I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức
- Vẻ đẹp và ý nghĩa hình ảnh hai cây phong trong đoạn trích.
- Sự gắn bó của người hoạ sĩ với quê hương, với thiên nhiên và lòng biết ơn người thầy Đuy-sen.
- Cách xây dựng mạch kể; cách miêu tả hình ảnh và lời văn giàu cảm xúc.
2. Kỹ năng:
- Đọc – hiểu một văn bản có giá trị văn chương, phát hiện, phân tích những đặc sắc về nghệ thuật miêu tả, biểu cảm trong một đoạn trích tự sự.
- Cảm thụ vẻ đẹp sinh động, giàu sức biểu cảm của các hình ảnh trong đoạn trích.
3. Thái độ:
- Nghiêm túc trong học tập
II. CHUẨN BỊ
- GV: Nội dung bài học.
- HS: Đọc và trả lời câu hỏi.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
BÀI 9 – TUẦN 9 Ngày soạn: ../../2014. Ngày giảng 8A: T..././ .... /2014 8B: T..././..... /2014 Tiết 33 – Văn bản : HAI CÂY PHONG (T1) - Ai Ma Tốp - I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức - Vẻ đẹp và ý nghĩa hình ảnh hai cây phong trong đoạn trích. - Sự gắn bó của người hoạ sĩ với quê hương, với thiên nhiên và lòng biết ơn người thầy Đuy-sen. - Cách xây dựng mạch kể; cách miêu tả hình ảnh và lời văn giàu cảm xúc. 2. Kỹ năng: - Đọc – hiểu một văn bản có giá trị văn chương, phát hiện, phân tích những đặc sắc về nghệ thuật miêu tả, biểu cảm trong một đoạn trích tự sự. - Cảm thụ vẻ đẹp sinh động, giàu sức biểu cảm của các hình ảnh trong đoạn trích. 3. Thái độ: - Nghiêm túc trong học tập II. CHUẨN BỊ - GV: Nội dung bài học. - HS: Đọc và trả lời câu hỏi. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. Hoạt động 1: Khởi động 1. Tổ chức: Sĩ số: 8A: 8B 2. Kiểm tra bài cũ: + Phân tích diễn biến tâm trạng Giôn-xi ? Cô khỏi bệnh vì sao? + Em hiểu như thế nào về tình huống đảo ngược 2 lần ? 3. Bài mới: * Giới thiệu bài mới: Dựa vào yêu cầu của bài Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản - GV nêu yêu cầu đọc - đọc mẫu 1 đoạn văn - > gọi 2 học sinh đọc bài có nhận xét, sửa chữa. - Đọc chú thích Sgk/99 – GV nhấn mạnh 1 số điểm về Tác giả, văn bản - HD HS tìm hiểu từ khó - Văn bản được chia làm mấy phần ? Nội dung của mỗi phần là gì ? - Đoạn trích SD đại từ xưng hô nào ? (Tôi – chúng tôi -> người kể chuyện xuất hiện ở cả 2 vai) - Em có nhận xét gì về sự thay đổi ngôI kể trong đoạn trích? - Các đại từ đó dùng để chỉ ai và ở thời điểm nào? - Theo em nhân vật Tôi có phải là tác giả không? vì sao? - Em có nhận xét gì về sự kết hợp giữa các thể văn trong đoạn trích? I. Tiếp xúc văn bản 1 .Đọc văn bản - Giọng chậm, hơi buồn, gợi nhớ nhung và nghĩ suy của người kể chuyện – ngôi kể 2. Tìm hiểu chú thích: a. Tác giả : - Ai Ma Tốp nhà văn xứ Cư-rơ-gư-xtan (LX cũ). tốt nghiệp Đại học viết văn bằng 2 thứ tiếng. Mẹ đẻ + tiếng Nga - Là tác giả của người tập truyện và tiểu thuyết. b. Văn bản: - Đoạn trích ở phần đầu truyện “Người thầy đầu tiên”. c. Giải thích từ khó : sgk 3. Bố cục: 3P - P1 (Từ đầu... phía tây): Giới thiệu chung về làng quê của nhân vật Tôi - P2 (Tiếp... gương thần xanh): Hình ảnh 2 cây phong và cảm xúc của nhân vật Tôi - P3 (Còn lại): nhớ về tuổi thơ cùng lũ bạn bè. II. Phân tích văn bản: 1. Hai mạch kể lồng ghép: - Cách kể chuyện độc đáo: 1 câu chuyện có 2 mạch kể. - Ngôi kể : Tôi, chúng tôi được kể về một người hoạ sĩ và chủ yếu là nhớ về quá khứ -> Hai mạch kể ít nhiều có sự phân biệt và lồng ghép và nhau. - Dùng để chỉ nhân vật tôi và bạn bè với cách lồng ghép hiện tại – quá khứ -> Làm cho câu chuyện sống động, thân mật hấp dẫn người đọc - Tuy nhiên nhân vật Tôi không hoàn toàn là tác giả nhưng chắc chắn có sử dụng ít nhiều những kỷ niệm về bản thân và quê hương mình. => Đó là sự kết hợp khéo lếo tài tình các yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm trong thể văn tự sự. Hoạt động 3: Luyện tập - Tóm tắt Văn bản: Hai cây phong Hoạt động 4: Củng cố, HDVN 4. Củng cố: - Giáo viên hệ thống, khái quát nội dung cơ bản cần nắm vững. 5. HDVN: - Học kỹ bài: Nắm vững cốt truyện - Hoàn chỉnh bài soạn. “ Hai cây phong” (T2) Ngày soạn: ../../2014. Ngày giảng 8A: T..././ .... /2014 8B: T..././..... /2014 Tiết 34 – Văn bản : HAI CÂY PHONG (T2) - Ai Ma Tốp - I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức - Vẻ đẹp và ý nghĩa hình ảnh hai cây phong trong đoạn trích. - Sự gắn bó của người hoạ sĩ với quê hương, với thiên nhiên và lòng biết ơn người thầy Đuy-sen. - Cách xây dựng mạch kể; cách miêu tả hình ảnh và lời văn giàu cảm xúc. 2. Kỹ năng: - Đọc – hiểu một văn bản có giá trị văn chương, phát hiện, phân tích những đặc sắc về nghệ thuật miêu tả, biểu cảm trong một đoạn trích tự sự. - Cảm thụ vẻ đẹp sinh động, giàu sức biểu cảm của các hình ảnh trong đoạn trích. 3. Thái độ: - Nghiêm túc trong học tập II. CHUẨN BỊ - GV: Nội dung bài học. - HS: Đọc và trả lời câu hỏi. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. Hoạt động 1: Khởi động 1. Tổ chức: Sĩ số: 8A: 8B 2. Kiểm tra bài cũ: - Tóm tắt nôi dung đoạn trích “ Hai cây phong” - Phân tích 2 mạch kể lồng ghép? 3. Bài mới: * Giới thiệu bài mới: Dựa vào yêu cầu của bài Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản - Căn cứ vào độ dài văn bản với 2 mạch kể, theo em mạch kể nào là chủ đạo? (Mạch kể xưng tôi) - Hãy tìm những chi tiết, hình ảnh để làm sáng tỏ bức tranh 2 cây phong với những tiếng chim và tiếng trẻ nô đùa? - Qua đoạn tả em thấy 2 cây phong có ý nghĩa như thế nào đối với bọn trẻ? - Khi lũ trẻ lên cao đến “ngang tầm cánh chim bay” chúng phát hiện ra điều gì? - Qua đoạn văn em thấy thế giới mà bọn trẻ phát hiện như thế nào? Được miêu tả ra sao? màu sắc? -> Như 1 bức tranh - Trước mắt lũ trẻ là những điều gì? Đoạn văn có vẽ cây phong không? Cảm giác của lũ trẻ được diễn ra như thế nào? (Lần đầu tiên2 cây phong là bệ phong cho những khát vọng) - Hai cây phong ở đỉnh đồi phía trên làng Ku Ku Rêu có gì đặc biệt đối với nhân vật tôi – người họa sĩ? - Tại sao tác giả lại luôn nhớ về chúng? - Bao lần đi xa trở về làng nhân vật tôi đã có những suy nghĩ gì về 2 cây phong? chúng có ý nghĩa đặc biệt như thế nào đối với nhân vật tôi - Hai cây phong trong hồi ứu của nhân vật tôi, hiện ra cụ thẻ như thế nào? - Hãy tìm các hình ảnh so sánh độc đáo về hình ảnh 2 cây phong? - Qua những hình ảnh miêu tả và biện pháp tu từ so sánh ấy giúp em cảm nhận như thế nào về 2 cây phong? - Nêu những nhận xét về nghệ thuật đoạn văn? - Tại sao khi đã trưởng thành, đã hiểu được những điều bí ẩn của 2 cây phong - Đó chỉ là chân lý giản đơn mà vẫn không làm hoạ sĩ vỡ mộng xưa, có phải ai cũng có tâm trạng như vậy không? - Đọc phần cuối văn bản . Điều cuối cùng mà tác giả chưa hề nghĩ đến thủa thiếu thời là gì? (gần đây người kể mới được biết) - Đọc tóm tắt về trường Đuy sen. - Điều ấy có tác dụng gì trong mạch diễn biến của câu chuyện? - Nêu những giá trị đặc sắc về nội dung và nghệ thuật? - Đọc ghi nhớ SGK trang 101 II. Phân tích văn bản: 2. Hai cây phong và những ký ức tuổi thơ - Cảnh bọn trẻ lên 2 cây phong: + Reo hò, huýt còi, cồng kênhtrèo lên cao + Khổng lồ nghiêng ngả chào mờibóng râm mát rượi lá xào xạc dịu hiền – Vương quốc loài chim => 2 cây phong là nơi hội tụ niềm vui kỉ niệm về tuổi thơ gắn bó, chan hoà, thân ái - Một thế giới đẹp vô ngần, không gian bao la: + Đất rộng bao la: Chuồng ngựa -> căn nhà - Phía sau: Dải thảo nguyên mất hút - Nơi xa: Không biết bao nhiêu vùng đất (chưa biết) Những con sông(tận chân trời) => Thế giới mở rộng vô cùng bí ẩn. + Sương mờ đục, thảo nguyên, bầu trời biêng biêc – sông lấp lánh – sợi chỉ bạc. - Trăng chất bí ẩn và quyến rũ lạ lùng - Màu sắc huyền ảo, sinh động. - Như 1 bức tranh rộng, đẹp hấp dẫn + 2 cây phong: Khổng lồ, mắt mấu, cành cao ngất, bóng râm, động tác nghiên ngả => Bức tranh sinh động có hồn. -> Từ 2 cây phong mở ra 1 chân trời quyến rũ. 3. Hai cây phong cái nhìn và cảm nhận của tôi – người hoạ sĩ: - Vị trí: Trên cao giữa đỉnh đồi Như ngọn hải đăng đặt trên núi Như 2 cái cột tiêu dẫn lối về làng - Hai cây phong gắn liền với những kỉ niệm thời thơ ấu -> tác giả trân trọng, nâng niu. - Liên quan đến nghề hoạ sĩ -> thích tìm hiểu để vẽ bức tranh phong cảnh thiên nhiên - Mỗi lần về quê: nhanh chóng đến với 2 cây phong say sưa ngắm nhìn, ngây ngất => Kí ứu trong trong tâm hồn tác giả, biểu hiện tình yêu và nỗi nhớ làng quê làng quê của người con sống xa quê - Hai cây phong trong hồi ức tác giả: + Khác hẳn với những loài cây khác Có tiếng nói riêng, tâm hồn riêng + Nghiêng ngả thân cây lay động cành lá Tiếng rì rào, lời ca êm dịu. - Như tiếng thì thầm thiết tha - Như sóng thuỷ triều Như đốm lửa vô tình Như tiếng thở dài thương tiếc ái Như ngọn lửa cháy rừng rực => Bằng những hình ảnh miêu tả, so sánh, nhân vật tôi luôn hình dung 2 cây phong như 2 anh em sinh đôi, 2 con người với sức lực dẻo dai, dũng mãnh, với tâm hồn phong phú, có cuộc sống riêng của mình. -> Kết hợp miêu tả, biểu cảm, dùng miêu tả để thể hiện cảm xúc tự nhiên, tuôn chảytheo dòng hồi tưởng của nhân vật tôi, người hoạ sĩ. - Khi đã hiểu được những điều bí ẩn không tan đi giấc mộng kì diệu của tuổi thơ. - Ngược lại những kí ức ấy vẫn đi về ám ảnh tâm trí anh khi nhớ về, trở về làng => Sức mạnh, sức ám ảnh lâu bền của kỷ niệm ấu thơ với mỗi người trong cuộ đời. - Điều chưa nghĩ tới: Ai là người trồng, ước mơ, hy vọng gì? Vì sao gọi Trường “ Đuy Sen” => Hai cây phong gắn với tên tuổi 1 người – nhân vật chính: thuyết giáo Duy sen – Người có công xây dựng ngôi trường đầu tiên, xoá mù cho lũ trẻ làng Ku Ku Rêu. => Hai cây phong là nhân chứng xúc động về tình cảm thầy trò An Tư Nai – trồng 2 cây phong để gửi gắm ước mơ, hy vọng về những đứa trẻ nghèo khó, ham học. => Tấm lòng và phẩm chất của người cộng sản chân chính. III. Tổng kết 1. Nghệ thuật: Miêu tả, biểu cảm, tự sự So sánh, nhân hoá tưởng tượng phong phú 2. Nội dung: Tâm hồn nhạy cảm với cái đẹp đẽ, cao quý.Tấm lòng sâu nặng với quê hương. * Ghi nhớ SGK trang 101 Hoạt động 3: Luyện tập - Đọc 1 số câu thơ, văn có nội dung về tình yêu quê hương đất nước. Hoạt động 4: Củng cố, HDVN 4. Củng cố: - Đọc lại nghi nhớ sgk - Giáo viên khái quát nội dung nghệ thuật cần nắm vững. 5. HDVN: - Học bài - Chuẩn bị Viết bài tập làm văn số 2 Ngày soạn: ../../2014. Ngày giảng 8A: T..././ .... /2014 8B: T..././..... /2014 Tiết 35 + 36: VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức - Giúp học sinh biết vận dụng những kiến thức đã học để thực hành viết bài văn tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm 2. Kỹ năng: - Rèn luyện kĩ năng diễn đạt, viết câu, trình bày. 3. Thái độ: - Nghiêm túc trong học tập và thi cử II. CHUẨN BỊ - GV: Nội dung bài học, Đề bài viết. - HS: Đồ dùng học tập. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. Hoạt động 1: Khởi động 1. Tổ chức: Sĩ số: 8A: 8B 2. Kiểm tra : Sự chuẩn bỉ của HS 3. Bài mới: * Giới thiệu bài mới: Dựa vào yêu cầu của bài Hoạt động 2: - GV ghi đề bài lên bảng - GV nêu một số yêu cầu về nội dung và hình thức khi làm bài Hoạt động 3 I. Đề bài: Kể lại một việc em đã làm khiến bố mẹ em rất vui lòng II. Yêu cầu + Nội dung: Kể 1 việc làm khiến bố mẹ vui lòng - Thời gian, hoàn cảnh làm việc tốt - Sự việc chính và các chi tiết - Sự việc chính và các chi tiết - Nhân vật chính – những người có liên quan - Nguyên nhân, diễn biến, kết quả việc làm tốt - Cảm nghĩ của em về việc đã làm + Hình thức: - Đảm bảo bố cục 3 phần: Chặt chẽ nêu bật được chủ đề. - Trình bày rõ ràng, lưu loát, mạch lạc - Chữ viết sạch đẹp III. Học sinh làm bài: * Thời gian: Học sinh làm bài 90 phút * Thang điểm - Điểm 7, 8: Đảm bảo tốt các yêu cầu trên hạn chế về miêu tả, biểu cảm khi KC. Sai 1 số lỗi không cơ bản. - Điểm 9, 10: Đạt tốt các yêu cầu về nội dung và hình thức - Điểm 5,6: Kể được nội dung câu truyện. Hạn chế về kỹ năng làm bài. Diễn đạt chư mạch lạc. - Điểm 3, 4: Hiểu đề,bài viết còn yếu về nhiều mặt Hoạt động 4: Củng cố, HDVN 4. Củng cố - Thu bài - Nhận xét ý thức làm bài 5. HDVN: - Chọn viết 1->2 đoạn văn hoàn chỉnh cho đề văn trên vào vở soạn bài. - Đọc thêm các bài văn tham khảo. - Chuẩn bị bài mới: Nói quá
Tài liệu đính kèm: