Giáo án Ngữ văn lớp 11 - Vào phủ chúa Trịnh (trích “thượng kinh kí sự”) - Lê Hữu Trác

A.Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh:

1.Kiến thức:

- Hiểu được đặc điểm của thể loại kí sự trong văn học Trung đại.

- Cảm nhận được giá trị hiện thực sâu sắc và nhân cách thanh cao của Lê Hữu Trác.

2. Kĩ năng: Đọc hiểu, cảm thụ, phân tích.

3. Thái độ: Trân trọng nhân cách cao thượng của Lê Hữu Trác

B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

1. GV: Đọc, thiết kế giáo án

2. HS: Đọc, soạn bài

C. Phương pháp: phát vấn- giảng bình- tích hợp

D. Tiến trình dạy học

1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ

- Kiểm tra sự chuẩn bị của hs : sách giáo khoa, vở ghi, vở soạn,

 

doc 3 trang Người đăng trung218 Lượt xem 32230Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 11 - Vào phủ chúa Trịnh (trích “thượng kinh kí sự”) - Lê Hữu Trác", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn:..../...../2014
	Ngày dạy:
Lớp 11C1
Tiết (TKB)
Ngày dạy.
Sĩ số
Vắng
Lớp 11C2
Tiết (TKB)
Ngày dạy.
Sĩ số.
Vắng
Lớp 12C3
Tiết (TKB).
Ngày dạy.
Sĩ số.
Vắng
 Tự chọn Tiết 1
VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH (Trích “Thượng kinh kí sự”) - Lê Hữu Trác
A.Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh: 
1.Kiến thức: 
- Hiểu được đặc điểm của thể loại kí sự trong văn học Trung đại.
- Cảm nhận được giá trị hiện thực sâu sắc và nhân cách thanh cao của Lê Hữu Trác.
2. Kĩ năng: Đọc hiểu, cảm thụ, phân tích.
3. Thái độ: Trân trọng nhân cách cao thượng của Lê Hữu Trác
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. GV: Đọc, thiết kế giáo án
2. HS: Đọc, soạn bài
C. Phương pháp: phát vấn- giảng bình- tích hợp 
D. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra sự chuẩn bị của hs : sách giáo khoa, vở ghi, vở soạn,
Thời gian
Hoạt động của giáo viên,
 học sinh
Yêu cầu cần đạt
`
* Học sinh đọc phần tiểu dẫn SGK/ 3
 ? Lê Hữu Trác có hiệu là gì? Theo em, tại sao tác giả lại chọn cho mình tên gọi đó?
Định hướng :
+ Hải Thượng à tấm lòng khắc khoải đối với “cố hương” (phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương )
 + Lãn ( lười)à tên hiệu thể hiện rõ con người Lê Hữu Trác : ghét danh lợi.
 ? Ở THCS, em đã được học tác phẩm kí trung đại nào? Từ đó có thể rút ra điểm chung nhất của thể kí là gì? 
? Nêu nd đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh”

* GV hướng dẫn HS đọc đoạn trích một cách rõ ràng, đúng sắc thái, giọng điệu.
 ? Qua lời kể của tác giả khi vào phủ chúa Trịnh, em thấy điều gì ấn tượng nhất về quang cảnh nơi phủ chúa?
 HS làm việc cá nhân, trình bày trước lớp
 GV nhận xét, kết ý 
I.Tiểu dẫn :
 1.Tác giả :
 - Lê Hữu Trác (1724- 1791) hiệu Hải Thượng Lãn Ông, làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, Hải Dương.
 - Là một danh y đồng thời là một nhà văn, thơ.
2.Tác phẩm :
 - Thuộc loại kí sự (ghi chép sự việc có thật). Lê Hữu Trác về kinh đô Thăng Long chữa bệnh cho cha con chúa Trịnh Sâm từ tháng giêng 1782 đến khi trở về.
 - Đoạn trích ghi lại hiện thực cuộc sống trong phủ chúa Trịnh khi Lê Hữu Trác được dẫn vào chữa bện cho thế tử Cán.
II.Đọc - hiểu :
1a.Quang cảnh trong phủ chúa
 - Bên ngoài: mấy lần cửa, “những dãy hành lang quanh co nối nhau liên tiếp”, mỗi cửa đều có vệ sĩ canh gác, “ai muốn ra vào phải có thẻ”, điếm, phòng trà, quan lại, người bảo vệ, phục vụ ...
 - Nội cung: trướng gấm, màn là, sập vàng, ghế rồng, đèn sáp, hương hoa, cung nhân “xung quanh lấp lánh, hương hoa ngào ngạt”...
à Quang cảnh trong phủ chúa cho thấy quyền uy tối thượng nằm trong tay nhà chúa và nếp sống hưởng thụ cực kì xa hoa của gia đình chúa Trịnh Sâm (Cả trời Nam sang nhất là đây!).
?Cảnh sinh hoạt nơi phủ chúa được miêu tả như thế nào?
? Cảm nhận của em về cuộc sống nơi phủ chúa?
* GV: trong chế độ phong kiến, chúa chỉ là bề tôi của vua, nhưng qua ghi chép của LHT, phủ chúa không chỉ giống cung vua mà còn uy nghi oai vệ hơn cả cung vua =>sự thật chính trị bất bình thường của chế độ phong kiến VN nửa cuối thế kỷ XVIII thời vua Lê chúa Trịnh.
?Những quan sát trên nói lên cách nhìn, thái độ của LHT đối với cuộc sống như thế nào?
?Cách chẩn đoán và chữa bệnh của tác giả cho ta hiểu gì về người thầy thuốc LHT?
“Cha ông mình đời đời chịu ơn của nước, ta phải dốc hết cả lòng thành, để nối tiếp cái lòng trung của cha ông mình
? tìm và phân tích những chi tiết làm nổi bật giá trị hiện thực của tác phẩm
*GV: một đứa bé - ngồi chễm chệ trên sập vàng để cho thầy thuốc - một cụ già - quỳ lạy dưới đất bốn lạy, rồi cười và ban một lời khen “ông này lạy khéo” => có thể đây là cái giá mà người chạy theo danh lợi phải trả, ở dây cũng cho thấy thái độ của LHT đối với danh lợi.
? Qua cách ghi chép trong bài kí, nêu cảm nhận của em về con người LHT?
b. Cảnh sinh hoạt trong phủ chúa
- Cảnh sinh hoạt sang trọng với đồ ăn “mâm vàng, chén bạc”, bữa ăn “toàn là của ngon vật lạ”...
- thế tử bị bệnh có đến bảy, tám thầy thuốc phục dịch, tác giả xem bệnh cho thế tử nhưng không được thấy mặt chúa, không được phép trao đổi với chúa mà chỉ được viết tờ giấy để dâng lên => phải “nín thở đứng chờ ở xa”, “khúm núm đến trước sập xem mạch”.
à Quang cảnh và cung cách sinh hoạt trong phủ chúa cho thấy quyền uy tối thượng nằm trong tay nhà chúa và nếp sống hưởng thụ cực kì xa hoa của gia đình chúa Trịnh Sâm (Cả trời Nam sang nhất là đây!).
c.Thái độ, tâm trạng của tác giả
- trước cảnh xa hoa nơi phủ chúa: “cảnh giàu sang... thực khác hẳn người thường” => vịnh bài thơ để tả.
- được mời ăn cơm sáng: “mới biết cái phong vị của nhà đại gia”.
 => Thái độ ngạc nhiên pha chút mỉa mai, coi thường danh lợi trước lối sinh hoạt trong phủ chúa.
- nói về bệnh trạng của thế tử: “ở trong chốn màn che trướng rủ, ăn quá no, mặc quá ấm nên tạng phủ yếu đi” => thẳng thắn đưa ra cách chữa bệnh, là người thầy thuốc giỏi, có lương tâm và đức độ, khinh thường lợi danh, quyền quý.
2. Nghệ thuật kí
 - Ngòi bút kí sự chân thực, sắc sảo và độc đáo: 
 + Ghi chép chân thực, tỉ mỉ, khách quan về nội cung thế tử => sự xa hoa nơi phủ chúa, từ đó thấy được nguồn gốc của con bệnh.
 + chi tiết đặc sắc à tạo cái thần cho cảnh vật; bài kí đậm chất trữ tình .
=> Bộc lộ cái tôi của Lê Hữu Trác, giỏi văn thơ, giỏi thuốc, chuộng cuộc sống thanh sạch, đó là nhân cách cao cả của nhà nho chân chính.
3.Tổng kết
 Ghi nhớ Sgk/9
 4.Củng cố :
 - Nội dung bao trùm đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh” là gì?
 A.Khắc hoạ cuộc sống xa hoa nơi phủ chua .
 B.Thái độ coi thường danh lợi của tác giả .
 C.Niềm vui sướng khi được vào phủ chúa Trịnh
 D.Cả A và B đều đúng.
 - Nêu giá trị nghệ thuật của đoạn trích ?
 5.Dặn dò :
 - Học bài phần tác giả, tác phẩm, nội dung, nghệ thuật đoạn trích .
 - làm bt:
 Có ý kiến cho rằng: “Nét đặc sắc nhất của đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh là bút pháp kể, tả khách quan thông qua những chi tiết được chọn lọc sắc sảo”.Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 20 dòng) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến trên .
- Soạn bài mới: “Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân”.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan_1_Vao_phu_chua_Trinh_Thuong_kinh_ki_su.doc