Giáo án Ngữ văn lớp 8 (cả năm)

I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

Cảm nhận được tâm trạng, cảm giác của nhân vật tôi trong buổi tựu trường đầu tiên trong một đoạn trích truyện có sử dụng kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm.

II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG

1. Kiến thức

- Cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích Tôi đi học.

- Nghệ thuật miêu tả tâm lý trẻ nhở ở tuổi đến trường trong một văn bản tự sự qua ngòi bút Thanh Tịnh.

2. Kỹ năng:

- Đọc – hiểu đoạn trích tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm.

- Trình bày những suy nghĩ, tình cảm về một sự việc trong cuộc sống của bản thân.

 

doc 52 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1422Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 8 (cả năm)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 luận và thuyết minh trong văn bản.
2. Kỹ năng:
- Đọc – hiểu một văn bản nhật dụng đề cập đến một vấn đề xã hội bức thiết.
- Tích hợp với phần Tập làm văn để tập viết bài văn thuyết minh một vấn đề của đời sống xã hội.
------------------------
CÂU GHÉP
(Tiếp theo)
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Nắm chắc quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu của câu ghép.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Mối quan hệ về ý nghĩa giữa các vế câu ghép.
- Cách thể hiện quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu ghép.
2. Kỹ năng:
- Xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế củ câu ghép dựa vào văn cảnh hoặc hoàn cảnh giao tiếp.
- Tạo lập tương đối thành thạo câu ghép phù hợp với yêu cầu giao tiếp.
------------------------
PHƯƠNG PHÁP THUYẾT MINH
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Nâng cao hiểu biết và vận dụng các phương pháp thuyết minh trong việc tạp lập văn bản.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Kiến thức về văn bản thuyết minh (trong cụm các bài học về văn bản thuyết minh đã học và sẽ học)
- Đặc điểm, tác dụng của các phương pháp thuyết minh.
2. Kỹ năng:
- Nhận biết và vận dụng các phương pháp thuyết minh thông dụng.
- Rèn luyện khả năng quan sát để nắm bắt được bản chất của sự vật.
- Tích luỹ và nâng cao tri thức đời sống.
- Phối hợp sử dụng các phương pháp thuyết minh để tạo lập văn bản thuyết minh theo yêu cầu.
- Lựa chọn phương pháp phù hợp như định nghĩa, so sánh, phân tích, liệt kê để thuyết minh về nguồn gốc, đặc điểm, công dụng của đối tượng.
------------------------
BÀI TOÁN DÂN SỐ
Theo Thái An
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Biết đọc – hiểu một văn bản nhật dụng.
- Hiểu được việc hạn chế sự bùng nổ và gia tăng dân số là đòi hỏi tất yếu của sự phát triển loài người.
- Thấy được sự kết hợp của phương thức tự sự với lập luận tạo nên sức thuyết phục của bài viết.
- Thấy được cách trình bày một vấn đề của đời sống có tính chất toàn cầu trong văn bản.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
------------------------
DẤU NGOẶC ĐƠN VÀ DẤU HAI CHẤM
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Hiểu công dụng và biết các sử dụng dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm trong khi viết.
Lưu ý: học sinh đã học hai dấu này ở Tiểu học.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
Công dụng của dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm.
2. Kỹ năng:
- Sử dụng dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm.
- Sửa lỗi về dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm.
------------------------
ĐỀ VĂN THUYẾT MINH
VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN THUYẾT MINH
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Nhận dạng, hiểu được đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Đề văn thuyết minh.
- Yêu cầu cần đạt khi làm một bài văn thuyết minh.
- Cách quan sát, tích luỹ tri thức và vận dụng các phương pháp để làm bài văn thuyết minh.
2. Kỹ năng:
- Xác định yêu cầu của một đề văn thuyết minh.
- Quan sát nắm được đặc điểm, cấu tạo, nguyên lí vận hành, công dụng.của đối tượng cần thuyết minh.
- Tìm ý, lập dàn ý, tạo lập một văn bản thuyết minh.
------------------------
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
(Phần Văn)
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu biết thêm về các tác giả văn học ở địa phương và các tác phẩm văn học viết về địa phương từ sau năm 1975.
- Bước đầu biết thẩm bình và biết được công việc tuyển chọn tác phẩm văn học.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Các tìm hiểu về các nhà văn, nhà thơ ở địa phương.
- Cách tìm hiểu về tác phẩm văn thơ viết về địa phương.
2. Kỹ năng:
- Sưu tầm, tuyển chọn tài liệu văn thơ viết về địa phương.
- Đọc- hiểu và thẩm bình thơ văn viết về địa phương.
- Biết cách thống kê tài liệu, thơ văn viết về địa phương.
------------------------
DẤU NGOẶC KÉP
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Hiểu công dụng và biết các sử dụng dấu ngoặc kép trong khi viết.
Lưu ý: học sinh đã học hai dấu ngoặc kép ở Tiểu học.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
Công dụng của dấu ngoặc kép.
2. Kỹ năng:
- Sử dụng dấu ngoặc kép.
- Sử dụng phối hợp dấu ngoặc kép với các dấu khác.
- Sửa lỗi về dấu ngoặc kép.
------------------------
LUYỆN NÓI: THUYẾT MINH 
VỀ MỘT THỨ ĐỒ DÙNG
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Củng cố, nâng cao kiến thức và kĩ năng làm bài văn thuyết minh về một thứ đồ dùng.
- Biết trình bày thuyết minh một thứ đồ dùng bằng ngôn ngữ nói.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Cách tìm hiểu, quan sát và nắm được đặc điểm cấu tạo, công dụng của những đồ vật dụng gần gũi với bản thân.
- Cách xây dựng trình tự các nội dung cần trình bày bằng ngôn ngữ nói về một thứ đồ dùng trước lớp.
2. Kỹ năng:
- Tạo lập văn bản thuyết minh.
- Sử dụng ngôn ngữ dạng nói trình bày chủ động một thứ đồ dùng trước tập thể lớp.
------------------------
VÀO NHÀ NGỤC QUẢNG ĐÔNG CẢM TÁC
Phan Bội Châu
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Thấy được nét mới mẻ về nội dung trong một số tác phẩm thơ Nôm viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật của văn học yêu nước và cách mạng đầu thế kỉ XX qua một sáng tác tiêu biểu của Phan Bội Châu.
- Cảm nhận được vẻ đẹp và tư thế của người chí sĩ yêu nước, nghệ thuật truyền cảm, lôi cuốn trong tác phẩm.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Khí phách kiên cường, phong thái ung dung của nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu trong hoàn cảnh ngục tù.
- Cảm hứng hào hùng, lãng mạn, giọng thơ mạnh mẽ, khoáng đạt được thể hiện trong bài thơ.
2. Kỹ năng:
- Đọc – hiểu văn bản thơ thất ngôn bát cú Đường luật đầu thế kỷ XX.
- Cảm nhận được giọng thơ, hình ảnh thơ ở các văn bản.
------------------------
ĐẬP ĐÁ Ở CÔN LÔN
Phan Châu Trinh
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Thấy được đóng góp của nhà chí sĩ cách mạng Phan Châu Trinh cho nền văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX.
- Cảm nhận được vẻ đẹp hình tượng người chí sĩ yêu nước được khắc hoạ bằng bút pháp nghệ thuật lãng mạn, giọng điệu hào hùng trong một tác phẩm tiêu biểu của Phan Chu Trinh.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Sự mở rộng kiến thức về văn học cách mạng đầu thế kỷ XX.
- Chí khí lẫm liệt, phong thái đàng hoàn của nhà chí sĩ yêu nước Phan Châu Trinh.
- Cảm hứng hào hùng, lãng mạn được thể hiện trong bài thơ.
2. Kỹ năng:
- Đọc – hiểu văn bản thơ yêu nước viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
- Phân tích được vẻ đẹp hình tượng nhân vật trữ tình trong bài thơ.
- Cảm nhận được giọng điệu, hình ảnh trong bài thơ.
------------------------
ÔN LUYỆN VỀ DẤU CÂU
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hệ thống hoá kiến thức về dấu câu đã học.
- Nhận ra và biết cách sửa lỗi thường gặp về dấu câu.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Hệ thống các dấu câu và công dụng của chúng trong hoạt động giao tiếp.
- Việc phối hợp sử dụng các dấu câu hợp lí tạo nên hiệu quả cho văn bản; ngược lại, sử dụng dấu câu sai có thể làm cho người đọc không hiểu hoặc hiểu sai ý người viết định diễn đạt.
2. Kỹ năng:
- Vận dụng kiến thức về dấu câu trong quá trình đọc – hiểu và tạo lập văn bản.
- Nhận biết và sửa chữa các lỗi về dấu câu.
------------------------
THUYẾT MINH VỀ MỘT THỂ LOẠI VĂN HỌC
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Nắm được các kĩ năng và vận dụng để làm bài văn thuyết minh về một thể loại văn học.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Sự đa dạng của đối tượng được giới thiệu trong văn bản thuyết minh.
- Việc vận dụng kết quả quan sát, tìm hiểu về một số tác phẩm cùng thể loại để làm bài văn thuyết minh về một thể loại văn học.
2. Kỹ năng:
- Quan sát đặc điểm hình thức của một thể loại văn học.
- Tìm ý, lập dàn ý cho bài văn thuyết minh về một thể loại văn học.
- Hiểu và cảm thụ được giá trị nghệ thuật của thể loại văn học đó.
- Tạo lập được một văn bản thuyết minh về một thể loại văn học có độ dài 300 chữ.
------------------------
MUỐN LÀM THẰNG CUỘI
Tản Đà
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Cảm nhận được tâm sự và khát vọng của hồn thơ lãng mạn Tản Đà.
- Thấy được tính chất mới mẻ trong một sáng tác viết theo thể thơ truyền thống của Tản Đà
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Tâm sự buồn chán thực tại; ước muốn thoát li rất “ngông” và tấm lòng yêu nước của Tản Đà.
- Sự đổi mới về ngôn ngữ, giọng điệu, ý tứ, cảm xúc trong bài thơ Muốn làm thằng cuối.
2. Kỹ năng:
- Phân tích tác để thấy được tâm sự của nhà thơ Tản Đà.
- Phát hiện, so sánh, thấy được sự đổi mới trong hình thức thể loại văn học truyền thống.
------------------------
ÔN TẬP PHẦN TIẾNG VIỆT
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Hệ thống hoá kiến thức Tiếng Việt đã học ở học kì I.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
Vận dụng thuận thục kiến thức Tiếng Việt đã học ở kì I để hiểu nội dung, ý nghĩa văn bản hoặc tạo lập văn bản.
2. Kỹ năng:
- Từ vựng: cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ, trường ngữ, từ tượng thanh và từ tượng hình, từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội, các biện pháp tu từ từ vựng.
------------------------
HAI CHỮ NƯỚC NHÀ
(Trích)
Trần Tuấn Khải
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Bổ sung kiến thức về văn học Việt Nam đầu thế kỉ XX.
- Cảm nhận được cảm xúc trữ tình yêu nước trong đoạn thơ.
- Cảm nhận được sức truyền cảm nghệ thuật của ngòi bút Trần Tuấn Khải.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Nỗi đau mất nước và ý chức phục thù cứu nước được thể trong đoạn thơ.
- Sức hấp dẫn của đoạn thơ qua cách khai thác đề tài lịch sử, lựa chọn thể thơ để diễn tả xúc động tâm trạng của nhân vật lịch sử với giọng thơ thống thiết.
2. Kỹ năng:
- Đọc – hểu một đoạn thơ khai thác đề tài lịch sử.
- Cảm thụ được cảm xúc mạnh liệt thể hiện bằng thể thơ song thất lục bát.
------------------------
HOẠT ĐỘNG NGỮ VĂN
LÀM THƠ BẢY CHỮ
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Nhận dạng và bước đầu biết cách làm thơ bảy chữ
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
Những yêu cầu tối thiểu khi làm thơ bảy chữ.
2. Kỹ năng:
- Nhận biết thơ bày chữ.
- Đặt câu thơ bảy chữ với các yêu cầu đối, nhịp, vần,.
------------------------
NHỚ RỪNG
Thế Lữ
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Biết đọc – hiểu một tác phẩm thơ lãng mạn tiêu biểu của phong trào Thơ mới.
- Thấy được một số biểu hiện của sự đổi mới về thể loại, đề tài, ngôn ngữ, bút pháp nghệ thuật được biểu hiện trong bài thơ.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Sơ giản về phong trào Thơ mới.
- Chiều sâu tư tưởng yêu nước thầm kín của lớp thế hệ trí thức Tây học chán ghét thực tại, vươn tới cuộc sống tự do.
- Hình tượng nghệ thuật độc đáo, có nhiều ý nghĩa của bài thơ Nhớ rừng.
2. Kỹ năng:
- Nhận biết được tác phẩm thơ lãng mạn.
- Đọc diễn cảm tác phẩm thơ hiện đại viết theo bút pháp lãng mạn.
- Phân tích được những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm.
------------------------
ÔNG ĐỒ
Vũ Đình Liên
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Biết đọc – hiểu một tác phẩm thơ lãng mạn để bổ sung thêm kiến thức về tác giả, tác phẩm của phong trào Thơ mới.
- Thấy được một số biểu hiện của sự đổi mới về thể loại, đề tài, ngôn ngữ, bút pháp nghệ thuật lãng mạn.
- Hiểu được những xúc cảm của tác giả trong bài thơ.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Sự đổi thay trong đời sống xã hội và sự tiếc nuối của nhà thơ đối với những giá trị văn hoá cổ truyền của dân tộc đang dần bị mai một.
- Lối viết bình dị mà gợi cảm của nhà thơ trong bài thơ.
2. Kỹ năng:
- Nhận biết được tác phẩm thơ lãng mạn.
- Đọc diễn cảm tác phẩm.
- Phân tích được những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm.
------------------------
CÂU NGHI VẤN
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Nắm vững đặc điểm hình thức và chức năng chính của câu nghi vấn.
- Biết sử dụng câu nghi vấn phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
Lưu ý: học sinh đã học về câu nghi vấn ở Tiểu học.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Đặc điểm hình thức của câu nghi vấn.
- Chức năng chính của câu nghi vấn.
2. Kỹ năng:
- Nhận biết và hiểu được tác dụng câu nghi vấn trong văn bản cụ thể.
- Phân biệt câu nghi vấn với một số kiểu câu dễ lẫn.
------------------------
VIẾT ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Luyện cách viết một đoạn văn trong một bài văn thuyết minh.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Kiến thức về đoạn văn, bài văn thuyết minh.
- Yêu cầu viết đoạn văn thuyết minh.
2. Kỹ năng:
- Xác định được chủ đề, sắp xếp và phát triển ý khi viết đoạn văn thuyết minh.
- Diễn đạt rõ ràng, chính xác.
- Viết một đoạn văn thuyết minh có độ dài 90 chữ.
------------------------
QUÊ HƯƠNG
Tế Hanh
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Đọc – hiểu một tác phẩm thơ lãng mãn để bổ sung thêm kiến thức về tác giả, tác phẩm của phong trào Thơ mới.
- Cảm nhận được tình yêu quê hương đằm thắm và những sáng tạo nghệ thuật độc đáo của tác giả trong bài thơ.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Nguồn cảm hứng lớn trong thơ Tế Hanh nói chung và ở bài thơ này: tình yêu quê hương đằm thắm.
- Hình ảnh khoẻ khoắn, đầy sức sống của con người và sinh hoạt lao động; lời thơ bình dị, gợi cảm xúc trong sáng, tha thiết.
2. Kỹ năng:
- Nhận biết được tác phẩm thơ lãng mạn.
- Đọc diễn cảm tác phẩm.
- Phân tích được những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm.
------------------------
KHI CON TU HÚ
Tố Hữu
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Biết đọc – hiểu một tác phẩm thơ lãng mạn để bổ sung thêm kiến thức về tác giả, tác phẩm của thơ Việt Nam hiện đại.
- Cảm nhận được lòng yêu sự sống, niềm khát khao tự do của người chiến sĩ cách mạng được thể hiện bằng những hình ảnh gợi cảm, lời thơ tha thiết và thể thơ lục bát quen thuộc.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Những hiểu biết bước đầu về tác giả Tố Hữu.
- Nghệ thuật khắc hoạ hình ảnh (thiên nhiên, cái đẹp của cuộc đời tự do).
- Niềm khát khao cuộc sống tự do, lí tưởng cách mạng của tác giả.
2. Kỹ năng:
- Đọc diễn cảm một tác phẩm thơ thể hiện tâm tư người chiến sĩ cách mạng bị giam giữ trong ngục tù.
- Nhận ra và phân tích được sự nhất quán về cảm xúc giữa hai phần của bài thơ; thấy được sự vận dụng tài tình thể thơ truyền thống của tác giả ở bài thơ này.
------------------------
CÂU NGHI VẤN
(Tiếp theo)
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Hiểu rõ câu nghi vấn không chỉ dùng để hỏi mà còn dùng để thể hiện các ý cầu khiến, khẳng định, phủ định, đe doạ, bộc lộ cảm xúc.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
Các câu nghi vấn dùng với các chức năng khác ngoài chức năng chính.
2. Kỹ năng:
Vận dụng kiến thức đã học về câu nghi vấn để đọc – hiểu và tạo lập văn bản.
------------------------
THUYẾT MINH VỀ MỘT PHƯƠNG PHÁP (CÁCH LÀM)
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Bổ sung kiến thức về văn thuyết minh.
- Nắm được cách làm bài văn thuyết minh về một phương pháp (cách làm).
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Sự đa dạng về đối tượng được giới thiệu trong văn bản thuyết minh.
- Đặc điểm, cách làm bài văn thuyết minh.
- Mục đích, yêu cầu, cách quan sát và cách làm bài văn thuyết minh về một phương pháp (cách làm)
2. Kỹ năng:
- Quan sát đối tượng cần thuyết minh: một phương pháp (cách làm).
- Tạo lập được một văn bản thuyết minh theo yêu cầu: biết viết một bài văn thuyết minh về một cách thức, phương pháp, cách làm có độ dài 300 chữ.
------------------------
TỨC CẢNH PÁC BÓ
Hồ Chí Minh
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Bước đầu biết đọc – hiểu một tác phẩm thơ tiêu biẻu của nhà thơ – chiến sĩ Hồ Chí Minh.
- Thấy được nghệ thuật độc đáo và vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh trong bài thơ.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Một đặc điểm của thơ Hồ Chí Minh: sử dụng thể loại thơ tứ tuyệt để thể hiện tinh thần hiện đại của người chiến sĩ cách mạng.
- Cuộc sống vật chất và tinh thần của Hồ Chí Minh trong những năm tháng hoạt động cách mạng đầy khó khăn, gian khổ qua một bài thơ được sáng tác trong những ngày tháng cách mạng chưa thành công.
2. Kỹ năng:
- Đọc – hiểu thơ tứ tuyệt của Hồ Chí Minh.
- Phân tích được những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm.
------------------------
CÂU CẦU KHIẾN
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Nắm vững đặc điểm hình thức và chức năng của câu cầu khiến.
- Biết sử dụng câu cầu khiến phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Đặc điểm hình thức của câu cầu khiến.
- Chức năng của câu cầu khiến.
2. Kỹ năng:
- Nhận biết câu cầu khiến trong văn bản.
- Sử dụng câu cầu khiến phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
------------------------
THUYẾT MINH VỀ MỘT DNH LAM THẮNG CẢNH
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Tiếp tục bổ sung kiến thức và kĩ năng làm bài văn thuyết minh.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Sự đa dạng về đối tượng được giới thiệu trong văn bản thuyết minh.
- Đặc điểm, cách làm bài văn thuyết minh về danh lam thắng cảnh.
- Mục đích, yêu cầu, cách quan sát và cách làm bài văn giới thiệu danh lam thắng cảnh.
2. Kỹ năng:
- Quan sát danh lam thắng cảnh.
- Đọc tài liệu, tra cứu, thu thập, ghi chép những tri thức khách quan về đối tượng để sử dụng trong bài văn thuyết minh về danh lam thắng cảnh.
- Tạo lập được một văn bản thuyết minh theo yêu cầu: biết viết một bài văn thuyết minh về một cách thức, phương pháp, cách làm có độ dài 300 chữ.
------------------------
ÔN TẬP VỀ VĂN BẢN THUYẾT MINH
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hệ thống được kiến thức về văn bản thuyết minh.
- Rèn luyện, nâng cao một bước kĩ năng làm bài văn thuyết minh.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Khái niệm văn bản thuyết minh.
- Các phương pháp thuyết minh.
- Yêu cầu cơ bản khi làm văn thuyết minh.
- Sự phong phú, đa dạng về đối tượng cần giới thiệu trong văn bản thuyết minh.
2. Kỹ năng:
- Khái quát, hệ thống những kiến thức đã học.
- Đọc - hiểu yêu cầu đề bài văn thuyết minh.
- Quan sát đối tượng cần thuyết minh.
- Lập dàn ý, viết đoạn văn và bài văn thuyết minh.
------------------------
NGẮM TRĂNG
Hồ Chí Minh
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Nâng cao năng lực đọc – hiểu một tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ – chiến sĩ Hồ Chí Minh.
- Thấy được tình yêu thiên nhiên và sức hấp dẫn về nghệ thuật trong một bài thơ chữ Hán của Hồ Chí Minh.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Hiểu biết bước đầu về tác phẩm thơ chữ Hán của Hồ Chí Minh.
- Tâm hồn giàu cảm xúc trước vẻ đẹp thiên nhiên và phong thái Hồ Chí Minh trong hoàn cảnh ngục tù.
- Đặc điểm nghệ thuật của bài thơ.
2. Kỹ năng:
- Đọc diễn cảm bản dịch tác phẩm.
- Phân tích được một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm.
------------------------
ĐI ĐƯỜNG
Hồ Chí Minh
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Nâng cao năng lực đọc – hiểu một tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ – chiến sĩ Hồ Chí Minh.
- Hiểu sâu hơn về nghệ thuật thơ chữ Hán của Hồ Chí Minh.
- Nắm được ý nghĩa triết lí sâu sắc của bài thơ.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Tâm hồn giàu cảm xúc trước vẻ đẹp thiên nhiên và phong thái Hồ Chí Minh trong hoàn cảnh thử thách trên đường.
- Ý nghĩa khái quát mang tính triết lí của hình tượng con đường và con người vượt qua những chặng đường gian khó.
- Vẻ đẹp của Hồ Chí Minh ung dung, tự tại, chủ động trước mọi hoàn cảnh.
- Sự khác nhau giữa văn bản chữ Hán và văn bản dịch bài thơ (biết được giữa hai văn bản có sự khác nhau, mức độ hiểu sâu sắc về nguyên tác sẽ được bổ sung sau).
2. Kỹ năng:
- Đọc diễn cảm bản dịch của bài thơ.
- Phân tích được một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm.
------------------------
CÂU CẢM THÁN
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Nắm vững đặc điểm hình thức và chức năng của câu cảm thán.
- Biết sử dụng câu cảm thán phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Đặc điểm hình thức của câu cảm thán.
- Chức năng của câu cảm thán.
2. Kỹ năng:
- Nhận biết câu cảm thán trong các văn bản.
- Sử dụng câu cảm thán phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
------------------------
CÂU TRẦN THUẬT
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Nắm vững đặc điểm hình thức và chức năng của câu trần thuật.
- Biết sử dụng câu cảm thán phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Đặc điểm hình thức của câu trần thuật.
- Chức năng của câu trần thuật.
2. Kỹ năng:
- Nhận biết câu cảm thán trong các văn bản.
- Sử dụng câu cảm thán phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
------------------------
CHIẾU DỜI ĐÔ
Lý Công Uẩn
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu biết bước đầu về thể chiếu.
- Thấy được khát vọng xây dựng quốc gia cường thịnh, phát triển của Lý Công Uẩn cũng như của dân tộc ta ở một thời kì lịch sử.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Chiếu: thể văn chính luận trung đại, có chức năng ban bố mệnh lệnh của nhà vua.
- Sự phát triển của quốc gia Đại Việt đang trên đà lớn mạnh.
- Ý nghĩa trọng đại của sự kiện dời đô từ Hoa Lư ra thành Thăng Long và sức thuyết phục mạnh mẽ của lời tuyên bố quyết định dời đô.
2. Kỹ năng:
- Đọc – hiểu một văn bản viết theo thể chiếu.
- Nhận ra, thấy được đặc điểm của kiểu nghị luận trung đại ở một văn bản cụ thể.
------------------------
CÂU PHỦ ĐỊNH
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Nắm vững đặc điểm hình thức và chức năng của câu phủ định.
- Biết sử dụng câu cảm thán phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Đặc điểm hình thức của câu phủ định.
- Chức năng của câu trần thuật.
2. Kỹ năng:
- Nhận biết câu cảm thán trong các văn bản.
- Sử dụng câu cảm thán phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
------------------------
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
(Phần Tập làm văn)
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Bước đầu vận dụng kiến thức về làm văn thuyết minh để giới thiệu một di tích (thắng cảnh) của quê hương.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Những hiểu biết về danh lam thắng cảnh của quê hương.
- Các bước chuẩn bị và trình bày văn bản thuyết minh về di tích lịch sử (danh lam thắng cảnh) ở địa phương.
2. Kỹ năng:
- Quan sát, tìm hiểu, nghiên cứu.về đối tượng thuyết minh cụ thể là danh lam thắng cảnh của quê hương.
- Kết hợp các phương pháp, các yếu tố miêu tả, biểu cảm, tự sự, nghị luận để tạo lập một văn bản thuyết minh có độ dài 300 chữ.
------------------------
HỊCH TƯỚNG SĨ
Trần Quốc Tuấn
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Bổ sung thêm kiến thức về văn nghị luận trung đại.
- Thấy được chức năng, yêu cầu nội dung, hình thức của văn bản Hịch tướng sĩ.
- Cảm nhận được lòng yêu nước tha thiết, tầm nhìn chiến lược của vị chỉ huy quân sự đại tài Trần Quốc Tuấn.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Sơ giản về thể hịch.
- Hoàn cảnh lịch sử liên quan đến sự ra đời của bài Hịch tướng sĩ.
- Tinh thần yêu nước, ý chí quyết thắng kẻ thù xâm lược của quân dân thời Trần.
- Đặc điểm văn chính luận Hịc

Tài liệu đính kèm:

  • docchuan_kien_thuc_ki_nang_ngu_van_8.doc