Giáo án Ngữ văn lớp 8 năm 2014

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức

HS biết được:

 - Cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích “Tôi đi học”.

 - Nghệ thuật miêu tả tâm lí trẻ nhỏ ở tuổi đến trường trong một văn bản tự sự qua ngòi bút Thanh Tịnh.

 2. Kĩ năng

 - Đọc - hiểu đoạn trích tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm.

 - Trình bày được những suy nghĩ, tình cảm về một sự việc trong cuộc sống của bản thân.

 3. Thái độ: Trân trọng kĩ niệm đáng nhớ của thời ấu thơ.

II. CHUẨN BỊ:

 1. Giáo viên: giáo án, tham khảo tư liệu khác có liên quan đến bài dạy.

 2. Học sinh: SGK, soạn bài trước ở nhà.

 

doc 91 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1664Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 8 năm 2014", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u sự việc tiêu biểu được chọn kể ?
HS: Có 9 sự việc.
H: Những nhân vật nào được nhắc đến ?
HS: Lão Hạc, người con trai, Bình Tư, ông giáo, con chó.
H: Bản liệt kê đã nêu được những sự việc tiêu biểu, và các nhân vật quan trọng của truyện “Lão Hạc” chưa ? Cách sắp xếp như vậy đã hợp lí chưa?
HS: Sắp xếp chưa hợp lí, còn lộn xộn, thiếu mạch lạc.
H: Em hãy xếp 9 sự việc trên theo 1 thứ tự hợp lý:
HS: b, a, d, c, g, e, i, h, k
GV: Yêu cầu HS thực hành viết tóm tắt văn bản:
HS: Thực hành viết tóm tắt văn bản.
- HS trình bày và nhận xét.
- GV tổng kết lại.
 Hoạt động 2: HDHS tóm tắt văn bản“Tức nước vỡ bờ”.
H: Hãy nêu các sự việc tiêu biểu và các nhân vật quan trọng trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”.
HS: - Sự việc tiêu biểu: chị Dậu chăm sóc chồng bị ốm và đánh lại cai lệ và người nhà lí trưởng để bảo vệ chồng.
- Nhân vật chính là chị Dậu.
GV: Cho HS viết tóm tắt văn bản “Tắt đèn”.
 - Gọi một vài em đọc văn bản tóm tắt.
 - Cho em khác nhận xét bài viết của bạn.
 - GV nhận xét chung.
 Họat động 3: HDHS tóm tắt văn bản“Trong lòng mẹ”(Nguyên Hồng) và văn bản “Tôi đi học” :
Chia nhóm trao đổi, thảo luận ( 5 phút)
N1: Văn bản “Trong lòng mẹ” (Nguyên Hồng) 
N2: văn bản “Tôi đi học” (Thanh Tịnh) 
N3: văn bản “Tôi đi học” (Thanh Tịnh) rất khó tóm tắt, vì sao? 
- Đại diện các nhóm trả lời, nhận xét, bổ sung 
- GV nhận xét, chốt lại.
1. Tóm tắt truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao:
- Các sự việc, nhân vật quan trọng tương đối đầy đủ.
- Sắp xếp lại các sự việc: b, a, d, c, g, e, i, h, k.
(Bỏ chi tiết và bị ốm một trận khung khiếp ở mục g)
- Viết tóm tắt văn bản
2. Tóm tắt đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”.
3. Văn bản “Trong lòng mẹ”(Nguyên Hồng) và văn bản “Tôi đi học” :
(Thanh Tịnh) là 2 tác phẩm tự sự nhưng rất giàu chất thơ, ít sự việc (truyện ngắn trữ tình) tác giả chủ yếu tập trung miêu tả cảm giác và nội tâm nhân vật chính nên rất khó tóm tắt.
 4. Củng cố-dặn dò: 
 - Nêu sự khác biệt về kể và tóm tắt văn bản tự sự?
 - Đọc bài đọc thêm (trang 62, 63).
 - Tiết sau trả bài viết TLV số 1.
V. RÚT KINH NGHIỆM:
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 12/9/2014 Ngày dạy:............................
Tiết:20	 
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức: Giúp HS hệ thống hóa kiến thức về cách làm văn tự sự.
 2. Kĩ năng:
 - HS biết tự đánh giá bài viết của mình.
 - Biết nhận ra và tự sửa lỗi về chính tả, ngữ pháp, dùng từ và diễn đạt trong bài viết.
 3. Thái độ: Có ý thức sửa chữa những hạn chế, phát huy những ưu điểm trong bài làm sau.
II. CHUẨN BỊ:
 1. Giáo viên: chấm bài, đáp án.
 2. Học sinh: xem lại đề đã làm.
III. PHƯƠNG PHÁP: thuyết trình, tự kiểm tra dánh giá, tích hợp.
IV. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY – GIÁO DỤC:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: không thực hiện
3. Bài mới: Trả bài
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
 Hoạt động 1: Yêu cầu HS nhắc lại đề.
GV: Hãy nhắc lại đề bài.
HS: Đề bài: Hãy kể lại kỉ niệm đáng nhớ của em trong ngày đầu tiên đi học.
? Đề bài yêu cầu những gì?
? Nhắc lại dàn ý của bài văn tự sự.
HS: trình bày dàn bài của bài văn tự sự.
 Hoạt động 2: GV nhận xét chung bài làm của HS.
- Nhận xét bài làm của HS.
 + Ưu điểm
 + Hạn chế
- Nêu kết quả cụ thể.
- Đọc một vài bài khá, tốt.
- HS cả lớp lắng nghe.
 Họat động 3: GV trả bài và HDHS sửa chữa một số lỗi sai thường mắc phải.
- Lần lượt trả bài đến từng HS.
- Sửa một số lỗi tiêu biểu.
- GV yêu cầu HS đọc lại bài của mình và tự sửa lỗi.
- HS: Trao đổi bài với bạn để đọc.
- Gọi điểm và sổ
I. Đề bài: Hãy kể lại kỉ niệm đáng nhớ của em trong ngày đầu tiên đi học.
II. Nhận xét chung:
1. Ưu điểm
- Nắm được đặc trưng thể loại.
 - Kể chuyện có trình tự và biết xoay quanh chủ đề.
 2. Hạn chế
- Bài viết có nhiều chỗ so sánh chưa hợp lí.
 - Cách diễn đạt còn gượng gạo, phụ thuộc vào văn bản đã học.
 - Lặp từ, dùng từ thiếu chính xác.
 - Thiếu dấu câu
 - Một số HS viết chữ quá ẩu, sai chính tả, chưa xác định được từ ngữ cần diễn đạt( nêu một vài trường hợp)
III. Trả bài và sửa chữa lỗi:
1. Trả bài:
2. Sửa chữa lỗi:
3. Lấy điểm:
4. Củng cố-dặn dò: - GV nhắc lại nội dung cần lưu ý khi làm bài văn tự sự.
 - Soạn bài “Cô bé bán diêm”
V. RÚT KINH NGHIỆM:
Ngày soạn: ạn: 20/9/2014 Ngày dạy:...............................
Tuần 6
Tiết 21, 22
Văn bản: CÔ BÉ BÁN DIÊM
 (An-đéc-xen)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
HS có được:
- Hiểu biết bước đầu về “người kể chuyện cổ tích” An-đéc-xen.
- Nêu được nghệ thuật kể chuyện, cách tổ chức các yếu tố hiện thực và mộng tưởng trong tác phẩm.
- Biết được lòng thương cảm của tác giả đối với em bé bất hạnh. 
2. Kĩ năng:
- Đọc diễn cảm, hiểu, tóm tắt được tác phẩm.
- Phân tích được một số hình ảnh tương phản (đối lập, đặt gần nhau, làm nổi bật lẫn nhau).
3. Thái độ: Biết thương xót, đồng cảm với cô bé bất hạnh.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Sgk, giáo án, tài liệu về tác giả, 
2. Học sinh: Sgk, đọc và soạn bài.
III. PHƯƠNG PHÁP: diễn giảng, thuyết trình, thảo luận nhóm.
IV. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY – GIÁO DỤC:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: 
H: Xung quanh việc lão Hạc bán cậu Vàng và cái chết đau đớn của Lão, em thấy lão Hạc là người như thế nào ? Qua đó em có bày tỏ thái độ, tình cảm gì với người nông dân trước CMT8 ?
HS: Lão Hạc là một người nông dân có những phẩm chất tốt đẹp: yêu thương con, hết lòng lo nghĩ cho con, không muốn làng xóm phải bận tâm lo lắng cho mình..., lão chết một cách dữ dội, đau đớn... Từ đó, càng thương cảm cho số phận bi thương của người nông dân trước cách mạng Tháng Tám.
 3. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài: Đan mạch là một nước nhỏ thuộc khu vực Bắc Âu, diện tích chỉ bằng khoảng một phần tám diện tích nước ta, thủ đô là Cô-pen-ha-ghen. An-đéc-xen là nhà văn nổi tiếng nhất của Đan Mạch.
 b. Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu chung.
- Cho HS đọc phần chú thích * trang 67.
- HS đọc
H: Em hãy cho biết đôi nét về tác giả?
HS: - An-đéc-xen (1805-1875), nhà văn Đan Mạch.
 - Ông là người kể chuyện cổ tích nổi tiếng thế giới, truyện của ông đem đến cho người đọc cảm nhận về niềm tin và lòng thương yêu đối với con người.
GV: Giới thiệu truyện ngắn 
“Cô bé bán diêm”
GV: Hướng dẫn học sinh đọc: 
 Đọc giọng chậm rãi, phân biệt được những cảnh thực và ảo ảnh trong và sau từng lần cô bé quẹt diêm.
 - GV đọc 1 đoạn và gọi HS đọc tiếp.
GV: Hướng dẫn HS tóm tắt.
 - Lưu ý HS các chú thích 3,7,8,11.
H: Nếu chia văn bản làm 3 phần (lấy việc em bé quẹt những que diêm làm phần trọng tâm) thì em sẽ chia như thế nào? Em hãy cho biết nội dung của từng phần?
HS: 3 phần.
- Phần 1: Từ đầu đến “cứng đờ ra” → Hình ảnh em bé bán diêm trong đêm giao thừa.
 - Phần 2: Tiếp theo đến “về chầu Thượng đế”→ Những lần quẹt diêm.
 - Phần 3: Đoạn còn lại → Cái chết của em bé bán diêm.
H: Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? Ai là người kể chuyện ?
HS: Truyện được kể theo ngôi thứ ba, tác giả là người kể chuyện.
 Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu văn bản
H: Ai là nhân vật chính trong truyện?
HS: Cô bé bán diêm là nhân vật chính. Bà ngoại, bố mẹ cô bé bán diêm chỉ được nhắc đến.
H: Hãy tìm chi tiết nói lên hoàn cảnh của em bé bán diêm? Qua những chi tiết đó, em có cảm nhận gì về em bé? 
HS: Mẹ mất sớm, bà cũng đã qua đời, nhà nghèo, nơi ở tồi tàn, bố hay đánh em=> Là một em bé có hoàn cảnh hết sức đáng thương.
GV: Nhấn mạnh vào “bối cảnh đêm giao thừa” ở Đan Mạch một đất nước Bắc Âu vào dịp này thời tiết lạnh nhiệt độ có thể âm mấy chục độ. Em bé ngồi nép trong một góc tường giữa hai ngôi nhà mong cho đỡ lạnh, nhưng ăn thua gì!
H: Để khắc họa nỗi cực khổ của em bé tác giả đã sử dụng những hình ảnh tương phản. Hãy chỉ ra các hình ảnh tương phản? Tác dụng của những sự tương phản đó? ( Hướng dẫn HS thảo luận nhóm 4 em, thời gian 3 phút, các nhóm trình bày, bổ sung)
HS: Hình ảnh tương phản :
 + Trời đông giá rét, tuyết rơi >< đầu trần, chân đất
 + Bụng đói >< phố sực nức mùi ngỗng quay
 + Xó tối tăm >< cửa sổ mọi nhà đều sáng rực .
=> Tình cảnh khổ cực tột cùng của cô bé.
GV: Em bé đã đói, đã rét có lẽ càng rét và khổ hơn khi thấy mọi nhà rực ánh đèn và cũng có lẽ càng đói hơn khi ngửi thấy mùi ngỗng quay.
H: Trong nỗi cô đơn, đói khát giữa trời mưa tối tăm, lạnh giá cô bé đã làm gì ?
HS: Em bé quẹt diêm.
H: Lần quẹt diêm thứ nhất, em bé đã thấy gì?
HS: Em tưởng chừng như đang ngồi trước lò sưởi bằng sắt.
H: Tại sao không phải là một hình ảnh khác mà hình ảnh lò sưởi?
Hs: Em bé đang rất lạnh.
GV bình: Qua ánh sáng của diêm hình ảnh lò sưởi hiện lên, hình ảnh lò sưởi đó là hình ảnh mộng tưởng gắn liền với một thực tế là em bé đang rất lạnh. Nhưng em vừa duỗi chân ra thì lửa vụt tắt, lò sưởi cũng biến mất. Niềm vui của em cũng vụt tắt. Em bần thần nghĩ đến việc bán diêm và quẹt tiếp que diêm thứ hai.
H: Nếu lần thứ nhất em thấy hình ảnh lò sưởi, lần thứ 2 quẹt diêm, cô bé thấy điều gì?
HS: Bàn ăn và ngỗng quay
- Ngỗng nhảy ra khỏi đĩa và mang cả dao ăn, phuốc – sét cắm trên lưng, tiến về phía em.
H: Theo em, vì sao trong lần quẹt diêm này cô bé lại thấy bàn ăn và ngỗng quay?
Hs: Lúc này em rất đói.
H: Khi diêm tắt thực tế nào lại trở về với em ?
Hs: Phố xá vắng teo, lạnh buốt, tuyết phủ trắng xóa, gió bấc vi vu, mấy người khác qua đường quần áo ấm áp đi đến nơi hò hẹn.
GV bình : Cái thực tế đã thay thế cho mộng tưởng: bàn ăn và ngỗng quay cũng biến mất khi que diêm vụt tắt, em bé cố tìm lại ngọn lửa để tiếp tục sưởi ấm, xua đi cái bóng tối lạnh giá.
H: Em tiếp tục quẹt diêm lần thứ 3. Điều gì đã hiện lên? Tại sao lần này cô bé lại thấy cây thông Nô - en?
HS: Cây thông Nô- en. Lúc này em bé muốn được đón giao thừa trong ngôi nhà cũ của mình.
H: Hình ảnh cây thông có gì đặc biệt ?
HS: Có hàng ngàn ngọn nến sáng rực, lấp lánh trên cành lá xanh tươi và rất nhiều bức tranh sắc màu rực rỡ.
GV: Nhưng khi em vẫy tay về phía cây thì diêm tắt. Tất cả những ngọn nến bay lên, bay lên mãi rồi biến thành những ngôi sao trên bầu trời.
Nếu lần quẹt diêm thứ nhất và thứ 2 thực tế đã xóa nhòa đi mộng tưởng của em bé. Nhưng lần thứ ba mộng tưởng ấy đã vươn dậy, cố vươn lên thực tế. Khi diêm vụt tắt. Tất cả các ngọn nến bay lên, rồi biến thành những ngôi sao trên bầu trời. Dường như em bé đang ngẩng đầu nhìn lên bầu trời rồi nhớ tới người bà thân yêu.
H: Lần thứ tư quẹt diêm em đã gặp ai ?
Hs: Bà ngoại của em.
H: Theo em, vì sao trong lúc này hình ảnh người bà lại hiện lên qua ánh sáng của que diêm ?
HS: Trong đêm đón giao thừa em không có ai bên cạnh, em nhớ tới bà. Lúc này em rất nhớ bà, vì em nhớ lại năm xưa khi bà em còn sống em cũng được đón giao thừa ở nhà.
H: Em đã nói gì với bà?
HS: Cho cháu đi với. Cháu biết rằng diêm tắt bà cũng biến mất như lò sưởi, ngỗng quay và cây thông Nô - en ban nãy, nhưng xin bà đừng bỏ cháu nơi này. Trước kia khi bà chưa về với Thượng đế chí nhân, bà cháu ta từng đã rất sung sướng biết bao.
GV: Có thể nói giây phút này, cô bé ấy đã sức tàn lực kiệt đang gục xuống bức tường lạnh giá. Em lịm vào giấc mơ. Diêm vụt tắt, hơi ấm vụt tắt, ảo ảnh biến mất.
H: Tiếp theo em đã làm gì?
HS: Em quẹt tất cả những que diêm còn lại.
 H: Tại sao em muốn quẹt tất cả những que diêm còn lại?
HS: Níu kéo bà em ở lại. Diêm nối nhau chiếu sáng như ban ngày. Chưa bao giờ em thấy bà em cao lớn và đẹp lão như bây giờ.
H: Hình ảnh nào lại hiện ra ?
HS: Bà cầm tay em, rồi hai bà cháu vụt bay lên cao, lên cao mãi chẳng còn đói rét, đau buồn nào đe dọa nữa. Họ đã về chầu Thượng đế.
H: Lúc này em bé còn hiện diện trong cuộc sống không ?
Hs: Em bé đã chết.
GV giảng: Suốt câu chuyện, không một lần tác giả miêu tả sự ngoan ngoãn, hiếu thảo của em bé nhưng người đọc vẫn nhận ra sự đáng yêu của em bé qua sự hồi tượng về quá khứ, về những hình ảnh hư ảo hiện ra qua ngọn lửa diêm và cụ thể, chính em thừa nhận qua sự cầu khẩn với bà : “Dạo ấy bà từng nhủ với cháu rằng nếu cháu ngoan ngoãn, cháu sẽ được gặp bà, bà ơi” Như vậy em bé đã gặp được bà chứng tỏ em bé ngoan. Và quả thực em đã được gặp bà, được đi cùng bà, được thỏa mãn ước nguyện.
H: Theo em những lần quẹt diêm của cô bé và hình ảnh hiện ra có hợp lí không ? Tại sao nó có sự khác nhau giữa những lần quẹt diêm? 
H: Trong các lần mộng tưởng ấy, điều nào gắn với thực tế, điều nào thuần túy chỉ là mộng tưởng ?
Hs: Đây là sự xen kẽ hợp lí, thể hiện tài năng của tác giả.
 - Thực tế: lò sưởi, bàn ăn, cây thông Nô - en
 - Mộng tưởng: ngỗng quay nhảy ra khỏi bàn ăn, hai bà cháu nắm tay bay lên bầu trời.
H: Trong 5 lần quẹt diêm tác giả đã xen kẽ giữa mộng tưởng và cảnh thực. Sự xen kẽ ấy giúp các em có cảm nhận gì về cô bé bán diêm ?
Hs: Một cô bé có khao khát sống hạnh phúc nhưng phải chịu một cuộc đời bất hạnh.
GV giảng, liên hệ thực tế cuộc sống: Tưởng em bé hạnh phúc nhưng kì thực đấy là một con người nhỏ bé bất hạnh. Còn gì phản nhân văn hơn khi con người không khao khát sống mà lại đi ao ước được chết và thỏa mãn được ước nguyện ấy. An-dec-xen không phải là nhà văn tàn nhẫn. Ông đan cài vào sau sự thỏa mãn phi nhân đạo kia một cái nhìn, một tiếng nói phê phán sâu sắc sự bất nhân dành cho cô bé bán diêm.......
HS lắng nghe
H: Em bé đã ra đi trong hoàn cảnh nào ?
HS: Trong buổi sáng lạnh lẽo, ở một xó tường, người ta thấy một em bé gái có đôi má hồng và đôi môi mỉm cười. Em đã chết trong đêm giá rét của giao thừa.
H: Trong khi đó mọi người như thế nào ? 
Hs: Mọi người vẫn vui vẻ ra khỏi nhà. 
H: Tác giả miêu tả cảnh khi em bé chết và mọi người đón năm mới có gì đặc biệt?
Hs: - Em bé: Buổi sáng lạnh lẽo ở một xó trường
 - Mọi người: mặt trời lên, trong sáng, chói chang.
H: Tác giả đã khắc họa hai hình ảnh khác nhau, bằng nghệ thuật nào? Qua đó thể hiện thái độ của mọi người trước cái chết của em bé như thế nào ?
Hs: - Nghệ thuật tương phản
Sự hững hờ, vô tâm của mọi người .
H: Theo em, em bé chết vì hiện thực đói lạnh, hay em chết vì một lí do gì? Từ đó, em rút ra bài học gì cho cuộc sống của mình?
( HS thảo luận nhóm 2 em, thời gian 2 phút, trả lời- nhóm trả lời đúng hay cho điểm )
GV bình: Tác giả không xuất hiện để nói lời phản bác hay bày tỏ thái độ xót xa trước cái chết của em bé. Là ai đó không có tính danh “ Mọi người bảo nhau” – 
“ Chắc nó muốn sưởi ấm.”. Sự tồn tại của xã hội xung quanh em là mọi người số đông ẩn dụ cho khối băng lạnh trong lương tri con người. Thì ra, không phải cái lạnh trong đêm chuyển mùa giết chết em bé mà cái lạnh trong tâm hồn, đạo đức của con người đã giết chết em . Họ không quan tâm, không hề thấu hiểu ngay cả khi em chết.
H: Tác giả tái hiện em bé chết bằng hình ảnh nào ? Vì sao khi miêu tả cái chết của em bé, nhà văn lại miêu tả “đôi má hồng, đôi môi mỉm cười”?
 Hs: 
- Đôi má hồng và đôi môi mỉm cười.
- Vì hình ảnh trở thành một biểu tượng của một năm mới với khát vọng có một cuộc sống tốt đẹp. Một năm mới với hình ảnh là đôi má hồng và đôi môi biết mỉm cười của cô bé => đây chính là hi vọng của tương lai.
H: Qua câu chuyện tác giả đã thể hiện tình cảm nào với nhân vật chính của truyện ?
Hs: Thể hiện sự cảm thông sâu sắc của nhà văn đối với em bé bất hạnh.
GV: Câu chuyện khép lại với bao buồn vui lẫn lộn. Ta mừng vì em bé gặp được bà, niềm hạnh phúc trong đời, ta mừng vì em nở nụ cười khi từ giã cuộc đời, song lại mãi day dứt vì sao ước mơ nhỏ nhoi về cái ăn, về ngọn lửa sưởi ấm lại không đến với em, bừng sáng thành bếp lửa mà là ngọn lửa diêm chóng tàn giữa giá rét.
H: Tại sao tác giả đặt tên cho nhân vật chính trong tác phẩm của mình là cô bé bán diêm mà không phải là một cái tên cụ thể? Cách gọi tên này có dụng ý gì của tác giả?
HS:
- Người kể dùng ngay công việc để gọi tên nhân vật. 
- Nhấn mạnh nỗi thống khổ không phải của một con người mà của nhiều số phận bé bỏng phải làm việc cực khổ để kiếm sống.
- Hoàn cảnh và cuộc đời thật đáng thương tâm. Nhân vật em bé không có tên, mang giá trị ẩn dụ lớn. Em đại diện và gợi nhớ đến vô vàn các em bé nghèo khổ. 
- Cảm thông, chia sẻ với những người có hoàn cảnh khó khăn.
 Hoạt động 3: Hướng dẫn tổng kết.
H: Hãy nêu những đặc sắc về nghệ thuật của văn bản?
HS: 
- Tưởng phản đối lập. Cách kể chuyện sáng tạo.
- Đan cài giữa yếu tố mộng tưởng và cảnh thực.
H: Qua tác phẩm, tác giả muốn nói lên điều gì?
HS: Cảm thông, chia sẻ với những người có hoàn cảnh khó khăn.
GV: Liên hệ thực tế và giáo dục kĩ năng sống.
I.TÌM HIỂU CHUNG:
1.Tác giả: 
- An-đéc-xen (1805-1875), nhà văn Đan Mạch.
 - Ông là người kể chuyện cổ tích nổi tiếng thế giới, truyện của ông đem đến cho người đọc cảm nhận về niềm tin và lòng thương yêu đối với con người.
2. Tác phẩm: “Cô bé bán diêm” là một trong những tác phẩm nổi tiếng của tác giả.
3. Đọc, tóm tắt
4. Bố cục: 3 phần
II. TÌM HIỂU VĂN BẢN:
 1. Hoàn cảnh của em bé bán diêm:
 - Nhà nghèo “xó tối tăm, gác sát mái nhà”.
 - Mẹ và bà nội qua đời, bố khó tính.
- Em phải đi bán diêm suốt cả ngày ba mươi và trong đêm giao thừa.
- Hình ảnh tương phản :
 + Trời đông giá rét, tuyết rơi >< đầu trần, chân đất.
 + Bụng đói >< phố sực nức mùi ngỗng quay.
 + Xó tối tăm >< cửa sổ mọi nhà đều sáng rực. 
 → Tình cảnh khổ cực tột cùng của cô bé.
2. Những lần quẹt diêm:
 - Lần thứ nhất: em tưởng chừng như đang ngồi bên lò sưởi vì em rất lạnh.
- Lần thứ hai: bàn ăn và ngỗng quay hiện ra vì lúc này em bé đang rất đói bụng.
- Lần thứ ba: hình ảnh cây thông Nô - en hiện lên vì em muốn đón giao thừa trong ngôi nhà cũ của mình.
- Lần thứ tư: hình ảnh bà nội hiện ra mỉm cười mong được ở cùng bà vì lúc này em rất nhớ bà.
- Lần thứ năm: em thấy bà nắm lấy tay em, rồi hai bà cháu vụ bay lên cao, cao mãi em bé đã chết.
→ Bằng cách xen kẽ giữa thực tế và mộng tưởng theo một trình tự hợp lí đã khắc họa được tâm lí em bé khao khát hạnh phúc trong cảnh ngộ bất hạnh. 
3. Cái chết của em bé bán diêm:
- Em bé đã chết vì giá rét trong đêm giao thừa.
.
- Chết trong sự hờ hững của người đời, của xã hội thiếu tình thương.
- Em ra đi, nhưng để lại đôi má hồng và đôi môi mỉm cười.
→ Bằng nghệ thuật tương phản, hình ảnh ẩn dụ đã thể hiện sự cảm thông sâu sắc của nhà văn đối với em bé bất hạnh.
4. Ý nghĩa văn bản:
Truyện thể hiện niềm cảm thương của nhà văn đối với những số phận bất hạnh.
III. TỔNG KẾT: (sgk)
 1. Nghệ thuật:
 - Tưởng phản đối lập.
- Cách kể chuyện sáng tạo.
- Đan cài giữa yếu tố mộng tưởng và cảnh thực.
 2. Nội dung : Thể hiện sự cảm thông sâu sắc với những số phận nghèo khổ, bất hạnh trong xã hội.
4. Củng cố-dặn dò: 
H: Qua văn bản đã giúp em hiểu thêm được gì về nhà văn và những điều ông muốn nói?
Hs: Ông là một nhà văn nhân đạo, cảm thông trước số phận con người, nhất là những người nghèo khổ trong xã hội. Qua văn bản giúp ta cảm thông hơn trước những số phận bất hạnh của cuộc đời.
- Học phần ghi nhớ và nội dung đã học.
 - Chuẩn bị bài: Trợ từ, thán từ.
V. RÚT KINH NGHIỆM:
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 20/9/2014 Ngày dạy:
Tuần 6
Tiết 23 	
TRỢ TỪ, THÁN TỪ
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Học sinh hiểu được khái niệm trợ từ, thán từ.
- Đặc điểm và cách sử dụng trợ từ, thán từ.
2. Kĩ năng : Sử dụng được trợ từ, thán từ trong nói và viết.
3. Thái độ: Có ý thức sử dụng trợ từ, thán từ trong nói, viết một cách hợp lí có hiệu quả.
 II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Sgk, giáo án, sách tham khảo.
2. Học sinh: Sgk, soạn bài
III. PHƯƠNG PHÁP: thuyết trình, thảo luận nhóm, nêu vấn đề, liên hệ thực tế.
IV. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY – GIÁO DỤC:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Thế nào là từ địa phương ? Cho ví dụ.
- Thế nào là biệt ngữ xã hội ? Cho ví dụ.
HS trả lời nội dung ( dựa theo ghi nhớ), cho ví dụ theo hiểu biết từ bài học.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Như các em đã biết, Tiếng Việt của chúng ta rất phong phú và đa dạng. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu thêm một số từ loại trong Tiếng Việt..
b. Hoạt động dạy-học:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
 Hoạt động1: HDHS tìm hiểu khái niệm trợ từ.
- GV cho HS quan sát, so sánh 3 câu trong VD SGK Tr 69.
H: Nội dung 3 câu trên đề cập đến việc gì?
Hs: Đề cập đến việc ăn cơm.
GV: Cùng đề cập đến 1 sự việc nhưng nghĩa của chúng lại khác nhau.
H: Em hãy chỉ ra sự khác nhau về nghĩa của các câu trên và chỉ ra lí do có sự khác nhau đó?
HS: 
- Câu 1: nói lên 1 sự việc khách quan nó ăn 2 bát cơm.
- Câu 2: có ý nhấn mạnh, vượt quá mức bình thường.
- Câu 3: Có ý nghĩa nhấn mạnh, đánh giá nó ăn 2 bát là ít, không đạt mức độ bình thường.
? Như vậy, các từ những, có ở trong ví dụ trên biểu thị thái độ gì của người nói đối với sự việc?
-> Biểu thị thái độ đánh giá của người nói đối với sự vật, sự việc.
GV: Những từ có ý nghĩa như thế ta gọi là trợ từ.
? Vậy thế nào là trợ từ ?
GV: Chốt nội dung.
- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ.
- Cho HS tìm ví dụ.
 Hoạt động 2: HDHS tìm hiểu khái niệm thán từ.
GV: yêu cầu HS lần lượt đọc và tìm hiểu ví dụ.
H: Các từ này và a trong đoạn văn (a) biểu thị điều gì?
Hs: Gọi để gợi sự chú ý.
GV: Từ a còn được dùng trong vài trường hợp khác như: nêu cảm xúc vui mừng, sung sướng, ngạc nhiên chúng khác nhau về ngữ điệu.
- Từ vâng ở đoạn văn (b) biểu thị điều gì?
H: Vâng: lời đáp.
H: Em có nhận xét gì về vị trí, cấu tạo, chức năng cú pháp của từ “này”, “a” trong 2 đoạn văn trên bằng cách lựa chọn câu trả lời đúng (mục 2 SGK).
HS: Thảo luận nhóm( 2 phút) và cử đại diện trình bày kết quả. Nhóm khác bổ sung.
GV chốt.
H: Qua tìm hiểu 2 ví dụ trên em hiểu thế nào là thán từ?

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_ki_1.doc