Giáo án Ngữ văn lớp 12 - Trường THPT An Lương

A.Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh nắm được:

1.Kiến thức: Giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm, cũng như thái độ trước hiện thực và ngòi bút kí sự chân thực, sắc sảo của Lê Hữu Trác qua đoạn trích miêu tả cuộc sống và cung cách sinh hoạt nơi phủ chúa Trịnh

2.Kỹ năng: Phân tích được đoạn trích, cảm nghĩ của HS qua đoạn trích

3.Giáo dục tư tưởng: Bồi dưỡng nhân cách qua nhân vật Lê Hữu Trác

B.Phương pháp dạy học: Đàm thoại, tích hợp, gợi mở.

C.Chuẩn bị của Thầy và trò:

1.Giáo viên: Soạn giáo án

2.Học sinh: Soạn bài ở nhà.

D.Tiến trình tiết dạy:

1.Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số, tác phong

2.Kiểm tra bài cũ:

3.Dẫn nhập bài mới:

 

doc 454 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1496Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 12 - Trường THPT An Lương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 tin chắc rằng mình sẽ được trả công xứng đáng
-XTĐỏ thì danh giá và uy tín càng cao thêm vì chính nhờ hắn mà cụ cố tổ chết (Xuân có công tố cáo việc ông Phán mọc sừng trước mặt cụ cố tổ)
Đạo lí, phong tục tập quán ngàn đời bị đảo lộn. Ở cái Xh kim tiền đầy dục vọng, cái nghĩa tử truyền thống đã bị thay thế hoàn toàn bằng lối sống thực dụng.
2.Toàn cảnh đám tang:
-Cảnh chuẩn bị: Tưng bừng, vui vẻ đi đưa giáy cáo phó, gọi phường kèn, thuê xe đám ma
-Cảnh đưa đám:
 +Là một đám ma ta tát, có kiệu, có xe tay, vài trăm vòng hoa, rất đông người đi đưa đám
 +Đám tang theo cả 3 lối: Tây – Ta –Tàu với đủ loại âm thanh: Kèn Tây, kèn Ta, kèn Tàu lần lượt thay nhau mà rộn lên
Có thể làm cho người chết nằm trong quan tài phải mỉm cười sung sướng nếu không gật gù cái cái đầu”
 +Đám tang đến đâu làm huyên náo đến đấy
Vạch trần sự giả dối, phô trương của những kẻ lắm của nhiều tiền, phi đạo đức
3.Nghệ thuật trào phúng của chương truyện:
-Giọng văn nghịch ngợm, hóm hỉnh nửa nhại, nửa hài
-Cách dùng chữ nghĩa thâm thúy, giàu ý nghĩa mỉa mai, cười cợt
( +Từ lai tạp: me sừ xuân, Jozeph Thiết, đốc tờ Trực Ngôn: chỉ người lai căng: nửa Tây nửa Ta.
 +Từ ngoại lai: lăng xê, bú dích (đọc chệch âm miu dích (mussic): âm nhạc)
 +Nửa Nôm, nửa Hán: Ngây thơ, chinh phục, chiếm lòng, trinh tiết
 +Tổ hợp từ hóm hỉnh, trái khoáy: Hạnh phúc của một tang gia, lẳng lơ một cách chân chính, hư hỏng một cách khoa học
III.TỔNG KẾT:
 (Ghi nhớ SGK)
4.Củng cố – Dặn dò: 
a.Củng cố: Đám tang của một gia đình thượng lưu nhân vật tay sai của CN thực dân
 Nghệ thuật trào phúng độc đáo của nhà văn VTP
b.Dặn dò: Chuẩn bị bài: “Phong cách ngôn ngữ Báo chí” 
E.Rút kinh nghiệm:
Tiết 47
Ngày soạn: 16/11 /2007
Phong cách ngôn ngữ báo chí
A.Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh nắm được:
1.Kiến thức: Hiểu được khái niệm ngôn ngữ báo chí, các thể loại chủ yếu của VH báo chí và đặc điểm của phong cách ngôn ngữ báo chí.
2.Kĩ năng: Biết viết một bài đưa tin trên báo tường, biết phân tích một bài phóng sự hoặc tiểu phẩm báo chí.
3.Giáo dục tư tưởng: Tạo hứng thú cho HS yêu thích học Tiếng việt
B.Phương pháp dạy học: Đàm thoại, tích hợp, gợi mở.
C.Chuẩn bị của Thầy và trò:
1.Giáo viên: Soạn giáo án 
2.Học sinh: Chuẩn bị bài soạn
D.Tiến trình tiết dạy:
1.Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số, tác phong
2..Kiểm tra bài cũ: 
 Câu hỏi: Ngữ cảnh là gì ? Lấy ví dụ minh họa 
3.Bài mới:
 Lời ăn tiếng nói hằng ngày của nhân dân vốn là nguyên liệu vô tận của ngôn ngữ VB. Nhưng mỗi loại VB lại sử dụng ngôn ngữ theo một phong cách riêng. Để hiểu thêm điều đó, hôm nay chúng ta hãy tìm hiểu thêm phong cách ngôn ngữ của một loại VB mới: Phong cách ngôn ngữ Báo chí
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung bài giảng
Hoạt động 1: GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu ngôn ngữ Báo chí
-GV gọi HS đọc phần I/SGK
-Đặc điểm của một bản tin ?
*GV: Một bản tin cần phải có những thông tin chính xác về thời gian, địa điểm, sự kiện (sự kiện gì, xảy ra như thế nào, ở đâu ?) nhằm cung cấp những thông tin mới cho người đọc.
-GV gọi HS đọc VD2/ SGK130
-Đặc điểm của một phóng sự ?
*GV:Về thực chất, phóng sự báo chí cũng là một bản tin nhưng được mở rộng phần tường thuật chi tiết sự kiện và miêu tả bằng hình ảnh để cung cấp cho người đọc một cái nhìn đầy đủ, sinh động và hấp dẫn về sự kiện ấy.
-GV gọi HS đọc VD3/ SGK130
-Đặc điểm của một tiểu phẩm?
*GV: Tiểu phẩm là một hình thức báo chí tương đối tự do (chọn đề tài, cách viết, sử dụng ngôn từ) và thường mang dấu ấn cá tính của người viết. Với tiểu phẩm, chính kiến của người viết thường ẩn sau tiếng cười hài hước, dí dỏm.
-Qua ba VD trên em hiểu ngôn ngữ báo chí là gì ?
*GV: Ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ thông tin hay là truyền tin tức cho mọi người trong cộng đồng được biết, tức là cần trả lời các câu hỏi chính: Ở đâu? Khi nào? Cái gì xảy ra? Xaye ra như thế nào? Ý kiến? Nếu chỉ viết ngắn, thông tin về những phương diện như trên của sự việc, ta có thể loại tin tức.
Hoạt động 2: Nhận xét chung về văn bản báo chí và ngôn ngữ báo chí
-GV gọi HS đọc phần 2/SGK
-Các thể loại của báo chí ?
-Đặc điểm về ngôn ngữ của mỗi thể loại ?
-Trình bày những đặc trưng cơ bản về PCNN báo chí ?
-GV gọi HS đọc phần ghi nhớ SGK
Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS Luyện tập
-HS đọc I/SGK
-HS trả lời
-HS VD 2/SGK
-HS trả lời
-HS VD 3/SGK
-HS trả lời
-HS trả lời
-HS đọc phần 1
-HS đọc
I.NGÔN NGỮ BÁO CHÍ:
1.Tìm hiểu một số thể loại văn bản Báo chí:
a.Bản tin:
-VD: SGK Trang 129 
Một bản tin cần có thời gian, địa điểm, sự kiện chính xác nhằm cung cấp những tin tức mới cho người đọc.
b.Phóng sự:
-VD: SGK Trang 130
Phóng sự báo chí cũng là một bản tin nhưng được mở rộng phần tường thuật chi tiết sự kiện và miêu tả bằng hình ảnh để cung cấp cho người đọc một cái nhìn đầy đủ, sinh động và hấp dẫn về sự kiện ấy.
c.Tiểu phẩm:
-VD: SGK Trang 130
Tiểu phẩm là một trong những thể loại gọn nhẹ của báo chí, với giọng văn thân mật, dân dã, thường có sắc thái mỉa mai, châm biếm nhưng hàm chứa một chứng kiến về thời cuộc.
Ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ dùng để thông báo tin tức thời sự trong nước và quốc tế, phản ánh chính kiến của tờ báo và dư luận quần chúng nhằm thúc đẩy tiến bộ của XH.
2.Nhận xét chung về văn bản báo chí và ngôn ngữ báo chí:
a.Báo chí có nhiều thể loại như: bản tin, phóng sự, tiểu phẩm, ý kiến bạn đọc, thư bạn đọc, phỏng vấn, trao đổi ý kiến, quảng cáo
b.Các yêu cầu riêng về ngôn ngữ:
-Bản tin: từ ngữ phổ thông, giản dị, nghĩa tường minh, câu đơn giản
-Phóng sự: ngôn ngữ chuẩn xác, có cá tính, có giá trị gợi hình gợi cảm
-Tiểu phẩm: ngôn ngữ tự do, đa nghĩa hài hước dí dỏm
-Quảng cáo:ngôn ngữ hấp dẫn, giàu hình ảnh
-Phỏng vấn: ngôn ngữ linh hoạt, chính xác hấp dẫn
-Bình luận: thuật ngữ chuyên môn chính xác, cấu trúc chặt chẽ
c.Các đặc trưng của PCNN báo chí:
-Tính thời sự cập nhật 
-Tính thông tin ngắn gọn
-Tính sinh động, hấp dẫn
II.LUYỆN TẬP:
1.GV minh họa một số tờ báo: Tiền phong, báo Thanh niên 
Nhận diện: 
-Thể loại thường gặp: bản tin, phóng sự, tiểu phẩm.
-Đặc điểm của tờ báo: (theo phương diện, định kì xuất bản, lĩnh vực XH, đối tượng, độc giả)
2.Phân biệt hai thể loại báo chí: bản tin và phóng sự:
a.Bản tin:
-Thông tin sự việc một cách ngắn gọn
-Thông tin kịp thời, cập nhật
b.Phóng sự:
-Vừa thông tin sự việc, vừa miêu tả sinh động, cụ thể
-Yêu cầu: gợi cảm, gây được hứng thú.
4.Củng cố – Dặn dò: 
a.Củng cố: Qua bài tập luyện tập
b.Dặn dò: Chuẩn bị bài: “Phong cách ngôn ngữ Báo chí” (Tiết 2)
E.Rút kinh nghiệm:
Tiết 48
Ngày soạn:19 /11/2007
TRẢ BÀI VIẾT SỐ 3
A.Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh nắm được:
-Giúp học sinh:
+Viết được bài nghị luận văn học vừa thể hiện hiểu biết vềtác phẩm, vừa nêu lên những suy nghĩ riêng, bước đầu có tính sáng tạo
+Rèn luyện cách phân tích, nêu cảm nghĩ của bản thân.
B.Phương pháp dạy học: Đàm thoại, tích hợp, gợi mở.
C.Chuẩn bị của Thầy và trò:
1.Giáo viên: Soạn giáo án 
2.Học sinh: Xem lại bài làm của mình
D.Tiến trình tiết dạy:
1.Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số, tác phong
2..Kiểm tra bài cũ: 
3.Bài mới:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung bài giảng
+Ghi đề lên bảng 
+Nhận xét chung về bài làm của HS về ưu điểm – khuyết điểm 
+Giáo viên thống kê kết quả – đọc trước lớp
+Hướng dẫn học sinh sửa bài cụ thể
+Phần tìm hiểu bài
Yêu cầu học sinh xác định thể loại, nội dung, tư liệu
- Hướng dẫn học sinh lập dàn ý
+Mở bài nêu những gì?
+Thân bài 
+Kết bài 
Chỉ ra chỗ sai ở những câu văn cho đúng? Sửa lại cho đúng.
-Đọc lại đề bài
Nguyễn Khuyến và Tú Xương có nỗi niềm tân sự giốngnhau nhưng giọng thơ có điểm khác nhau như thế nào? Hãy làm rõ ý kiến của mình .
-Học sinh trả lời:
-Thể loại: Nghị luận VH
-Nội dung: Nỗi niềm tân sự giống nhau nhưng giọng thơ có điểm khác nhau (Nguyễn Khuyến và Tú Xương)
 -Phạm vi tư liệu dẫn chứng: 
Thơ văn Nguyễn Khuyến và Tú Xương (CT 11)
-Học sinh trả lời từng phần 
-Học sinh sửa lỗi
+NKhuyến Nguyễn Khuyến
+Thươn vợThương vợ
+giương khuê Dương Khuê
-Diễn đạt lủng củng: Hải (11A12), Nguyên (11A16)
Đề: 
Nguyễn Khuyến và Tú Xương có nỗi niềm tân sự giốngnhau nhưng giọng thơ có điểm khác nhau như thế nào? Hãy làm rõ ý kiến của mình .
I.Trả bài
II.Nhận xét chung:
1.Ưu điểm: Đa số học sinh nắm được yêu cầu của đề 
2.Nhược điểm:
+Bài viết chưa đi sâu vào nội dung chính 
+Sai nhiều lỗi: Chính tả, diễn đạt, hình thức trình bày chưa đạt.
III.Thống kê kết quả:
TT
Lớp
G
K
TB
Y
K
1
11A12
2
11A11
3
11A8
4
11A16
IV.Sửa bài:
1.Tìm hiểu đề:
+Thể loại: Nghị luận VH
+Nội dung: Nỗi niềm tân sự giống nhau nhưng giọng thơ có điểm khác nhau (Nguyễn Khuyến và Tú Xương)
+Phạm vi tư liệu dẫn chứng:
Thơ văn Nguyễn Khuyến và Tú Xương (CT 11)
2.Những gợi ý:
a.Đặc điểm thời đại Nguyễn Khuyến và Tú Xương: Cả hai tác giả đều sống ở giai đoạn giao thời đổ vỡ, Xh phong kiến già nua đang chuyển thành XH lai căng thực dân nửa phong kiến. Chính yếu tố thời đại ảnh hửơng trực tiếp đến cảm xúc thơ của các nhà thơ
b.Thơ của hai tác giả cùng có điểm chung : Thơ của Nguyễn Khuyến và Tú Xương đều có những điểm chung về nội dung và giọng điệu:
+Giọng điệu: Cả hai đều có giọng điệu trào phúng và trữ tình.
+Nội dung: Cả hai tác giả đều bộc bạch tâm sự yêu nước, thương nhà, dều viết về con người, nông thôn bạn bè, chế giễu đả kích những thói hư tật xấu trong Xh bấy giờ.
c.Điểm khác nhau cơ bản của Nguyễn khuyến và Tú Xương chính là giọng thơ:
+Nổi bật ở Tú Xương là tiếng cười trào phúng dữ dội, quyết liệt.Trần Tế Xương xuất hiện như một phong cách trào phúng đặc sắc với tiếng cười vỗ mặt sâu cay.
+Ở Nguyễn Khuyến là tiếng cười hóm hỉnh, nhẹ nhàng, thâm trầm, độ lượng
d.Chứng minh qua các tác phẩm đã học:
+Nguyễn Khuyến: Thu điếu, Khóc Dương Khuê,
+Trần Tế Xương: Thương vợ, Vịnh khoa thi Hương 
3.Sửa lỗi:
a.Chính tả – dùng từ:
b.Câu:
-Tối nghĩa, câu văn thiếu chủ ngữ
c.Diễn đạt:
+ Lủng củng, dài dòng
V.Đọc bài làm khá
-Bài viết HS phạm Thị Yến - lớp 11A8
4.Củng cố – Dặn dò: 
a.Củng cố: Trả bài viết cho HS, giải trình những thắc mắc của HS (Nếu có).
b.Dặn dò: Chuẩn bị bài: “Phong cách ngôn ngữ Báo chí” (Tiết 2)
E.Rút kinh nghiệm:
Tiết 48
Ngày soạn: 19/11 /2007
Một số thể loại văn học: thơ, truyện
A.Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh nắm được:
1.Kiến thức: Hiểu khái quát đặc điểm một số thể loại văn học: thơ, truyện 
2.Kĩ năng: Vận dụng những hiểu biết đó vào việc đọc văn 
3.Giáo dục tư tưởng: Tạo hướng thú cho HS yêu thích môn Làm văn
B.Phương pháp dạy học: Đàm thoại, tích hợp, gợi mở.
C.Chuẩn bị của Thầy và trò:
1.Giáo viên: Soạn giáo án 
2.Học sinh: Chuẩn bị bài soạn
D.Tiến trình tiết dạy:
1.Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số, tác phong
2..Kiểm tra bài cũ: 
 Câu hỏi: 
3.Bài mới:
 Mỗi tác phẩm văn học bao giờ cũng được xếp vào một thể loại nhất định. Tìm hiểu thể loại sẽ giúp ta hiểu rõ hơn đặc điểm hình thức tổ chức của tác phẩm. Hôm nay, chúng ta hãy tìm hiểu hai thể loại thông dụng nhất: đó là Truyện và Thơ
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung bài giảng
Hoạt động 1: GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu khái lược về thơ
-GV gọi HS đọc phần I/SGK
-Thơ bắt nguồn từ đâu? Thơ có từ bao giờ? Cốt lõi của thơ là gì?Phân biệt Thơ với văn xuôi tự sự, kịch nghị luận ở những đặc diểm nào ?
*GV: 
-Thơ xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử loài người từ Đông sang Tây, từ những bài hát lao động thời cổ đại, từ Kinh thi thời Khổng Tử, từ ca dao cổ
-Thơ khởi phát từ lòng người (Lê Quý Đôn). Cốt lõi của thơ là tình cảm, cảm xúc tâm trạng là cảm hứng dạt dào của người viết, là tiếng nói của tâm hồn chở nặng suy tư của con người 
DC: Lượm – Tố Hữu
-Ngôn ngữ thể hiện cảm xúc, cô đọng giàu nhịp điệu, hình ảnh được tổ chức một cách đặc biệt theo các thể thơ, theo cảm xúclà đặc trưng để phân biệt thơ và văn xuôi
-Phân loại thơ 
+Thơ trữ tình: DC: Bài thơ “Tự tình” của Hồ Xuân Hương
+Thơ trữ tình: Vịnh khoa thi Hương – Trần Tế Xương
-Em có thích, có hay đọc thơ không? Em thường đọc thơ như thế nào ?Nếu không phải là bài giảng của thầy cô thì em thường làm như thế nào ? Mức độ hiểu biết, cảm nhận và đánh giá của bản thân ?
Hoạt động 2: GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu khái lược về Truyện
-Truyện khác thơ, tự sự khác trữ tình ở chỗ nào ? Phân tích ví dụ
2.Phân loại Truyện:
-HS đọc I/SGK
-HS trả lời
-HS trình bày
-HS trao đổi và trình bày .
-HS trình bày
I.THƠ:
1.Khái lược về thơ:
 -Thơ là một thể loại văn học có phạm vi phổ biến rộng và sâu.
-Thơ khởi phát từ lòng người (Lê Quý Đôn).
-Ngôn ngữ thể hiện cảm xúc, cô đọng giàu hình ảnh nhạc điệu. Sự phân dòng và hiệp vần của lời thơ, cách ngắt nhịp, sử dụng thanh điệu làm tăng sức âm vang và lan tỏa, thấm sâu của ý thơ.
2.Phân loại thơ:
-Phân loại thơ theo nội dung biểu hiện có:
 +Thơ trữ tình: đi sâu vào tâm tư, tình cảm, những chiêm nghiệm về cuộc đời 
 +Thơ tự sự: cảm nghĩ vận động theo mạch kể chuyện 
+Thơ trữ tình: phủ nhận những điều xấu bằng lối viết đùa cợt, mỉa mai, khôi hài 
-Phân loại theo cách thức tổ chức bài thơ có thơ cách luật (Viết theo luật đã định trước như thơ Đường luật, lục bát , song thất lục bát
-Thơ tự do
-Thơ văn xuôi
3.Yêu cầu về đọc thơ:
-Sách giáo khoa trang 134 (3 ý)
II.TRUYỆN:
1.Khái lược về Truyện:
Truyện thuộc loại tự sự. Là phương thức phản ánh hiện thực đời sống qua câu chuyện, sự kiện sự việc bởi người kể chuyện (trần thuật) một cách khách quan, đem lại một ý nghĩa tư tưởng nào đó 
 -Truyện thường có cốt truyện: chuỗi sự việc, nhân vật, chi tiết được sắp xếp theo cấu trúc nào đó
 -Nhân vật đóng vai trò nối kết các chi tiết, làm nên cốt truyện, các loại nhân vật trong truyện
 -Tình huống truyện đóng vai trò làm cho chuyện trở thành truyện hấp dẫn 
 -Vai trò người kể chuyện và cách kể, đặt ngôi kể, trình tự kể
-Lời văn tự sự: lời người kể chuyện, lời nhân vật, đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm, xen lẫnngôn ngữ gần với đời sống hiện thực.
 -Phạm vi hiện thực không bị hạn chế về thời gian, không gian. 
2.Phân loại Truyện:
-Truyện dân gian, Truyện trung đại, Truyện hiện đại, Truyện ngắn, Truyện vừa, Truyện dài, Truyện tình báo, Truyện lịch sử, Truyện thơ, Truyện trào phúng
3.Yêu cầu đọc truyện:
-Đọc ĩ nhiều lần, kết hợp đọc lướt, đọc chậm, đọc toàn truyện, đọc kĩ từng đoạn, đọc diễn cảm
-nắm vững cốt truyện và có thể tóm tắt nội dung truyện. Xác định thể loại truyện. Phân tích cốt truyện, bố cục, kết cấu, cách kể chuyện, ngôi kể, trình tự kể, cách mở đầu, kết thúc, ý nghĩa nhan đề truyện.
-Tìm hiểu và phân tích giá trị nghệ thuật của truyện: những nét riêng độc đáo về các mặt xây dựng cốt truyện, kết cấu, nhân vật, lời văn , chi tiế
4.Củng cố – Dặn dò: 
a.Củng cố: Lý thuyết
b.Dặn dò: Chuẩn bị: “Luyện tập” (Tiết 2)
E.Rút kinh nghiệm:
Tiết 49
Ngày soạn: 19/11 /2007
Một số thể loại văn học: thơ, truyện (T.T)
A.Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh nắm được:
1.Kiến thức: Hiểu khái quát đặc điểm một số thể loại văn học: thơ, truyện 
2.Kĩ năng: Vận dụng những hiểu biết đó vào việc đọc văn 
3.Giáo dục tư tưởng: Tạo hướng thú cho HS yêu thích môn Làm văn
B.Phương pháp dạy học: Đàm thoại, tích hợp, gợi mở.
C.Chuẩn bị của Thầy và trò:
1.Giáo viên: Soạn giáo án 
2.Học sinh: Chuẩn bị bài soạn
D.Tiến trình tiết dạy:
1.Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số, tác phong
2..Kiểm tra bài cũ: 
 Câu hỏi: 
3.Bài mới:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung bài giảng
Hoạt động 3: GV hướng dẫn học sinh Luyện tập
-GV gọi HS đọc BT 1/SGK
2.Bài tập 2/SGK:
-HS đọc BT1 /SGK
-HS trả lời
II.LUYỆN TẬP:
1.Bài tập 1/SGK:
Một số nét đặc sắc trong nghệ thuật biểu hiện biểu hiện của bài Câu cá mùa thu:
 -Nghệ thuật tả cảnh: chọn điểm nhìn (từ ao thu tới tầng mây rồi trở lại ao thu- trung tâm của sự miêu tả là ao thu ), đặc tả cận cảnh những gì quan sát được trên mặt ao mà gợi được cái thần thái của mùa thu nơi làng quê (se lạnh, trong trẻo và đặc biệt yên tĩnh ), mở rộng không gian với chiều cao đến vô tânaận của trời thu, dùng cái động (tiếng cá đớp dưới chân bèo) để gợi cái tĩnh mịch, êm đềm của làng quê
-Nghệ thuật tả tình: bút pháp tả cảnh ngụ tình (qua cảnh thu thấy sự quan sát tinh tế, tình yêu kín đáo mà thiết tha của nhà thơ với thiên nhiên, với quê hương đất nước)
-Sử dụng ngôn ngữ: ngôn ngữ giàu hình ảnh, màu sắc (sóng hơi gợn tí, mây lơ lửng, lá khẽ đưa, nước trong veo, trời xanh ngắt ), cách gieo vần eo trong các từ cuối của nhiều dòng thơ gợi tả được khung cảnh tĩnh lặng, vắng vẻ đồng thời lại gợi được cảm giác êm ả, nhẹ nhàng về cảnh mùa thu thân thuộc nơi thôn quê dân dã.
2.Bài tập 2/SGK:
Nhận xét về cốt truyện, nhân vật, lời kể trong truyện Hai đứa trẻ:
 -Cốt truyện: Hai đứa trẻ có cốt truyện đơn giản, các sự iện rất ít (chỉ có một sự kiện đáng kể là việc Liên và An đón đợi tàu đi qua trong đêm khuya). Nội dung tác phẩm chủ yếu được kết cấu theo những diễn biến tâm hồn của hai đứa trẻ. Nhất là qua tâm hồn cô bé Liên. Có thể coi Hai đứa trẻ là truyện tâm tình, không có cốt truyện đặc biệt
 -Nhân vật: Trong khung cảnh một buổi chiều tàn, một phiên chợ tàn, hiện lên những kiếp người tàn tạ, quẩn quanh. Những người kiếm sống ban ngày với phiên chợ gồm: những người đi chợ, mấy đứa trẻ bới rác, chị em Liên.Những người kiếm sống ban đêm quanh góc chợ và sân ga xép gồm: mẹ con chị Tí, bà cụ Thi, bác phở Siêu, gia đình bác Xẩm. Thấp thoáng sau những người ấy còn thấy một bà lão móm, một người cha mất việc những kiếp người tàn tạ khác. Những nhân vật ấy, nhất là Liên và An được khắc họa chủ yếu ở chiều sâu nội tâm với những biến thái tinh vi của nỗi buồn và niềm khát khao một cuộc sống đổi thay.
 -Lời kể: Lúc thì ở bên ngoài (“Tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ”), lúc lại nhập vào nhân vật (“Liên thấy lòng buồn man mác”), gắn với loại truyện tâm tình, lời kể có giọng điệu rất riêng, độc đáo, đó là lối kể chuyện thủ thỉ như tâm sự với người đọc. Đấy là một nét đặc sắc góp phần tạo nên phong cách nghệ thuật Thạch Lam
4.Củng cố – Dặn dò: 
a.Củng cố: BT đã luyện tập
b.Dặn dò: Chuẩn bị: “Chí Phèo” - Nam Cao
E.Rút kinh nghiệm:
Tiết 50
Ngày soạn: 22/11 /2007
Tác gia Nam cao
(1915 – 1951)
A.Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh nắm được:
1.Kiến thức: -Nắm được những nét chính về con người, quan điểm nghệ thuật, các đề tài chính và phong cách nghệ thuật của Nam Cao
 -Hiểu và phân tích được các nhân vật chính đặc biệt là nhân vật Chí Phèo, qua đó thấy được giá trị hện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của tác phẩm.
 -Thấy được một số nét dặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm như điển hình hóa nhân vật, miêu tả tâm lí, nghệ thuật trần thuật và ngôn ngữ nghệ thuật 
2.Kĩ năng: Tóm tắt tác phẩm tự sự
3.Giáo dục tư tưởng: Sự cảm thông với người nông dân trong XH
B.Phương pháp dạy học: Đàm thoại, tích hợp, gợi mở.
C.Chuẩn bị của Thầy và trò:
1.Giáo viên: Soạn giáo án 
2.Học sinh: Chuẩn bị bài soạn
D.Tiến trình tiết dạy:
1.Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số, tác phong
2..Kiểm tra bài cũ: 
 Câu hỏi: Hạnh phúc của mọi người trước đám tang của cụ cố tổ ? 
3.Bài mới:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung bài giảng
Hoạt động 1: GV hướng dẫn

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao_an_Van_11_soan_4_cot.doc