Giáo án Ngữ văn lớp 12 - Tiết 73 đến tiết 83

I. Mục tiêu bài học

1. Về kiến thức

 - Khái niệm hàm ý

 - Một số cách thức tạo hàm ý thong dụng

 - Một số tác dụng của cách nói có hàm ý

2. Về kĩ năng

 - Kĩ năng nhận diện hàm ý, phân biệt hàm ý với nghĩa tường minh

 - Kĩ năng phân tích hàm ý: cách thức tạo hàm ý; tác dụng của hàm ý

 - Kĩ năng sử dụng cách nói có hàm ý

3. Về thái độ

 Có ý thức và thói quen sử dụng và tạo hàm ý trong các trường hợp cụ thể

 

doc 29 trang Người đăng trung218 Lượt xem 2344Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 12 - Tiết 73 đến tiết 83", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng nặng nề, làm dịu đi không khí căng thẳng trong quan hệ vợ chồng khi lâm vào hoàn cảnh khó khăn.
3. Bài tập 3: 
Lớp nghĩa tường minh và hàm ý của bài thơ Sóng
- Lớp nghĩa tường minh: Cảm nhận và miêu tả hiện tượng sóng biển với những đặc điểm, trạng thái của nó.
- Lớp nghĩa hàm ý: Vẻ đẹp tâm hồn của người thiếu nữ đang yêu: đắm say, nồng nàn, tin yêu
- Tác phẩm văn học dùng cách thể hiện có hàm ý sẽ tạo nên tính hàm súc, đa nghĩa, biểu đạt cảm xúc, tư tưởng của tác giả một cách tinh tế, sâu sắc.
4. Bài tập 4: 
Cách trả lời có hàm ý cho câu hỏi: "Cậu có thích truyện Chí Phèo của Nam Cao không?”
+ Ai mà chẳng thích? 
+ Hàng chất lượng cao đấy! 
+ Xưa cũ như trái đất rồi!
Ví đem vào tập đoạn trường
Thì treo giải nhất chi nhường cho ai?
* Tổng kết
Tác dụng và hiệu quả của cách nói có hàm ý: 
Tuỳ thuộc vào hoàn cảnh giao tiếp, hàm ý có thể mang lại:
+ Tính hàm súc cho lời nói: lời nói ngắn gọn mà chất chứa nhiều nội dung, ý nghĩa
+ Hiệu quả mạnh mẽ, sâu sắc với người nghe
+ Sự vô can, không phải chịu trách nhiệm của người nói về hàm ý (vì hàm ý là do người nghe suy ra)
+Tính lịch sự và thể diện tốt đẹp trong giao tiếp bằng ngôn ngữ
V. Củng cố: 
1. Củng cố: GV hệ thống kiến thức bài học
2. Dặn dò:
	- Bài cũ: Hoàn thành bài tập vào vở.
	- Bài mới: Đọc và soạn tác phẩm Số phận con người
DUYỆT
Ngày tháng năm 2014
NGƯỜI SOẠN
Tiết 77 (Đọc văn)
SỐ PHẬN CON NGƯỜI (T1)
-M.Sô-lô-khốp-
I. Mục tiêu bài học:	
1. Về kiến thức:
	- Chiến tranh, số phận con người và nghị lực vượt qua số phận
	- Chủ nghĩa nhân đạo cao cả thể hiện ở cách nhìn chiến tranh một cách toàn diện, chân thật.
	- Đặc sắc trong nghệ thuật kể chuyện và phân tích tâm trạng nhân vật.
2. Về kỹ năng:
	Đọc- hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại (văn bản tự sự, bản dịch).
3. Về thái độ:
	Trân trọng cuộc sống, biết yêu thương đùm bọc chở che những số phận bất hạnh
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
	Phương tiện: Sgk, giáo án, thiết kế, sgv;Các tài liệu tham khảo khác.
2. Chuẩn bị của học sinh:
	Sgk, vở soạn, vở ghi.
	Các sách tham khảo khác
III. Cách thức tiến hành
	Đọc sáng tạo, phát vấn, thuyết trình , gợi tìm,thảo luận nhóm
IV. Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định lớp
2. Bài mới: 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
- GV: gọi hs đọc tiểu dẫn sgk và cho biết những nét tiêu biểu về tác giả? Tác phẩm
- HS đọc và trả lời
- GV: Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác của truyện.
- GV: Truyện ngắn này có vị trí như thế nào trong nền văn học Nga?
- HS dựa vào Tiểu dẫn phát biểu vị trí của truyện ngắn Số phận con người trong nền văn học Xô-viết.
- GV: định hướng để HS phân tích hoàn cảnh và tâm trạng của Xô-cô-lốp sau chiến tranh và trước khi gặp bé Va-ni-a
- GV: Cuộc đời của nhân vật Xô – cô – lốp có những đau khổ, bất hạnh nào?
- HS làm việc cá nhân, phát biểu trước lớp.
- GV: Em có suy nghĩ như thế nào về cuộc đời của anh?
- GV: Sau chiến tranh, cuộc đời của anh tiếp diễn như thế nào?
- HS làm việc cá nhân, phát biểu trước lớp.
- GV: Em có suy nghĩ như thế nào về anh qua chi tiết này?
- GV: Qua cuộc gặp gỡ và trò chuyện với cậu bé Va – ni – a, anh biết được những gì về hoàn cảnh của cậu bé? (Nhóm 1)
- GV: An-đrây đã nhận bé Va-ni-a làm con như thế nào? Điều gì đã khiến anh có quyết định nhanh chóng như vậy?(Nhóm 2)
- HS thảo luận nhóm, cử đại diện trình bày.
- Gv gọi hs nhóm khác nhận xét,bổ sung
- GV: Khi đưa đứa con trai mới nhận về nhà, cả hai vợ chồng người bạn anh có thái độ và tâm trạng như thế nào?
- GV: Tiếng khóc của bà có ý nghĩa như thế nào?
- GV: Xô - cô - lốp đã có những cử chỉ ân cần, chăm sóc cho bé Va - ni - a như thế nào? 
+ GV: Có bé Va – ni – a, cuộc đời anh cảm thấy như thế nào? 
I. Khái quát chung
1. Tác giả
 - Mikhaiin A lếch xan đrô vích Sô lô khốp (1905- 1984) là nhà văn Nga lỗi lạc, là nhà tiểu thuyết có tài, liệt vào hàng các nhà văn lớn nhất thế kỉ XX.
 - Tác phẩm của ông được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới. Ông là một tấm gương về sự nỗ lực tự học để vươn lên đến đỉnh cao văn hoá của nhân loại.
 - Nhận giải thưởng Nôben về văn học 1965.
 - Tác phẩm chính: Truyện sông Đông, Thảo nguyên xanh, Sông Đông êm đềm
2. Truyện ngắn Số phận con người (1957)
a. Hoàn cảnh sáng tác:
- Truyện được công bố lần đầu trên báo Sự thật, số ra ngày 31-12-1956 và 1-1-1957.
- Truyện có ý nghĩa khá quan trọng đối với sự phát triển của văn học Xô Viết. Đây là tác phẩm đầu tiên, nhà văn tập trung thể hiện hình tượng con người bất hạnh sau chiến tranh, nhìn cuộc sống và chiến tranh toàn diện, chân thực.
- Về sau, truyện được in trong tập “Truyện sông Đông”.
b. Giá trị
 - Truyện ngắn là cột mốc quan trọng mở ra chân trời mới cho văn học Nga
 - Tác phẩm thể hiện cách nhìn cuộc sống và chiến tranh một cách toàn diện, chân thực ; sự đổi mới cách miêu tả nhân vật, khám phá tính cách Nga, khí phách con người Nga
II. ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN:
1. Hoàn cảnh và tâm trạng của Xô-cô-lốp sau chiến tranh và trước khi gặp bé Va-ni-a:
- Bản thân anh chịu nhiều cay đắng:
+ Bị thương hai lần, hai năm bị đoạ đày trong trại tù binh Đức.
+ Sau khi thoát khỏi cảnh nô lệ tù binh, Xô-cô-lốp được biết một tin đau đớn: 
o Vợ và hai con gái anh đã bị bom phát xít giết hại, 
o Đứa con trai yêu quí của anh bị “một tên thiện xạ Đức” giết chết ngay ngày chiến thắng.
à Vì độc lập và sự sống còn của nhân dân, anh đã chịu đựng những mất mát ghê gớm.
- Sau chiến tranh:
+ Anh không còn quê, không còn nhà, không còn người thân, phải sống nhờ nhà người đồng đội cũ
à Sống trong nỗi đau khổ, thất vọng và cô đơn.
- Anh tìm đến chén rượu để dịu bớt nỗi đau: “Phải nói rằng tôi đã thật sự say mê cái món nguy hại ấy!”
à Bị đẩy vào tình cảnh bế tắc, anh suýt rơi vào nguy cơ nghiện rượu.
2. Cuộc gặp gỡ giữa Xô-cô-lốp và bé Va-ni-a:
- Xô-cô-lốp:
+ Qua một cuộc gặp gỡ và những câu hỏi ngẫu nhiên, anh biết được bé Vania mồ côi, cha mẹ đều đã chết dưới bom đạn chiến tranh, không còn bà con thân thích.
+ Cảm thương cho tình cảnh của chú bé, anh lập tức quyết định nhận bé làm con nuôi.
à Đây là quyết định có tính chất bộc phát, hồn nhiên, không có một chút suy tính hay tư lợi nào, một quyết định xuất phát từ tình yêu thương thật sự.
+ Khi đưa đứa con trai mới nhận về nhà, cả hai vợ chồng người bạn anh đề rất vui: “Bà chủ múc súp bắp cải vào đĩa cho nó, rồi đứng nhìn nó ăn ngấu nghiến mà nước mắt ròng ròng”
o Đó là tiếng khóc thương cho hoàn cảnh tội nghiệp của chú bé;
o Là cả tiếng khóc thương cho cả Xôcôlốp
o Là tiếng khóc cảm phục trước lòng tốt của Xô-cô-lốp
o Là tiếng khóc tự thương cho hoàn cảnh của bà.
+ Xôcôlốp yêu thương bé Vania rất mực: anh luôn tận tâm chăm sóc đứa con một cách vụng về nhưng rất đáng yêu
à Tình thương bộc trực của người cha đau khổ và hạnh phúc.
+ Có bé Vania, anh thấy mình như được hồi sinh: anh thấy mọi thứ như bắt đầu “trở nên êm dịu hơn”
à Chính lòng nhân ái đã giúp anh vượt qua cô đơn
V. Củng cố: 
1. Củng cố: GV hệ thống kiến thức bài học
2. Dặn dò:
	- Bài cũ: Tác giả, tóm tắt tác phẩm, phân tích nhân vật Xô cô lôp
	- Bài mới: Tiếp tục tìm hiểu Số phận con người
DUYỆT
Ngày tháng năm 2014
NGƯỜI SOẠN
Tiết 78 (Đọc văn)
SỐ PHẬN CON NGƯỜI (T2)
-M.Sô-lô-khốp-
I. Mục tiêu bài học:	
1. Về kiến thức:
	- Chiến tranh, số phận con người và nghị lực vượt qua số phận
	- Chủ nghĩa nhân đạo cao cả thể hiện ở cách nhìn chiến tranh một cách toàn diện, chân thật.
	- Đặc sắc trong nghệ thuật kể chuyện và phân tích tâm trạng nhân vật.
2. Về kỹ năng:
	Đọc- hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại (văn bản tự sự, bản dịch).
3. Về thái độ:
	Trân trọng cuộc sống, biết yêu thương đùm bọc chở che những số phận bất hạnh
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
	Phương tiện: Sgk, giáo án, thiết kế, sgv;Các tài liệu tham khảo khác.
2. Chuẩn bị của học sinh:
	Sgk, vở soạn, vở ghi.
	Các sách tham khảo khác
III. Cách thức tiến hành
	Đọc sáng tạo, phát vấn, thuyết trình , gợi tìm,thảo luận nhóm
IV. Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định lớp
2. Bài mới: 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
GV định hướng để HS phân tích Xô-cô-lốp đã vượt lên nỗi đau và sự cô đơn
- GV: Khi viết về hiện thực sau chiến tranh, tác giả viết với thái độ như thế nào?
- GV: Cuộc sống của Xô – cô – lốp sau khi nhận chú bé làm con diễn biến như thế nào? Anh gặp phải những khó khăn gì?
- GV: Xô – cô – lốp cảm nhận như thế nào về thể chất của mình?
- GV: Nỗi đau về tinh thần ám ảnh anh như thế nào?
- GV: Theo em, vì sao anh chỉ dám khóc trong giấc mơ?
- GV: Chốt lại vấn đề.
GV định hướng cho HS tìm hiểu về thái độ của người kể chuyện và ý nghĩa lời trữ tình ngoại đề ở cuối truyện.
- GV: Nhận xét về cách xây dựng cốt truyện của tác giả?
- HS làm việc cá nhân, phát biểu ý kiến.
- GV: Trong truyện, Người kể chuyện còn trực tiếp miêu tả những gì? Miêu tả như vậy có tác dụng gì?
- HS làm việc cá nhân, phát biểu ý kiến.
- GV: Giải thích khái niệm.
- GV: Gọi 1 HS đọc diễn cảm lại đoạn văn.
- GV: Đoạn văn trên gợi em có suy nghĩ gì về thái độ và tình cảm của tác giả?
- HS trả lời
GV :Hướng dẫn học sinh tìm hiểu những suy nghĩ của nhà văn về số phận con người.
- GV: Truyện đã thể hiện tính cách gì của Xô – lô – cốp?
- GV: Hoàn cảnh đau khổ ghê gớm về tinh thần cũng đã góp phần làm nổi bật tính cách gì của nhân vật?
- GV: Khi chia tay với hai cha con Xô-cô- lốp, tác giả có những suy nghĩ như thế nào?
- GV: Qua chi tiết trên, Sô-lô-khốp nhắc nhở và kêu gọi chúng ta điều gì?
- GV: Chốt lại.
- GV gọi HS nhận xét về những suy nghĩ mà nhà văn gửi gắm qua tác phẩm.
- HS tổng hợp kiến thức và phát biểu.
- GV gọi HS nhận xét về nghệ thuật của truyện.
HS tổng hợp kiến thức và phát biểu
3. Xô-cô-lốp đã vượt lên nỗi đau và sự cô đơn:
- Sô – lô – khốp là nhà văn hiện thực nghiêm khắc, ông không tô hồng cuộc sống khó khăn mà Xô-cô-lốp phải vượt qua: 
Xe anh quét nhẹ phải con bò nhưng anh bị tước bằng, bị mất việc, phải đi phiêu bạt để kiếm sống.
- Thể chất anh cũng dần yếu đi: “trái tim tôi đã suy kiệt, đã chai sạn vì đau khổ...”, “có khi tự nhiên nó nhói lên, thắt lại và giữa ban ngày mà tối tăm mặt mũi...”
- Nỗi đau ám ảnh anh không dứt: “hầu như đêm nào ... cũng chiêm bao thấy nhưng người thân quá cố”, đêm nào thức giấc gối “cũng ướt đẫm nước mắt”
à Anh đã và đang gánh chịu những nỗi đau không gì bù đắp nỗi, thời gian cũng không xoa dịu được vết thương lòng. Anh đã cứng cỏi nuốt thầm giọt lệ để cho bé Va – ni – a không phải khóc.
=> Cái nhìn nhân đạo của tác giả.
4. Thái độ của người kể chuyện:
- Truyện được xây dựng theo lối truyện lồng trong truyện, có hai người kể là Xô – cô – lốp và tác giả.
à Người kể chuyện phải tuân theo cách nói năng, tâm tính, giọng điệu của nhân vật Xô – lô – cốp và trực tiếp bộc lộ tâm trạng.
- Người kể chuyện còn trực tiếp miêu tả bối cảnh và thời gian gặp gỡ nhân vật chính, khung cảnh thiên nhiên, chân dung các nhân vật, những ấn tượng và đánh giá về các nhân vật đó.
à Tác giả không che giấu tình cảm, sự xúc động trước số phận con người.
- Thái độ của người kể còn bộc lộ ở đoạn trữ tình ngoại đề cuối truyện:
+ Trữ tình ngoại đề: là sự giãi bày cảm xúc, ấn tượng của nhà văn về những gì đã mô tả, phơi bày trước bạn đọc.
+ “Hai con người ... kêu gọi”
à Tác giả bày tỏ lòng khâm phục và tin tưởng ở tính cách Nga kiên cường.
à Đồng thời cũng xa lạ với lối kết thúc có hậu, tô hồng hiện thực mà báo trước những khó khăn trở ngại mà con người phải vượt qua trên con đường vươn tới tương lai, hạnh phúc.
à Quan điểm của tác giả: “Nghệ sĩ không thể lạnh lùng khi sáng tạo ... khi viết, máu nóng nhà văn phải sôi lên...”
=> Trước số phận bi thảm, trớ trêu của con người, tác giả bộc lộ sự đồng cả và lòng nhân hậu của mình.
5. Suy nghĩ về thân phận con người:
- Tác giả thể hiện nghị lực kiên cường của Xô – lô – cốp trong cuộc đời thường đầy khó khăn sau chiến tranh.
- Hoàn cảnh đau khổ ghê gớm về tinh thần càng làm nổi bật tấm lòng nhân đạo của anh. Trái tim anh rực sáng trong thế giới còn đầy hận thù và đau khổ.
à Truyện khám phá và ca ngợi tính cách Nga “con người có ý chí kiên cường” và lòng nhân ái.
- Tác giả còn miêu tả con người bình thường với phẩm chất yêu nước tiềm tàng, thầm lặng.
- Khi chia tay với hai cha con Xô-cô-lốp, tác giả nghĩ ngay tới “hai con người côi cút, hai hạt cát đã bị sức mạnh phũ phàng cuả bão tố chiến tranh thổi bạt tới những mền xa lạ”
à Sô-lô-khốp nhắc nhở và kêu gọi sự quan tâm của xã hội đối với nhân cách con người và góp tiếng nói lên án chiến tranh phi nghĩa.
=> Tác giả dũng cảm nói lên sự thật, không sợ màu sẫm và gai góc.
III. TỔNG KẾT:
1. Chủ đề:
- Số phận con người tập trung khám phá nỗi bất hạnh của con người sau chiến tranh.
- Nhưng tác giả vẫn giữ niềm tin ở tính cách Nga kiên cường cũng như lòng tin ở cuộc sống bao dung.
2. Nghệ thuật:
- Cách kể chuyện giản dị nhưng chứa đựng sức khái quát rộng lớn và sâu sắc.
- Nhân vật được miêu tả giàu cá tính và sinh động.
V. Củng cố: 
1. Củng cố: GV hệ thống kiến thức bài học
2. Dặn dò:
	- Bài cũ: Phân tích nhân vật Xô cô lôp
	- Bài mới: Soạn Phát biểu tự do
DUYỆT
Ngày tháng năm 2014
NGƯỜI SOẠN
Tiết 79: (Làm văn)
PHÁT BIỂU TỰ DO
I. Mục tiêu bài học:
1. Về kiến thức
	- Khái quát về phát biểu tự do
	- Yêu cầu về phát biểu tự do
2. Về kĩ năng
	Phản xạ nhanh linh hoạt trước các tình huống giao tiếp;biết tìm nội dung và cách phát biểu thích hợp,có khả năng đem lại cho người nghe những điều đúng đắn mới mẻ và bổ ích
3. Về thái độ
	Giữ gìn thái độ phù hợp khi phát biểu
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Chuẩn bị của giáo viên
 	- Giáo án, SGK, SGV Ngữ văn 12, tập 2
	- Tài liệu tham khảo
2. Chuẩn bị của học sinh
	- Sgk, vở bài tập, vở soạn, vở ghi
	- Các tài liệu tham khảo khác
III. Cách thức tiến hành:
	- GV gợi mở vấn đề, hướng dẫn HS thảo luận và làm bài tập
IV. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
2. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
- GV: Hãy tìm một vài ví dụ ở đời sống quanh mình để chứng tỏ rằng: trong thực tế, không phải lúc nào con người cũng chỉ phát biểu những ý kiến mà mình đã chuẩn bị kĩ càng, theo những chủ đề định sắn.
- HS dựa vào phần gợi ý trong SGK để tìm ví dụ.
- GV nhận xét và nêu thêm một số ví dụ khác.
I. TÌM HIỂU VỀ PHÁT BIỂU TỰ DO
1. Những trường hợp được coi là phát biểu tự do.
+ Trong buổi giao lưu: "chát với 8X" của đài truyền hình kĩ thuật số, khi được ngời dẫn chương trình gợi ý: "trong chuyến đi châu Âu, kỉ niệm nào anh nhớ nhất?", một khách mời (nhạc sĩ) đã phát biểu: "Có rất nhiều kỉ niệm đáng nhớ trong chuyến đi ấy: chụp ảnh lưu niệm với bạn bè; những buổi biểu diễn; gặp gỡ bà con Việt Kiều; Nhng có lẽ kỉ niệm đáng nhớ nhất trong chuyến đi ấy, vâng, tôi nhớ ra rồi, đó là đêm biểu diễn cho bà con Việt kiều ta ở Pa-ri ". Và cứ thế, vị khách mời đã phát biểu rất say sa những cảm nhận của mình về đêm biểu diễn ấy: nhạc sĩ biểu diễn ra sao, bà con cảm động thế nào, những người nước ngoài có mặt hôm ấy đã phát biểu những gì,
+ Một bạn học sinh khi được cô giáo nêu vấn đề: "Hãy phát biểu những hiểu biết của em về thơ mới Việt Nam giai đoạn 30- 45" đã giơ tay xin ý kiến: "Thưa cô, em chỉ xin phát biểu về mảng thơ tình thôi được không ạ". Được sự đồng ý của cô giáo, bạn học sinh ấy đã phát biểu một cách say sa, hào hứng (tuy có phần hơi lan man) về mảng thơ tình trong phong trào thơ mới: những nhà thơ có nhiều thơ tình, những bài thơ tình tiêu biểu, những cảm nhận về thơ tình,
+ Trong buæi §¹i héi chi ®oµn, mÆc dï kh«ng ®­îc ph©n c«ng tham luËn nhng ngay sau khi nghe b¹n A ph¸t biÓu vÒ phong trµo "häc tËp vµ lµm theo tÊm g¬ng ®¹o ®øc Hå ChÝ Minh", b¹n B ®· xin ph¸t biÓu vµ b¹n ®ãng gãp nhiÒu ý kiÕn rÊt hay, rÊt bæ Ých, thËm chÝ cßn h¬n c¶ bµi ph¸t biÓu chuÈn bÞ s½n cña b¹n A.
Trªn ®©y lµ nh÷ng vÝ dô vÒ ph¸t biÓu tù do.
- GV: Từ những ví dụ nêu trên, anh (chị) hãy trả lời câu hỏi: Vì sao con người luôn có nhu cầu được (hay phải) phát biểu tự do?
- HS dựa vào ví dụ và tình huống nêu ra trong SGK để phát biểu.
2. Nhu cầu được (hay phải) phát biểu tự do.
+ Trong quá trình sống, học tập và làm việc, con người có rất nhiều điều say mê (hay buộc phải tìm hiểu). Tri thức thì vô cùng mà hiểu biết của mỗi người có hạn nên chia sẻ và đợc chia sẻ là điều vẫn thường gặp.
+ "Con ngời là tổng hòa các mối quan hệ xã hội". Vì vậy, phát biểu tự do là một nhu cầu (muốn người khác nghe mình nói) đồng thời là một yêu cầu (ngời khác muốn được nghe mình nói). Qua phát biểu tự do, con người sẽ hiểu ngời, hiểu mình và hiểu đời hơn.
- GV nêu câu hỏi trắc nghiệm: Làm thế nào để phát biểu tự do thành công?
a) Không được phát biểu về những gì mình không hiểu biết và thích thú.
b) Phải bám chắc chủ đề, không để bị xa đề hoặc lạc đề.
c) Phải tự rèn luyện để có thể nhanh chónh tìm ý và sắp xếp ý. 
d) Nên xây dựng lời phát biểu thành một bài hoàn chỉnh.
e) Chỉ nên tập trung vào những nội dung có khả năng làm cho người nghe cảm thấy mới mẻ và thú vị.
g) Luôn luôn quan sát nét mặt, cử chỉ của người nghe để có sự điều chỉnh kịp thời.
- HS dựa vào kinh nghiệm bản thân và những điều tìm hiểu trên đây để có những lựa chọn thích hợp.
3. Cách phát biểu tự do
+ Phát biểu tự do là dạng phát biểu trong đó người phát biểu trình bày với mọi người về một điều bất chợt nảy sinh do mình thích thú, say mê hoặc do mọi người yêu cầu.
+ Vì bất ngờ, ngẫu nhiên, ngoài dự tính nên ngời phát biểu không thể tức thời xây dựng lời phát biểu thành một bài hoàn chỉnh có sự chuẩn bị công phu.
+ Người phát biểu sẽ không thành công nếu phát biểu về một đề tài mà mình không hiểu biết và thích thú. Vì có hiểu biết mới nói đúng, có thích thú mới nói hay. Nhng hứng thú không dễ đến, hiểu biết thì có hạn, càng không thể đến một cách bất ngờ. Muốn tạo hứng thú và có vốn hiểu biết, không có cách gì hơn là say mê học tập, tìm hiểu, sống nhiệt tình và say mê với cuộc đời.
+ Phát biểu dù là tự do cũng phải có người nghe. Phát biểu chỉ thực sự thành công khi thực sự hướng tới ngời nghe. Người phát biểu phải chọn đề tài phù hợp, có cách nói phù hợp với người nghe. Trong quá trình phát biểu cần quan sát nét mặt, cử chỉ, của người nghe để có sự điều chỉnh kịp thời. Thành công của phát biểu tự do chỉ thực sự có được khi hứng thú của người nói bắt gặp và cộng hưởng với hứng thú của người nghe. Dĩ nhiên, không người nghe nào hứng thú với những gì đã làm họ nhàm chán trừ khi điều không mới được phát biểu bằng cách nói mới.
Như vậy, trong tất cả các phương án trên, chỉ có phương án (d) là không lựa chọn còn lại đều là những cách khiến phát biểu tự do thành công.
Lưu ý: đọc kĩ phần ghi nhớ.
- GV có thể đưa mục (4) trong SGK vào phần luyện tập để khắc sâu những điều cần ghi nhớ ở mục (3).
- Trên cơ sở mục (3), HS cụ thể hóa những điều đặt ra ở mục (4).
II. LUYỆN TẬP
1. Luyện tập tình huống phát biểu tự do (mục 4- SGK) 
Bước 1: Chọn chủ đề cụ thể.
Bước 2: Kiểm tra nhanh xem vì sao mình chọn chủ đề ấy (tâm đắc? được nhiều ngời tán thành? chủ đề mới mẻ?... hay là tất cả những lí do đó?).
Bước 3: Phác nhanh trong óc những ý chính của lời phát biểu và sắp xếp chúng theo thứ tự hợp lí.
Bước 4: Nghĩ cách thu hút sự chú ý của người nghe (nhấn mạnh những chỗ có ý nghĩa quan trọng; đưa ra những thông tin mới, bất ngờ, có sức gây ấn tợng; lồng nội dung phát biểu vào những câu chuyện kể lí thú, hấp dẫn; tìm cách diễn đạt dễ tiếp nhận và trong hoàn cảnh thích hợp có thêm sự gợi cảm hay hài hước; thể hiện sự hào hứng của bản thân qua ánh mắt, giọng nói, điệu bộ; tạo cảm giác gần gũi, có sự giao lưu giữa người nói và người nghe).
- GV hướng dẫn HS thực hiện các bài luyện tập trong SGK. 
2. Phần luyện tập trong SGK
+ Tiếp tục su tầm những lời phát biểu tự do đặc sắc (BT 1).
+ Ghi lại lời phát biểu tự do về một cuốn sách đang được giới trẻ quan tâm, yêu thích và phân tích:
- Đó đã thật sự là phát biểu tự do hay vẫn là phát biểu theo chủ đề định sẵn?
- So với những yêu cầu đặt ra cho những ý kiến phát biểu tự do thì lời phát biểu của bản thân có những ưu điểm và hạn chế gì?
- GV có thể chọn một chủ đề bất ngờ và khuyến khích những học sinh có hứng thú và hiểu biết thực hành- cả lớp nghe và nhận xét, góp ý.
3. Thực hành phát biểu tự do
Có thể chọn một trong các đề tài sau:
+ Dòng nhạc nào đang đợc giới trẻ ưa thích?
+ Quan niệm thế nào về "văn hóa game"?
+ Tình yêu tuổi học đường- nên hay không nên?
+ Chương trình truyền hình mà bạn yêu thích?
v. v 
V. Củng cố: 
1. Củng cố: GV hệ thống kiến thức bài học
2. Dặn dò:
	- Bài cũ: Về nhà làm bài tập còn lại
	- Bài mới: Soạn Ông già và biển cả
DUYỆT
Ngày tháng năm 2014
NGƯỜI SOẠN
Tiết 80 (Đọc văn)
ÔNG GIÀ VÀ BIỂN CẢ (T1)
(Trích- Hê minh uê)
I. Môc tiªu bµi häc
1. VÒ kiÕn thøc
	- Ý chÝ vµ nghÞ lùc cña «ng l·o ®¸nh c¸ trong cuéc chinh phôc con c¸ kiÕm còng nh­ chèng chäi víi sù d÷ déi cña biÓn kh¬i
	- Chi tiÕt gi¶n dÞ ch©n thùc mang ý nghÜa hµm Èn lín lao
2. VÒ kÜ n¨ng
	- §äc hiÓu v¨n b¶n theo ®Æc tr­ng thÓ lo¹i(tù sù,dÞch)
	- Ph©n tÝch diÔn biÕn t©m tr¹ng nh©n vËt
3. VÒ th¸i ®é
	Kh«ng tõ bá khã kh¨n trong cuéc sèng,tr©n träng thµnh qu¶ lao ®éng cho dï lµ nhá nhÊt
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Chuẩn bị của giáo viên: 
	Phương tiện: Sgk, giáo án, thiết kế, sgv;Các tài liệu tham khảo khác.
2. Chuẩn bị của học sinh:
	Sgk, vở soạn, vở ghi.
	Các sách tham khảo khác
III. Cách thức tiến hành:
	Phương pháp:phát vấn, thuyết trình , gợi tìm,hướng dẫn hs trả lời câu hỏi
IV. Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định lớp: 
2. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
- GV: Yêu cầu 1 HS đọc phần Tiểu dẫn (SGK) và Nêu những ý chính về Hê-ming-uê, tiểu thuyết Ông già và biẻn cả, vị trí của đoạn trích học.
- HS làm việc cá nhân.
 - GV: Nhận xét và tóm tắt những nội dung cơ bản.
- GV: Giới thiệu hòan cảnh sáng tác của tác phẩm.
- GV: Yêu cầu học sinh dựa vào Tiểu dẫn nêu vị trí đoạn trích.
- GV: Yêu cầu học sinh tóm tắt đoạn trích theo phần chuẩn bị trước ở nhà.
- HS tóm tắt theo yêu cầu của GV.
- GV: Ghi nhận nội dung chính.
- GV: Chỉ bằng cái nhìn quan sát và cảm giác đau đớn nơi bàn tay, ông lão đã ước lượng đư

Tài liệu đính kèm:

  • docNgu_Van_12.doc