Giáo án Ngữ văn lớp 110 - Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

A MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Giúp Học sinh:

- Nắm vững khái niệm phong cách ngôn ngữ sinh hoạt với các đặc trưng cơ bản của nó để làm cơ sở phân biệt với các phong cách ngôn ngữ khác.

 - Rèn luyện và nâng cao năng lực giao tiếp trong sinh hoạt hàng ngày nhất là việc dùng từ, việc xưng hô, biểu hiện tình cảm thái độ nói chung là thể hiện văn hóa giao tiếp trong đời sống hiện nay.

B TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:

1 Kiểm tra bài cũ

 

doc 34 trang Người đăng trung218 Lượt xem 2740Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 110 - Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIỆN THỰC HIỆN
- SGK, SGV
- Thiết kế bài học
C.CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
 Tổ chức giờ học theo phương pháp đọc sáng tạo, gợi tìm, trả lời câu hỏi kết hợp với thảo luận.
D.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
2. Giới thiệu bài mới
Hoạt động thầy và trò
Yêu cầu cần đạt
Yêu cầu học sinh đọc phần tiểu dẫn.
Phần tiểu dẫn đã giới thiệu về nàng Tiểu Thanh như thế nào?
HS nhận xét về câu trả lời của bạn?
Hs gạch dưới những ý cơ bản trong SGK
Tên bài thơ “Độc Tiểu Thanh kí ” có mấy cách giải thích? Hãy nêu cách giải thích của mình?
Hướng dẫn HS đọc văn bản và tìm hiểu bố cục
Qua hai câu thơ đầu, tác giả giới thiệu về điều gì?
Giới thiệu đôi nét về Tây Hồ trong câu thơ đầu? Cảnh Tây Hồ xưa và nay khác nhau như thế nào? Tại sao lại có sự khác nhau như vậy? Ý nghĩa của từ “Tẫn” là gì?
Trong câu 2, tác giả nói lên điều gì?
Cảm xúc, tâm trạng của Nguyễn Du khi đọc tập thơ của Tiểu Thanh như thế nào?
Vì sao Nguyễn Du lại đồng cảm với số phận của nàng Tiểu Thanh ? 
Điều đó nói gì về tấm lòng của nhà thơ?
Nhà thơ cảm nhận về nỗi đau của kiếp “phong nhã” như thế nào? Tại sao Nguyễn Du lại khóc cho mình? 
GV đọc lại câu thơ và cho HS nhận xét về giọng thơ ? 
Nghệ thuật đối được vận dụng như thế nào?
Nhà thơ thể hiện nội dung gì qua hai câu kết? Hình thức nghệ thuật gì được tác giả vận dụng ở đây? Phân tích ý nghĩa của hình thức nghệ thuật ấy?
HS Tìm chủ đề bài thơ?
GV chốt chủ đề
I. Giới thiệu:
 1.Tiểu Thanh là cô gái Trung Quốc có tài sắc, sống khoảng đầu đời Minh. Năm 16 tuổi, cô làm vợ lẽ một nhà quyền quý. Vợ cả ghen ghét, bắt ở riêng trên ngọn núi Cô Sơn cạnh Tây Hồ. Cô độc, nàng chết ở tuổi 18. Sau khi nàng chết, người vợ cả đem đốt những sáng tác của nàng. May mắn còn sót một số bài Phần dư 
- Thương xót cho số phận của người phụ nữ ấy, Nguyễn Du đã sáng tác bài thơ này
 2. Nhan đề: có 2 cách giải thích
- Đọc tập thơ của nàng Tiểu Thanh
- Tiểu Thanh kí là tên truyện viết về nàng Tiểu Thanh ® Ý nghĩa nhan đề: Cảm thông, chia sẻ với số phận của Tiểu Thanh
 3. Bố cục: Đề, thực, luận, kết.
II. Đọc – hiểu
1. Những bể dâu trong cuộc đời và cảm xúc của Nguyễn Du (Hai câu đề) 
- Câu thơ đầu là một nhận xét bao hàm cả sự xót xa, nuối tiếc trước cảnh hoang tàn, đổi thay nhanh chóng của cuộc đời ® Tây Hồ xưa và nay hoàn toàn đối lập. Xưa lung linh, rực rỡ, nay hoang tàn, đổ nát. Sự thay đổi triệt để : “tẫn”
Câu 2: Cảm xúc tâm trạng khi đọc “nhất chỉ thư” của nàng Tiểu Thanh 
Nguyễn Du viếng nàng Tiểu Thanh qua một tập sách đọc trước cửa sổ, đồng cảm, xót thương “độc điếu” cho số phận của nàng. Hai tâm hồn cô đơn gặp nhau.
® Nguyễn Du có tình yêu thương con người vô hạn, đặc biệt là những người có tài, có sắc nhưng bị vùi dập và chết oan ức , tài hoa bạc mệnh 
2. Cuộc đời và số phận của Tiểu Thanh trong tâm hồn đầy thương xót của Nguyễn Du (Hai câu thực)
“Son phấn”:biểu tượng cho nhan sắc
“Văn chương” : biểu tượng cho tài năng. 
Phép đối: gợi về cuộc đời nàng Tiểu Thanh tài sắc vẹn toàn, vậy mà số phận của nàng lại đầy oan khiên, bất hạnh. 
® Nguyễn Du không chỉ thổn thức, xót xa, trân trọng, ca ngợi nhan sắc nàng Tiểu Thanh mà còn khẳng định, đề cao vẻ đẹp tài hoa, trí tuệ của nàng
 => Tấm lòng nhân đạo của nhà thơ. 
3. Cảm nhận nỗi đau của “kiếp phong nhã” (Hai câu luận)
- Nỗi đau âm thầm của người nghệ sĩ xưa nay, hỏi trời cũng bế tắc “thiên nan vấn”, đó là bi kịch của người nghệ sĩ tài hoa . 
- Nguyễn Du không chỉ khóc cho cuộc đời, số phận của Tiểu Thanh mà còn khóc cho chính mình
 =>Trái tim nhạy cảm của nhà thơ.
- Giọng thơ nghẹn ngào, xót xa, thương cảm cho Tiểu Thanh và cho chính mình vì “cùng hội cùng thuyền”, cùng là khách phong lưu – phải chịu cái án phong lưu.
- “Cổ kim hận sự” >< “Phong vận kì oan”: nói lên nỗi đau, sự tuyệt vọng của người nghệ sĩ trước những trớ trêu của tạo hoá.
4. Một câu hỏi nhức nhối, da diết (Hai câu kết):
- Từ thương xót cho “nỗi oan lạ lùng”của người, Nguyễn Du thương xót cho chính bản thân mình. Ông đau đáu, khoắc khoải, mong chờ sự trân trọng, cảm thông của hậu thế. Hơn ba trăm năm, Nguyễn Du đã thương cảm cho nàng Tiểu Thanh. Vọng tới tương lai, Nguyễn Du chờ mong những giọt nước mắt cảm thông, chia sẻ với “nỗi oan lạ lùng vì nết phong nhã” của ông.
- Câu hỏi tu từ : nói lên cô đơn, trống vắng không người tri âm tri kỉ. 
III. Chủ đề: 
 Bài thơ miêu tả số phận bất hạnh của Tiểu Thanh một con người có tài, có sắc. Qua đó, Nguyễn Du bày tỏ tình yêu thương, sự đồng cảm đối với những người tài hoa bạc mệnh.
E/ Củng cố : 
- Hãy đọc bài thơ “Độc Tiểu Thanh kí” và tìm đọc giai thoại “Bá Nha – Tử Kì”. Suy nghĩ của em về mối quan hệ giữa tác giả và người đọc?
- Thái độ của em đối với những người nghệ sĩ sáng tạo văn chương hôm qua và hôm nay?
F/ Dặn dò: 
 - Học thuộc lòng bài thơ.
Chuẩn bị: Thực hành phép tu từ ẩn dụ và hóan dụ
H
Tuần 15
Tiết 43 ĐỌC THÊM: VẬN NƯỚC 
Ngày soạn:25/11/2009 CÁO BỆNH, BẢO MỌI NGƯỜI
 HỨNG TRỞ VỀ 
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Theo hệ thống câu hỏi trong SGK, hướng dẫn HS tự đọc – hiểu ba bài thơ chữ Hán thời Lý – Trần ở nhà, qua đó HS tự hiểu một phần cái sâu sắc, thâm thúy của thể lọai thơ thiền, kệ.
- Tích hợp với các bài thơ chữ Hán thời Lý –Trần đã học ở THCS
- Tiếp tục rèn kỹ năng đọc – phân tích thơ Đường luật.
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
1.SGK, SGV
2.Thiết kế bài học
C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH: kết hợp giữa các phương pháp và hình thức
Hướng dẫn cả ba bài, HS tự đọc - hiểu ở nhà, kiểm tra kết quả ở tiết tiếp theo.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ 
2. Giới thiệu bài mới.
Hoạt động thầy và trò
Yêu cầu cần đạt
Cho HS đọc lần lượt từng bài thơ, phần phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ.
Đọc phần tiểu dẫn
Giải thích các từ khó .
GV yêu cầu HS tập khái quát giá trị của mỗi bài thơ bằng một câu ngắn gọn.
1. Giới thiệu:
- Thiền sư Đỗ Pháp Thuận và Hòan cảnh sáng tác
- Mãn Giác thiền sư và thể kệ.
- Nguyễn Trung Ngạn và Hòan cảnh sáng tác.
2. Giá trị nội dung của ba bài thơ:
 - Vận nước trong hiện tại và tương lai là nền thái bình muôn thưở được tạo nên bởi đường lối vô vi đức trị cho nhân dân được thái bình (Quốc tộ)
 - Trong lúc tuổi già, thân bệnh vẫn còn thanh thản và vui như cành mai lúc xuân tàn (Cáo tật thị chúng).
 - Không đâu bằng đất nước quê hương. Về quê là niềm cảm hứng thường trực của những người xa quê. (Quy hứng)
3. Nét đặc sắc chung về nghệ thuật cuả ba bài thơ:
 - Hình ảnh vừa mang ý n ghĩa tả thực nhưng chủ yếu là nghĩa tượng trưng, cũng có khi bình dị, dân dã.
Cách biểu hiện sâu xa, kín đáo hoặc nồng nhiệt, tha thiết
E/ Củng cố:	
 -Tại sao thơ thời Lý lại chủ yếu là thơ của thiền sư? Em hiểu thế nào là thể kệ?
 -Bài kệ Cáo tật thị chúng có phải chỉ nhằm tuyên truyền hay giải thích giáo lý của đạo Phật? Hình ảnh một nhành mai nở lúc xuân tàn hoa rụng có ý nghĩa gì?
 F/ Dặn dò:
 Thuộc lòng 3 bài thơ.
Chuẩn bị: Hòang Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng
- Hoàn cảnh tiễn bạn
- khung cảnh tiễn đưa
H
Tiết 44
Ngày soạn:28/11/2010 TẠI LẦU HÒANG HẠC TIỄN MẠNH HẠO NHIÊN ĐI QUẢNG LĂNG
 (HÒANG HẠC LÂU TỐNG MẠNH HẠO NHIÊN CHI QUẢNG LĂNG) 
Lý Bạch
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp Hs: 
- Hiểu được tình cảm chân thành, trong sáng của Lí Bạch đối với bạn.
- Hiểu được một đặc điểm của thơ Đường thể hiện ở bài thơ này: ý tại ngôn ngọai.
- B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
1.SGK, SGV
2.Thiết kế bài học
C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH: kết hợp giữa các phương pháp và hình thức
- Đọc sáng tạo, gợi tìm
- Trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ 
2. Giới thiệu bài mới.
Hoạt động thầy và trò
Yêu cầu cần đạt
Hướng dẫn HS đọc Tiểu dẫn ở nhà. Gạch ý chính.
Đọc bài thơ. Xác định thể lọai. Chia bố cục.
So sánh, đối chiếu phần phiên âm và dịch thơ ® từ “cố”, “phía tây” không dịch.
Xác lập mối quan hệ giữa không gian, thời gian, và con người trong bài thơ. Mối quan hệ ấy có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện khung cảnh và tâm tình người đưa tiễn?
Sông Trường Giang là huyết mạch giao thông chính của miền nam Trung Quốc. Mùa xuân trên dòng Trường Giang hẳn có nhiều thuyền bè xuôi ngược, vì sao Lý Bạch lại chỉ thấy “cô phàm” của “cố nhân”?
Em hãy đặt mình vào vị trí của người đưa tiễn nhìn theo cánh buồm dần xa và dòng sông chảy vào cõi trời để cảm nhận tâm tình của thi nhân.
I. Giới thiệu:
 1. Tác giả
 2. Bài thơ:
a. Thể lọai: Thất ngôn tứ tuyệt
b. Bố cục:
- Khung cảnh đưa tiễn.
- Tâm trạng của nhà thơ.
II. Đọc hiểu văn bản:
Khung cảnh tiễn đưa:
- Người ra đi: “cố nhân”: bạn cũ – Mạnh Hạo Nhiên, người bạn vong niên rất thân thiết của Lý Bạch.
- Nơi xuất phát: “Tây từ Hòang Hạc lâu”
- Khung cảnh: “yên hoa tam nguyệt”® mùa xuân tươi đẹp.
- Nơi đến: “Dương Châu” ® đô thị phồn hoa
® Không khí buổi tiễn đưa đầy bịn rịn.
Tâm trạng nhà thơ:
Hình ảnh “cô phàm viễn ảnh” cánh buồm cô độc – con thuyền đang chuyển động- hình bóng của cánh buồm xa dần.
- Màu sắc của dòng sông “bích không tận”; màu xanh biếc, gợi sự nhớ nhung, không gian mênh mông xa vắng.
- Cuối cùng, tất cả chìm khuất ở phía chân trời, chỉ thấy dòng Trường Giang vẫn mải miết chảy về phía chân trời. 
Nhận xét: 
Những câu thơ tả cảnh nhưng lại thể hiện tình một cách sâu sắc tinh tế.
Đây là một quá trình; quá trình chuyển động của con thuyền và quá trình trông theo vời vợi của mắt người đưa tiễn.
Qua khung cảnh, ta không chỉ thấy sự cô độc của cánh buồm mà người ở lại càng chơ vơ, đơn côi bên lầu Hòang Hạc.
III.Chủ đề:
- Bài thơ là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa tình và cảnh.
Qua đó, ta thấy được tình bạn thắm thiết của Lý Bạch thể hiện trong buổi đưa tiễn. 
E/ Củng cố
 Học thuộc lòng bài thơ.
Nắm nội dung phân tích
F/ Dặn dò:
 Chuẩn bị: Cảm xúc mùa thu.
H
Tiết 45 THỰC HÀNH PHÉP TU TỪ ẨN DỤ VÀ HOÁN DỤ
Ngày soạn:27/11/2010
A. Mục tiêu bài học:
 Giúp học sinh
- Củng cố và nâng cao kiến thức về hai phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ đã học 
- Có kĩ năng phân biệt, phân tích và sử dụng hai phép tu từ nói trên.
- Bồi dưỡng cảm xúc thẩm mĩ cho học sinh.
B. Phương tiện thực hiện:
- SGK, SGV Ngữ Văn 10, Bài tập Ngữ Văn 10.
- Thiết kế bài học
- Dặn HS ôn lại ẩn dụ và hoán dụ trong SGK Ngữ văn 6.
C. Cách thức tiến hành:
-Sử dụng phương pháp đọc hiểu, vấn đáp gợi mở, trao đổi thảo luận.
-Kết hợp lý thuyết với thực hành.
D. Tiến trình dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
 Em hãy nhắc lại khái niệm về phép ẩn dụ và hoán dụ? Cho ví dụ mỗi loại.
2. Giới thiệu bài mới 
Hoạt động thầy và trò
Yêu cầu cần đạt
Yêu cầu HS đọc hiểu hai câu ca dao ở bài tập 1 và đặt câu hỏi gợi mở:
-Hai câu ca dao nói về đối tượng nào?
-Theo em hình ảnh thuyền-bến, cây đa-con đò mang nội dung, ý nghĩa gì?
- Làm thế nào để suy ra ý nghĩa thực của những hình ảnh đó?
-Hình ảnh “thuyền-bến” ở câu (1) có giống “cây đa-con đò” ở câu (2) về nội dung ý nghĩa không? Phân tích.
- Tại sao tác giả dân gian không nói trực tiếp”chàng, nàng” mà lại dùng hình ảnh ẩn dụ? Theo em cách diễn đạt nào hay hơn? Vì sao?
GV chia lớp thành 5 nhóm, mỗi nhóm thảo luận một câu trong bài tập 2.
Hướng dẫn gợi ý cho HS tìm ra:
-Hình ảnh ẩn dụ trong mỗi câu
-Tác dụng thẩm mĩ của biện pháp ẩn dụ trong mỗi diễn đạt.
GV gợi cho HS nhớ lại khái niệm về BPTT hoán dụ
Cho HS đọc hiểu hai câu thơ trong SGK và tổ chức cho HS thực hành như trên
- Cụm từ “đầu xanh” và “má hồng” øNguyễn Du dùng để nói về nhân vật nào? Trong văn cảnh câu thơ này, cụm từ “má hồng” còn chuyển nghĩa nào khác không?
I. Aån dụ
1. Bài tập 1:
-Thuyền -bến, cây đa- con đò là những hình ảnh ẩn dụ thường được dùng để chỉ quan hệ nam nữ vì những sự vật này luôn đi đôi với nhau.
=> Phép ẩn dụ thường gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác.
 - Thuyền, con đò (những vật hay di chuyển): thường chỉ người con trai có quyền tự do, hay thay đổi.
 - Cây đa, bến (những vật luôn cố định): thường chỉ người con gái bị ràng buộc, có tấm lòng thủy chung son sắt.
=> Phép ẩn dụ được xây dựng dựa trên đặc điểm tương đồng giữa các sự vật, hiện tượng.
-Hình ảnh ẩn dụ ở câu (1) và (2) giống nhau về đặc điểm và quan hệ tương đồng nhưng khác nhau về nội dung ý nghĩa:
- Câu (1) nói lên sự chờ đợi, gắn bó một lòng một dạ của người con gái đối với người con trai (“ khăng khăng đợi”)
- Câu (2) lại nói lên sự thay đổi bởi hoàn cảnh nào đó giữa hai người trong đó người con gái bộc lộ sự nuối tiếc vì tình duyên không thành (“đành lỗi hẹn hò”)
=>Phép ẩn dụ có giá trị tăng sức gợi hình, gợi cảm cho diễn đạt (cách nói bóng, ý nhị).
2.Bài tập 2:
- Câu 1: Hình ảnh “lửa lựu” chỉ màu đỏ của hoa lựu như lửa.
=> Cảnh vật mùa hè hiện lên sinh động, có hồn hơn.
- Câu 2: “Thứ văn nghệ ngòn ngọt”,” sự phè phỡn thỏa thuê”,” tình cảm gầy gò”chỉ những tác phẩm văn học được viết một cách dễ dãi, thoát ly hiện thực, sa vào chủ nghĩa cá nhân.
=> Giúp người đọc thấy rõ hơn nhược điểm của một số tác phẩm thuộc trào lưu văn học lãng mạn cũng như thái độ phê phán của người viết.
- Câu 3: Hình ảnh “từng giọt long lanh rơi” khiến tiếng hót của con chim chiền chiện trở nên cụ thể, lắng đọng đến nỗi tác giả có thể cảm nhận bằng xúc giác, thị giác (thay vì chỉ có thính giác)
 -Câu 4:
- “Thác” tượng trưng cho những khó khăn gian khổ trong cuộc sống mà con người phải đối mặt.
- “Chiếc thuyền ta” là hình ảnh con người nói chung và nhân dân, đất nước nói riêng đang vượt qua thử thách để bước tới tương lai.
=> Hai hình ảnh ẩn dụ đối lập nhau càng làm nổi bật phong thái lạc quan, ung dung tự tại của nhân vật trữ tình.
-Câu 5:
- “Phù du” chỉ cuộc sống trôi nổi, phù phiếm, ngắn ngủi của con người.
- “Phù sa” chỉ cuộc sống mới tươi đẹp, đầy triển vọng
=> Câu thơ thể hiện cảm xúc đầy tự hào về sự thay đổi, chuyển mình từ “xưa” đến “nay” của nhân dân, đất nước ta nói chung và tầng lớp văn nghệ sĩ trước và sau CMT8 nói riêng.
II. Hoán dụ
 1. Bài tập 1:
- Cụm từ “Đầu xanh, má hồng” được Nguyễn Du dùng để nói đến nhân vật Thúy Kiều. Đây là biện pháp hoán dụ dùng bộ phận để chỉ tòan thể:
“đầu xanh” là chỉ người trẻ tuổi 
“má hồng” muốn nói đến người con gái trẻ đẹp có nhan sắc 
“má hồng” trong “Truyện Kiều” còn chỉ những cô gái lầu xanh như Thúy Kiều
=> Phép hoán dụ giúp cho diễn đạt gợi tình, gợi ý sâu xa, miêu tả sinh động.
- Cụm từ “ áo nâu, áo xanh” được Tố Hữu sử dụng để 
3. Củng cố: Trả lời câu hỏi trắc nghiệm
 1. Câu nào sau đây dùng BPTT ẩn dụ:
a. Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương.
b. Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.
c. Lỗ mũi mười tám gánh lông
Chồng yêu chồng bảo râu rồng trời cho.
* d. Ai đi đâu đấy hỡi ai
Hay là trúc đã nhớ mai đi tìm.
 2. Câu nào sau đây dùng BPTT hoán dụ:
a. Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
 Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
* b. Sen tàn, cúc lại nở hoa
Sầu dài ngày ngắn, đông đà sang xuân.
c. Thấy anh như thấy mặt trời
Chói chang khó ngó, trao lời khó trao.
d. Vì lợi ích mười năm trồng cây
 Vì lợi ích trăm năm trồng người.
 3. Trong các câu sau đây, câu nào không dùng phép tu từ hoán dụ: 
a. Trong nội các còn trống một ghế bộ trưởng.
*b. Nói ngọt lọt đến xương.
c. Ngày mai cả trường được nghỉ.
d. Nhà có năm miệng ăn.
 4. Aån dụ và hoán dụ giống nhau ở chỗ:
a. Đều dựa trên quan hệ liên tưởng.
b. Đều gọi tên sự vật này bằng tên sự vật khác.
c. Đều là những biện pháp nghệ thuật thường gặp trong thơ văn.
* d. Cả 3 câu trên đều đúng.
 5. Biện pháp ẩn dụ trong câu” Hắn đã tới cái dốc bên kia của cuộc đời” có tác dụng giúp cho câu văn:
a. Gây ấn tượng mạnh
*b. Gợi hình, gợi cảm
c. Mang tính triết lý 
d. Tạo sự mới lạ.
4. Dặn dò:
 Làm những bài tập trong sách bài tập Ngữ văn 10.
H
Tuần 16
Tiết 46
Ngày soạn:1/12/2010 TRẢ BÀI LÀM VĂN SỐ 3
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp học sinh:	
- Nhận rõ những ưu điểm và nhược điểm về nội dung và hình thức của bài viết đặc biệt là khả năng lựa chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm.
- Rút ra bài học kinh nghiệm và có ý thức bồi dưỡng thêm năng lực viết văn tự sự để chuẩn bị tốt cho bài viết sau.
B. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Viết lại ĐỀ 
 Đề bài : Tôi không bao giờ quên được điều ấy.
2. PHÂN TÍCH XÁC ĐỊNH YÊU CẦU CỦA ĐỀ BÀI
- Về kiểu bài: Tự sự kết hợp biểu cảm
 - Về nội dung: Kỷ niệm đáng nhớ nhất của bản thân.
 - Về tư liệu: 
 3. Yêu cầu cụ thể: 
 4. NHẬN XÉT VỀ BÀI LÀM
Ưu điểm:
Nhược điểm:
Công bố điểm số:
 5. SỬA CHỮA CỤ THỂ TỪNG BÀI
Dàn ý.
Chính tả.
Dùng từ.
Đặt câu.
6. PHÁT BÀI CHO CẢ LỚP
7. ĐỌC BÀI MẪU, BÀI CÓ ĐIỂM SỐ CAO NHẤT TRONG LỚP:
H
Tiết 47:
Ngày soạn:3/12/2010 CẢM XÚC MÙA THU
 (Thu hứng) Đỗ Phủ
 A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 
Giúp học sinh: 
- Cảm nhận được lòng yêu nước, thương nhà sâu sắc của Đỗ Phủ trước cảnh chiều thu u ám giữa thời buổi loạn lạc nơi đất khách.
- Thấy được tính chất đặc biệt hàm súc của thơ Đỗ Phủ qua việc khai thác các tầng lớp ý nghĩa của từ ngữ, hình ảnh thơ.
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:
- SGK Ngữ văn lớp 10, tập 1.
- Thiết kế bài soạn ngữ văn – Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội.
- Sách dành cho giáo viên.
- Giúp học tốt Văn học Trung Quốc trong nhà trường. (PTS Hồ Sĩ Hiệp) 
C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:
 Giáo viên tổ chức giờ dạy học theo các phương pháp: đọc diễn cảm, nghiên cứu, gợi tìm; kết hợp với các hình thức trao đổi, thảo luận và trả lời các câu hỏi.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 
1. Kiểm tra bài cũ:
- Tình bạn thắm thiết của nhà thơ Lí Bạch được thể hiện qua bài “Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng”?
- Em hãy nêu nét đặc sắc về mặt nghệ thuật của bài thơ? 
2. Giới thiệu bài mới: Nếu nhà thơ Lí Bạch thiên về những vần thơ lãng mạn bay bổng thì Đỗ Phủ lại mang duyên nợ với những dòng thơ hiện thực. Sau những chìm nổi, chứng kiến những thay đổi của cuộc đời, Đỗ Phủ ngày đêm chỉ ôm ấp một hy vọng mong manh là được trở về quê cũ. Đó cũng là tâm sự, là tình cảm ẩn chứa qua những cảm xúc mùa thu – bài thơ “Thu hứng” của ông.
Hoạt động thầy và trò
Yêu cầu cần đạt
Cho HS đọc tiểu dẫn
Em hãy nêu vài nét về tiểu sử của nhà thơ?
 Sự nghiệp sáng tác của ông?
 Nội dung?
Nghệ thuật? 
 Nêu vị trí và hoàn cảnh sáng tác của bài thơ?
Cho Hs đọc bài thơ và thảo luận về bố cục. 
Cho HS nêu chủ đề của bài thơ.
Hướng dẫn HS đọc đúng ngữ điệu thơ Đường và diễn tả được “nỗi lòng quê cũ” của nhà thơ. 
Bức tranh thiên nhiên được miêu tả như thế nào?
 GV nhận xét về cảnh thu trong 2 câu đầu và giải thích các từ: điêu thương, tiêu sâm.
 HS phân tích và thảo luận
Cảnh thu trong câu 3, 4 có gì thay đổi? Biểu hiện qua những chi tiết nào? Hãy phân tích.
Bức tranh thiên nhiên này nhằm diễn tả nội dung gì?
Cho HS đọc diễn cảm 4 câu thơ cuối 
 Câu 5, 6 tả sự vật gì? 
Tác giả đồng nhất hóa những gì? Điều đó có ý nghĩa như thế nào?
Nhận xét vài nét độc đáo của 2 câu thơ kết? Giá trị của cách kết thúc đó?
Hướng dẫn học sinh đánh giá chung về giá trị nội dung và nghệ thuật.
I. Giới thiệu: 
 1. Tác giả:Đỗ Phủ (712 - 770)
 - Cuộc đời: 
 + Tự: Tử Mĩ, quê ở huyện Củng, tỉnh Hà Nam.
 + Xuất thân trong một gia đình có truyền thống Nho học và thơ ca lâu đời.
 + Sống trong nghèo khổ, chết trong bệnh tật.
 - Sự nghiệp sáng tác:
 + Hiện còn khoảng 1500 bài thơ.
 + Nội dung: rất phong phú và 

Tài liệu đính kèm:

  • doc10 2.doc