôi sục của PBC.

 b-Đối với giáo dục kĩ năng sống: từ vẻ đẹp của nhà chí sĩ cách mạng Phan Bội Châu giúp học

 sinh học tập lối sống cao đẹp của tác giả

 2- Về kĩ năng:

 a-Đối với bộ môn: rèn luyện kĩ năng đọc hiểu thơ thất ngôn Đường luật theo đặc trưng thể loại;

 biết vận dụng kiến thức vào làm văn nghị luận.

 b-Đối với giáo dục kĩ năng sống: rèn luyện kĩ năng giao tiếp, trình bày suy nghĩ về vẻ đẹp của

 tác giả; bình luận về quan niệm chí làm trai; kĩ năng tự nhận thức bản thân về thực hiện hoài bảo,

 ước mơ

 3-Về thái độ:

 a-Đối với bộ môn: cảm phục những việc làm, những hy sinh cao cả, trân trọng lối sống của

 những người như Phan Bội Châu

 

doc 81 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1615Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 11 - Tiết 73 đến tiết 114", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.Kiến thức: 
 a.Về bộ môn:
 - Mục đích, đặc điểm của tiểu sử tóm tắt 
 - Yêu cầu viết bản tiểu sử tóm tắt 
 - Cách viết tiểu sử tóm tắt 
 b.GDkĩ năng sống : 
 - Tư duy sáng tạo: tìm kiếm và xử lí thông tin phù hợp để tạo lập VB tóm tắt tiểu sử của một nhân vật.
 - Đảm nhận trách nhiệm, kiểm soát cảm xúc àtrình bày thông tin khách quan , trung thực về tiểu sử của người được tóm tắt.
 c. GD địa phương : Biết viết tiểu sử tóm tắt (có thể để giới thiệu trên báo) gương những người tốt ở địa phương
 2.Kĩ năng:
 a. Bộ môn : 
 -Tìm hiểu tiểu sử của một số tác giả đã học ở phần văn học . 
 - Viết tiểu sử tóm tắt 
 b. GD kĩ năng sống : Rèn luyện các kĩ năng tư duy sáng tạo , đảm nhận trách nhiệm 
 3.Thái độ: có ý thức thận trọng, chân thực khi viết TSTT.
 B.CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
 -GV chuẩn bị một số TSTT của các TGVH trình chiếu .
 - HS: SGK; xem Tiểu sử một số tác giả đã học
C. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
-Trên cơ sở bản tiểu sử tóm tắt nhà thơ Lưu Quang Vũ, GV cho HS đọc, suy nghĩ và trả lời các câu hỏi trong SGK để rút ra cách viết một bản TSTT và thực hành làm các bài tập.
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1.Kiểm tra bài cũ: Đọc bài thơ Từ ấy, phân tích niềm vui sướng của tác giả khi bắt gặp lí tưởng.
2. Giới thiệu bài mới:
-Tiểu sử tóm tắt(TSTT) là văn bản rất thông dụng trong đời sống, cần ngắn gọn nhưng đầy đủ, chính xác, nêu được những nét chủ yếu của người được giới thiệu. => GT bài học
 3. Nội dung bài dạy
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm mục đích, yêu cầu của TSTT.
-GV: TSTT là gì ?Nêu những trường hợp cần viết TSTT ? yêu cầu và mục đích viết TSTT?
-HS dựa vào SGK trả lời.
GV: Đọc cho HS nghe tiểu sử tóm tắt nhà thơ Nguyễn Du.
GV: Hãy cho biết những yêu cầu cơ bản của TSTT là gì?
HS: trao đổi trả lời câu hỏi.
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách viết TSTT.
 Thao tác 1: chọn tài liệu để viết TSTT.
 GV: Gọi 1 HS đọc to phần văn bản. Những HS còn lại chú ý lắng nghe và trả lời các câu hỏi nêu bên dưới.
 GV: Chốt lại vấn đề àGD kĩ năng sống: 
+Tư duy sáng tạo: cần tìm kiếm và xử lí thông tin phù hợp để tạo lập VB TSTT của một nhân vật.
+Đảm nhận trách nhiệm, kiểm soát cảm 
xúc àtrình bày thông tin khách quan, trung 
thực chính xác về TS của người được tóm tắt.
Thao tác 2: Tìm hiểu cách viết tiểu sử tóm tắt.
 HS luyện cách viết nhan đề văn bản, lần lượt viết các nội dung chính của văn bản nhân thân, các hoạt động chính, những đóng góp chủ yếu, lời đánh giá chung.
 GV: hãy cho biết bản tiểu sử tóm tắt thường gồm những phần nào?
Hoạt động 3: GV hướng dẫn HS làm bài tập phần luyện tập.
GV: Yêu cầu HS đọc BT1 và dựa vào phần bài học trả lờià GV giải thích thêm.
HS làm việc theo nhóm,GV gọi cá nhân trình bày
GV: Cho HS thảo luận nhóm để tìm ra sự giống nhau và khác nhau ở BT2.
GV: Hướng dẫn HS BT3 về nhà làm: HS đọc lại bài học về một nhà văn, nhà thơ đã học để nắm được nội dung và viết tiểu sử tóm tắt.
TIẾT 2: LUYỆN TẬP VIẾT TIỂU SỬ TÓM TẮT:
GV: Yêu cầu Hstiến hành luyện tập viết TSTT của 1 ĐV ưu tú để giới thiệu ứng cử vào Ban chấp hành Hội LHTN của Tỉnh.
-HS thảo luận theo nhóm, lập đề cương và viết .
-HS trình bày bài viết.Cả lớp theo dõi, nhận xét, thảo luận để hoàn thiện bản TSTT.
-GV nhận xét, sửa chửa bổ sung, cho điểm thực hành.
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA TSTT:
 1.Khái niệm: TSTT: Là văn bản thông tin một cách khách quan trung thực những nét cơ bản về cuộc đời, sự nghiệp của một cá nhân.
 2.Mục đích: G/thiệu cho người đọc, người nghe về cuộc đời, sự nghiệp, cống hiến của người được nói tới.
 3. Yêu cầu:
 - Thông tin một cách khách quan, chính xác về người được nói tới.
 - Nội dung và độ dài của văn bản cần phù hợp với mục đích viết TSTT
 - Văn phong cô đọng, trong sáng, không sử dụng các biện pháp tu từ.
II. CÁCH VIẾT TIỂU SỬ TÓM TẮT:
 1. Chọn tài liệu để viết TSTT:
 - Cần chọn các tài liệu: Chân thực, chính xác, đầy đủ, tiêu biểu.
 2. Viết TSTT: Bản TSTT thường có các phần:
 - Giới thiệu khái quát: Họ tên, ngày tháng năm sinh, quê quán, gia đình, học vấncủa người được giới thiệu.
 - Hoạt động XH: làm gì, ở đâu, mối quan hệ với mọi người
 - Những đóng góp, những thành tựu tiêu biểu .
 - Đánh giá chung.
 3. Luyện tập:
Bài 1:Những trường hợp cần viết TSTT: c,d.
 Bài 2:
 *Giống nhau: Đều có thể viềt về một nhân vật nào đấy.
 * Khác nhau:
 - TSTT và điếu văn: Khác nhau về mđ và hoàn cảnh gt đoạn văn được viết để đọc trong lễ truy điệu bên ngoài TS còn có: lời chia buồn với gia quyến, tiếc thương người đã mất
 - Sơ yếu lí lịch: Là VB hành chính, thường có mẫu cố định, nội dung thường nhấn mạnh đến nhân thân và các mối quan hệ, Bản lí lịch cần có xác nhận của cơ quan thẩm quyền.
 - TSTT và VB thuyết minh: VB TM có đối tượng rộng hơn (người, vật, danh lam) văn TM diễn đạt phong phú, giàu hình ảnh và có tính biểu cảm.
III. LUYỆN TẬP VIẾT TIỂU SỬ TÓM TẮT:
 Bài tập 1: Xác định :
 a/ Mục đích viết tiểu sử tóm tắt: Giới thiệu ĐV ưu tú ứng cử vào Ban chấp hành Hội LHTN của Tỉnhàngoài thông tin về lí lịch, cần chú trọng giới thiệu về trình độ, khả năng và những thành tích đã đạt được của ứng viên, đặc biệt trong công tác Đoàn và p/tr Thanh niên
-Yêu cầu: thông tin phải chính xác, khách quan; thành tích phải cụ thể về thời gian, số liệu. Bản TSTT cần ngắn gọn (ko quá 500 từ ); văn phong trong sáng, cô đọng, ko dùng yếu tố biểu cảm, BP tu từ.
b/Nội dung bản TSTT:
-Phần lí lịch (họ tên, ngày tháng năm sinh, quê quán, nơi sinh,)trình độ học vấn, chính trị, nơi công tác và chức vụ đảm nhận, các khả năng và thành tích đã đạt được
- Viết TSTT theo kết cấu đã học: 3 phần
 + Giới thiệu khái quát ứng viên: họ tên, ngày tháng năm sinh, học vấn, trình độ chính trị, nơi sinh sống và công tác.
 + Các năng lực và kết quả học tập, công tác của ứng viên.
+ Đánh giá, nhận xét chung về năng lực uy tín của ứng viên.
4. Củng cố: GV yêu cầu HS nắm được các vấn đề: Mục đích, yêu cầu và cách viết Bản TSTT.
5. Hướng dẫn học bài: HS nắm chắc các nội dung phần cũng cố.
6. Hướng dẫn soạn bài mới: “Tôi yêu em”; soạn bài theo các câu hỏi HDHB trong SGK./.
-DUYỆT CỦA TTCM:
Ngày soạn: 13/01/2013 Tuần: 25 + 26
 TCT: 91 + 92 Ngày dạy: 21/1/2013
TÔI YÊU EM (Pu-Skin)
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 1.Kiến thức:
 a.Về bộ môn:
 - Một tình yêu đơn phương nhưng nồng nàn, chân thành và cao thượng.
 - Đặc sắc của thiên tài nghệ thuật Puskin.
 b.GDkĩ năng sống :
 - Giao tiếp: trình bày ý tưởng, cảm nhận về tâm hồn yêu chân thành, mãnh liệt, nhân hậu, vị tha của TG.
 - Tư duy sáng tạo: PT,BL àNhững đặc sắc trong cách thể hiện tình yêu của Puskin.
 - Tự nhận thức, xác định bài học về cách sống cho bản thân qua bài thơ này.
2.Kĩ năng:
 a. Bộ môn
 - Đọc-hiểu VB theo đặc trưng thể loại.
 - Phân tích theo những đặc trưng cơ bản chả thơ :cảm hứng nghệ thuật,hình ảnh , ngôn từ .
 b. GD kĩ năng sống : Rèn luyện kĩ năng giao tiếp, tư duy sáng tạo, tự nhận thức.
3.Thái độ: Biết trân trọng và có nhận thức đúng đắn về tình yêu trong sáng cao đẹp; chọn một cách sống đẹp
B- CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
-GV : tranh chân dung tác giả Puskin và nước Nga, một số hình ảnh minh họa.
-HS : bài soạn, bài thơ, bảng phụ, sưu tầm tài liệu tham khảo về Puskin.
 C.PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC : 
 -GV Kết hợp Đọc-hiểu bài thơ, p/p diễn dịch (giới thiệu khái quát về tác giả, xuất xứ tác phẩm đến phân tích bài thơ cụ thể) và quy nạp (từ tìm hiểu , phân tích cụ thể bài thơ, liên hệ với một số bài thơ khác, liên hệ với những chi tiết cuộc đời, khái quát tư tưởng, tình cảm, phong cách thơ ca của Pu-Skin).
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
 1. Kiểm tra bài cũ:
- Đọc 1 số câu thơ hay ca dao về tình yêu lứa đôi mà em thích nhất , cho biết cái hay trong những câu thơ đó là gì ?
-Đáp án: HS tự do phát biểu theo cảm nhận và yêu thích của mình.
 -GV: Kiểm tra bài soạn của HS.
 2. Giới thiệu bài mới:
- Để giúp các em có thể cảm nhận được cái hay trong ngôn ngữ thơ giản dị, trong sáng, giọng điệu thơ sinh động, chân thực của thơ tình Pu-Skin, họm nay chúng ta sẽ tìm hiểu bài thơ “Tôi yêu em”.
 3.Nội dung bài dạy:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Tìm hiểu tiểu dẫn.
GV: Dựa vào phần tiểu dẫn nêu những nét cơ bản về Puskin và bài thơ “Tôi yêu em” 
-HS đọc- nêu tóm tắt những ý chính trong phần TD
-GV bổ sung.
-GV yêu cầu HS giới thiệu xuất xứ bài thơ, HS trả lời theo sgk.
Hoạt động 2: Đọc-hiểu văn bản.
 Thao tác 1: Đọc văn bản.
GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm bài thơ theo từng cặp câu.
Câu 1-2: Chậm, ngập ngừng; 3-4: Mạnh mẽ, dứt khoát; 5-6: Day dứt, u buồn; 7-8: Mong ước tha thiết điềm tĩnh.
 Thao tác 2: Tìm hiểu văn bản.
GV: bài thơ có kết cấu thế nào ? Tâm trạng chung của nhân vật trữ tình là gì ?Điệp khúc nào làm nổi bật cảm xúc chủ đạo của bài thơ ?
-HS đọc, thảo luận , trả lời .
GV: xác định kết cấu 2 phần , điệp khúc “Tôi yêu em”,diễn giảng, So sánh bản dịch với nguyên vănà ý nghĩa bài thơ.
*GD kĩ năng sống :
 - Giao tiếp: trình bày ý tưởng, cảm nhận về tâm hồn yêu chân thành, mãnh liệt, nhân hậu, vị tha của TG.
- Tư duy sáng tạo: PT,BL àNhững đặc sắc trong cách thể hiện tình yêu của Puskin.
-GV: Diễn biến tâm trạng của n/v trữ tình được thể hiện ra sao ?
-HS đọc , trao đổi, thảo luận nhóm chung bàn, Phân tích, bình luận, phát biểu ý kiến
Hoạt động 3: Tổng kết bài học:.
GD kĩ năng sống :
 - Tự nhận thức, xác định bài học về cách sống cho bản thân qua bài thơ này.
GV: Yêu cầu HS nêu chủ đề bài thơ và nêu bài học cho bản thân 
-HS trình bày nhanh theo sgk , suy nghĩ nêu bài học về cách sống cho bản thân.
GV: Nhận xét về cái hay của bài thơ về nghệ thuật ?
-HS khái quát nêu nhận xét, GV chỉnh sửa bổ sung .
I. TÌM HIỂU CHUNG:
 1. Tác giả: (SGK).
 - Pu-Skin nhà thơ Nga thiên tài, thành công trên nhiều thể loại văn chương nhưng trước hết và chủ yếu là thơ trữ tình:
 - Đóng góp cho VH Nga về.
 + Nội dung: Thể hiện tâm hồn nhân dân Nga khao khát tự do và tình yêu.
 + Hình thức NT: Xây dựng và phát triển ngôn ngữ VH Nga.
2. Tác phẩm:-Xuất xứ: (SGK).
II. ĐỌC-HIỂU VĂN BẢN:
 1. Cụm từ “Tôi yêu em”
 -Câu 1: Điệp khúc “Tôi yêu em”: Giọng điệu chủ đạo của bài thơà lời thú nhận, lời tự nhủ, trực tiếp, ngắn gọn, giản dị, chân thành thốt lên tự đáy lòng , khát vọng cháy bỏng , một cách lý luận của tình yêu 
2.Mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình – những cung bậc của tình yêu:
 - Chuyển từ câu 1-2 sang câu 3-4 từ “nhưng”à sự đảo ngược. Có một “cái tôi” tự soi vào tâm hồn mình, ở đó tình yêu vẫn chưa tắt hẳn. Nhưng lại có một “Cái tôi” khác nghĩ đối nghịch, dùng ý chí mà ngưng định: Xúc cảm.
 + Tiếng nói thứ nhất: Phân vân bối rối.
 + Tiếng nói thứ 2: Mạnh mẽ, dứt khoát.
à Sự dằn lòng, sự chế ngự, một sự vươn lên đích thực. Xem yêu cầu như hành vi trao tặng làm cho đối tượng tình yêu của mình hạnh phúc quan trọng hơn là “được yêu” với nghĩa đón nhận, sở hữư về mình, cho sự hưởng của mình.
-Ngọn lửa tình àtình yêu vừa mãnh liệt vừa âm ỉ; Tình yêu âm thầm,đơn phương, ko hi vọng à rụt rè
nhưng vẫn hậm hực lòng ghen. 
-Tình yêu có nét đẹp cao thượng: “chân thành, đằm thắm”à dịu dàng, tao nhã, tự nguyện nên chấp nhận đau khổ và hi sinh cho người mình yêu. 
c/Hai câu kết:
- Câu 7-8: Điệp khúc “Tôi yêu em” láy lạià bản chất của mối tình chân thành đằm thắm.
 + Câu 7: Những trạng từà tích cực: NV trữ tình giữ lại tất cả sầu khổ, dằn vặt cho riêng mình để dâng hiến tình yêu “chân thành”, “dịu dàng”.
 + Câu 8: Khẳng định vẻ đẹp cao thượng cảu tình yêu mong ước cho người yêu được hạnh phúc.
III. 
III/.TỔNG KẾT: (Xem Ghi nhớ- SGK. )
 1.CHỦ ĐỀ:
 -Nỗi buồn trong sáng của một tâm hồn yêu thương chân thành mãnh liệt, nhân hậu, vị tha.
 2.Nghệ thuật đặc sắc:
-Hình thức thơ giản dị mà tinh tế, , hình ảnh ẩn dụ giàu sức gợi cảm àngọn lửa tình.
4. Củng cố:bài học về tình yêu cho bản thân ; Cảm nghĩ về vẻ đẹp tâm hồn của Phuskin
5. Hướng dẫn học bài: HS học thuộc bài thơ, nắm chắc các nội dung phần cũng cố.
6. Hướng dẫn soạn bài mới: (Đọc thêm) BÀI THƠ SỐ 28 -R.TA-GO.
(Đọc thêm) BÀI THƠ SỐ 28
 R.TA-GO.
A-MỤC TIÊU BÀI HỌC :
 1.Kiến thức: 
 - Tình yêu là sự hiểu biết hòa điệu giữa hai người, là sự hiến dâng tự nguyện.
 - Cấu trúc câu thơ sóng đôi và sử dụng hình ảnh 
 2.Kĩ năng: Đọc-hiểu VB theo đặc trưng thể loại.
 3.Thái độ: Biết trân trọng và có nhận thức đúng đắn về t/y trong sáng cao đẹp; chọn một cách sống đẹp. 
B- TIẾN TRÌNH ĐỌC THÊM
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Tìm hiểu tiểu dẫn.
GV: Gọi HS đọc phần và giớ thiệu những nét chính về tác giả và tác phẩm.
Hoạt động 2: Đọc-hiểu văn bản.
GV: Hình tượng so sánh ở bốn câu đầu thể hiện niềm khao khát gì trong tình yêu?
GV: Cách nói nghịch lí thể hiện đều kì diệu gì trong tình yêu?
I. TÌM HIỂU TIỂU DẪN:
 1. Tác giả: (SGK).
 2. Tác phẩm:
 - “Người làm vườn” gồm 85 bài thơ được viết bằng tiếng Ben-gan sau tự dịch sang tiếng Anh XB 1914.
 - “Người làm vườn” tiêu biểu cho giọng thơ giàu chất trữ tình và triết lí.
II. ĐỌC-HIỂU VĂN BẢN:
 - Tác giả muốn khẳng định: Tình yêu là sự đồng điệu, hoà hợp, tin yêu hiểu biết chia sẻ lẫn nhau. Nhưng tình yêu lại là vô biên, không dể khám phá.
 “Em là.nó đâu”.
 Chính vì thế mà phải tìm tòi khám phá và niềm khao khát đó thật lớn lao, sâu thẳm “Đôi mắtbiển cả” nhưng đâu tìm đến được chỗ sâu thẳm của tình yêu bởi vì c/đ không chỉ là viên ngọc, đoá hoa mà lại là trái tim, mà lại là tình yêu. Vì thế việc tìm tới sự đồng điệu, chan hoà vào thề giới tâm hồn của người yêu luôn là những khát khao không bao giờ vươn tới nổi.
 - Cách nói nghịch lí xuất hiện nhiều lần trong bài thơ khắc sâu, tô đậm vẻ đẹp kì diệu của tình yêu mà con người cần tìm đến.
4. Củng cố: -GV: nhắc lại những nét chính về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
5. Hướng dẫn soạn bài mới: “Người trong bao” theo câu hỏi trong SGK, phần HDHB.
DUYỆT CỦA TTCM:
Tuần: 26 + 27	 Ngày soạn: 20/01/2013 
 TCT: 94-95 
 VH Nước ngoài Ngày dạy: 28/1/2/ 2013
NGƯỜI TRONG BAO 
 A.P.SÊ.KHỐP.
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS:
1. Về kiến thức : 
 a. Bộ môn :
 - Bi kịch “ người trong bao”Bê- li –cốp ; tính khái quát và ý nghĩa xã hội của hình tượng này .
 - Tính cách nhân vật điển hình trong truyện ngắn Sê- khốp .
 b. GD môi trường : 
 - Phê phán lối sống hèn nhát, bạc nhược, bảo thủ và ích kỉ .
 - Cảnh tỉnh và kêu gọi mọi người sống cởi mở, hoà đồng nhằm tạo ra 1 môi trường xã hội lành mạnh, nhân ái, dân chủ, tự do .
 c.GDKN sống : 
 - Tự nhận thức về thái độ phê phán gay gắt của nhà văn đối với lối sống “ thu mình vào trong bao” của 1 bộ phận trí thức Nga cuối thế kỉ XIX, từ đó rút ra những bài học cho bản thân về 1 cuộc sống có ý nghĩa .
 - Tư duy sáng tạo : phân tích, bình luận về ý nghĩa tư tưởng và những đặc sắc trong việc xây dựng biểu tượng và nhân vật mang ý nghĩa điển hình .
 d. GD địa phương : Có ý thức phê phán lối sống ích kỉ của những người ở địa phương
 2. Về kĩ năng : 
 a.Bộ môn : 
 - Đọc- hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại .
 - Phân tích tâm lí, tính cách nhân vật .
 b.GD môi trường : Thảo luận về ý nghĩa thời sự của truyện ngắn “ Người trong bao” .
 c. GDKN sống : Rèn luyện kĩ năng tự nhận thức ,tư duy sáng tạo 
 3 . Về thái độ : 
 - Thấy được cái hay, cái sâu sắc của văn học Nga thế kỉ XIX .
 - Có lối sống lành mạnh, gần gũi với môi trường .
B- CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
- GV: Tranh chân dung Sê-Khốp và tranh vẽ minh họa nhân vật Bê-li-cốp
 -HS: sưu tầm hình ảnh về tác giả, tác phẩm .
C. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: 
-Gv kết hợp các phương pháp đọc- hiểu văn bản với giải thích, tóm tắt văn bản, sử dụng hệ thống câu hỏi dẫn dắt HS trao đổi, thảo luận , đàm thoại phát vấn để tìm hiểu tác phẩm.
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
 1. Kiểm tra bài củ:
 -Câu hỏi: đọc bài thơ Tôi yêu em của Puskin , nhận xét về cụm từ Tôi yêu em trong bài thơ cho thấy điều gì trong tình cảm và tâm trạng của nhân vật trữ tình ?
-Đáp án: phần đọc-hiểu bài thơ Tôi yêu em đã học ở tiết tru7oc1.
-GV kiểm tra bài soạn “ Người trong bao” của HS.
 2. Giới thiệu bài mới:
 -Sê-Khốp là một trong những đại biểu lớn cuối cùng của chủ nghĩa HT Nga, nhà cách tận thiên tài trong lĩnh vực truyện ngắn và kịch nói. => GT bài mới
 3. Nội dung bài dạy:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung.
GV: Yêu cầu HS dựa vào phần tiểu dẫn giới thiệu những nét chính về tác giả và tác phẩm.
HS đọc và nêu tóm tắt.
 -GV cho HS xem ảnh chân dung Sê-Khốp.
-GV: em hãy tóm tắt ngắn gọn cốt truyện ?
-HS tóm tắt , GV nhận xét, bổ sung cốt truyện
Hoạt động 2: Đọc-hiểu văn bản.
 Thao tác 1: Đọc văn bản.
 GV: Gợi ý cách đọc: chậm, hơi buồn, thoáng chút mỉa mai, GV: Cho lớp thảo luận Thao tác 2: Tìm hiểu văn bản.
 GV: Tìm những dẫn chứng miêu tả nhân vật Bê-Li-cốp.
HS đọc VB, phát hiện chi tiết , phân tích , nhận xét.
GV: Giải thích: Y cho rằng sống như ý mới là sống, làm việc cho y mới là làm việc như y mới là làm việc mới là người có trách nhiệm, là công dân tốt của nhà nước.
GDKN sống : 
 - Tự nhận thức về thái độ phê phán gay gắt của nhà văn đối với lối sống “ thu mình vào trong bao” của 1 bộ phận trí thức Nga cuối thế kỉ XIX, từ đó rút ra những bài học cho bản thân về 1 cuộc sống có ý nghĩa .
 - Tư duy sáng tạo : phân tích, bình luận về ý nghĩa tư tưởng và những đặc sắc trong việc xây dựng biểu tượng và nhân vật mang ý nghĩa điển hình .
GV: Hãy cho những chi tiết tiêu biểu cho tính cách Bê-Li-Cốp.
HS phát biểu cá nhân
GV: Lối sống của Bê-LiCốp đã ảnh hưởng đến mọi người xung quanh ra sao?
HS suy nghĩ, phân tích , nhận xét
GD địa phương : Có ý thức phê phán lối sống ích kỉ của những người ở địa phương
GV: Vì sao Bê-Li-Cốp chết?
 Tình cảm thái độ của mọi người đối với y khi còn sống và khi đã qua đời ntn? Tình cảm và thái độ ấy nói lên điều gì?
 -HS suy nghĩ, nhận xét về thái độ của mọi người đối với nhân vật.
-GV bổ sung
GV: Kiểu người như Bê-li-cốp ảnh hưởng như thế nào đối với nước Nga. 
GV: Nêu ý nghĩa tư tưởng nghệ thuật của biểu tượng “cái bao”.
- Nghĩa đen.
- Nghĩa bóng.
- Nghĩa tượng trưng.
 HS suy nghĩ, trả lời cá nhân.
HOẠT ĐỘNG 3: TỔNG KẾT BÀI HỌC:
GD môi trường : 
- Phê phán lối sống hèn nhát, bạc nhược, bảo thủ và ích kỉ .
- Cảnh tỉnh và kêu gọi mọi người sống cởi mở, hoà đồng nhằm tạo ra 1 môi trường xã hội lành mạnh, nhân ái, dân chủ, tự do .
GV: hãy nêu khái quát chủ đề tư tưởng của truyện ?
GV: Cho HS thảo luận về ý nghĩa thời sự của truyện ngắn “người trong bao”.
 -HS trao đổi, trình bày ý kiến
GV: Theo em truyện ngắn này có những đặc sắc gì về nghệ thuật? Về cách kể: Ngôn kể, giọng kể
 HS suy nghĩ, nêu nhận xét
-GV bổ sung.
I. TÌM HIỂU CHUNG:
 1. Tác giả: (SGK).
 2. Tác phẩm: 
a.Xuất xứ- hoàn cảnh sáng tác:
- “Người trong bao” (1898) được sáng tác lúc nhà văn dưỡng bệnh ở thành phố I-an-ta trên bán đảo Crum, biển đen.
b.Tóm tắt văn bản: (SGK)
II. ĐỌC-HIỂU VĂN BẢN:
Câu 1:
 a. Chân dung Bê-Li-Cốp.
-Thu mình vào trong một cái vỏ, tạo cho mình một cái “bao” có thể ngăn cách, bảo vệ hắn khỏi những ảnh hưởng, tác động của c/s bên ngoài.
 - Nhút nhát, ghê sợi hiện tại, ngợi ca tôn sùng quá khứ.(dc)
- Cô độc, luôn luôn lo lắng, sợ hải ,sợ tất cả “sợ nhỡ lại xảy ra chuyện gì”.
 - Luôn luôn thoả thuận luôn hài lòng với lối sống cổ lỗ, hư lậu, kì quái của mình.
- Bê-Li-Cốp luân tự tin ở cách sống đúng mực của mình (d/c tr 68.); không hiểu mọi người xung quanh không hiểu XH, c/s đương thời.
b. Tính cách Bê-Li-Cốp:
 - Hèn nhát, cô độc, máy móc, giáo điều, thu mình trong bao, trong vỏ óc và cảm thấy yên tâm, sung sướng hạnh phúc, mãn nguyện trong đóà Kiểu người trong bao, lối sống trong bao, tính cách trong bao hay người mang vỏ óc.
c. Ảnh hưởng lối sống của Bi-Li-Cốp đối với những người xung quanh.
- Lối sống của con người Bê-Li-Cốp đã ảnh hưởng mạnh mẽ và dai dẳng đến lối sống và tinh thần của anh chị em trong trường nơi y làm việc, cả thành phố nơi y sống. Mọi người ghét, sợ y, tránh xa y, không muốn dây với y.
SK: Bê-Li-Cốp là một tính cách điển hình một nhân vật độc đáo, sản phẩm sáng tạo NT của thiên tàiSê-Khốp.
 2/Cái chết của Bê-Li-Cốp không chỉ là chi tiết quan trọng mà còn là BPNT à đẩy tính cách nhân vật lên tới đỉnh cao xét về mặt logic đó là cái chết tất yếuà y đã tìm cho mình cái bao tốt nhất, bền vững nhất.
 - Thái độ, tình cảm của mọi người đối với Bê-Li-Cốp, khi y còn sống: sợ hãi, căm ghét bị ám ảnh sâu sắc; khi chết cảm thấy thoát khỏi gánh nặng, thấy nhẹ nhàng thoải mái. Nhưng chưa được bao lâu, c/s lại diễn ra như cũ: Nặng nề mệt nhọc
 - Kiểu người và lối sống Bê-Li-Cốp ảnh hưởng nặng nề, tác động dai dẳng ám ảnh đầu độc bầu không khí trong sạch lành mạnh của VH đạo đức và tiến bộ XH nước Nga.
 - Cái chết của Bê-Li-Cốp là tất yếu.
 - Hiện tượng, lối sống, kiểu người y còn sống lâu dài như một hiện tượng XH mang tính quy luật trong LS phát triển của XH loài người.
 3/Ý nghĩa-tư tưởng nghệ thuật của biểu tượng “cái bao”.
 - Nghĩa bóng: Lối sống và tính cách Bê-Li-Cốp.
 - Nghĩa đen: Vật dụng để bao, gói, đựng đồ vật, hàng hoá hình túi, hình chép
 - Nghĩa biểu trưng: Kiểu người trong bao, lối sống trong bao đã và đang tồn tại ở nước Nga cuối TK XIX đầu TK XX – (cả XH).
III/.TỔNG KẾT: Ghi nhớ SGK. 
1/Chủ đề :
 - Lên án, phê phán mạnh mẽ kiểu người trong bao, tác hại của nó đối với hiện tại và tương lai của nước Nga.
 - Bức thiết cảnh báo và kêu gọi mọi người cần phải thay đổi c/s, cách sống không thể sống tầm thường, hèn nhát, ích kỉ, vô vị và hủ lậu như thế.
*Ý nghĩa thời sự và liên hệ thực tế:
 - “Người trong bao” có ý nghĩa thời sự rộng rải và sâu sắc với đương thời ở nước Nga lối sống trong bao, kiểu người trong bao với những biến thể dị bản khác nhau có ý nghĩa trên toàn thế giới, lâu dài cho đến tận ngày nay.
2/Đặc sắc nghệ thuật của truyện
- Chọn ngôi kể: NV trong truyện đồng thời là NV người kể chuyện (Bu-Sơ-Kin) ngôi thứ nhất (xưng tôi). Tác giả vẫn giữ ngôi thứ ba kể lại câu chuyệnà gần gũi, chân thật của câu chuyện.
 - Giọng kể: Mỉa mai, châm biếm mà trầm tĩnh chậm buồn, bề ngoài có vẻ khách quan, bình thản như dấu bên trong sự bức xúc, trăn trở, mạnh mẽ, sâu sắc.
 - NT xây dựng NV điển hình với tính cách kì quái mà vẫn chân thật, có ý nghỉa tiêu biểu, qua lời kể, qua chân dung ngoài hình, lời nói, cử chỉà khái quát thành tính cách lối sống.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_11_hoc_ky_2.doc