1. Tác giả:
- Tố Hữu ( 1920- 2002), tên thật là Nguyễn Kim Thành, quê ở Thừa Thiên - Huế.
- Giác ngộ lí tưởng cách mạng năm 1936 → năm 1938 được kết nạp vào Đảng Cộng sản .
- Về nội dung: thơ Tố Hữu là thơ trữ tình - chính trị. Thể hiện lẽ sống, lí tưởng, tình cảm cách mạng của người Việt Nam hiện đại.
- Về nghệ thuật: thơ Tố Hữu mang chất dân tộc, truyền thống
- Các tập thơ tiêu biểu: “Từ ấy”, “Việt Bắc”, “Gió lộng”, “Ra trận”, “Máu và hoa”, “Một tiếng đờn”, “Ta với ta”
- Ông được tặng thưởng Huân chương sao vàng năm 1994; Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996 và Giải thưởng văn học ASEAN 1999.
Tố Hữu là nhà thơ lớn của dân tộc, là “lá cờ đầu của thơ ca cách mạng” Việt Nam hiên đại.
TỪ ẤY Tố Hữu I. GIỚI THIỆU CHUNG 1. Tác giả: - Tố Hữu ( 1920- 2002), tên thật là Nguyễn Kim Thành, quê ở Thừa Thiên - Huế. - Giác ngộ lí tưởng cách mạng năm 1936 → năm 1938 được kết nạp vào Đảng Cộng sản . - Về nội dung: thơ Tố Hữu là thơ trữ tình - chính trị. Thể hiện lẽ sống, lí tưởng, tình cảm cách mạng của người Việt Nam hiện đại. - Về nghệ thuật: thơ Tố Hữu mang chất dân tộc, truyền thống - Các tập thơ tiêu biểu: “Từ ấy”, “Việt Bắc”, “Gió lộng”, “Ra trận”, “Máu và hoa”, “Một tiếng đờn”, “Ta với ta” - Ông được tặng thưởng Huân chương sao vàng năm 1994; Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996 và Giải thưởng văn học ASEAN 1999. ð Tố Hữu là nhà thơ lớn của dân tộc, là “lá cờ đầu của thơ ca cách mạng” Việt Nam hiên đại. 2. Tác phẩm: a. Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác - Bài thơ “Từ ấy” được Tố Hữu viết vào tháng 7/1938 nằm trong phần “Máu lửa” của tập thơ “Từ ấy”. - Tập thơ “Từ ấy” là tập thơ đầu của Tố Hữu, gồm có ba phần: “Máu lửa”, “Xiềng xích”, “Giải phóng” (1937 – 1946). - Bài thơ ghi lại những cảm xúc, suy tư sâu sắc khi Tố Hữu được đứng vào hàng ngũ của Đảng. b. Vị trí bài thơ: có ý nghĩa mở đầu cho con đường cách mạng, con đường thi ca và đánh dấu mốc quan trọng trong cuộc đời Tố Hữu. II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN 1. Khổ 1: Niềm vui sướng, say mê khi bắt gặp lí tưởng của Đảng. - “Từ ấy” : trạng từ chỉ thời gian, đánh dấu một thời điểm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong cuộc đời cách mạng và đời thơ của Tố Hữu – 7/1938, Tố Hữu được đứng vào hàng ngũ của Đảng. - Nhan đề của bài thơ được lặp lại ngay khổ thơ I có tác dụng nhấn mạnh thời điểm nhà thơ giác ngộ lí tưởng cách mạng. - Nghệ thuật ẩn dụ: “ nắng hạ” và “mặt trời chân lí” + “nắng hạ” : là thứ nắng chói chang, rực rỡ, mạnh mẽ → nhấn mạnh niềm vui sướng trào dâng của khoảnh khắc nhà thơ được đón nhận lí tưởng cộng sản. + “Mặt trời chân lí” : Chân lí của Đảng, của Cách mạng. - Sử dụng các động từ mạnh + “Bừng” : ánh sáng phát ra đột ngột. + “Chói”: Ánh sáng chiếu thẳng, mạnh. → Khẳng định lí tưởng cộng sản như một nguồn sáng mới làm bừng sáng cả trí tuệ và tâm hồn nhà thơ. - “Hồn tôi ... chim”: so sánh + ẩn dụ kết hợp với các từ ngữ giàu sức biểu cảm “ đậm”, “ rộn” → Tâm hồn nhà thơ khi được đón nhận lí tưởng cộng sản cũng căng tràn nhựa sống như một vườn cây lá xanh tươi, toả hương ngào ngạt và ríu rít tiếng chim kêu. ð Bút pháp trữ tình lãng mạn kết hợp hình ảnh so sánh, ẩn dụ đã diễn tả cụ thể niềm vui sướng, say mê của nhà thơ trong buổi đầu đến với lí tưởng cộng sản. 2. Khổ 2: Nhận thức mới về lẽ sống - Lẽ sống mới của Tố Hữu được thể hiện qua những từ ngữ đặc sắc, có tác dụng gắn kết như: “Buộc, trang trải, gần gũi, khối đời” + “Buộc” : buộc chặt, gắn bó với mọi người → ý thức quyết tâm cao độ muốn thoát khỏi giới hạn của “cái tôi” cá nhân để hướng vào cộng đồng. + “Trang trải”: sự trải rộng tâm hồn ra với đời. + “Gần gũi”: Gần nhau về quan hệ tinh thần, tình cảm, đó là sự gắn bó ruột thịt. +“Khối đời” : Hình ảnh ẩn dụ, chỉ một khối người đông đảo, cùng chung lí tưởng. Đó là sức mạnh của tập thể nhân dân. - Điệp từ “để” tạo nhịp thơ dồn dập, thôi thúc, hăm hở. - Từ “với” tạo mối liên kết chặt chẽ với nhân dân. ð Lẽ sống mới được đặt ra ở đây là “cái tôi” hòa vào “cái ta”; mối quan hệ hài hòa giữa riêng - chung, cá nhân - cộng đồng. Đó là mối quan hệ đoàn kết gắn bó, tạo ra sức mạnh trong cuộc đấu tranh cách mạng. 3. Khổ 3: Sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm - “ Tôi đã là...” → cấu trúc khẳng định rõ ràng nhận thức của tác giả về vị thế của mình trong gia đình lớn, khẳng định ý thức tự giác, chắc chắn, vững vàng của tác giả. + Điệp từ “là” : mang tính khẳng định + Số từ ước lệ “vạn” + Cách xưng hô ruột thịt: “con, em, anh”: khẳng định tình cảm đầm ấm, thân thiết, ruột thịt. - Từ ngữ biểu cảm: “kiếp phôi pha,cù bất cù bơ”: Tấm lòng đồng cảm, xót thương tới những kiếp người đau khổ, bất hạnh, những con người lao động vất vả. ð Đây là tình cảm mới mẻ và cao đẹp của một chiến sĩ cách mạng, một nhà thơ cách mạng. 2. Ý nghĩa văn bản: Bài thơ đã thể hiện sâu sắc niềm vui sướng của nhà thơ khi đuợc đón nhận lí tưởng cộng sản, những nhận thức mới về lẽ sống cũng như những chuyển biến trong nhận thức và hành động của Tố Hữu.
Tài liệu đính kèm: