Giáo án Ngữ văn lớp 8 - Chủ đề 2: Văn biểu cảm

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Về kiến thức

Qua bài học giúp học sinh ôn tập kiến thức về văn biểu cảm (thế nào là văn biểu cảm, đặc điểm chung của văn biểu cảm).

- Giúp học sinh nắm được các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm và có ý thức vận dụng các yếu tố đó.

- LT vận dụng các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm.

2. Về kỹ năng:

- Rèn kỹ năng phân biệt biểu cảm trực tiếp và biểu cảm gián tiếp.

- Rèn kỹ năng tư duy phân tích văn bản biểu cảm.

- Rèn kỹ năng lập dàn ý, dàn ý cho một đề văn biểu cảm.

 

doc 11 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1741Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 8 - Chủ đề 2: Văn biểu cảm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ 2
 VĂN BIỂU CẢM
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Về kiến thức
Qua bài học giúp học sinh ôn tập kiến thức về văn biểu cảm (thế nào là văn biểu cảm, đặc điểm chung của văn biểu cảm). 
- Giúp học sinh nắm được các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm và có ý thức vận dụng các yếu tố đó. 
- LT vận dụng các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm. 
2. Về kỹ năng:
- Rèn kỹ năng phân biệt biểu cảm trực tiếp và biểu cảm gián tiếp. 
- Rèn kỹ năng tư duy phân tích văn bản biểu cảm. 
- Rèn kỹ năng lập dàn ý, dàn ý cho một đề văn biểu cảm. 
3. Về thái độ:
- Bồi dưỡng tư duy ngôn ngữ, tư duy khoa học. 
- Gíáo dục ý thức tự giác như thế nào trong học tập.
B. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Soạn bài.
- SGK, SGV và các tài liệu tham khảo.
2. Học sinh:
- Sách vở và đồ dùng học tập
- Tài liệu tham khảo
C. NỘI DUNG THỰC HIỆN TRONG CHỦ ĐỀ: (5 tiết)
Tiết 6:
Tìm hiểu chung về văn biểu cảm
Tiết 7:
Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm
Tiết 8:
Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học
Tiết 9:
Ôn tập văn biểu cảm
Tiết 10:
Luyện tập chung về văn biểu cảm
D. BÀI HỌC
Ngày soạn: .../.../2014.
Ngày giảng 8A: T..././.../2014 
8B: T..././.../2014 
Tiết 6:
TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BIỂU CẢM
1. Tổ chức: 
Sĩ số:
8A: 
8B:
2. Kiểm tra: Sự chuẩn bị của HS
3. Nội dung bài học:
- Thế nào là văn biểu cảm? 
- Văn biểu cảm có đặc điểm gì? 
- Đoạn văn sau đây được viết theo PTBĐ chính nào? Nêu nội dung của đoạn văn đó. 
- Chỉ ra ND biểu cảm trong bài thơ “Sông núi nước Nam” và “Phò giá về kinh”. 
(HS chia nhóm, sưu tầm)
I. Lý thuyết 
1. Khái niệm văn biểu cảm
- Văn biểu cảm là văn bản viết ra nhằm biểu đạt tính chất, cảm xúc, sự đánh giá của con người đối với thế giới xung quanh và khêu gợi lòng đồng cảm nơi người đọc. 
2. Đặc điểm chung của văn biểu cảm
- Văn biểu cảm (văn trữ tình) bao gồm các thể loại VH (thơ trữ tình, CD trữ tình, tuỳ bút...)
- Tính chất trong văn biểu cảm thường là những tình cảm đẹp, thấm nhuần từ nhân văn (yêu con người, yêu TN, yêu Tổ quốc, ghét những thói tầm thường, độc ác).
- Có 2 cách biểu cảm - Trực tiếp 
 - Gián tiếp 
II. Luyện tập 
1. Bài tập 1: Đoạn văn sau đây được viết theo PTBĐ chính nào? Nêu nội dung của đoạn văn đó. 
“Mùa đông lạnh lắm. Mọi vật xung quanh đều lạnh cả. Nhưng đôi tay của bé, bộ ngực của bé và đôi môi hồng của bé vẫn ấm áp. Bởi trong bé có một ngọn lửa! Chả thế mà mùa đông mẹ thích hôn lên má bé. Ngọn lửa trong bé sưởi ấm cho mẹ. Thật thú vị biết bao khi mỗi con người là 1 ngọn lửa thiêng soi sáng và sưởi ấm c/đ này!
+ HD: Đoạn văn biểu cảm
- ND: Dù mùa đông lạnh giá, tình người vẫn ấm áp. Đoạn văn qua ngọn lửa tưởng tượng từ trong các bé yêu, qua ngọn lửa tình yêu thương của mọi người, của mẹ, ca ngợi tình yêu trẻ thơ, tình mẫu tử, tỉnh cảm nhân ái giữa con người trong c/đ. 
2. Bài tập 2: 
Chỉ ra ND biểu cảm trong bài thơ “Sông núi nước Nam” và “Phò giá về kinh”. 
Gợi ý:
 - “Sông núi nước Nam”: khẳng định chủ quyền lãnh thổ của 1 đất nước thể hiện niềm tự hào dân tộc, quyết tâm chiến đấu bảo vệ TQ. 
- Phò giá về kinh: tự hào về tinh thần quyết chiến, quyết thắng của nhân dân ta trước kẻ thù xâm lược. 
3. Bài tập 3:
Sưu tầm và chép vào sổ 1 đoạn văn xuôi biểu cảm. 
4. Củng cố:
- Giáo viên hệ thống kiến thức bài. 
5. HDVN 
- Nắm nội dung bài.
- Chuẩn bị: “Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm”. 
Ngày soạn: .../.../2014.
Ngày giảng 8A: T..././.../2014 
8B: T..././.../2014 
Tiết 7:
CÁC YẾU TỐ TỰ SỰ, MIÊU TẢ TRONG VĂN BIỂU CẢM
1. Tổ chức: 
Sĩ số:
8A: 
8B:
2. Kiểm tra: 
 - Thế nào là văn biểu cảm? Đặc điểm của văn biểu là gì? 
3. Nội dung bài học:
- Tự sự và miêu tả có vai trò như thế nào trong văn biểu cảm? 
- Gọi 2 HS đọc
- Tìm các yếu tố miêu tả trong 2 đoạn văn trên? 
- Tìm các yếu tố tự sự trong 2 đoạn văn? 
- Các yếu tố tự sự, miêu tả có vai trò gì đối với đoạn văn biểu cảm trên? 
- Biểu cảm của 2 đoạn văn trên là như thế nào? 
- GV hướng dẫn:
+ B/cảnh chung.
+ Cảnh nhà tranh bị gió thu phá 
+ Lũ trẻ cướp tranh
+ Đêm trong nhà bị tốc mái 
+ U/vọng của tác giả. 
I. Vai trò của yếu tố tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm
- Muốn phát biểu suy nghĩ, cảm xúc đối với đời sống xung quanh, hãy dùng phương thức tự sự và miêu tả để gợi ra đối tượng BC và gửi gắm cảm xúc. 
- TS và MT ở đây nhằm khêu gợi cảm xúc, do cảm xúc chi phối, chứ không nhằm mục đích kể chuyện, miêu tả đầy đủ sự việc, phong cảnh. 
II. Luyện tập 
1. Bài tập 1
Cho 2 đoạn văn sau: 
a) Chú gà trống rất bé, chỉ bằng cổ tay thôi. Mỗi lần vặn dây cót, chú gà kêu “cục, cục”, rồi lăn chân sắt của chú đi 3, 4 bước lên đằng trước. Mỗi lần vặn dây cót và nhìn gà đi, bước hồn nhiên, tôi lại nghèn nghẹn ở cổ, khóc thầm, vì giờ đây bố lại đi công tác xa rồi. 
b) ... Trước khi đi công tác xa, bố thường dành thời gian ở nhà chơi với tôi. Chú gà đã có với tôi biết bao kỷ niệm: ghi dấu hình ảnh thân yêu của bố và những cảm xúc thơ ngây của tôi ngày ấy. Có 1 lần, tôi cùng bố đem chú gà ra sân cỏ, phía sau nhà, xây cho nó một nhà gỗ nhỏ. Tôi ngắm nghía ngôi nhà hồi lâu, rồi bỗng tôi hỏi bố: “Bố ơi! Chú gà trống có ngôi nhà rồi, sao có vẻ buồn thế nhỉ?... Bố tôi hóm hỉnh bảo: “À ! Chắc chú ta chưa có vợ, nên buồn chăng?” Tôi bảo ngay: “Thế thì tiếc quá” rồi ôm gà trống, mặt buồn theo chú gà. Ngày sáng hôm sau, khi đi vào khu sân cỏ chuồng gà thì tôi đã chứng kiến một chuyện kỳ lạ: bên cạnh chú gà trống đã xuất hiện 1 cô gà mái xinh xắn. 
* Yếu tố miêu tả:
- Chú gà trống ... đằng trước.
- Ngay sáng hôm sau... 
* Yếu tố tự sự: 
- Trước khi đi công tác xa
- Một lần, hai bố con đem gà ra sân cỏ phía sau nhà, xây cho nó một căn nhà gỗ nhỏ. 
* Vai trò:
- Các yếu tố miêu tả giúp cho người đọc hình dung rõ thứ đồ chơi là con gà vặn dây cót, hình dung các hoạt động của nhân vật 2 bố con trong truyện.
- Các yếu tố tự sự: làm lên ý nghĩa sâu xa của các sự việc, buộc người nghe nhớ lâu, suy nghĩ và cảm xúc về nó. 
- Từ một đồ chơi tuổi ấu thơ, nhớ về người bố cách xa, kính yêu, thân thiết. 
2. Bài tập 2: 
Kể lại bằng văn xuôi nội dung bài thơ “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” của Đỗ Phủ. 
4. Củng cố:
- Giáo viên hệ thống kiến thức bài. 
5. HDVN:
- Nắm nội dung bài
- Xem lại: Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học
Ngày soạn: .../.../2014.
Ngày giảng 8A: T..././.../2014 
8B: T..././.../2014 
Tiết 8:
CÁCH LÀM BÀI VĂN BIỂU CẢM VỀ TÁC PHẨM VĂN HỌC
1. Tổ chức: 
Sĩ số:
8A: 
8B:
2. Kiểm tra: 
- Vai trò của yếu tố biểu cảm về tác phẩm văn học là gì? 
3. Nội dung bài học:
- Thế nào là PBCN về một tác phẩm văn học? 
- Bố cục của bài PBCN về tác phẩm văn học? ND từng phần? 
- Cho HS chia nhóm
- Lập dàn ý cho đề văn trên
- Từ dàn ý đã lập, yêu cầu HS viết thành một bài văn hoàn chỉnh. 
+ Gọi HS đọc bài viết của mình.
+ Lớp nhận xét.
+ GV sửa.
I. Lý thuyết
 Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học 
- Là trình bày những cảm xúc, tưởng tưởng, liên tưởng, suy ngẫm của mình về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm đó. 
- 3 phần: 
+ MB: GT tác phẩm và hoàn cảnh tiếp xúc với tác phẩm.
+ TB: Những cảm xúc, SN do tác phẩm gợi lên
+ KB: ấn tượng chung về tác phẩm. 
II. Luyện tập: 
Đề bài: Cảm nghĩ của em về bài thơ “Buồi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra” của Trần Nhân Tông. 
* Dàn ý
- Trong 1 lần trở về quê hương Thiên Trường (Nam Định) vào một buổi hoàng hôn, bức tranh làng quê thanh bình đã được hiện lên trong thơ của một ông vua yêu dân, yêu nước, yêu quê hương. 
- Cảm giác xóm trước thôn sau như lồng trong khói: lúc thì cảnh hiện ra mờ ảo, lúc thì cảnh như không, lúc cảnh lại hoạ rõ nét. 
“Khói lộng, trong cảnh đó là sương chiều lẫn với khói bếp thổi cơm chiều của các gia đình trong thôn. Đó là một cảnh đẹp hoàng hôn nơi làng quê đồng bằng Bắc Bộ. Thật thơ mộng mà lại thanh bình. 
- Vang lên trong không gian tĩnh mịch hoàng hôn là tiếng sáo diều của lũ trẻ chăn trâu: đang đưa những đàn trâu lo căng về làng. 
- Phía đông, đôi cò thấy vắng người, chúng rủ nhau mò cá tranh thủ lúc buổi chiều. Sự sống của con người như được chuyển dịch từ cánh đồng về ® các ngôi nhà tranh ấm cúng, vợ chồng nhà cò lại tiếp tục sự sống trên đồng, tranh thủ trước khi trời sập tối. 
- Cảnh thanh bình, tĩnh lặng, nhưng bên trong sự sống vẫn đang cựa mình. 
4. Củng cố
- Học sinh nhắc lại kiến thức tiết học. 
5. HD về nhà
- Học bài.
- Chuẩn bị: Ôn tập văn biểu cảm
Ngày soạn: .../.../2014.
Ngày giảng 8A: T..././.../2014 
8B: T..././.../2014 
Tiết 9:
ÔN TẬP VĂN BIỂU CẢM
1. Tổ chức: 
Sĩ số:
8A: 
8B:
2. Kiểm tra: Sự chuẩn bị của HS
3. Nội dung bài học:
- Văn miêu tả và văn biểu cảm khác nhau ntn? 
- Văn biểu cảm và văn tự sự khác nhau ntn? 
- Tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm đóng vai trò?
- Các biện pháp tu từ thường sử dụng trong văn biểu cảm? 
- HS đọc yêu cầu đề.
- Tìm ý và sắp xếp ý cho đề văn trên?
I. Lý thuyết
1. Phân biệt văn miêu tả và văn biểu cảm 
- Văn miêu tả: nhằm tái hiện đối tượng (người, cảnh vật), văn biểu cảm mượn những ctắc, phẩm chất mà nói lên SN, cảm xúc của mình. Do vậy, văn biểu cảm thường sử dụng những biện pháp tu từ (so sánh, ẩn dị, nhân hoá). 
2. Phân biệt văn biểu cảm và văn tự sự 
- Văn tự sự: nhằm kể lại một câu chuyện (sự việc) có đầu, đuôi, có những diễn biến, khái quát. 
- VBC: yếu tố tự sự trong văn BC thường nhớ lại những sự việc trong QK, những sự việc để lại ấn tượng sâu đậm chứ không cần đi sâu vào những KQ. 
3. Vai trò của TS, MT trong văn biểu cảm
- Tự sự : miêu tả trong văn biểu cảm là cái cớ cho tác giả bộc lộ tình cảm, cảm xúc.
- Thiếu TS, MT thì tình cảm mơ hồ, không cụ thể bởi tình cảm, cảm xúc cảu con người chỉ có thể nảy sinh từ sự việc, cảnh vật cụ thể. 
4. Các biện pháp tu từ trong văn biểu cảm 
- So sánh
- Nhân hoá
- Ẩn dụ 
- Điệp ngữ
II. Luyện tập 
Đề bài: Cảm nghĩ về mùa xuân 
- Tìm hiểu đề: 
+ Nêu cảm xúc của mình đối với mùa xuân
+ Mùa xuân đã gợi suy nghĩ, cảm xúc của mình như thế nào?
- Lập dàn ý:
+ MB: Nêu lý do để có cảm xúc
 Cảm nhận chung về mùa xuân 
+ TB: Nêu ý nghĩa của mùa xuân đối với con người, cây cỏ, vạn vật. 
 Mùa xuân mang lại sức sống 
 Mùa xuân đánh dấu bước đi của ĐN, con người 
® Cảm nghĩ của em về mùa xuân 
 Mùa đơm hoa kết trái 
 Mùa sinh sôi của vạn vật 
 Mùa HT lên một bước mới 
 Mùa thêm tuổi đời
+ KB: ấn tượng sâu sắc về mùa xuân 
4. Củng cố
- Giáo viên nhân xét giờ học. 
- Tuyên dương những nhóm có người chuẩn bị tốt. 
5. HDVN
- Hoàn thành bài tập.
- Ôn tập lại kiến thức về Văn biểu cảm.
Ngày soạn: .../.../2014.
Ngày giảng 8A: T..././.../2014 
8B: T..././.../2014 
Tiết 10:
LUYỆN TẬP CHUNG VỀ VĂN BIỂU CẢM
1. Tổ chức: 
Sĩ số:
8A: 
8B:
2. Kiểm tra: Sự chuẩn bị của HS
3. Nội dung bài học:
- Cho HS nhắc lại những kiến cơ bản về văn biểu cảm?
- Chép đề bài cho HS
- Dàn ý của bài viết bao gồm mấy phần?
- Phần mở bài nêu lên nội dung gì?
- Bố cục của phần thân bài như thế nào?
- Nội dung của phần kết bài?
- Cho HS thực hiện
- Gọi đại diện HS đọc bài của mình.
- Gọi HS khác nhận xét
- GV tổng kết
I. Lý thuyết
- Khái niệm về văn biểu cảm.
- Đặc điểm chung về văn biểu cảm.
- Vai trò của yếu tố tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm
II. Luyện tập
Đề bài: Cảm nghĩ về bài “Cảnh Khuya” của Hồ Chí Minh
1. Dàn ý
a. Mở bài:
- Giới thiệu chung
- Giới thiệu khái quát cảm nghĩ của mình
2. Thân bài:
*Dựa trên sự phân tích giá trị nghệ thuật, giá trị nội dung bằng các từ biểu cảm để bộc lộ tình cảm, cảm xúc
- Câu thơ đầu: Tiếng suối trong như tiếng hát xa
+ Trong sự yên tĩnh của rừng đêm, tiếng suối vọng lại càng trong trẻo và vang xa hơn.
+ Cách Bác so sánh "tiếng suối" với "tiếng hát" thật mới mẻ, làm cho tiếng suối gần gũi với con người lại trẻ trung, đầy sức sống
- Câu thơ thứ 2: Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
+ Câu thơ là 1 bức trnh tuyệt đẹp: ánh trăng bao trùm lồng vào vòm cây cổ thụ, bóng trăng bóng cây lại lồng vào bóng hoa tạo nên 1 hình ảnh lung linh, chập chờn với muôn hình nét đa dạng
+ Với điệp từ "lồng", nghệ thuật đan kết, bức tranh chỉ có 2 màu sắc: sáng và tối, 7 chữ trong câu thơ mà vẽ ra đc 1 cảnh có nhìu đg` nét, hình khối, tầng lớp. Những hình ảnh ấy quấn quít bởi âm hưởng của hai từ "lồng" trong 1 câu thơ.
- Hai câu cuối:
" Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà"
+ Diễn tả trực tiếp tâm trạng của nhà thơ trước cảnh đêm trăng đẹp như bức tranh ấy.Nhà thơ làm sao có thể hờ hững đc. Nhà thơ đã hòa tâm hồn mình với tiếng suối với ánh trăng
+ Từ chưa ngủ đc lặp lại mở ra 1 chiều sâu mới cho tâm trạng của Bác - con người đang thao thức trong đêm khuya này vẫn còn 1 nỗi niềm lớn lao: nỗi lo cho nc, cho dân những ngày đầu đầy khó khăn, gian khổ của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
c. Kết bài
- Khẳng định lại cảm nghĩ 1 lần nữa
- Nêu tình cảm, cảm xúc của em đối với Bác
2. Viết bài
4. Củng cố
- Giáo viên nhân xét giờ luyện tập. 
5. HDVN
- Nắm nội dung bài.
- Chuẩn bị chủ đề 3.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO_AN_TU_CHON_VAN_8_CHU_DE_2_TS.doc