Giáo án Ngữ văn lớp 8 - Khi con tu hú

A. Mục tiêu cần đạt:

Qua bài học, giúp học sinh cảm nhận được lòng yêu sự sống, niềm khao khát tự do đến cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi đang bị giam cầm trong tù ngục được thể hiện bằng những hình ảnh gợi cảm và thể thơ lục bát giản dị mà tha thiết.

B. Chuẩn bị:

1) Giáo viên: +) Đọc tài liệu, soạn giáo án chi tiết

 +)Chuẩn bị bài dạy trên máy tính kết nối

2) Học sinh: Đọc văn bản và trả lời những câu hỏi trong phần đọc – hiểu văn bản trong SGK.

 

doc 10 trang Người đăng trung218 Lượt xem 5206Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 8 - Khi con tu hú", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Đơn vị: Trường THCS Bắc lý
 Giáo viên dự thi: Trần thị Thuỳ Linh
 Môn dạy: Ngữ Văn 8
---------------------------------------------------------------------------------------------------
 Bài soạn: Tiết 78 – văn bản: Khi con tu hú
 Tố Hữu
Mục tiêu cần đạt:
Qua bài học, giúp học sinh cảm nhận được lòng yêu sự sống, niềm khao khát tự do đến cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi đang bị giam cầm trong tù ngục được thể hiện bằng những hình ảnh gợi cảm và thể thơ lục bát giản dị mà tha thiết.
Chuẩn bị:
Giáo viên: +) Đọc tài liệu, soạn giáo án chi tiết
 +)Chuẩn bị bài dạy trên máy tính kết nối
Học sinh: Đọc văn bản và trả lời những câu hỏi trong phần đọc – hiểu văn bản trong SGK.
Tiến trình lên lớp:
ổn định tổ chức(1’)
Kiểm tra bài cũ (4’):
 ? Hãy đọc thuộc lòng bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh và nêu cảm nhận cảu em về khổ thơ cuối cùng.
 HS: trả lời:
 +)Đọc thuộc lòng bài thơ “Quê hương
 +)Nêu cảm nhận về khổ thơ cuối cùng của bài.
 HS: nhận xét phần trả lời của bạn;
 à GV: Nhận xét, cho điểm(.)
Bài mới(38’):
 GV: Giới thiệu bài ()
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
Nội dung
? ở lớp 6 các em đã được học bài thơ “Lượm”, kết hợp với phần chuẩn bị bài ở nhà, hãy nêu những hiểu biết của em về nhà thơ Tố Hữu?
 Máy:
 GV: Bổ sung:
 - Tố Hữu là nhà thơ lớn, tiêu biểu của nền văn học cách mạng đương đại Việt nam.
- Con đường thơ của Tố Hữu hầu như bắt đầu gùng lúc với con đường cách mạng. Ngay từ những tác phẩm đầu tay, thơ ông đã được soi sáng bởi lý tưởng cộng sản và hướng đến những vấn đề xã hội rộng lớn.
- Sức mạnh của thơ Tố Hữu trước hết là do sức hấp dẫn của lý tưởng cộng sản cao đẹp, của chân lý cách mạng mà nhà thơ đã giác ngộ và chiến đấu quên mình vì nó.Ông tác giả của nhiều tập thơ tiêu biểu:
 +) Trước cách mạng: Từ ấy (1937 - 1946)
 +) Sau cách mạng: Việt Bắc (1946 - 1954); Gió lộng (1955 -1961); Ra trận (1962 – 1971) Máu và hoa
 +) Sau khi đất nước thống nhất: Một tiếng đờn (1979 - 1992) và một số bài tiểu luận ông viết sau này
Máy: Khi tác giả giới thiệu, máy lần lượt hiện trang bìa của các tập thơ.
 GV: Chuyển ý (.)
? Hãy nêu hoàn cảnh ra đời của văn bản?
GV bổ sung:Năm 1938, lhi đang là học sinh của trường Quốc học Huế, Tố Hữu được vinh dự đứng trong hàng ngũ của Đảng. Từ đó, ông luôn say sưa hoạt động với lòng nhiệt tình tuổi trẻ. Nhưng đến tháng 4 năm 1939, Tố Hữu bị bắt giam. Tâm trạng của người tù cách mạng đã được ông ghi lại trong bài thơ “Tâm tư trong tù”. Bài thơ “Khi con tu hú” được viết sau đó ít lâu trong cùng cảnh ngộ và cũng cùng một cảm súc, một tâm trạng.
Bài thơ sau này được đưa vào phần “Xiềng xích” của tập thơ “Từ ấy”
 Máy: mở phần “Xiềng xích”, mở tiếp tập thơ “Từ ấy”
 GV: Chuyển ý(.)
Máy: Toàn bộ bài thơ
 GV: Giới thiệu cách đọc: cần đọc với giọng thật truyền cảm, ngắt nghỉ đúng để thể hiện được đúng tâm trạng của nhân vật trữ tình.
GV: Đọc mẫu ()
GV: Yêu cầu HS đọc bài
 ? Nhận xét cách đọc của bạn?
 ? Em hãy cho biết, bài thơ được viết theo thể thơ nào?
 ? Dựa vào đặc điểm của thể thơ lục bát và phương pháp thuyết minh đã học, hãy giới thiệu ngắn gọn về thể thơ này?
? Dựa vào phần chuẩn bị bài ở nhà, em hãy cho biết bài thơ có thể được chia làm mấy phần, nêu giới hạn và nội dung của từng phần?
? Nhận xét về phần trả lời của nhóm bạn?
 GV: Nhận xét (..)
Máy: Bố cục của bài thơ
GV: Chuyển ý (.)
Máy: 6 câu thơ đầu
 ? Đọc 6 câu thơ đầu
? Bức tranh mùa hè được tác giả cảm nhận bắt đầu bằng âm thanh nào?
? Vì sao tác giả lại cảm nhận bức tranh mùa hè bắt đầu từ âm thanh của tiếng chim tu hú?
 GV diễn giải: Dúng rồi các em ạ! Nếu như chim én là tín hiệu báo mùa xuân thì tiếng chim tu hú là tín hiệu gọi hè về.
Các em cũng đã gặp âm thanh của tiếng chim này trong hồi ức tuổi thơ trong văn bản “Lao xao” của Duy Khán, và sau này khi lên lớp 9 các em cũng sẽ gặp lại âm thanh của tiếng chim này khi gợi nhắc lại những ký niệm thân thương của tình bà cháu trong bài thơ “Bếp lửa” của nhà thơ Bằng Việt.Trong bài thơ này, từ “khi” được đặt ở đầu câu thơ như đánh dấu thời khắc chuyển giao từ mùa xuân sang mùa hè.
? Bên cạnh âm thanh của tiếng chim tu hú, bức tranh mùa hè còn được tác giả cảm nhận qua âm thanh nào nữa?
? Em có nhận xét gì về những âm thanh này?
GV: Diễn giải,chuyển ý: Đó là âm thanh của tiếng chim gọi mùa, tiếng chim báo tin vui.
? Những âm thanh đó còn gợi lên cả một thế giới sắc màu, hình ảnh. Vậy đó là những hình ảnh nào?
 ? Những hình ảnh này được miêu tả theo trình tự nào?
Máy: 
 ? Việc sử dụng những từ ngữ miêu tả những hình ảnh đó có gì độc đáo. Hãy chỉ rõ?
Máy:
 ? Với việc sử dụng những từ ngữ miêu tả đó, những hình ảnh về bức tranh mùa hè dược hiện lên như thế nào?
 ? Hãy dựng lại bức tranh mùa hè theo ý hiểu của em?
 GV: bình: Qua việc sử dụng những từ ngữ, hình ảnh đặc săc.chúng ta cảm nhận được sự sống dường như đang sinh sôI nảy nở từng ngày. Đọc những câu thơ mở đầu bài thơ ta tưởng như lời thơ không phảI được cất lên từ mái nhà tù. Đặc biệt ở đây mọi cảnh vật không phảI được miêu tả ở trạng tháI bình thường, mà tất cả được đẩy lên tới mức cao nhất có thể; lúa chiêm thì “ đang chín”, tráI cây “ngọt dần”. Tiếng ve không chỉ “dậy” mà còn “ngân”, hai tính từ đặt cạnh nhau khiến cho âm thanh của tiếng ve trở nên rộn rã khác thường. Bắp thì không phảI là “hạt bắp vàng” mà là “bắp rây vàng hạt”; nắng thì là “nắng đào”- màu sắc được đẩy tới mức rực rỡ nhất. Trời xanh thì “càng rộng càng cao” – tầm mắt cứ như được mở rộng ra thêm mãi. Đặc biệt nhất là hình ảnh “ đôI con diều sáo” có đôI có cặp đang được tự do bay nhảy, được tự do lộn nhào giữa từng không.
 ? Vậy qua 6 câu thơ mở đầu bài thơ, em cảm nhận gì về bức tranh mùa hè?
? Nhận xét về câu trả lời của
 bạn?
 GV: KháI quát và rút ra bảng chính
Máy:
 GV: Các em ạ! Cảnh vật của bức tranh không được tác giả trực tiếp quan sát bằng mắt bởi lúc này, tác giả đang bị giam trong tù ngục, do vậy bức tranh mùa hè tươI vui, khoáng đạt và tràn đầy sự sống là bức tranh trong tâm tưởng..
 ? Qua đây em hiểu gì về hồn thơ Tố Hữu?
 GV: liên hệ với những sáng tác của Tố Hữu..--> KháI quát : Tố Hữu là người có tâm hồn nhạy cảm, yêu thiên nhiên, quê hương tha thiết và luôn khats khao tự do
GV: Chuyển ý (..)
 Máy: 4 câu thơ cuối
 ? Đọc 4 câu thơ cuối
 ? Nghe bạn đọc 4 câu thơ cuối, em thấy nhịp thơ và giọng điệu có khác gì so với 6 câu thơ đầu?
Máy;
 ? Khi tác giả viết “ ta nghe hè dậy bên lòng”. Em hiểu nhà thơ đã cảm nhận cảnh sắc của mùa hè bằng thính giác hay bằng cảm giác?
 Máy:
? Tâm trạng của người tù được tác giả cảm nhận bằng những từ ngữ, hình ảnh nào?
 ? Em có nhận xét gì về cách sử dụng những từ ngữ, hình ảnh đó?
? Hãy phân tích tâm trạng của người tù cách mạng?
 GV: Bình kháI quát
 ? Vậy qua đây, em hiểu gì về tâm trạng của người tù cách mạng?
? Nhận xét về câu trả lời của bạn?
 GV: nhận xét chung và rút ra bảng chính
 Máy:
 ? Em hiểu vì sao người tù lại có tâm trạng đó?
GV: Diễn giảng: Đó là một tâm trạng hoàn toàn phù hợp.
(.)
 ? Bài thơ kết thúc bằng hình ảnh nào?
Máy: Toàn bộ bài thơ
 GV: Câu hỏi yêu cầu HS thảo luận nhóm:
 - Thời gian thảo luận: 3 phút
 ? Mở đầu và kết thúc bài thơ đều có tiếng tu hú kêu nhưng tâm trạng của người tù khi nghe tiếng chim tu hú ở đoạn đầu và đoạn cuối có khác nhau. Vì sao?
 GV: Yêu cầu HS trình bày
 Đại diện nhóm khác nhận xét
 GV: KháI quát: Nhưng ở cả hai câu, tiếng chim tu hú đều giống như tiếng gọi tha thiết của tự do, của thế giới sự sống đầy quyến rũ đối với nhân vật trữ tình – người tù cách mạng trẻ tuổi.
 GV: Chuyển ý ()
 Máy:
 ? Hãy nêu những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ?
 GV: KháI quát và chuyển ý
 (.)
 ? Em có nhận xét gì về nhan đề của bài thơ?
 ? Em hãy viết tiếp để có được một câu văn trọn ven và nêu được nội dung của bài thơ?
 GV: Nhận xét.
(.)
GV: Đó cũng chính là giá trị của bài thơ
Yêu cầu HS đọc ghi nhớ
 Máy:
 BT1: Trong vốn thơ của mình, em hãy đọc một vài câu thơ, bài thơ cũng có cùng tâm trangj như bài “ Khi con tu hú” của Tố Hữu?
GV: KháI quát giá trị nội dung của bài thơ và nêu rõ ý nghĩa giáo dục của bài thơ.
- Học sinh dựa vào SGK, trả lời:
+)Tố Hữu (1920 - 2002), tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành, quê ở Thừa Thiên Huế.
+) Ông giác ngộ cách mạng khi đang là học sinh trong trường Quốc học Huế và hăng hái tham gia các phong trào cách mạng.
+) Sau cách mạng, Tố hữu đảm nhiệm nhiều trọng trách quan trọng trong Đảng và chính quyền.
+) Ông được coi là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng kháng chiến, ông được nhà nước trao tặng giảI thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996, là tác giả của nhiều tập thơ tiêu biểu.
Học sinh trả lời:
- Bài thơ được tác giả sáng tác trong nhà lao Thừa Phủ, khi tác giả mới bị bắt giam ở đây.
- Học sinh đọc bài thơ
- HS: Nhận xét (..)
- HS: Bài thơ được viết theo thể thơ lục bát
- HS: Thuyết minh về thể thơ lục bát:
+) Số dòng, số câu, số chữ
+) Cách gieo vần
..
- HS: Thảo luận, trả lời:
Bài thưo có thể chia làm hai phần:
+)Phần 1: 6 câu thơ đầu: Bức tranh mùa hè qua tâm trạng của người tù cách mạng
+) Phần 2: 4 câu thơ cuối: Tâm trạng của người chiến sĩ cách mạng
- ý kiến của học sinh
- HS: Đọc 
- Âm thanh của tiếng chim tu hú gọi bầy
HS: Bởi đó là âm thanh gọi hè về
- HS: Đó là âm thanh của tiếng ve trong vườn râm
- Đó là những âm thanh rộn rã tươi vui, tiêu biểu cho mùa hè
- HS: Những hình ảnh:
+)Lúa chiêm, trái cây
+)Vườn râm
+)Bắp rây
+)Trời xanh
+)Đôi con diều sáo
- Được miêu tả theo trình tự không gian từ xa đến gần: từ ngoài đồng à vườn nhà à sân nhà; từ thấp đến cao
- HS: Những từ ngữ có sắc thái biểu cảm cao: đang chín; ngọt dần; dậy tiếng ve ngân;bắp rây;nắng đào; càng rộng càng cao
- HS: 
+) Màu sắc: rực rỡ
+) Không gian: cao và rộng
+) Hương vị: ngọt ngào
- HS: Đó là một không gian cao và rộng, bầu trời xanh. Ngoài đồng lúa chiêm đang chìn vàng rực rỡ, tráI cây thì đang ngọt dần, hương vị ngọt ngào của quả chín.
HS: trả lời:
- Bức tranh mùa hè tươI vui, khoáng đạt và tràn đầy sức sống.
- Là người có tâm hồn nhạy cảm, yêu thiên nhiên, quê hương tha thiết, 
- HS: 
+)Nhịp thơ thay đổi: từ nhịp 4/4 à nhịp 6/2 ở dòng 8 và từ 4/2 à 3/3 ở dòng 6
+)giọng thơ: mạnh mẽ, gấp gáp
- Tác giả cảm nhận chủ yếu bằng tình cảm và bằng cả tâm hồn.
- Sử dụng những từ ngữ mạnh: đập tan phòng, chết uất..; Những từ ngữ cảm thán: ôI, thôI, làm sao
- Sử dụng những từ ngữ đặc sắc, có sức biểu cảm cao, có tác dung trực tiếp bộc lộ tâm trạng của người tù cách mạng.
- HS: ở trong bốn bức tường giam, người tù cảm nhận được sự ngột ngạt, bức bối, vì vậy người tù có một ý định rất táo bạo: muốn đạp tan phòng giam để thoát ra ngoài cuộc sống tự do bên ngoài.
- HS: Tâm trạng ngột ngạt, uất ức và khao khát tự do đến cháy bỏng.
- Học sinh nhận xét
- HS: trình bày theo ý hiểu của mình ( Bởi vì bên ngoài, bức tranh mùa hè tươI vui, rộn rã)
- HS:
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu.
HS: Thảo luận theo nhóm
Đại diện nhóm trình bày:
- Tâm trạng của người tù cách mạng khi nghe tiếng chim tu hú ở đoạn đầu và đoạn cuối có sự khác nhau:
+) ở đoạn đầu, tiếng chim tu hú kêu đã gợi ra cảnh trời đất bao la, tưng bừng sự sống lúc vào hè.
+) Đến câu kết, tiếng chim ấy lại khiến cho người chiến sĩ bị giam cảm thấy hết sức đau khổ bực bội.
- Nhóm khác nhận xét
(.)
- HS: Trả lời;
+) Sử dụng thẻ thơ lục bát mềm mại, uyển chuyển, linh hoạt.
+)Sử dụng những từ ngữ, hình ảnh tiêu biểu
+)Bài thơ liền mạch, giọng điệu tự nhiên, cảm xúc nhất quán.
- Nhan đề của bài thơ là một vế phụ của một câu trọn ý.
- HS: có thể có nhiều cách diễn đạt khác.
VD:
Khi con tu hú gọi bầy là khi mùa hè đến, người tù cách mạng ( nhân vật trữ tình) càng cảm thấy ngột ngạt trong lòng, càng thèm khát cháy bỏng cuộc sống tự do tưng bừng ở bên ngoài.
- HS Đọc 
- HS : trình bày theo phần hiểu biết của mình
I. Giới thiệu tác giả, văn bản
 1) Tác giả:
-Tố Hữu (1920 - 2002), quê ở Thừa Thiên Huế.
- Ông sớm giác ngộ cách mạng và tích cực tham gia các phong trào đấu tranh.
- Tố Hữu là nhà thơ lớn, là con chim đầu đàn của thơ ca cách mạng với nhiều tác phẩm tiêu biểu.
2) Văn bản:
- Bài thơ được ra đời trong nhà lao Thừa Phủ, khi tác giả mới bị bắt giam ở đây.
II. Đọc – hiểu văn bản.
1)Bức tranh mùa hè
- Bức tranh mùa hè tươi vui, khoáng đạt và tràn sức sống.
2) Tâm trạng của người tù cách mạng
- Tâm trạng ngột ngạt, uất ức và khao khát tự do đến cháy bỏng.
III. Tổng kết:
Nghệ thuật
Nội dung
*> Ghi nhớ ( SHK)
IV> Luyện tập
 4. Củng cố: ( 1’)
 HS: Đọc diễn cảm bài thơ
 5. Dặn dò: (1’)
 - Học bài, hoàn thiện các bài tập
 - Chuẩn bị bài mới: Tiết 79: Câu nghi vấn (tiếp)
 6. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docLinh - Bac ly- Tiet 78- Khi con tu hu.doc