Giáo án Ngữ văn lớp 8 - Câu trần thuật

A.Mục tiêu cần đạt

 * Giúp học sinh:

1.Về kiến thức

- Đặc điểm hình thức của câu trần thuật.

- Chức năng của câu trần thuật.

2.Về kỹ năng

- Nhận biết câu trần thuật trong các văn bản.

- Sử dụng câu trần thuật phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.

 B.Chuẩn bị .

 + GV: Nội dung bài học.

Bảng phụ, phiếu học tập.

 + HS: Đọc và trả lời câu hỏi.

 

doc 11 trang Người đăng trung218 Lượt xem 15013Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 8 - Câu trần thuật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Tuần 24 - bài 22
Ngày soạn: 24/01/2011
Ngày dạy: 8A: 8B : 
 Tiết 89 : Câu trần thuật
A.Mục tiêu cần đạt
 * Giúp học sinh:
1.Về kiến thức
- Đặc điểm hình thức của câu trần thuật.
- Chức năng của câu trần thuật.
2.Về kỹ năng
- Nhận biết câu trần thuật trong các văn bản.
- Sử dụng câu trần thuật phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
 B.Chuẩn bị . 
 + GV: Nội dung bài học.
Bảng phụ, phiếu học tập.
 + HS: Đọc và trả lời câu hỏi.
C.Tổ chức hoạt động dạy học 
Hoạt động 1: Khởi động
	1.Tổ chức:
 Sĩ số: 8A:
 8B: 
2.Kiểm tra: 
 Câu hỏi : Thế nào là câu cảm thán? Nêu đặc điểm, chức năng ?	
3.Bài mới: 
 * Giới thiệu bài mới: Dựa vào yêu cầu của bài.
Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản
* Ngữ liệu và phân tích ngữ liệu
- Đọc đ/tr Sgk T45 và trả lời câu hỏi
I. Bài học.
1. Đặc điểm hình thức và chức năng.
+ Những câu nào không có đặc điểm hình thức của những câu đã học?( Câu cảm thán, cầu khiến, nghi vấn).
- Tất cả các trong các đoạn trích (Trừ câu : Ôi ! Tào Khê ( câu cảm thán) không có đặc điểm của nhũng câu cảm thán, cầu khiến, nghi vấn. 
- Tác dụng của những câu này là gì ?
- Tác dụng:
a. Câu 1,2 : Trình bày suy nghĩ của ngời viết
 Câu 3 : Nhắc nhở trách nhiệm của những người sống hôm nay
b. Câu 1 : Kể và tả
 Câu 2 : Thông báo
c. 2 câu đều miêu tả ngoại hình của Cai Tứ
d. Câu 2 : Nhận định, đánh giá
 Câu 3 : Biểu cảm
- Nhũng câu trong ngữ liệu trên là câu gì?
 Câu trần thuật.
- Trong 4 kiểu câu: Nghi vấn, cầu khiến, cảm thán, trần thuật thì kiểu câu nào được dùng nhiều nhất ? Tại sao ?
- Câu trần thuật được dùng nhiều nhất, vì:
+ Thoả mãn nhu cầu trao đổi thông tin, tình cảm của con người trong giao tiếp, trong văn bản.
+ Ngoài ra còn dùng đề yêu cầu, đề nghị, bộc lộ ttình cảm, cảm xúctức là có thể thể hiện hầu hết các chức năng của 4 kiểu câu
- Vậy, em hiểu nh thế nào về câu trần thuật ? Cho VD minh hoạ ?
* Tóm lại:
- Câu trần thuật là câu dùng để kể, thông báo nhận định, miêu tả.
- Khi viết câu trần thuật thường kết thúc bàng dấu chấm.
- Gọi 2 HS đọc phần ghi nhớ
* Ghi nhớ : Sgk T46	
Hoạt động 3 
II. Luyện tập 
- Gọi HS đọc 
- HD HS thảo luận nhóm
1. Bài tập 1 sgk/46-47
a. Câu1 : Trần thuật, dùng để kể
- Xác định kiểu câu và chức năng của các câu?
 Câu 2 : Bộc lộ tình cảm, cảm xúc -> câu trần thuật
 Câu 3: Trần thuật, bộc lộ tình cảm, cảm xúc
b. Câu 1 : Trần thuật dùng để kể
Câu 2: Cảm thán, bộc lộ tình cảm, cảm xúc
Câu 3: Trần thuật -> bộc lộ tình cảm, cảm xúc
Câu 4 : Trần thuật -> bộc lộ tình cảm, cảm xúc
2. Bài tập 2 sgk/47
- Đọc bài thơ “Ngắm trăng” và nhận xét về kiểu câu và ý nghĩa?
- Đây là 2 câu nghi vấn ( nguyên tắc), định nghĩa
- Dịch thơ : Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ -> là câu trần thuật.
=> Câu dịch nghĩa và câu dịch thơ khác nhau về kiểu câu nhưng ý nghĩa giống nhau chỉ cái đẹp của đêm trăng gây cảm xúc mạnh cho nhà thơ khiến nhà thơ muốn làm điều gì đó.
3. Bài tập 3 sgk/47
- Xác định kiểu câu và cho biết chúng dùng để làm gì?
- Câu a: Cầu khiến – mang tính chất ra lệnh
- Câu b: Nghi vấn - mang tính chất đề nghị nhẹ nhàng
- Câu c:Trần thuật – mang tính chất đề nghị, nhẹ nhàng
- Đọc và xác định kiểu câu ? 
4. Bài tập 4 sgk/47:
 Tất cả đều là câu trần thuật
a. Dùng để cầu khiến
b1. Dùng để kể
b2. Dùng để cầu khiến
Hoạt động 4: Củng cố, HDVN
4. Củng cố 
GV hệ thống, khái quát những nội dung cơ bản 
5. HDVN 
- Học thuộc ghi nhớ
- Soạn bài: Chiếu rời đô - Lý Công Uẩn
Ngày soạn: 26/01/2011
Ngày dạy: 8A: 8B : 
 Tiết 90 : chiếu dời đô
 (Thiên Đô Chiếu – Lý Công Uẩn)
A.Mục tiêu cần đạt
 * Giúp học sinh:
1.Về kiến thức
- Chiếu: thể vẩn chính luận trung đại, có chức năng ban bố mệnh lệnh của nhà vua.
- Sự phát triển của quốc gia Đại Việt đang trên đà lớn mạnh.
- ý nghĩa trọng đại của sự kiện dời đô từ Hoa Lư ra thành Thăng Long và sức thuyết phục mạnh mẽ của lời tuyên bố quyết định rời đô.
2.Về kỹ năng
- Đọc hiểu văn bản viết theo thể Chiếu.
- Nhận ra, thấy được đặc điểm của kiểu nghị luận trung đại ở một văn bản cụ thể.
 B.Chuẩn bị . 
 + GV: Nội dung bài học.
Bảng phụ, phiếu học tập.
 + HS: Đọc và trả lời câu hỏi.
C.Tổ chức hoạt động dạy học 
Hoạt động 1: Khởi động
	1.Tổ chức:
 Sĩ số: 8A:
 8B: 
2.Kiểm tra: 
 Câu hỏi : Đọc thuộc lòng bài thơ Đi đường của Hồ Chí Minh ? Phân tích những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật trong bài thơ?
3.Bài mới: 
 * Giới thiệu bài mới: Lý Công Uẩn (Lý Thái Tổ 974 – 1028) vị vua đầu sáng nghiệp Vương triều Lý -> năm 1010 dời đô từ Hoa Lư ra Đại La (Thăng Long – Hà Nội ngày nay) -> mở ra 1 thời kỳ phát triển của đất nước Đại Việt.
Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản
I. Tiếp xúc văn bản:
- GV nêu yêu cầu, đọc mẫu.
- Gọi 2 HS đọc tiếp bài.
1. Đọc: 
- Yêu cầu: Đọc mạch lạc, rõ ràng
2. Tìm hiểu chú thích:
-Tìm hiểu vài nét về Lý Công Uẩn?
- Em hiểu như thế nào là thể Chiếu ?
- HD HS tìm hiểu từ khó sgk/50
* Tác giả : 
- Lý Công Uẩn (974 – 1028) tức Lý Thái Tổ người châu Cổ Pháp, Lộ Bắc Giang ( Bắc Ninh). Sau khi Lê Ngoạ Triều mất ông lên làm vua.
* Văn bản :
- Thể loại : Chiếu: Gọi là chiếu mệnh, chiếu chỉ ... -> là văn bản do Vua dùng, để ban bố mệnh lệnh cho mọi người trong nớc.
+ Chiếu được viết theo kiểu văn bản hoặc văn bản nghị luận, trước khi ra lệnh Vua có thể nêu rõ ý kiến, quan điểm của mình về vấn đề Vua quan tâm.
- Chiếu dời đô: văn bản nghị luận.
* Giải thích từ khó : sgk/50
3. Bố cục: 3P
- Nêu bố cục của văn bản? Nêu nội dung từng phần?
- Đ1: Phân tích tiền đề, cơ sở lịch sử, thực tiễn của việc dời đô.
- Đ2: Những lý do chọn thành Đại La là kinh đô mới.
- Đ3: Kết luận
II. Phân tích văn bản
- Hãy đọc và nhận xét cách lập luận, đẫn chứng của tác giả ?
- Theo suy luận của tác giả thì việc dời đô của các Vua nhà Thương, nhà Chu nhằm mục đích gì? Kết quả của việc dời đô ấy?
1. Đoạn mở đầu:
- Tác giả viện dẫn sử sách nói về việc dời đô 8 lần của các Vua thời xa bên Trung Quốc.
- Thời nhà Thương 5 lần dời đô
- Thời nhà Chu 3 lần dời đô
-> Nhằm mục đích mưu toan nghiệp lớn, xây dựng vương triều phồn thịnh, tính kế lâu dài cho các thế hệ sau. Việc dời đô vừa thuận theo mệnh trời vừa thuận ý dân.
- Kết quả việc dời đô: Làm cho đất nước vững bền, phát triển thịnh vợng.
- Từ chuyện xa, tác giả liên hệ, phê phán 2 triều đại Đinh – Lê không chịu dời đô ntn? Kết quả ra sao?
- Lý Công Uẩn: Phê phán 2 triều đại Đinh – Tiền Lê, không chịu dời đô khỏi đất Hoa Lư -> ý riêng mình, cha có cái nhìn xa rộng, bao quát.
-> Kết quả: Triều đại ngắn ngủi, nhân dân hao tổn, đất nước không phát triển, mở mang
- Câu văn: “Trầm rất đau xót vềdời đổi” nói lên điều gì? Có t/d ntn trong bài văn nghị luận?
- Câu văn: Trẫm rất đau xót
-> Thể hiện tình cảm, tâm trạng nhà Vua trước hiện tình đất nước và quan tâm dời đô của nhà Vua đã xác định để tránh lầm lỗi của 2 triều đại trước, vì thương dân, vì trăm họ.
- HS đọc diễn cảm đoạn 2
- Theo tác giả , địa thế thành Đại La có những thuận lợi gì để có thể chọn làm nơi đóng đô?
- Nhận xét cách đặt câu và sắp xếp ý của tác giả?
2. Những lý do để lựa chọn thành Đại La là kinh đô mới của nớc Đại Việt:
- Về vị thế địa lý: Là nơi trung tâm đất trời, mở ra 4 hướng Nam Bắc Đông Tây, có núi, có sông, đất rộng mà bằng phẳng, cao, thoáng, tránh được nạn lụt lội, chật chội.
- Về vị thế chính trị, văn hoá: Là đầu mối giao lưu “chốn tụ hội 4 phương”, là những miền đất hng thịnh “muôn vật rất mực phong phú, tốt tươi”
-> Thành Đại La có đủ mọi điều kiện để trở thành kinh đô của đất nước.
- Giá trị nghệ thuật đoạn văn?
- Câu văn được viết theo lối biền ngẫu, các vế đối nhau, cân xứng, nhịp nhàng, có tác dụng hỗ trợ cho dẫn chứng, lý lẽ thuyết phục mọi người.
3. Đoạn kết: 
- Đọc 2 câu kết bài
- Tại sao kết thúc bài chiếu, nhà Vua không ra lệnh mà lại hỏi ý kiến của quần thần? Cách kết thúc ấy có tác dụng ntn?
- Câu 1: Nêu rõ khát vọng, mục đích của nhà vua
- Câu 2: Hỏi ý kiến quần thần
-> Nhà Vua có thể hoàn toà ra lệnh nhưng ông vẫn muốn nghe thêm ý kiến của mọi người muốn ý nguyện riêng của nhà Vua trở thành ý nguyện chung của thần dân trăm họ.
- Cách kết thúc: Vừa mang tiính chất mệnh lệnh nghiêm khắc, độc thoại vừa trở thành đối thoại, có phần dân chủ, tạo ra, sự đồng cảm giữa Vua và dân. 
- Những thành công về nội dung và nghệ thuật trong văn bản Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn là gì?
- Gọi 2 HS đọc phần Ghi nhớ sgk/51
III. Tổng kết 
1. Nghệ thuật: Cách kết thúc mang tính chất đối thoại trao đổi, tạo sự đồng cảm mệnh lệnh giữa Vua với các thần dân.
2. Nội dung: Việc dời đô chứng tỏ triều đình nhà Lý đủ lớn mạnh để chấm dứt nạn cát cứ và thế lực của nước Đại Việt đủ sức để ngang hàng với các thế lực phong kiến phương Bắc.
* Ghi nhớ: SGK – T51
Hoạt động 3: Luyện tập
- Đọc diễn cảm bài văn
- Phân tích kết cấu bài chiếu: 3 phần mạch lạc, chặt chẽ, có lý có tình
Hoạt động 4: Củng cố, HDVN
4. Củng cố 
GV hệ thống, khái quát những nội dung cơ bản 
5. HDVN 
- Học thuộc ghi nhớ: Phân tích kết cấu của văn bản.
- Sưu tầm các tài liệu về Lý Thái Tổ và Hà Nội.
 - Soạn bài : Câu phủ định
Ngày soạn: 27/01/2011
Ngày dạy: 8A: 8B : 
Tiết 91 : câu phủ định
A.Mục tiêu cần đạt
 * Giúp học sinh:
1.Về kiến thức
- Đặc điểm hình thức của câu phủ định.
- Chức năng của câu phủ định.
2.Về kỹ năng
- Nhận biết câu phủ định trong các văn bản.
- Sử dụng câu phủ định phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
 B.Chuẩn bị . 
 + GV: Nội dung bài học.
Bảng phụ.
 + HS: Đọc và trả lời câu hỏi.
C.Tổ chức hoạt động dạy học 
Hoạt động 1: Khởi động
	1.Tổ chức:
 Sĩ số: 8A:
 8B: 
2.Kiểm tra: 
 Câu hỏi : Thế nào là câu trần thuật? Nêu đặc điểm, chức năng ?	 
3.Bài mới: 
 * Giới thiệu bài mới: Dựa vào yêu cầu của bài.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức 
* Ngữ liệu và phân tích ngữ liệu
- Đọc ngữ liệu 1 SGK T52
- Các câu b,c,d có đặc điểm hình thức gì khác so với câu a.
I. Bài học.
1. Đặc điểm hình thức và chức năng.
* Ngữ liệu 1:
- Các câu b,c,d khác câu a vì có chứa các từ phủ định: Không, chưa, chẳng.
- Những câu này có gì khác với câu a về chức năng?
- Các câu b,c,d khác câu a là phủ định việc Nam đi Huế, còn câu a khẳng định việc Nam đi Huế.
- Các từ không chưa chẳng là những từ gì?
- Nhũng câu có chứa từ phủ định được gọi là câu gì?
- Đó là những từ phủ định 
- Những câu có chứa từ phủ định được gọi là câu phủ định.
+ Đọc NL2 SGK – T52
- Trong đoạn trích, câu nào có từ ngữ phủ định?
* Ngữ liệu 2:
- Các câu có từ ngữ phủ định
+ Không phải, nó chần chẫn như cái đòn càn 
+ Đâu có
- Mấy ông thầy bói xem voi dùng những câu có từ ngữ phủ định để làm gì ?
- Mục đích :
- Không phải: Bác bỏ nhận định của ông sờ ngà
- Đâu có : Trực tiếp bác nhận định ông sờ ngà và gián tiếp bác bỏ nhận định ông sờ vòi.
=> Phủ định bác bỏ
- Vậy, em hiểu thế nào là câu phủ định ?
- Chức năng của câu phủ định là gì?
* Tóm lại :
- Câu phủ định là câu co chứa những từ ngữ phủ định.
- Chức năng :
+ Thông báo xác nhận không có sự vật, sự việc tính chất quan hệ nào đó ( phủ định miêu tả)
+ Phản bác một ý kiến, một nhận định ( phủ định bác bỏ)
- Gọi 2 HS đọc phần Ghi nhớ sgk/53
Ghi nhớ : Sgk T53
Hoạt động 3 :
II. Luyện tập
- GV treo bảng phụ
1.Bài tập 1: Các câu phủ định bác bỏ
- Gọi 2 HS đọc yêu cầu bài tập
a. Không có
- HD HS thảo luận nhóm
b. Cụ cứ tưởng  gì đâu !
=>Bác bỏ điều mà lão Hạc bị dằn vặt, đau khổ
c. Không, chúng con không đói nữa đâu.
=> Bác bỏ điều cái Tí cho rằng mẹ nó đang lo lắng, thương xót vì chị em chúng nó đói quá.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 
- HD HS làm bài
2.Bài tập 2:: Xác định những câu có ý nghĩa phủ định
- Tất cả 3 câu a, b, c đều là câu phủ định vì đều có những từ phủ định nhng chúng có điểm đặc biệt là có 1 từ phủ định kết hợp với 1 từ phủ định khác => khi đó ý nghĩa của cả câu phủ định lại là khẳng định, chứ không phải phủ định.
- 3 câu a, b, c đều dùng cách phủ định của phủ định để khẳng định có sức thuyết phục cao.
- Các câu khẳng định tương đương thường có ít sức thuyết phục hơn
Hoạt động 4: Củng cố, HDVN
4. Củng cố 
GV hệ thống, khái quát những nội dung cơ bản 
5. HDVN 
- Học thuộc ghi nhớ.
- Viết đoạn văn có sử dụng kết hợp một số kiểu câu đã học trong đó có kiểu câu phủ định.
- Bài tập về nhà : 3, 4,8 Sgk/54
- Chuẩn bị: Chương trình địa phương
Ngày soạn: 28/01/2011
Ngày dạy: 8A: 8B : 
Tiết 92 : chương trình địa phương
(Phần : Tập làm văn)
A.Mục tiêu cần đạt
 * Giúp học sinh:
1.Về kiến thức
- Những hiểu biết về danh lam thắng cảnh của quê hương.
- Các bước chuẩn bị và trình bày văn bản thuyết minh về di tích lịch sử ( danh lam thắng cảnh) ở địa phương.
2.Về kỹ năng
- Quan sát, tìm hiểu, nghiên cứu ... về đối tượng thuyết minh cụ thể đó là danh lam thắng cảnh của quê hương.
- Kết hợp các phương pháp, các yếu tố miêu tả, biểu cảm, tự sự, nghị luận để tạo lập một văn bản thuyết minh có độ dài 300 chữ.
 B.Chuẩn bị . 
 + GV: Nội dung bài học.
 + HS: Đọc và trả lời câu hỏi.
C.Tổ chức hoạt động dạy học 
Hoạt động 1: Khởi động
	1.Tổ chức:
 Sĩ số: 8A:
 8B: 
2.Kiểm tra: Trong giờ
3.Bài mới: 
 * Giới thiệu bài mới: Dựa vào yêu cầu của bài.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức 
- GV nêu yêu cầu, HS tự lựa chọn đề tài thích hợp
1. Hướng dẫn HS chuẩn bị:
Chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm 1 đề tài
- Nhóm 1 : Tìm hiểu và giới thiệu đền Âu Cơ
- Nhóm 2: Tìm hiểu và giới thiệu đền Hùng
- Nhóm 3 : Giới thiệu đình làng
- GV HD HS lập dàn ý
Dàn ý:
a. Mở bài : giới thiệu danh lam, vị trí, vai trò, đối với đời sống, văn hoá, tinh thần của nhân dân địa phương
b. Thân bài : Có những cách khác nhau:
- Theo trình tự không gian từ ngoài – trong, từ địa phương đến lịch sử, lễ hội, phục vụ
- Theo trình tự thời gian: quá trình xây dựng, trùng tu, tôn tạo
- Kết hợp kể, tả, biểu cảm, biểu cảm, nghị luận
c. Kết bài : Khẳng định vai trò ý nghĩa, Nniềm tự hào về quê hương
2. Hướng dẫn HS thể hiện văn bản thuyết minh
- HS viết, trình bày trớc lớp
- Tổ chức tham quan ngắn gọn -> ghi chép
Hoạt động 3
Luyện tập
- GV đọc 1 số bài tham khảo về các danh lam thắng cảnh của đất nước
- Chọn đọc 1 bài tốt nhất của HS
Hoạt động 4: Củng cố, HDVN
4. Củng cố 
GV hệ thống, khái quát những nội dung cơ bản 
5. HDVN 
- Hoàn chỉnh bài văn tuần sau nộp - Bài tập về nhà : 3, 4, Sgk T45
- Đọc thêm 1 số bài văn mẫu về thuyết minh 1 danh lam thắng cảnh – di tích lịch sử.
- Saon bài: Hịch Tướng sĩ – Trần Quốc Tuấn	

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_van_8_tuan_24.doc