Giáo án Ngữ văn lớp 12 - Sóng - Xuân Quỳnh

A. MỤC TIÊU

 1/ Kiến thức

 - Vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu qua hình tượng “sóng”.

 - Đặc sắc trong nghệ thuật xd hình tượng ẩn dụ, giọng thơ tha thiết, sôi nổi, nồng nàn, nhiều suy tư, trăn trở.

 2/ Kĩ năng

 - Đọc – hiểu một bài thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại.

 - Rèn kĩ năng cảm thụ thơ.

- Giao tiếp: trình bày, trao đổi về mạch cx của bài thơ, sự thể hiện hình tượng sóng và em trong bài thơ.

 - Tư duy sáng tạo: PT, SS, BL về vẻ đẹp của t/y trong thơ ca, về vẻ đẹp của gương mặt thơ XQ.

 - Tự nhận thức về vẻ đẹp tình yêu trong cs, qua đó tự rút ra bài học cho cá nhân.

 3/ Thái độ: Biết trân trọng tình yêu, thấu hiểu được những quy luật trong tình yêu, đặc biệt là đối với tâm trạng người phụ nữ khi yêu.

 

doc 3 trang Người đăng trung218 Lượt xem 52802Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 12 - Sóng - Xuân Quỳnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 37 - 38 	Ngày dạy: ...//.. tại lớp  	
Tuần 13	 ...//.. tại lớp 
SÓNG
	Xuân Quỳnh
A. MỤC TIÊU
 1/ Kiến thức
 	- Vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu qua hình tượng “sóng”.
 	- Đặc sắc trong nghệ thuật xd hình tượng ẩn dụ, giọng thơ tha thiết, sôi nổi, nồng nàn, nhiều suy tư, trăn trở.
 2/ Kĩ năng	
 	- Đọc – hiểu một bài thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại.
	- Rèn kĩ năng cảm thụ thơ.
- Giao tiếp: trình bày, trao đổi về mạch cx của bài thơ, sự thể hiện hình tượng sóng và em trong bài thơ.
	- Tư duy sáng tạo: PT, SS, BL về vẻ đẹp của t/y trong thơ ca, về vẻ đẹp của gương mặt thơ XQ.
	- Tự nhận thức về vẻ đẹp tình yêu trong cs, qua đó tự rút ra bài học cho cá nhân.
 3/ Thái độ: Biết trân trọng tình yêu, thấu hiểu được những quy luật trong tình yêu, đặc biệt là đối với tâm trạng người phụ nữ khi yêu.
B. CHUẨN BỊ
 1/ GV: soạn bài giảng ứng dụng CNTT (nếu có điều kiện).
 2/ HS: tóm tắt tiểu dẫn, đọc bài thơ, chia bố cục, xác định những bpnt được sd trong bài thơ, trl các câu hỏi HDHB.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
 1/ Kiểm tra bài cũ – đặt vấn đề vào bài mới
O: T/y là đề tài muôn thuở của thi ca
 2/ Dạy nội dung bài mới 	
	? Mục tiêu cần đạt của bài học?
HOẠT ĐỘNG CHUNG
NỘI DUNG CHÍNH
Hoạt động 1 (10’): Tìm hiểu chung.
? Giới thiệu vài nét về tg XQ?
? Bài thơ Sóng có xuất xứ ntn?
? Bài thơ viết về đề tài gì? Qua hình tượng sóng, tg muốn diễn tả điều gì?
Hoạt động 2 (65’): Đọc – hiểu văn bản.
- 1Hs đọc diễn cảm bài thơ.
? Có thể pt bài thơ theo hướng nào? 
? Mở đầu bài thơ, tg đã sd thủ pháp gì để miêu tả con sóng? Qua đó, XQ muốn nói lên điều gì về trạng thái của người PN đang yêu?
? Hình ảnh ẩn dụ “sôngbể” nói lên được điều gì?
? Từ hình tượng con sóng, tg đã có sự liên tưởng ss ntn về t/y của tuổi trẻ?
? Các câu hỏi tu từ được sd liên tiếp nhau nhằm mđ gì?
? NVTT đã trl những câu hỏi đó ntn? Ý nghĩa?
? Trong khổ 5-6, tg đã sd những bnnt nào? Tác dụng?
? Nói tóm lại, “sóng và em” trong đoạn này có những nét gì tương đồng?
? Qua đó, XQ muốn nhắn nhủ với chúng ta điều gì?
? Trong những câu “Cuộc đời về xa”, tg đã có cách nói ntn? Cách nói đó cho thấy yn ntn?
? XQ đã kết thúc bài thơ của mình bằng một cách nói ntn? Cách nói đó cho thấy khát vọng ntn của nhà thơ?
Hoạt động 3 (10’): Tổng kết.
? Câu 1 – SGK.
? Bài thơ nói lên được điều gì về vẻ đẹp của người PN khi yêu? (Câu 4 – SGK).
I. TÌM HIỂU CHUNG
 1/ Tác giả
 - XQ là người có cuộc đời bất hạnh, luôn khao khát tình yêu, mái ấm gia đình và tình mẫu tử.
 - Thơ XQ là tiếng nói của người phụ nữ giàu yêu thương, khao khát hạnh phúc đời thường, bình dị nhưng cũng nhiều âu lo, day dứt, trăn trở trong t/y.
 2/ Tác phẩm
 - Xuất xứ - hcst: Bài thơ được sáng tác trong chuyến đi thực tế ở vùng biển Diêm Điền (Thái Bình), in trong tập thơ Hoa dọc chiến hào.
 - Đề tài và chủ đề:
 + Đề tài: Tình yêu.
 + Chủ đề: Mượn hình tượng sóng để diễn tả t/y của người phụ nữ. Sóng là ẩn dụ cho tâm hồn người phụ nữ đang yêu – một hình ảnh đẹp và xác đáng.
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
 1/ Phần 1 (6 khổ đầu): Sóng và “em” – những nét tương đồng .
 - Khổ 1-2:
 + Thủ pháp đối lập: dữ dội > các cung bậc tình cảm phong phú, trạng thái đối cực phức tạp, đầy nghịch lí của người phụ nữ đang yêu.
 + Hình ảnh Â.D + N.H’: “sông  tận bể” -> khát vọng vươn xa, thoát khỏi những gì nhỏ hẹp, chật chội, tầm thường; thể hiện một qn mới về t/y – yêu là tự nhận thức, là vươn tới cái cao rộng, lớn lao.
 + Phép SS liên tưởng: “Ôi con sóng trẻ” -> lời k/đ khát vọng t/y thường trực trong trái tim tuổi trẻ.
 - Khổ 3-4:
 + Các câu hỏi tu từ: “Từ nơi nào sóng lên? Gió bắt đầu từ đâu?”: mong muốn tìm được cội nguồn của t/y, muốn lí giải được t/y, khát khao hiểu được t/y, hiểu được bản thân và người mình yêu. 
 + Câu trả lời “Em  nữa”: t/y là bí ẩn, những trạng thái khi yêu là bí ẩn, khó lí giải -> lời thơ hồn nhiên, nữ tính.
 - Khổ 5-6:
 + Phép lặp cú pháp + đối lập: “Con  sâu / Con  nước; Dẫu  Bắc / Dẫu  nam”: những sự vận động ngược hướng, những hoàn cảnh đối lập nhau của “sóng” và “em”, những trái ngang trắc trở trong t/y.
 + Câu k/đ: “Nơi  phương” -> lời kết luận chắc nịch: dù có đi đâu về đâu, hoàn cảnh có thay đổi thế nào vẫn một lòng hướng về người mình yêu.
 + Dấu gạch nối: “Hướng về anh – một phương” -> làm cho trọng tâm câu thơ dồn về vế sau -> dù c/đ có trăm ngàn phương hướng nhưng “em” vẫn hướng về “phương anh” -> sự kiên định, son sắt.
 + Phép N.H’: “Ôi con sóng nhớ bờ” và SS liên tưởng “Lòng em nhớ đến anh” -> người PN khi yêu luôn trăn trở, nhớ nhung và bao giờ cũng thủy chung son sắt.
 + Phép đối lập: “Cả trong mơ còn thức” -> tưởng chừng như nghịch lý nhưng lại rất lô-gic: trái tim người PN luôn da diết, thổn thức khi yêu.
 + “Ở ngoài kia  cách trở”: h.ảnh Â.D trăm ngàn con sóng đều tới bờ -> t/y của người PN: tuy mềm yếu, trải qua nhiều gian nan nhưng vẫn đủ mạnh mẽ để tìm đến với t/y đích thực của mình.
=> Sóng vừa là tâm hồn của người PN khi yêu, vừa chính là t/y vốn rất phức tạp nhưng cũng có những quy luật riêng.
=> Hãy luôn quan tâm, thấu hiểu và đồng cảm với người PN khi yêu.
 2. Phần 2 (2 đoạn cuối): Những suy tư, lo âu, trăn trở trước c/đ và khát vọng t/y.
 - Cách nói đối lập: cuộc đời dài >< năm tháng vẫn đi qua 
 -> SS “như” : biển rộng >< mây vẫn bay qua
 + các cặp quan hệ từ: tuy – vẫn, dẫu – vẫn
=> đời người là hữu hạn, hạnh phúc là mong manh, thể hiện những suy tư, lo âu, trăn trở trước cuộc đời của nhà thơ -> ẩn chứa lời nhắn nhủ: hãy sống có ý nghĩa, yêu hết mình, đừng để phải hối tiếc.
 - Cách nói giả định: “Làm sao được” + con số ước lệ: “trăm”, “ngàn” + hình ảnh Â.D “sóng”, “biển lớn t/y”
=> khát vọng sống hết mình trong t/y: muốn hóa thân thành sóng để bất tử hóa t/y, để hóa thân vĩnh viễn thành t/y muôn thuở -> một k.vọng đẹp, một trái tim chân thành nhưng mãnh liệt với t/y.
III. TỔNG KẾT
 1/ Nghệ thuật
 - Thể thơ năm chữ tạo âm điệu sâu lắng, dạt dào như âm điệu của những con sóng biển và cũng là sóng lòng của người PN khi yêu.
 - Cách ngắt nhịp linh hoạt, phóng túng; 
 - Cách gieo vần, phối âm độc đáo, giàu sức liên tưởng; 
 - Giọng thơ vừa thiết tha, đằm thắm; vừa mãnh liệt, sôi nổi; vừa hồn nhiên, nữ tính. 
 - X/d hình tượng ẩn dụ (sóng) vừa mang nghĩa thực vừa mang nghĩa tượng trưng.
 - Nghệ thuật nhân hóa, ẩn dụ, đối lập,
2/ Ý nghĩa văn bản 
 Bài thơ thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của người PN trong t/y hiện lên qua hình tượng sóng: t/y thiết tha, nồng nàn, đầy khát vọng và sắt son chung thủy, vượt lên mọi giới hạn của đời người.
 3/ Củng cố
	? Bài thơ có y/n ntn với em?
4/ Hướng dẫn HS tự học ở nhà
- Hướng dẫn HS học bài ở nhà: 
 + Học thuộc lòng bài thơ.
 + Câu hỏi: Đọc đoạn thơ “Dữ dội  tận bể” và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
1/ Nêu chủ đề của đoạn thơ.
 	2/ Nhận xét về cách ngắt nhịp và âm hưởng của đoạn thơ. Cách ngắt nhịp và âm hưởng đó tạo nên hiệu quả nghệ thuật ntn? 
 	3/ Biện pháp Â.D và N.H’ được sử dụng ntn trong ĐT. Biện pháp đó có t/d ntn trong việc thể hiện cảm xúc của NVTT?
 + Đề bài:
Đề 1: Nêu cảm nhận về ĐT: “Con sóng dưới lòng sâu  Hướng về anh – một phương”. Qua ĐT, anh chị có nhận xét gì về t/y của các bạn trẻ hiện nay?
Đề 2: PT hình ảnh “sóng” và “em” trong bài thơ.
Đề 3: Có người cho rằng trong hoàn cảnh ĐN còn chiến tranh thì việc XQ viết một bài thơ về t/y như “Sóng” thể hiện một tình cảm vị kỉ tiêu cực. Có người lại nhấn mạnh “Sóng” thể hiện cái nhìn lạc quan, yêu đời của Xuân Quỳnh, qua đó thể hiện một nhân sinh quan tích cực. Ý kiến của anh/chị thế nào?
 + Tìm những bài thơ sd hình ảnh sóng và biển để diễn tả t/y 
 + Bài thơ được kết cấu theo cách triển khai hai hình tượng sóng đôi là “sóng” và “em”. Hãy nx về yn và hiệu quả của cách k/c ấy.
- Chuẩn bị bài mới: Luyện tập vận dụng: Nêu các PTBĐ thường gặp, đọc SGK trước và PT ngữ liệu trong SGK (xác định các PTBĐ được s/d trong ĐV), viết một BVNL ngắn cho đề bài ở mục 3 (SGK tr.159).
* Bạn nào cần giáo án cả năm (lớp 10, 11, 12) thì liên hệ với mình qua số điện thoại: 01267.567.068. Giáo án mình soạn theo tinh thần là tinh gọn (theo hướng giảm tải cho HS) nhưng vẫn đảm bảo đủ ý, theo luận điểm, có phân tích nghệ thuật (như trên). Ngoài ra, mình còn có tài liệu ôn thi 12, giáo án phụ đạo, tự chọn cho 3 khối, sáng kiến kinh nghiệm, các bộ đề KT, tài liệu bồi dưỡng HSG cho các bạn tham khảo. Mình là GV giỏi cấp tỉnh năm 2014. Năm 2015, tỉ lệ tốt nghiệp môn Văn của mình cao hơn mặt bằng chung của trường và của tỉnh (năm ngoái mình dạy 2 lớp, 1 lớp yếu, 1 lớp TB). Cảm ơn các bạn!

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 37-38 Sóng 2015.doc