Giáo án Ngữ văn lớp 8 - Giáo án tự chon Văn 8

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Về kiến thức

 - Ôn và nắm chắc kiến thức về văn bản tự sự, là thể văn mà người viết dùng lời văn của mình, trình bày một cách ngắn gọn các sự kiện tiêu biểu theo trình tự thời gian.

2. Về kỹ năng:

- Rèn kỹ năng phân tích văn bản tự sự, từ đó hiểu sâu hơn về văn bản tự sự.

- Học sinh biết cách xây dựng đoạn văn trong văn bản tự sự.

 

doc 11 trang Người đăng trung218 Lượt xem 4309Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 8 - Giáo án tự chon Văn 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD & ĐT YÊN LẬP
TRƯỜNG THCS TRUNG SƠN
GIÁO ÁN TỰ CHON VĂN 8
*********** O0O ***********
CHỦ ĐỀ 1:
VĂN BẢN TỰ SỰ 
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Về kiến thức
 - Ôn và nắm chắc kiến thức về văn bản tự sự, là thể văn mà người viết dùng lời văn của mình, trình bày một cách ngắn gọn các sự kiện tiêu biểu theo trình tự thời gian.
2. Về kỹ năng:
- Rèn kỹ năng phân tích văn bản tự sự, từ đó hiểu sâu hơn về văn bản tự sự.
- Học sinh biết cách xây dựng đoạn văn trong văn bản tự sự.
3. Về thái độ:
- Giáo dục ý thức, tinh thần và thái độ học tập của học sinh.
B. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Nội dung ôn tập
- Sách giáo khoa, sách tham khảo.
- Các văn bản tự sự.
2. Học sinh:
- Ôn tập lại các khái niệm nội dung đã học về văn bản tự sự.
C. NỘI DUNG THỰC HIỆN TRONG CHỦ ĐỀ: (5 tiết)
Tiết 1: 
Tìm hiểu chung về văn bản tự sự
Tiết 2: 
Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự (T1)
Tiết 3:
Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự (T2)
Tiết 4:
Viết đoạn văn tự sự
Tiết 5:
Luyện tập về văn tự sự
D. BÀI HỌC
Ngày soạn: 17/08/2014.
Ngày giảng 8A: T.../././2014 
8B: T.../././2014 
Tiết 1: 
TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BẢN TỰ SỰ
1.Tổ chức: 
Sĩ số:
8A:
8B:
2. Kiểm tra: Sự chuẩn bị của HS
3. Nội dung bài học:
Ngữ liệu 1: 
 Đọc văn bản “Tôi đi học” của Thanh Tịnh
- Văn bản vừa đọc thuộc thể loại nào?
- Vì sao ta biết đây là văn bản tự sự?
- Hãy tìm các văn văn bản khác đã học thuộc thể laọi văn bản tự sự?
- Qua các ngữ liệu trên em hiểu như thế nào là văn bản tự sự?
- Văn bản tự sự có đặc điểm gì?
 ( Gợi ý: Về người kể, ngôi kể, dòng cảm xúc)
- Hãy tìm các văn bản tự sự có người kể ở ngôi thứ nhất hồi tưởng lại quá khứ?
I. Thế nào là văn bản tự sự
- Văn bản tự sự
- Vì: tác giả đã trình bày các sự kiện, kỷ niệm thời quá khứ cảu mình theo một trình tự thời gian.
- VD:
+ Dế Mèn phiêu lưu ký (Tô Hoài).
+ Trong lòng mẹ ( Nguyên Hồng).
+ Lão Hạc (Nam Cao).
+ Tức nước vỡ bờ ( Ngô Tất Tố).
- Khái niệm: Tự sự (kể chuyện) là phương thức trình bày các chuỗi sự kiện, sự việc. Sự việc này nối tiếp sự việc kia đến kết thúc. Thể hiện ý nghĩa nội dung của một vấn đề.
II. Đặc điểm của văn bản tự sự:
- Tác giả ( người kể) là ngôi thứ nhất
- Dòng cảm xúc : Hồi tưởng lại quá khứ, các sự việc kỷ niệm bằng dòng cảm nghĩ của mình theo trình tự thời gian.
- Ví dụ: 
+ Tôi đi học (Thanh Tịnh)
-> Nhân vật “Tôi” ( Tác giả) -> ngôi thứ nhất.
+ Trong lòng mẹ ( Nguyên Hồng)
-> Nhân vật “Tôi” ( Tác giả) -> ngôi thứ nhất.
+ Dế Mèn phiêu lưu ký ( Tô Hoài)
-> Tác giả đóng vai “Tôi” ( Dế Mèn tự kể chuyện) kể ở ngôi thứ nhất.
4. Củng cố
- Nắm được khái niệm thế nào là văn bản tự sự.
- Đặc điểm chung của văn bản tự sự.
5. HDVN
- Ôn tập về văn bản tự sự.
- Viết đoạn văn về văn bản tự sự.
Ngày soạn: 20/08/2014.
Ngày giảng 8A: T.../././2014 
8B: T.../././2014 
Tiết 2: 
MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ (T1)
1.Tổ chức: 
Sĩ số:
8A:
8B:
2. Kiểm tra: Sự chuẩn bị của học sinh
3. Bài học:
- Sự việc trong văn bản tự sự thể hiện như thế nào?
( Đảm bảo 6 yếu tố thì truỵên mới được cụ thể sáng tỏ)
- Nhân vật trong văn bản được thể hiện như thế nào?
- Bài văn tự sự bao gồm có mấy phần?
- HD HS lập dàn ý cho đề bài
- Gọi 3 HS trình bày trước lớp
- Gọi HS khác nhận xét, bổ xung (nếu có)
- GV nhận xét và tổng kết lại
I. Lý thuyết
1. Đặc điểm của sự việc nhân vật trong văn bản tự sự
- Sự việc trong văn bản tự sự phải được kể cụ thể do ai làm, việc xảy ra ở đâu, lúc nào nguyên nhân, diễn biến, kết quả.
 Lưu ý: Sự việc phải được lựa chọn phù hợp với chủ đề, phù hợp thể hiện hàm ý biểu đạt.
- Nhân vật: Thường là (Tôi) ngôi thứ nhất người thực hiện các sự việc được thể hiện trong văn bản.
( Được thể hiện qua: tên gọi, lai lịch, tính nết, hình dáng, việc làm.)
2. Bố cục 
- 3P:
+ Mở bài: Giới thiệu chung về nhân vật sự kiện
+ Thân bài: Kể diễn biến sự việc.
 + Kết bài: kết quả của sự việc. Liên hệ bản thân
II. Luyện tập
Đề bài: Hãy kể về một người bạn tốt.
- Mở bài: Giới thiệu chung về người bạn tốt.
+ Thân bài: Kể về diễn biến và những việc làm của người bạn .
 + Kết bài: kết thúc sự việc. Liên hệ bản thân
4. Củng cố
- Nắm được đặc điểm, sự việc trong văn bản tự sự.
- Đặc điểm chung của văn bản tự sự.
5. HDVN
- Ôn tập về văn bản tự sự.
- Viết đoạn văn về văn bản tự sự.
Ngày soạn: 28/08/2014.
Ngày giảng 8A: T.../././2014 
8B: T.../././2014 
Tiết 3: 
MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ (T2)
1.Tổ chức: 
Sĩ số:
8A:
8B:
2. Kiểm tra: Sự chuẩn bị của học sinh
3. Bài học:
- GV cho HS đọc lại các văn bản: Dế Mèn phiêu lưu ký (Tô Hoài). Trong lòng mẹ ( Nguyên Hồng). Lão Hạc (Nam Cao). Tức nước vỡ bờ ( Ngô Tất Tố).
I. Lý thuyết
1. Yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự
- Trong các văn bản tự sự thường có các yếu tố nào?
- Các yếu tố trong văn bản tự sự bao gồm: kể, tả và biểu cảm.
- Văn bản tự sự ít khi chỉ thuần kể người kể việc mà thường đan xen các yếu tố miêu tả và biểu cảm.
2. Vai trò của yếu tố kể, tả, biểu cảm trong văn bản tự sự.
- Trong 3 yếu tố vừa nêu trên thì yếu tố nào là quan trọng nhất?
- Cả 3 yếu tố đều quan trọng vì:
+ Yếu tố kể rất quan trọng bởi vì: Nó dựng lên cái khung của câu chuyện làm cho người đọc hiểu được diễn biến của câu chuyện.
- Vai trò của yếu tố miêu tả và biểu cảm là gì?
+ Yếu tố miêu tả và biểu cảm:
Tả: Giúp cho sự việc thêm sinh động.
Biểu cảm: giúp người viết thể hiện được tình cảm cảm xúc.
II. Luyện tập
- GV yêu cầu HS đọc đoạn văn.
- Hãy xác định yếu tố kể, tả và biểu cảm?
- HD HD thảo luận nhóm.
+ Nhóm 1: XĐ yếu tố kể
+ Nhóm 2: XĐ yếu tố tả
+ Nhóm 3: XĐ yếu tố biểu cảm
- Cho đoạn văn:
 “ Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường.
- GV gọi các nhóm trình bày
- Nhóm khác bổ xung ( nếu có)
- Yếu tố kể: Tôi ngồi trên nệm xe
- Yếu tố tả: đùi áp đùi mẹ tôi đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi,khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra
- Yếu tố biểu cảm: những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt, thơm tho lạ thường.
- Cho biết tác dụng của các yếu tố đó:
* Tác dụng:
- Kể: Dựng lại khung cảnh của đoạn “ Hồng ngồi trên đệm xe cùng mẹ”.
- Tả: từng động tác của Hồng, khuôn miệng xinh xắn của mẹ Hồng.
- Biểu cảm: Bộc lộ tình cảm gần gũi, ấm áp khi gặp lại mẹ.
- Nếu lược bỏ đi yếu tố tả và biểu cảm thì đoạn văn như thế nào?
=> Nếu lược bỏ đi thì đoạn văn sẽ đơn điệu, mất đi vẻ sinh động, mất đi tình cảm gần gũi ấm áp khi gặp lại mẹ của Hồng.
4. Củng cố
- Nêu vài trò của yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự.
5. HDVN
- Ôn tập về văn bản tự sự.
- Làm bài tập 2 sgk/ 74.
Ngày soạn: 31/08/2014.
Ngày giảng 8A: T.../././2014 
8B: T.../././2014 
Tiết 4: 
VIẾT ĐOẠN VĂN TỰ SỰ
1.Tổ chức: 
Sĩ số:
8A:
8B:
2. Kiểm tra: Sự chuẩn bị của học sinh
3. Bài học:
 ? Để viết được đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm bất kì, ta thực hiện theo mấy bước? Là những bước nào?
 é GV chốt lại các ý chính của mỗi bước cho HS nắm được
 ? Bố cục một bài văn tự sự gồm mấy phần? Là những phần nào?
 ? Cách viết các đoạn thân bài như thế nào? Yếu tố nào đóng vai trò chủ đạo?
I. Lý thuyết
Thực hiện theo 5 bước
+ Xác định nhân vật, sự việc
+ Lựa chọn ngôi kể
+ Xác định thứ tự kể
+ Xác định các yếu tố miêu tả và biểu cảm sẽ viết
+ Viết thành đoạn với các yếu tố : Kể, tả, biểu cảm
Gồm 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài
- Mở bài:
* Cách 1: Dùng phương thức tự sự kết hợp với miêu tả để giới thiệu sự việc, nhân vật và tình huống xảy ra câu chuyện
 * Cách 2: Dùng phươngthức tự sự là chính có kết hợp với biểu cảm để nêu kết quả của sự việc hoặc kết cục số phận của nhân vật lên trước; sau đó dùng một vài câu dẫn dắt để quay về từ đầu diễn biến cốt truyện
 * Cách 3: Dùng hình thức miêu tả là chính để dẫn dắt vào truyện
 * Cách 4: Dùng phương thức biểu cảm là chính để dẫn dắt vào truyện ( thường dành cho những câu chuyện có tính chất hồi tưởng, hoài niệm)
- Thân bài
 Viết các đoạn thân bài: Yếu tố tự sự đóng vai trò chủ đạo ( có sự việc, nhân vật); miêu tả và biểu cảm chỉ được vận dụng khi cần thiết làm tăng sức hấp dẫn cho truyện
- Kết bài
 * Cách 1: Dùng phương thức tự sự kết hợp với biểu cảm để nêu kết cục và cảm nghĩ của người trong cuộc ( Người kể chuyện hay một nhân vật nào đó)
 * Cách 2: Dùng phương thức biểu cảm là chính để bày tỏ thái độ, tình cảm của người trong cuộc 
 * Cách 3: Dùng phương thức miêu tả là chính đan xen biểu cảm để kết thúc câu chuyện
II. Luyện tập
- GV chép đề bài lên bảng
Đề bài: Hãy kể lại một việc làm tốt khiến cha mẹ rất vui lòng
- HD HS Viết bài
- HS làm bài khoảng 20 phút 
- Goi đại diện HS đọc bài viết của mình 
- HS khác nhận xét bổ xung.
- GV nhận xét
4. Củng cố
- Nêu vài trò của yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự.
- Đoạn văn tự sự cần đmả bảo những yếu tố nào?
5. HDVN
- Ôn tập về văn bản tự sự.
- Hoàn thành bài tập
Ngày soạn: 28/08/2014.
Ngày giảng 8A: T.../././2014 
8B: T.../././2014 
Tiết 5: 
LUYỆN TẬP
1.Tổ chức: 
Sĩ số:
8A:
8B:
2. Kiểm tra: Sự chuẩn bị của học sinh
3. Bài học:
- GV đọc đề bài và ghi đề bài lên bảng cho HS thực hiện.
- GV HD HS lập dàn ý cho đề bài.
- Phần mở bài cần nêu được vấn đề gì?
- Tả ngoại hình cần thực hiện như thế nào?
- Nêu cảm nghĩ về người thân của em?
- Cho HS viết bài dựa vào dàn ý đã thực hiện ở trên
I. Đề bài:
Tả người thân trong gia đình
II. Lập dàn ý
 1. Mở bài:
 Giới thiệu người quan tâm, lo lắng nhất cho em là ba (mẹ) hoặc người thân khác có thể giới thiệu trực tiếp hoặc gián tiếp, hoặc bắt đầu bằng một câu ca dao, một lời hát về cha mẹ.
2. Thân bài:
a) Tả ngoại hình:
- Thoáng nhìn, ba (mẹ) trông như thế nào? Ba mẹ bao nhiêu tuổi?
- Ba (mẹ) có dáng người ra sao? Cao, thấp hay tầm thước (vừa người)?
- Ăn mặc như thế nào? (giản dị, lịch sự, cầu kỳ, ) thường mặc những bộ đồ nào? (khi ở nhà, khi làm việc,)
- Khuôn mặt ba(mẹ) đầy đặn, tròn, hình trái xoan, hình chữ điền, góc cạnh, phương phi, , (có trang điểm hay không – đối với mẹ), vầng trán cao (thông minh) kết hợp tả với mái tóc dài (thướt tha, dài chấm vai, chấm lưng, buộc gọn gàng) hay ngắn (bồng bềnh, gọn gàng, trông rất nam tính
- Đôi mắt to hay không to, có đeo kính không, cặp chân mày cong, rậm, hay được chăm sóc kỹ, ánh mắt nhìn người khác như thế nào? (trìu mến, dịu dàng, quan tâm, nhìn thẳng vào người khác)
- Đôi môi như thế nào? Với nụ cười để lộ hàm răng ra sao? v.v
- Điểm nổi bật nhất về ngoại hình của ba (mẹ) hoặc người thân được tả là gì? (nốt ruồi, chiếc răng khểnh, mái tóc dài, đôi mắt to, vóc dáng to lớn, v.v)
b) Tả hoạt động, tính tình: đưa ra nhận xét chung về tính tình rồi mới tả:
- Ba (mẹ) hoặc người thân được tả ăn nói ra sao? cử chỉ như thế nào?
- Những thói quen khi làm việc? Khi ở nhà?
- Công việc chính là gì? Thời gian làm việc ra sao?
- Lo cho gia đình như thế nào? Lo cho em ra sao?
- Đối xử với mọi người như thế nào ? (hàng xóm, bạn bè, những người thân khác trong gia đình?)
- Điều em thích nhất ở ba (mẹ) hoặc người thân?
- Điều em chưa thích ? (nếu có)
- Kỷ niệm đáng nhớ nhất của em đối với ba (mẹ) hoặc người thân được tả?
3. Kết bài:
 Cảm nghĩ của em về ba (mẹ) hoặc người thân đã tả, nêu những ước mơ, lời hứa bản thân nếu làm kết bài mở rộng
III. Viết bài
- HS làm bài
IV. Đọc bài
- Gọi 1-2 bài đọc trước lớp
- GV gọi HS khac nhận xét, bổ xung ( nếu có).
- GV nhận xét khái quát lại.
4. Củng cố
- Nêu vài trò của yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự.
- Đoạn văn tự sự cần đmả bảo những yếu tố nào?
5. HDVN
- Ôn tập về văn bản tự sự.
- Chuẩn bị chủ đề: Văn bản biểu cảm

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO_AN_TU_CHON_VAN_8_CHU_DE_1_TS.doc