Giáo án Ngữ văn lớp 8 (chuẩn)

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

- Cảm nhận được tâm trạng bỡ ngỡ, những cảm giác mới lạ của nhân vật “tôi” ở lần tựu trường đầu tiên.

-Thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ, gợi dư vị trữ tình man mác của Thanh Tịnh.

1. Kiến thức:

- Cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích Tôi đi học

- Nghệ thuật miêu tả tâm lí trẻ em ở tuổi đến trường trong một văn bản tự sự qua ngòi bút của Thanh Tịnh

2.Kĩ Năng:

- Đọc- hiểu đoạn trích tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm

- Trình bày những suy nghĩ, tình cảm về một sự việc trong cuộc sống của bản thân

3. Thái độ:

Biết trân trọng những tình cảm đẹp của tuổi học trò

 

doc 156 trang Người đăng trung218 Lượt xem 2463Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 8 (chuẩn)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tập 3: 
- Sao em không qua nhà tôi chơi?
4. Củng cố: GV khái quát lại nội dung bài dạy.
5. Dặn dò: 	- Về nhà: 
+ Tìm 2 câu thơ (văn), trong đó tác giả có sử dụng từ địa phương. Nhận xét việc sử dụng đó đã làm tăng hay giảm giá trị nghệ thuật của câu thơ (câu văn)?
+ Đặt 5 câu có từ địa phương.
+ Liệt kê các từ địa phương chỉ người sinh ra mình (cha, mẹ).
- Chuẩn bị bài: Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
Rút kinh nghiệm giờ dạy
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Họ và tên: .................................................. KIỂM TRA: 15 PHÚT
Lớp : 8 Môn: Ngữ văn 8
Điểm
Lời phê của giáo viên
I. Trắc nghiệm: (2điểm)
1. Đối với Giôn-xi, chiếc lá cuối cùng rụng hay không rụng có ý nghĩa như thế nào?
A. Nếu chiếc lá ấy rụng thì cô sẽ rất đau khổ.
B. Nếu chiếc lá ấy rụng thì cô sẽ không tiếp tục vẽ nữa.
C. Cô không còn muốn quan tâm đến chiếc lá cuối cùng nữa.
D. Chiếc lá rụng hay không sẽ quyết định số phận của cô.
2. Qua câu chuyện, em hiểu thế nào là một tác phẩm nghệ thuật được coi là kiệt tác?
	A. Tác phẩm đó phải rất đẹp
	B. Tác phẩm đó phải rất độc đáo
	C. Tác phẩm đó phải có ích cho cuộc sống.
	D. Tác phẩm đó phải đồ sộ.
II. Tự luận: (8điểm)
	1. Vì sao có thể nói chiếc lá cụ Bơ-men vẽ là một kiệt tác”?
	2. Chứng minh. Văn bản “Chiếc lá cuối cùng” có kết cấu đảo ngược tình huống 2 lần sự đảo ngược ấy có điểm gì chung? 
* Đáp án: 
I. Trắc nghiệm: 2 điểm (mỗi câu đúng 1 điểm) 1D, 2C
II. Tự luận: 8 điểm. 
Câu 1: (3 điểm) HS trả lời được 3 ý:
- Chiếc lá sống động như thật, khiến cả Xiu và Giôn-xi đều không nhận ra đó là chiếc lá vẽ.
- Chiếc lá được vẽ với tất cả tấm lòng yêu thương và sự hy sinh cao cả.
- Chiếc lá có tác dụng nhiệm mầu: Cứu sống Giôn-xi.
Câu 2: (5 điểm) - HS chỉ ra được 2 tình huống: 4 điểm (mỗi tình huống: 2 điểm).
+ Giôn-xi từ chỗ tiến gần đến cái chết nhưng cuối cùng cô đã hồi sinh.
+ Cụ Bơ-men đang sống khoẻ mạnh, cuối cùng chết bất ngờ.
- Điểm chung: (1.0 điểm).
Cả 2 tình huống ấy đều liên quan đến căn bệnh sưng phổi và chiếc lá cuối cùng.
Gây bất ngờ, hứng thú đối với người đọc.
Tuần: 08 	Ngày soạn: 11/10/2014
Tiết: 32 	Ngày dạy: 14/10/2014
LẬP DÀN Ý CHO BÀI VĂN TỰ SỰ
KẾT HỢP VỚI MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh :
1. Kiến thức:
- Nhận diện được bố cục (mở, thân, kết) của 1 văn bản tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm.
- Biết cách tìm, lựa chọn, sắp xếp các ý trong bài văn ấy.
2. Kĩ năng:
- Xây dựng bố cục, sắp xếp các ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm...
- Viết một bài văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm....
3. Thái độ:
B. CHUẨN BỊ: 
- GV: Giáo án
- HS: Soạn bài.
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1.Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra vở soạn về sự chuẩn bị bài ở nhà của học sinh.
3. Bài mới: Giới thiệu: 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1: GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu dàn ý của bài văn tự sự.
- Cho học sinh đọc bài văn “Món quà sinh nhật”
H. Hãy tìm bố cục bài văn trên? Nêu nội dung khái quát từng phần?
 -> Cho HS thảo luận theo bàn-> Đại diện trả lời, GVchốt y ghi bảng.
H. Truyện kể về việc gì? Ai là người kể chuyện?
H. Câu chuyện xảy ra ở đâu vào lúc nào ?
H. Chuyện xảy ra với ai? Có những nhân vật nào? Nhân vật nào là chính? Tính cách mỗi nhân vật ra sao?
H. Câu chuyện có diễn biến ra sao? Chỉ ra tình huống mở đầu, tình huống đỉnh điểm và tình huống kết thúc của truyện?
H. Điều gì tạo nên bất ngờ? HS chỉ ra các câu văn ứng với từng tình huống -> GV nhận xét cho gạch chân vào SGK.
H. Các yếu tố miêu tả, biểu cảm được thể hiện ở những chỗ nào trong truyện 
H. Nêu tác dụng của các yếu tố ấy? 
-> Cho HS thảo luận, đại diện HS đọc to những câu có chứa các yếu tố miêu tả, biểu cảm -> GV nhận xét ghi bảng.
H. Những nội dung trên được kể theo thứ tự nào? 
H. Từ bài văn trên, hãy rút ra dàn ý một bài văn, tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm ? 
 GV nhận xét, cho HS đọc mục 2(SGK).
- Gọi HS đọc ghi nhớ (95/SGK)
Hoạt động 2: GV hướng dẫn học sinh luyện tập.
Cho HS đọc, xác định yêu cầu bài tập1.
H. Phần mở đầu giới thiệu ai? Trong hoàn cảnh nào?
H. Truyện được kể theo trình tự nào? Kể ra những sự việc chính?
H. Kể ra những yếu tố miêu tả và biểu cảm trong từng sự việc? 
H. Các yếu tố miêu tả và biểu cảm được trình bày như thế nào trong truyện ? 
I. DÀN Ý CỦA BÀI VĂN TỰ SỰ.
 1. Tìm hiểu dàn ý của bài văn tự sự.
* Bài văn: Món quà sinh nhật.
A. Bố cục:
- Mở bài: Từ đầu -> “la liệt trên bàn” Quang cảnh chung của buổi SN.
- Thân bài: tiếp -> “chỉ gật đấu không nói”: Món quà sinh nhật độc đáo của Trinh.
- Kết bài: đoạn còn lại: cảm nghĩ của Trang về món quà sinh nhật.
B. Các yếu tố của văn bản:
- Truyện kể về món quà sinh nhật. Người kể chuyện là Trang (ngôi thứ I).
- Câu chuyện xảy ra ở nhà Trang, vào ngày sinh nhật của Trang.
- Trang và Trinh là nhân vật chính.
+ Trang: mau giận, dễ xúc động.
+ Trinh: Có tấm lòng thơm thảo với bạn bè.
C. Diễn biến câu chuyện:
- Tình huống mở đầu: Tâm trạng bồn chồn của Trang khi người bạn thân nhất chưa đến .
- Tình huống phát triển: Trang từ chỗ bồn chồn đến lo lắng, nghĩ đến điều không hay.
- Tình huống đỉnh điểm: Sự xuất hiện của Trinh với chùm ổi.
- Tình huống kết thúc: Sự xúc động của Trang.
* Điều tạo nên bất ngờ là tình huống của truyện: Trang có ý trách Trinh rồi sau đó vỡ lẽ về tấm lòng thơm thảo của Trinh.
D. Những yếu tố miêu tả, biểu cảm:
*Miêu tả:
- Hành động, tâm trạng của Trang.
- Cành ổi.
- Dáng vẻ, hành động của Trinh.
*Biểu cảm:
- Cảm xúc, suy nghĩ của Trang về người bạn và món quà sinh nhật -> cảm nhận về tình cảm đáng quý giữa 2 nhân vật.
Đ. Thứ tự kể:
- Trình tự thời gian.
- Trong khi kể có xen hồi ức.
2. Dàn ý của một bài văn tự sự:
- Mục 2 (95/SGK)
*Ghi nhớ: SGK
II. LUYỆN TẬP:
Bài 1/95: Lập dàn ý cơ bản cho văn bản “Cô bé bán diêm”
*Mở bài: Quang cảnh đêm giao thừa và gia đình cô bé bán diêm – nhân vật chính.
* Thân bài:
- Do không bán được diêm nên em bé không dám trở về nhà.
- Em ngồi giữa 2 ngôi nhà để tránh rét.
- Đánh liều quẹt que diêm để sưởi ấm, 5 lần quẹt diêm gắn với 5 mộng tưởng.
- Que diêm tắt, em trở về thực tại.
-> Các yếu tố miêu tả và biểu cảm được đan xen vào trong quá trình kể chuyện, đặc biệt tác giả miêu tả cảnh thực xen với mộng tưởng rất sinh động. Kèm theo đó là người suy nghĩ và tâm trạng của nhân vật.
* Kết bài: Em bé chết vì giá rét.
4. Củng cố: Em hãy nêu dàn ý của bài văn tự sự?
5. Dặn dò: -Về nhà học bài. Hoàn chỉnh BT 2 vào vở.
	 - Soạn bài “Hai cây phong”.
Tuần 9	Ngày soạn: 11/10/2014
	Ngày giảng: 14/10/2014
	Ngày giảng: 17/10/2014	
Tiết 33-34
VĂN BẢN: HAI CÂY PHONG
	( Ai – ma - tốp)
I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:
1. Kiến thức:
- Hiểu được đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích Hai Cây Phong. Tính chất trữ tình sâu đậm được biểu hiện rát khéo trong tự sự kết hợp giữa: hồi ức, miêu tả, biểu cảm và kể chuyện.
- Tích hợp với phần tiếng việt ở bài tiếng địa phương với tập làm văn ở bài viết số 2. Hiệu quả kết hợp miêu tả, biểu cảm trong văn tự sự kể chuyện.
2. Kĩ năng:
- Đọc văn xuôi tự sự - trữ tình , phân tích tác dụng của sự hay dổi ngôi kể của miêu tả, biểu cảm trong văn tự sự.
3. Thái độ:
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Sách giáo khoa, giáo án, đồ dùng dạy học. 
- Học sinh: Sách giáo khoa, chuẩn bị bài. 
III. Tiến trình bài dạy: 
1. Ổn định lớp. 
- Kiểm tra sĩ số học sinh. 
- Nhắc nhở học sinh chuẩn bị vào bài. 
2. Kiểm tra bài cũ. 
? Giôn - Xi khỏi bệnh vì sao? Chọn và giải thích một trong nhưng nguyên nhân sau: ( 3đ)
a. Chiếc lá cuối cùng không rụng.
b. Tác dụng của thuốc và sự chăm sóc của xiu.
c. Tình yêu và niềm tin vào cuộc sống.
d. Vì số phận may mắn.
? Vì sao nói bức tranh “Chiếc lá cuối cùng” là một kiệt tác? ( 7đ)
Học sinh: - Chiếc lá cuối cùng là một kiệt tác:
+ Nó có giá trị nhân sinh và nghệ thuật rất cao.
+ Cái giá của nó quá đắt => quy luật nghiệt ngã của nghệ thuật.
+ Vì con người, phục vụ cuộc sống.
3. Bài mới:
* Hoạt động 1: dẫn vào bài:
	Đối với con người Việt Nam, ký ức tuổi thơ thường gắn liền với những cây đa, bến nướ, sân đình ờ những làng quê mờ xa trong không gian và thời gian xa hẳm. Cây đa cũ, bến đò xưa, nhặt lá bàng ỗi buổi chiều đông. Còn đối với nhân vật người hoạ sĩ trong truyện vừa người thầy đầu tiên của nhà văn Ai - Ma - Tốp là nhớ tới làng quê. Mỗi lần về thăm quê, ông không thể đến thăm 2 cây phong trên đỉnh đồi đầu làng. Vì sao? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc chú thích văn bản
Hoạt động của GV và HS
Nội dung.
Giáo viên: Gọi học sinh đọc chú thích và nêu những nét về cơ bản về tác giả.
Giáo viên: Gọi đọc chú thích và giải thích một số từ khó.
Giáo viên: Hướng dẫn học sinh cách đọc.
- Chú ý giọng đọc chậm rãi, hơi buồn, gợi nhớ nhung và suy nghĩ của người kể chuyện.
? Văn bản hai cây thông được trích trong phần nào và ở truyện nào?
Học sinh: Được trích ở phần đầu truyện Người thầy đâu tiên.
? Dựa vào nội dung đoạn trích ta có thể phân ra làm mấy đoạn? Nêu nội dung từng đoạn?
Học sinh: Bố cục: 4 Đoạn:
- Đoạn 1: từ đầu .... phía tây.
=> Giới thiệu chung vị trí của làng quê.
- Đoạn 2: Tiếp theo ... phía trên làng.
=> Nhớ về hình ảnh hai Cây Phong ở đầu làng va cảm xúc, tâm trạng của nhân vât Tôi.
- Đoạn 3: Tiếp theo ... biêng biếc kia:
=> Nhớ về cảm xúc và tâm trạng của Tôi khi còn trẻ.
- Đoạn 4: Còn lại.
=> Hai Cây Phong gắn liền với trường Đuy Sen.
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả: Ai-ma-tốp ( 1982- 2008)
Là nhà văn Cư-rơ- gư- xtan, một nước cộng hòa vùng Trung Á
2. Tác phẩm:
Văn bản này là phần đầu truyện " Người Thầy Đầu Tiên"
* Đọc.
* Chú thích.( SGK ).
* Bố cục: 4 Đoạn:
* Hoạt động 3:Tìm hiểu chi tiết
Hoạt động của GV và HS
Nội dung.
? Tác giả vừa nhớ lại, vừa kể và tả một cách cụ thể thấm đượm cảm xúc mến thương ngọt ngào, hai cây thông cùng lũ trẻ hồn nhiên nghịch ngợm được phát hoạ như thế nào?
Học sinh: Hai cây thông và ký ức tuổi trẻ:
- Hai cây thông nghiêng ngã đu đưa như muốn chào mời những nguời bạn nhỏ.
? Từ trên cao ngất, phép thần thông mở ra trước mắt lũ trẻ những điều gì?
Học sinh: Thế giới dẹp đẽ vô ngần của không gian bao la và ánh sáng .
? Tại sao chúng lại say sưa, ngây ngất ? Cảm giác ấy được diễn tả như thế nào?
Học sinh: Cảm giác không gian choáng ngộp làm chúng sửn g sốt, nín thở quên đi việc phá tổ chim.
=> Mơ ước và khát vọng lần đầu thức tỉnh trong tâm hồn những đưa trẻ làng Ku - Ku - Rêu.
? Hai cây thông ở đỉnh đồi phía trên làng Ku - Ku - Rêu có gì đặc biệt đối với nhân vật tôi người hoạ sĩ? Vì sao tác giả luôn nhớ về chúng?
Học sinh: Hai cây thông trong cái nhìn và cảm nhận của tôi - người hoạ sĩ.
- Hai cây thông từ lâu đã trở thành một hình ảnh ký ức trong tâm hồn tác giả, biểu hiện tình yêu và nổi nhớ làng quê của mọt người còn sống ở nơi xa.
? Hai cây thông hồi ức của nhân vật tôi, hiện ra cụ thể như thế nào?
Học sinh: Bằng những hình ảnh miêu tả, so sánh. Tôi luôn hình dung hai cây phong như hai anh em sinh đôi 
Có sức lực dẻo dai, dũng mãnh.
 Giáo viên:
Giáo viên: Gọi học sinh đọc ghi nhớ.
? Em hãy nêu những giá trị nghệ thuật nổi bật trong tác phẩm này?
? Qua đó toát lên những nội dung đặc sắc nào? 
II. Đọc hiểu văn bản.
1. Hai cây thông và ký ức tuổi trẻ:
- Hai cây thông nghiêng ngã đu đưa như muốn chào mời những nguời bạn nhỏ.
- Thế giới dẹp đẽ vô ngần của không gian bao la và ánh sáng .
- Cảm giác không gian choáng ngộp làm chúng sửn g sốt, nín thở quên đi việc phá tổ chim.
=> Mơ ước và khát vọng lần đầu thức tỉnh trong tâm hồn những đưa trẻ làng Ku - Ku - Rêu.
2. Hai cây thông trong cái nhìn và cảm nhận của tôi - người hoạ sĩ.
- Hai cây thông từ lâu đã trở thành một hình ảnh ký ức trong tâm hồn tác giả, biểu hiện tình yêu và nổi nhớ làng quê của mọt người còn sống ở nơi xa.
- Bằng những hình ảnh miêu tả, so sánh. Tôi luôn hình dung hai cây phong như hai anh em sinh đôi 
Có sức lực dẻo dai, dũng mãnh.
III. Tổng kết:
1. Nghệ thuật:
- Lựa chọn ngôi kể, người kể tạo nên hai mạch kể lồng ghép độc đáo
- Miêu tả bằng ngòi bút đậm chất hội họa, truyền sự rung cảm đến người đọc
- Có nhiều liên tưởng, tưởng tượng phong phú
2. Nội dung:
- Đoạn trích là bài ca về tình yêu quê hương, bài ca về người thầy chân chính
- Hình ảnh hai cây phong trong sự cảm nhận của người họa sĩ là biểu tượng của quê hương
- Những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ không thể nào quên
- Lòng biết ơn người thầy Đuy- sen - người đã gieo vào tâm hồn trẻ thơ niềm tin, khát vọng về cuộc đời tốt đẹp
* Ghi nhớ: SGK
4. Củng cố:	
? Việc tác giả đan xen lồng ghép hai ngôi kể, hai điểm nhìn nghệ thuật trong đoạn văn có hiệu quả nghệ thuật như thế nào?
5. Dặn dò:- Về nhà học bài.
- Chuẩn bị : Viết bài tập làm văn số 2 .
Tuần: 09 	 Ngày soạn: 18/10/2014
Tiết 35, 36 Ngày giảng: 21/10/2014
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh:
- Biết vận dụng những kiến thức đã học để thực hành viết một bài văn tự sự kết hợp với miêu 	tả và biểu cảm.
- Rèn luyện kĩ năng diễn đạt, trình bày.
B. CHUẨN BỊ: 
- GV: Ra đề, đáp áp, biểu điểm.
- HS: Ôn tập cách bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định lớp: 
2.Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh – quán triệt ý thức là
3. Bài mới: 
Ma trận: 
Nội dung kiến thức
Mức độ nhận thức
Cộng
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Nội dung 1: Văn tự sự
Giúp HS nhận diện được văn tự sự
Dựa vào hiểu biết về văn bản tự sự có miêu tả và biểu cảm để làm đoạn văn thêm sinh động
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ %: 
Câu : 1
Số điểm: 0,5đ
Tỉ lệ: 5%
Câu : 1
Số điểm: 1,5đ
Tỉ lệ: 15%
Số câu: 1
Số điểm: 2đ
Tỉ lệ: 20%
Nội dung 2: Viết bài văn tự sự
Biết cách làm một bài văn tự sự kết hợ với miêu tả và biểu cảm
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ %:
Câu : 2
Số điểm: 8đ
Tỉ lệ: 80%
Số câu: 1 
Số điểm: 8đ
Tỉ lệ: 80%
Tổng số điểm các mức độ nhận thức
0,5đ
1,5đ
8đ
10đ
Đề bài: 
Câu 1: 
Cho đoạn văn : " Một buổi chiều, như thường lệ, tôi xách cần câu ra bờ sông. Bỗng nhiên tôi nhìn thấy một cậu bé tuổi mình đã ngồi câu ở đó từ bao giờ. Tôi định lên tiếng chào làm quen nhưng lại thôi. Thế là tôi lặng lẽ lùi xa một quãng, buông câu nhưng thỉnh thoảng vẫn liếc mắt nhìn trộm cậu ta. Lóng ngóng thế nào, tôi để tuộ cả hộp mồi rơi xuống sông. Ngán ngẩm, tôi cuốn cần câu, định ra về. Chưa kịp đứng dậy, tôi nhìn thấy cậu bé đứng sừng sững ngay trước mắt. Trên tay cậu ta là một hộp mồi. Thế là chúng tôi quen nhau."
? Hãy cho biết đoạn văn trên thuộc kiểu văn bản nào? ( 0,5đ)
? Hãy thêm các yếu tố miêu tả và biểu cảm để viết lại đoạn văn sao cho sinh động và hấp dẫn hơn? ( 1,5đ)
Câu 2: Hãy kể lại một kỉ niệm đáng nhớ đối với con vật nuôi mà em thích? ( 8đ)
I. ĐÁP ÁN:
Câu 1: 
- Bổ sung yếu tố miêu tả: 
+ Khung cảnh thiên nhiên: nắng, gió, dòng sông, tiếng cá đớp mồi...
+ Hình ảnh người bạn mới: gương mặt, nước da, mái tóc.....
Yếu tố biểu cảm: Thái độ ngạc nhiên của tôi, sự tò mò của cậu bé, .....
Câu 2: 
1. Đáp án:
*. Yêu cầu chung:
Học sinh nắm được phương pháp làm một bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
- Xác định đúng đối tượng theo yêu cầu của đề.
- Kể lại kỉ niệm nghĩa là phải có truyện, nhân vật phải là câu chuyện đáng nhớ.
- Sử dụng yếu tố miêu tả, biểu cảm.
- Bố cục rõ ràng, đảm bảo tính mạch lạc, thống nhất về chủ đề văn bản.
- Biết dựng đoạn phần thân bài.
- Lời văn trong sáng, gợi cảm, trình bày sạch đẹp, rõ ràng.
*. Yêu cầu cụ thể: Theo dàn ý sau:
a . Mở bài: Giới thiệu con vật nuôi và kỉ niệm đáng nhớ.
b.Thân bài: Miêu tả con vật, tập trung tả về kỉ niệm.
c.Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em.
II. BIỂU ĐIỂM:
- Điểm 8 – 7; Đầy đủ các ý trên, diễn đạt rõ ràng, lưu loát, đúng phương pháp tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm. Bố cục rõ ràng, văn viết có cảm xúc, trình bày sạch đẹp. Sai không quá 5 lỗi.
- Điểm 6– 5: Như yêu cầu điểm 8 – 10, miêu tả chưa thật sâu sắc, sử dụng các biện pháp nhân hoá, so sánh chưa linh hoạt, thiếu 1 vài cảm xúc nhỏ. Sai từ 5 – 8 lỗi.
- Điểm 5 – 4: Như yêu cầu của điểm 6,5 – 7,5, song có nhiều sai sót hơn. Đôi chỗ còn sa vào kể. Sai không quá 10 lỗi.
- Điểm 4- 3: Bài viết còn nhiều thiếu sót, diễn đạt lủng củng, dùng từ thiếu chính xác. Sai trên 10 lỗi.
- Điểm 1 – 2: Không đảm bảo nội dung. Có sai sót về phương pháp, lạc đề.
- Điểm 0: Bỏ giấy trắng hoặc viết 1 đoạn văn vô nghĩa.
4. Củng cố: HS làm bài – GV thu bài.
5. Dặn dò: Học bài cũ. Chuẫn bị bài mới.
Rút kinh nghiệm giờ dạy
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần: 10 	 Ngày soạn: 18/10/2014
Tiết 37 	Ngày giảng: 20/10/2014	
NÓI QUÁ
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh:
1. Kiến thức:
- Khái niệm nói quá
- Phạm vi sử dụng biện pháp tu từ nói quá
- Tác dụng của biện pháp tu từ nói quá
2. Kĩ năng:
- Hiểu được thế nào là nói quá và tác dụng của biện pháp tu từ này trong văn chương cũng như trong cuộc sống hàng ngày.
3. Thái độ:
Phê phán những lời nói khoác, nói sai sự thật
B. CHUẨN BỊ: 
- GV: Giáo án, bảng phụ.
- HS: Soạn bài.
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ:
? Em hãy nêu một số từ ngữ địa phương mà em đang sinh sống hoặc nêu hiểu biết của em về từ địa phương ở nơi khác mà em biết 
Câu 2: Vì sao trong một số tác phẩm văn học, nhà văn đưa màu sắc từ địa phương vào tác phẩm của mình?
3. Bài mới: 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1:- GV treo bảng phụ có 2 VD 101/SGK. 
-> Gọi HS đọc.
H. Trong 2 VD trên, những cụm từ nào được diễn đạt quá sự thực?
-> HS chỉ ra -> GV gạch chân vào bảng phụ.
H. Thực chất mấy câu này nhằm nói điều gì?
->HS trả lời -> GV chốt ý, ghi bảng. 
H. Hãy diễn đạt những cụm từ gạch chân trên bảng bằng những cụm từ đồng nghĩa?
-> GV chọn những câu phù hợp ghi vào bên cạnh những VD -> 
H. Hãy so sánh 2 cách diễn đạt và cho biết cách diễn đạt nào hay hơn? Vì sao? 
H. Em hãy cho biết thế nào là nói quá và tác dụng của nói quá? 
-> HS trả lời -> GV chốt ý cho đọc ghi nhớ.
H. Hãy tìm một vài câu tục ngữ, ca dao, thành ngữ có dùng phép nói quá? 
 (đen như cột nhà cháy; Nồi da nấu thịt; vung tay quá trán; nuôi lợn ...ăn cơm đứng; bán anh em xa mua láng giềng gần)
H. Theo em, nói quá và nói khoác có điểm gì giống và khác nhau? 
Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS luyện tập.
I. Nói quá và tác dụng của phép nói quá:
VD: 
Đêm tháng năm, chưa nằm đã sáng
 Ngày tháng mười, chưa cười đã tối.
-> đêm tháng năm và ngày tháng mười rất ngắn.
2. “Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày”.
Mồ hôi ướt đẫm cả áo
-> sự vất vả của người nông dân.
- Nhấn mạnh ý, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm. 
* Ghi nhớ: SGK.
- Giống: phóng đại sự thật. 
- Khác: nói quá là biện pháp tu từ nhằm mục đích nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm. Còn nói khoác là làm cho người nghe tin vào những điều không có thực. Nói khoác là hành động tiêu cực.
II. Luyện tập:
1/ 102: Tìm biện pháp nói quá và giải thích ý nghĩa:
Sỏi đá cũng thành cơm: thành quả lao động gian khổ, vất vả, nhọc nhằn -> niềm tin vào bàn tay lao động.
Đi đến tận chân trời: vết thương chẳng có nghĩa lí gì, không phải bân tâm
Thét ra lửa: kẻ có uy quyền.
2/102 : Điền thành ngữ vào ô trống:
Chó ăn đá, gà ăn sỏi.
Bầm gan tím ruột.
Ruột để ngoài da.
Nở từng khúc ruột.
Vắt chân lên cổ.
3/ 102 :Đặt câu: -> Cho HS đặt theo bàn ( 2’)-> Thu 10 bài 
Thuý Kiều có vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành.
Đoàn kết tạo nên sức mạnh dời non lấp bể.
Những chiến sĩ mình đồng da sắt đã chiến thắng trở về.
Công việc lấp biển vá trời ấy là công việc của nhiều đời, nhiều thế hệ mới có thể làm xong.
Mình nghĩ nát óc mà vẫn chưa giải được bài toán này.
4/ 103: Đã làm trong phần bài học -> cho HS nhắc lại.
4. Củng cố: Thế nào là nói quá? Nói quá có tác dụng gì?
5. Dặn dò: 
	 - Học bài.
	 - Làm BT 5 (103 SGK)
Tuần: 10 	Ngày soạn: 20/10/2014
Tiết 38	Ngày giảng: 21/10/2014
ÔN TẬP TRUYỆN KÝ VIỆT NAM
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh:
1. Kiến thức:
- Sự giống và khác nhau cơ bản của các truyện kí đã học về các phương tiện thể loại, phương thức biểu đạt
- Những nét độc đáo về nội dung và nghệ thuật của từng văn bản
- Đặc điểm cảu nhân vật
2. Kĩ năng:
- Cảm thụ nét riêng, độc đáo của tác phẩm văn học
- Hệ thống hoá kiến thức về truyện Việt Nam hiện đại, truyện nước ngoài trong chương trình lớp 8.
3. Thái độ:
B. CHUẨN BỊ: 
- GV: Giáo án.
- HS: Soạn bài, ôn tập.
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ :
 	GV kiểm tra bài cũ trong qua trình ôn tập
3. Bài mới:
 Hoạt động 1: 	- GV kiểm tra sự chuẩn bị HS.
 	 	- Gọi HS trình bày theo từng phần.
 	 	- Cả lớp nhận xét .
	 	- GV sửa chữa, ghi bảng.
1.Lập bảng
S
T
T
Tên văn bản 
 tác giả
Thể
loại
Phương thức
biểu đạt
Nội dung chủ yếu
Đặc sắc 
nghệ thuật
1
Tôi đi học (Thanh Tịnh – 1911- 1988)
Truyện ngắn
(1941)
Tự sự
(xen trữ tình)
- Cảm nghĩ của một cậu học trò lần đầu tiên đi học. 
-Tự sự kết hợp trữ tình (miêu tả, biểu cảm) thơ So sánh gợi cảm.
2
Trong lòng mẹ (Nguyên Hồng 1918 – 1982)
Hồi kí (Trích– 1940)
Tự sự
(xen trữ tình)
Nỗi cay đắng tủi cực và tình yêu thương mẹ của Bé Hồng.
- Lời văn chân thực, giàu cảm xúc.
- So sánh liên tưởng táo bạo.
3
Tức nước vỡ bờ (Ngô Tất Tố 1893- 1954)
Tiểu thuyết (trích -1939)
Tự sự
- Tố cáo xã hội phon

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao_an_van_8_chuan_KTKN.doc