A.Mục tiêu cần đạt
* Giúp học sinh:
1. Về kiến thức:
- Vấn đề môi trường và tệ nạn xã hội ở địa phương.
2. Về kỹ năng:
- Quan sát, phát hiện, tìm hiểu và ghi chép thông tin.
- Bày tỏ ý kiến, suy nghĩ về vấn đề xã hội, tạo lập một văn bản ngắn về vấn đề đó và trình bày trước tập thể.
* Tích hợp với môi trường: Liên hệ các vấn đề môi trường.
B.Chuẩn bị .
+ GV: Nội dung bài học
+ HS: Đọc và trả lời câu hỏi
Tuần 32 - bài 30 Ngày soạn: 28/03/2011 Ngày dạy: 8A: 8B : Tiết 121 : chương trình địa phương (Phần văn) A.Mục tiêu cần đạt * Giúp học sinh: 1. Về kiến thức : - Vấn đề môi trường và tệ nạn xã hội ở địa phương. 2. Về kỹ năng : - Quan sát, phát hiện, tìm hiểu và ghi chép thông tin. - Bày tỏ ý kiến, suy nghĩ về vấn đề xã hội, tạo lập một văn bản ngắn về vấn đề đó và trình bày trước tập thể. * Tích hợp với môi trường: Liên hệ các vấn đề môi trường. B.Chuẩn bị . + GV: Nội dung bài học + HS: Đọc và trả lời câu hỏi C.Tổ chức hoạt động dạy học Hoạt động 1: Khởi động 1.Tổ chức: Sĩ số: 8A: 8B: 2.Kiểm tra: Việc chuẩn bị ở nhà của HS 3.Bài mới: * Giới thiệu bài mới: Dựa vào yêu cầu của bài. Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản I. Phần chuẩn bị: - GV nhắc lại yêu cầu của bài học ? - HD HS chuẩn bị : GV yêu cầu HS viết những vấn đề mà địa phương quan tâm 1. Yêu cầu: - Văn bản nhật dụng ở lớp 8 đề cập những vấn đề gì? - Hãy tìm hiểu vài khía cạnh của một trong những vấn đề nơi em sinh sống. - Trình bày những điều đã tìm hiểu được một văn bản dài không quá một trang. Có thể dùng bất cứ văn bản nào và bất cứ phương thức biểu đạt nào? - Từng cá nhân chọn đề tài để viết, song nên kết hợp với sự phân công của tổ để các chủ đề được đề cập và có được các văn bản phong phú, đa dạng. 2. Chuẩn bị: - Báo cáo kết quả đã làm theo chủ đề: + Môi trường: Vệ sinh, xử lý rác thải chống ô nhiễm + Các tệ nạn xã hội. - Hình thức: Văn bản tự chọn ( tự sự, trữ trình, Biểu cảm, miêu tả, Nghị luận) - Viết ngắn gọn, trình bày trước lớp rõ ràng tình cảm -> cả lớp nghe, góp ý Hoạt động 3 II. Hoạt động trên lớp - Cả lớp thảo luận - GV yêu cầu các tổ tổng hợp các ý kiến thống nhất để trình bày trước lớp. Gọi đại diện các nhóm lên trình bày về các ý kiến của mình -> Gọi các nhóm bổ xung - GV tổng kết, đánh giá kết quả của các nhóm. - Lần lượt các tổ, nhóm của đại diện trình bày văn bản trước lớp. - Định hướng 1 số chủ đề theo những gợi ý sau: 1. Điều tra việc thu gom rác thải nơi em ở trước đây vào năm và hiện nay ? Hình thức thu gom, kết quả ? những kiến nghị và phương hướng khắc phục ? 2. Một bài thơ, truyện ký, phóng sự ngắn về những vấn đề rác thải 3. Một bài thơ, truyện ký về các tệ nạn xã hội III. Nhận xét - GV đưa ra nhận xét - Về những ưu điểm và tồn tại trong bài làm của HS - Giải đáp những vấn đề mà học sinh còn đang tranh luận. - Đề ra phương pháp phát huy giúp cho HS làm bài tốt. Hoạt động 4 : Củng cố, HDVN 4. Củng cố - Tổng kết những ND trong tiết học. - HS hoàn chỉnh bài viết . 5. HDVN - Lập dàn ý cho một bài văn viết về vấn đề của đời sống theo định hướng của GV - Tiếp tục phát huy tập viết về các chủ đề mà mình yêu thích - Lập bảng thống kê chi tiết ôn tập 130 - Chuẩn bị bài: Chữa lỗi diến đạt ( lỗi lô-gíc) Ngày soạn: 28/03/2011 Ngày dạy: 8A: 8B : Tiết 122 : chữa lỗi diễn đạt (Lỗi lô gic) A.Mục tiêu cần đạt * Giúp học sinh: 1. Về kiến thức : - Hiệu quả của việc diễn đạt lô-gíc. 2. Về kỹ năng : - Phát hiện và chữa được các lỗi diễn đạt liên quan đến lô-gíc. B.Chuẩn bị . + GV: Nội dung bài học + HS: Đọc và trả lời câu hỏi C.Tổ chức hoạt động dạy học Hoạt động 1: Khởi động 1.Tổ chức: Sĩ số: 8A: 8B: 2.Kiểm tra: Việc chuẩn bị ở nhà của HS 3.Bài mới: * Giới thiệu bài mới: Dựa vào yêu cầu của bài. Hoạt động 2: 1. Bài tập 1 sgk/127 A: quần án, giày dép B: Đồ dùng học tập a. Chúng em đã giúp các bạn HS những vùng bị bão lụt quần án, giày dép và những đồ dùng học tập khác A, B không cùng loại nên B không bao hàm được A Chữa lại : Chúng em . bão lụt giấy bút, sách vở và những đồ dùng học tập khác b. Trong Thanh niên nói chung và trong bóng đá nói riêng, niềm say mê là nhânt ố quan trọng dẫn đến thành công - A : Thanh niên nói chung B: Bóng đá nói riêng => A,B không cùng loại nên A không bao hàm được B Chữa lại: Trong thể thao nói chung và trong bóng đá nói riêng, niềm say mê là nhân tố quan trọng dẫn đến thành công - Khi viết A,B,C thì A,B,C phải là những từ ngữ cùng trường từ vựng - Lão Hạc, Bước đường cùng: tên tác phẩm - Ngô Tất Tố: Tên tác giả => A,B không cùng từng từ vựng c. Lão Hạc, bước đường cùng, Ngô Tất Tố... Chữa lại: + Lão Hạc, Bước đường cùng, Tắt Đèn đã.... + Nam Cao, Nguyễn Công Hoan, Ngô Tờt Tố đã... - Trong câu hỏi lựa chọn thì A không được bao hàm B và ngược lại d. Em muốn trở thành một người trí thưc hay một bác sĩ? Chữa lại: Em muốn trở thành một GV hay một bác sĩ - Khi câu có kiểu kết hợp Không chỉ A mà còn B thì A không được bao hàm B và ngược lại e. Bài thơ không chỉ hay về nghệ thuật mà còn sắc sảo về ngôn từ Chữa lại: Bài thơ không chỉ hay về nghệ thuật mà còn sắc sảo về nội dung - Trong câu có ý đối lập đặc trưng thì có ý đối lập phải cùng trường từ vựng. g. Trên sân ga chỉ còn lại hai người. Một người thì cao gầy còn người kia thì mặc áo ca rô Chữa lại: + Trên sân ga chỉ còn lại hai người. Một người thì cao gầy còn người kia lùn và mập Trên sân ga chỉ còn lại hai người. Một người thì mặc áo trắng còn người kia thì mặc áo ca rô - Trong câu không có MQH nhân quả nên không thể sử dụng từ nên h. Chị Dậu rất cần cù chịu khó nên chị rất mực yêu thương chồng con. Chữa lại: Thay từ Nên bằng từ và - Hai vế không thể nối với nhau bằng căp QHT Nếu ...thì i. Nếu không phát huy. Nặng nề đó. Chữa lại: Thay từ có được bằng từ hoàn thành - Trong câu có ý đối lập đặc trưng thì có ý đối lập phải cùng trường từ vựng. k. Hút thuốc lá vừa có hại cho sứ khỏe vừa làm giảm tuổi thọ của con người Chữa lại: Hút thuốc lá vừa có hại cho sứ khỏe vừa tốn kém tiền bạc 2. Bài tập2 : Tìm những lỗi diễn đạt tương tự và sửa những lỗi đó - HS tập phát hiện và chữa cho nhau trong bài TLV số 6 - HS làm thêm 1 số bài tập bổ trợ khác ? a. Chữa lỗi bài TLV số 6 b. Bài tập bổ trợ - GV chia nhóm để HS thảo luận a. Anh bộ đội bị thương hai phát một phát ở đùi, một phát ở đèo Khê b. Tố Hữu là 1 nhà thơ lớn vì ông hoạt động cách mạng từ thời thơ ấu c. HS không được uống rượu và hút thuốc lá d. Mẹ em âu yếm hỏi em : Con thích đi Sầm Sơn hay thích ăm kem e. Các bạn ấy rất yêu văn nghệ và cả đi dã ngoại nữ ( và cả thể thao Hoạt động 3 : Luyện tập - Phát hiện và sử lỗi diễn đạt trong văn bản tự chọn : + Chủ ngữ và vị ngữ mâu thuẫn với nhau + Liệt kê không đồng loại. + Sử dụng QHT không đúng với nội dung câu văn. Hoạt động 4 : Củng cố, HDVN 4. Củng cố : - GV hệ thống, chốt lại những kiến thức cơ bản 5. HDVN - Hoàn thiện các bài tập - Chuẩn bị làm bài viết số 7 Ngày soạn: 29/03/2011 Ngày dạy: 8A: 8B : Tiết 123 + 124: viết bài tlv số 7 - văn nghị luận A.Mục tiêu cần đạt * Giúp học sinh: - Ôn luyện phép lập luận chứng minh và giải thích - Rèn các kỹ năng dùng từ, đặt câu, dựng đoạn, viết bài đã học đặc biệt biết đưa các yếu tố biểu cảm, tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận nhằm giải quyết một vấn đề XH hoặc văn học. B.Chuẩn bị . + GV: Đề bài + HS: Đồ dùng học tập C.Tổ chức hoạt động dạy học Hoạt động 1: Khởi động 1.Tổ chức: Sĩ số: 8A: 8B: 2.Kiểm tra: Việc chuẩn bị ở nhà của HS 3.Bài mới: * Giới thiệu bài mới: Dựa vào yêu cầu của bài. Hoạt động 2: I. Đề bài : - GV chép đề bài lên bảng Hãy viết một bài văng nghị luận để nêu rõ tác hại của các tện nạn xã hội trong đời sống con người mà chúng ta cần nhanh chóng xóa bỏ II. Yêu cầu : - GV HD HS làm bài - Xác định rõ yêu cầu của đề trước khi viết - Lập dàn ý : Tìm đủ các luận điểm hệ thống luận cứ - Chú ý đưa các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm vài văn - Trình bày mạch lạc, rõ ràng, lưu loát diễn đạt có hình ảnh, sinh động - Chú ý phân tách đoạn, cách dùng từ, viết câu Hoạt động 3 II. HS làm bài : 1. Dàn ý - Mở bài: Nêu các tác hại của các tện nạn xã hội - Thân bài: + Nêu nhận thức của bản thân về các tệ nạn xã hội trong đời sống xã hội. + Kể tên một số tệ nạn xã hội mà em biết: Cờ bạc Ma túy Mại dâm Tàng trữ và lưu hành văn hóa phẩm không lành mạnh + Tác hại của các tệ nạn xã hội với đời sống con người: Về nhân cách đạo đức Về kinh tế Về sức khỏe + Hướng khắc phục các tệ nạn xã hội - Kết bài: + Những biện pháp xóa bỏ các tệ nạ xã hôi + Liên hệ bản thân 2. Thang điểm - Mở bài : 1 đ - Kết bài : 1 đ - Thân bài : 7đ - Trình bày : 1 đ - Cụ thể: + Điểm 9,10 : Bài viết tốt, mạch lạc mắc 1,2 lỗi nhỏ + Điểm 7,8 : Đủ luận điểm, luận cứ việc đưa yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm chưua tốt. + Điểm5,6 : Bài thiếu 1 số ý, đạt trung bình mắc nhiều lỗi + Điểm 4 : Sơ sài, nông cạn Mắc quá nhiều lỗi Hành văn lủng củng 3. Thu bài Hoạt động 4 : Củng cố, HDVN 4. Củng cố : - GV nhận xét giờ 5. HDVN - Hoàn thiện các bài tập - Chuẩn bị bài: “ Tổng kết phần văn”
Tài liệu đính kèm: