A.Mục tiêu cần đạt
* Giúp học sinh:
1.Về kiến thức
- Sơ giản về thể cáo.
- Hoàn cảnh lịch sử liên quan đến sự ra đời của bài Bình Ngô đại cáo.
- Nội dung tư tưởng tiến bộ của Nguyễn Trãi về đất nước, dân tộc.
- Đặc điểm văn chính luận của Bình Ngô đại cáo ở một đoạn trích.
2.Về kỹ năng
- Đọc , hiểu văn bản viết theo thể cáo.
- Nhận ra, thấy được đặc điểm của kiểu văn nghị luận trung đại ở thể cáo.
- Phân tích được một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm.
Tuần 26 - bài 24 Ngày soạn: 14/02/2011 Ngày dạy: 8A: 8B : Tiết 97 : Nước đại việt ta Trích - Bình Ngô Đại Cáo- - Nguyễn Trãi - A.Mục tiêu cần đạt * Giúp học sinh: 1.Về kiến thức - Sơ giản về thể cáo. - Hoàn cảnh lịch sử liên quan đến sự ra đời của bài Bình Ngô đại cáo. - Nội dung tư tưởng tiến bộ của Nguyễn Trãi về đất nước, dân tộc. - Đặc điểm văn chính luận của Bình Ngô đại cáo ở một đoạn trích. 2.Về kỹ năng - Đọc , hiểu văn bản viết theo thể cáo. - Nhận ra, thấy được đặc điểm của kiểu văn nghị luận trung đại ở thể cáo. - Phân tích được một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm. B.Chuẩn bị . + GV: Nội dung bài học. + HS: Đọc và trả lời câu hỏi. C.Tổ chức hoạt động dạy học Hoạt động 1: Khởi động 1.Tổ chức: Sĩ số: 8A: 8B: 2.Kiểm tra: Câu hỏi : Phân tích những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật trong bài Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn? 3.Bài mới: * Giới thiệu bài mới: Khái quát về Nguyễn Trãi và hoàn cảnh ra đời của Bình Ngô Đại Cáo. Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản I. Tiếp xúc văn bản: - Giáo viên nêu yêu cầu đọc, đọc mẫu - Gọi 2 HS đọc bài -> nhận xét, sửa chữa. 1. Đọc - Giọng trang trọng, tự hào. 2. Tìm hiểu chú thích: - Hãy nêu những hiểu biết của em về Nguyễn Trãi? (Thể hiện cuộc đời và sự nghiệp theo sgk N. văn lớp 7) - Tác giả: + Nguyễn Trãi – ức trai là nhà yêu nước, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới. + Nguyễn Trãi anh hùng và bi kịch đều ở mức tột cùng. - HS đọc kỹ chú thích trong sgk trang 67. Giáo viên nhấn mạnh 1 số điểm cơ bản về thể cáo, BNĐC? - Văn bản: + Cáo: Thể văn Nghị luận cổ, được vua chúa hoặc thủ lĩnh dùng để trình bày, tuyên bố kết quả 1 sự nghiệp. + Bình Ngô Đại Cáo: Nguyễn Trãi thay mặt vua Lê Thái Tổ soạn thảo 17/12/1428 có ý nghĩa như bản tuyên ngôn độc lập, sau khi quân ta đại thắng giặc minh. - Giải thích từ khó: sgk/68 - Văn bản được chia làm mấy phần? Nêu nội dung chính của mỗi phần? 3.Bố cục: 2 phần - P1(2 câu đầu): Nêu tư tưởng nhân nghĩa - P2( còn lại): Nền văn minh Đại Việt II. Phân tích văn bản: - Đọc 2 câu mở đầu. 1. Nguyên lý nhân nghĩa: 2 câu đầu - Tư tưởng cốt lõi nhất của Nguyên Trãi là gì? Thể hiện qua từ ngữ nào? Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân Quân điếu phạt trước lo trừ bạo - Em hiểu nhân nghĩa là gì? Yêu dân là gì? - Nhân nghĩa: Chỉ mối quan hệ tốt đẹp giữa người và người trên cơ sở tình thương và đạo lý. - Nhân: Là thương người - Nghĩa: Điều phải, điều nên làm. - Yên dân: Là làm cho dân được an hưởng thái bình, hạnh phúc -> Muốn yêu dân phải diệt trừ mọi thế lực bạo tàn. - Em thấy từ tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi có chỗ nào tiếp thu được Nho giáo, chỗ nào là sáng tạo, phát triển của ông? - Là 1 nhà nho Nguyễn Trãi thấm nhuần sâu sắc tư tưởng nhân nghĩa của Khổng- Mạnh nhưng có sự sáng tạo, phát triển đáng quý: => Tư tương nhân nghĩa đã gắn liền với tư tưởng yêu nước chống xâm lược. => Nhân nghĩa là gốc, là tiền đề tư tưởng, là nguyên nhân mọi thắng lợi của nghĩa quân Lam Sơn trong cuộc chiến đấu chống giặc Minh xâm lược, là điểm tựa và linh hồn cả bài cáo. - HS đọc 8 câu tiếp theo 2. Nền văn minh Đại Việt - Đọc lại bài “Sông núi nước Nam” em thấy LTK q/n về Tổ quốc và độc lập dân tộc như thế nào? - Lý thường kiệt Lãnh thổ riêng Hoàng đế riêng Độc lập Thần linh (sách trời) Quân xâm lược nhất định thất bại - Nêu và phân tích các biện pháp NT được sử dụng trong văn bản? - Nguyễn Trãi đã khẳng định chân lý về sự tồn tại độc lập chủ quyền của độc lập đại Việt trên cơ sở bình đẳng, ngang hàng với dân tộc Hán, với Trung Hoa bằng những yếu tố căn bản.+ Nền Văn hiến lâu đời + Lãnh thổ riêng + Phong tục tập quán + Truyền thống lịch sử + Chế độ, chủ quyền riêng. => 4 thế kỉ sau, quan niệm về Tổ quốc của Nguyễn Trãi được phát triển phong phú, sâu sắc hơn. Cách nói cụ thể, rõ ràng so sánh, chứng minh đầy đủ. + Tác giả sử dụng những từ ngữ thể hiện tính chất hiển nhiên, vốn có, lâu đời của nước Đại Việt độc lập, tự chủ. Được lột tả từ các từ: Từ trước, vốn xương, đã lâu, đã chia, cũng khác + Sử dụng các biện pháp so sánh: Ta với Trung Quốc đặt ngang hàng về trình độ chính trị, tổ chức chế độ, quản lý quốc gia. - Gọi HS đọc đoạn 3: - giọng văn đoạn này ntn? T/g dẫn ra những sự kiện lịch sử trên nhằm mục đích gì? - Nguyễn Trãi đưa ra những minh chứng đầy tính thuyết phục về sức mạnh của nhân nghĩa của chân lý, nói chung là sức mạnh của chính nghĩa: Lưu cung thấy bại Triệu tiết tiêu vong Toa Đô, Ô Mã Nhi bị giết, bị bắt -> chứng cớ còn ghi => Khẳng định niềm tự hào của dân tộc Đại Việt oai hùng - Nêu những thành công về nội dung và nghệ thuật của văn bản Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi ? III. Tổng kết 1. Nghệ thuật : Với cách lập luận chặt chẽ và chứng cớ hùng hồn, đoạn trích khẳng định về nền độc lập và tự chủ của dân tộc ta. 2. Nội dung : Bằng những câu thơ hùng hồn tác giả đã khẳng định việc nhân nghĩa là phù hợp với khát vọng của nhân dân - Gọi 2 HS đọc * Ghi nhớ: SGK / T69 Hoạt động 3: Luyện tập - Hãy chỉ ra những nét đặc sắc về nghệ thuật trong văn bản và nêu tác dụng của nó? Hoạt động 4: Củng cố, HDVN 4. Củng cố GV hệ thống, khái quát những nội dung cơ bản 5. HDVN - Đọc phần chú thích. - Học thuộc lòng đoạn trích - Soạn bài : Hành động nói (T2) Ngày soạn: 15/02/2011 Ngày dạy: 8A: 8B : Tiết 98 : Hành động nói (Tiết 2) ơ A.Mục tiêu cần đạt * Giúp học sinh: 1.Về kiến thức - Cách dùng các kiểu câu thực hiện hành động nói. 2.Về kỹ năng - Sử dụng các kiểu câu thực hiện hành động nói phù hợp. B.Chuẩn bị . + GV: Nội dung bài học. Bảng phụ, phiếu học tập + HS: Đọc và trả lời câu hỏi. C.Tổ chức hoạt động dạy học Hoạt động 1: Khởi động 1.Tổ chức: Sĩ số: 8A: 8B: 2.Kiểm tra: Câu hỏi : Thế nào là hành động nói? Nêu các kiểu hoạt động nói ? 3.Bài mới: * Giới thiệu bài mới: Dựa vào yêu cầu của bài Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới * Ngữ liệu và phân tích ngữ liệu - Gọi HS đọc ngữ liệu sgk/ 70 I. Bài học 1. Cách thực hiện hành động nói - HS đánh số thứ tự cho các câu trong đoạn trích ở mục 1 SGK/70 và trả lời các câu hỏi: - Hãy cho biết những câu văn trong đoạn trích trên thuộc loại câu nào? Dấu hiệu nhận biết? - Đều là câu trần thuật - Đều kết thúc bằng dấu chấm - Điên dấu thích hợp vào bảng? Câu Mục đích 1 2 3 4 5 Hỏi - - - - - Trình bày + + + - - Điều khiển - - - + + Hứa hẹn - - - - - Bộc lộ cảm xúc - - - - - - Cho biết sự giống nhau về hình thức của 5 câu trong đoạn văn? - Cho biết 5 câu ấy, những câu nào giống nhau về mục đích nói? - Xác định hành động nói cho mỗi cau? - Hai nhóm câu giống nhau về mđ nói: + Nhóm 1: 3 câu đầu -> Mục đích là trình bày. + Nhóm 2: câu 4,5 Mục đích cầu khiến - Hành động nói tương ứng: + C1: Trình bày + C2,3: Trình bày + C4,5: Cầu khiến - 5 câu trong ngữ liệu trên đầu là câu trần thuật nhưng có những mục đích khác nhau, em có thể rút ra nhận xét gì? * Tóm lại: - Câu trần thuật thực hiện hoạt động nói trình bày: Là cách dùng trực tiếp - Câu trần thuật thực hiện hoạt động nói cầu khiến gọi là cách dùng gián tiếp - Gọi 2 HS đọc phần ghi nhớ sgk Ghi nhớ: SGK trang 71 (HS đọc và học thuộc) Hoạt động 3: II. Luyện tập - Tìm các câu ghi vấn trong bài Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn? 1. Bài tập 1 - Từ xưa các bậc trung thầnđời nào không có? -> câu nghi vấn thực hiện hành động khẳng định. - Lúc bấy giờ phỏng có được không? -> câu nghi vấn thực hiện hành động phủ định. - Lúc bấy giờkhông muốnđược không? -> câu nghi vấn thực hiện hành động khẳng định. - Vì sao vậy? -> câu nghi vấn thực hiện hành động gây sự chú ý. - Vị trí của mỗi câu có liên quan - Nếu vậy rồi đâytrời đất nữa? như thế nào đến mục đích nói? -> câu nghi vấn thực hiện hành động phủ định + Câu nghi vấn ở đoạn đầu: Tạo tâm thế cho tướng sĩ chuẩn bị nghe những lí lẽ của tác giả. + Câu nghi vấn ở đoạn giữa: Thuyết phục, động viên, khích lệ tướng sĩ. + Câu nghi vấn ở đoạn cuối: Khẳng định chỉ có 1 con người là chiến đấu đến cùng để bảo vệ bờ cõi. 2. Bài tập 2 - Xác định những câu trần thuật có mục đích cầu kiến trong đấu tranh và tác dụng của việc diễn đạt? - Tất cả các câu trần thuật đều thể hiện hoạt động cầu kiến, kêu gọi. - Cách dùng gián tiếp này tạo ra sự đồng cảm sâu sắc, nó khiến cho những nguyện vọng của lãnh tụ trở thành nguyện vọng thiết thân của mỗi người. 3. Bài tập 3 - Tìm các câu có mục đích cầu khiến trong đoạn trích? + Dế choắt - Song anh - Anh đã nghĩ thương + Dế Mèn: - Được, chú mình - Thôi, im cái điệu -> Dế choắt yếu đuối nên cầu khiến nhã nhặn, khiêm tốn -> Dế mèn ỷ thế mạnh nên ngạo mạn, hách dịch. Hoạt động4: Củng cố - Giáo viên hệ thống, khái quát khắc sâu những kiến thức cơ bản về hoạt động nói qua 2 tiết. Hướng dẫn học tập - Bài tập về nhà: 4,5 SGK trang 72 Hoạt động 4: Củng cố, HDVN 4. Củng cố - GV hệ thống, khái quát những nội dung cơ bản về về hành động nói 5. HDVN - Bài tập về nhà: 4,5 SGK trang 72 - Soạn: Ôn tập về luận điểm Ngày soạn: 19/02/2011 Ngày dạy: 8A: 8B : Tiết 99: Ôn tập về luận điểm ơ A.Mục tiêu cần đạt * Giúp học sinh: 1.Về kiến thức - Khái niệm về luận điểm. - Quan điểm giữa luận điểm với vấn đề nghị luận, quan hệ giữa các luận điểm. 2.Về kỹ năng - Tìm hiểu, nhận biết, phân tích luận điểm. - Sắp xếp các luận điểm trong bài văn nghị luận. B.Chuẩn bị . + GV: Nội dung bài học. Bảng phụ. + HS: Đọc và trả lời câu hỏi. C.Tổ chức hoạt động dạy học Hoạt động 1: Khởi động 1.Tổ chức: Sĩ số: 8A: 8B: 2.Kiểm tra: Kết hợp trong giờ 3.Bài mới: * Giới thiệu bài mới: Dựa vào yêu cầu của bài Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới I. Bài học 1. Khái niệm luận điểm: - Xem lại N. văn L7 - Luận điểm là gì? - Luận điểm là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn được nêu ra dưới hình thức câu khẳng định (hay phủ định), được diễn đạt sáng tỏ, dễ hiểu, nhất quán. - Luận điểm là linh hồn của bài viết nó thống nhất các đoạn văn thành 1 khối. Lựa chọn 1 trong 3 câu trả lời, có a. Không chọn: Vì không phải là luận điểm kèm theo lời giải thích? b. Không chọn: Vì một bộ phận của vấn đề cũng không phải là luận điểm c. Chọn C: Đúng như khái niệm => luận điểm rất quan trọng, nếu không có hệ thống luận điểm, bài văn NL sẽ không đạt yêu cầu. 2. Thực hành nhận diện và phân tích luận điểm trong một số tác phẩm đã học: a. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta: HCM - Đọc lại tác phẩm và xác định những LĐ có trong bài? Các luận điểm: - Nhân dân ta có truyền thống yêu nước nồng nàn (luận điểm xuất phát) - Sức mạnh to lớn của tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống XL - Những biểu hiện của truyền thống yêu nước trong lịch sử, qua tấm gương các anh hùng tiêu biểu nhất. - Những biểu hiện cụ thể, phong phú trên các lĩnh vực chiến đấu sản xuất, học tập, xây dựng - Khơi gợi và kích thích sức mạnh của truyền thống yêu nước để thực hành vào công cuộc kháng chiến chống pháp => luận điểm chính dùng để kết luận. b. Chiếu dời đô - Lí Công Uẩn: - Nhận xét về hệ thống các luận điểm trong bài chiếu dời đô? - Luận điểm 1: Lí do cần phải dời đô - Luận điểm 2: Lí do có thể coi thành đại la là kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời. => Cả 2 luận điểm trên chưa phải là luận điểm vì nó mới chỉ là những bộ phận, khía cạnh khác nhau của vấn đề chưa thể hiện rõ ý kiến, tư tưởng, quan điểm. * Hệ thống luận điểm của Chiếu dời đô phải là: 1. Dời đô là việc trọng đại của vua chúa, trên thuận ý lớn -> luận điểm cơ sở, xuất phát. 2. Các nhà Đinh, Lê không chịu dời đô nên triều đại ngắn, trăm họ hao tổn. 3. Thành đại la về mọi mặt đều xứng đáng là kinh đô, của muôn đời. 4. Vậy, vua sẽ dời đô ra Đại La -> Luận điểm chính – kết luận 2. Mối quan hệ giữa luận điểm với vấn đề cần giải quyết trong bài văn nghị luận: - Vấn đề đặt ra trong bài tinh thần yêu nước là gì? a. Vấn đề chính trong bài tinh thần yêu nước ...: Chính là vấn đề tinh thần yêu nước của người dân VN trong lịch sử dựng nước và giữ nước. b. Luận điểm cần phải phù hợp vơí yêu cầu giải quyết vấn đề luận điểm cần phải đủ để làm sáng tỏ vấn đề 3. Mối quan hệ giữa các luận điểm trong bài văn nghị luận: - GV treo bảng phụ - HS đọc và lựa chọn 1 trong 2 hệ thống luận điểm trình bày trong bảng SGK trang 74 - Hệ thống mạch lạc. - Có luận điểm chính, luận điểm phụ - Các luận điểm có sự liên kết và phát triển hợp lý chặt chẽ - Từ kết luận trên rút ra mối quan hệ giữa các luận điểm với nhau trong bài văn nghị luận? Ghi nhớ: SGK trang 75 (HS đọc và học thuộc) Hoạt động 3: II.Luyện tập - HD HS thảo luận nhóm 1. Bài tập 1: HS đọc đoạn trích và giải thích sự lựa chọn. 2. Bài tập 2: a. Lựa chọn luận điểm đúng đủ: 1,2,3,4,6,7. (Luận điểm 5 không phù hợp) b. Sắp xếp các luận điểm thành hệ thống mạch lạc: 3,4,6,2,4,7 Hoạt động 4: Củng cố, HDVN 4. Củng cố GV hệ thống, khái quát những nội dung cơ bản về luận điểm trong văn nghị luận. 5. HDVN - Học thuộc ghi nhớ trang 75 - Bài tập về nhà: 3 trang 76 (sách BT VN 2) - Soạn bài : Viết đoạn văn trình bày luận điểm Ngày soạn: 19/02/2011 Ngày dạy: 8A: 8B : Tiết 100: Viết đoạn văn trình bày luận điểm ơ A.Mục tiêu cần đạt * Giúp học sinh: 1.Về kiến thức - Nhận biết, phân tích được cấu trúc của đoạn văn nghị luận. - Biết cách viết đoạn văn trình bày luạn điẻm theo hai phương pháp diễn dịch và quy nạp. 2.Về kỹ năng - Viết đoạn văn diễn dịch và quy nạp. - Lựa chọn ngôn ngữ diễn đạt trong đoạn văn nghị luận. - Viết một đoạn văn nghị luận trình bày luận điểm có đọ dài 90 chữ về một vấn đề chính trị hoặc xã hội B.Chuẩn bị . + GV: Nội dung bài học. Bảng phụ. + HS: Đọc và trả lời câu hỏi. C.Tổ chức hoạt động dạy học Hoạt động 1: Khởi động 1.Tổ chức: Sĩ số: 8A: 8B: 2.Kiểm tra: Kết hợp trong giờ 3.Bài mới: * Giới thiệu bài mới: Dựa vào yêu cầu của bài Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Ngữ liệu và phân tích ngữ liệu I. Bài học 1. Trình bày luận điểm thành một đoạn văn nghị luận Ngữ liệu 1 - Đọc các đoạn trích sgk trang 79 và trả lời câu hỏi: - Hãy chỉ ra các câu văn nêu luận điểm ở 2 ngữ liệu trên? - Đoạn văn a: Câu chủ đề nêu luận điểm: “ Thành Đại La thật là chốn hội tụ của 4 phương đát nước, cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời”. - Đoạn văn b: Câu chủ đề nêu luận điểm: “ Đồng bào ta ngày nay cũng ( nồng nàn yêu nước) rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước” - Các câu chủ đề của 2 đoạn văn được đặt ở đâu? - Vị trí: + Đoạn văn a: Cuối đoạn + Đoạn văn b: Đầu đoạn - Hãy chỉ ra cách diễn đạt trong đoạn văn a,b? - Phương pháp: + Đoạn văn a: Phương pháp quy nạp + Đoạn văn b: Phương pháp diễn dịch Ngữ liệu 2 - Đọc đoạn văn 2 Sgk trang 80 - Câu chủ đề đoạn văn đặt ở cuối đoạn văn. Lập luận là gì? Tìm LĐ và cách lập luận trong đoạn văn trên? - Nội dung luận điểm diễn đạt ngắn gọn lại: Bản chất giai cấp chó điểu của vợ chồng Nghị Quế hiện rõ qua việc chúng mua chó. - Đây là đoạn văn dùng phương pháp quy nạp. - Nếu thay đổi trật tự sắp xếp khác nhau có ảnh hưởng đến đoạn văn không? - Những cum từ: Chuyện chó, giọng chó được xếp cạnh nhau nhằm mục đích gì? + Cách lập luận tương phản + Sắp xếp các luận cứ chặt chẽ, không đảo được + Những cụm từ đặt bên nhau làm cho đoạn văn vừa làm nổi bật luận điểm, vào vấn đề vừa làm cho bản chất thú vật cái nhìn khách quan, khinh bỉ của người phê bình - Gọi 2 HS đọc Ghi nhớ SGK trang 81 (HS đọc và học thuộc) Hoạt động 3 II. Luyện tập: 1. Bài tập 1: - Đọc 2 câu văn và diễn đạt thành LĐ ngắn, gọn, rõ? a. cần tránh lối viết dài dòng khiến người đọc khó hiểu. b. Nguyên Hồng thích truyền nghề cho bạn trẻ 2. Bài tập 2: - Đọc và nhận xét luận điểm cho đoạn văn? - Câu chủ đề: Tôi thấy Tế Hanh là người tinh lắm. - Luận điểm: Tế Hanh là một nhà thơ tinh tế-> diễn dịch. - Luận cứ 2: Thơ ông đưa tamờ mờ. => Các Luận cứ sắp xếp theo trình tự tăng tiến, càng sâu, cao càng tinh tế dần -> Hứng thú cho người đọc - Viết các đ/vưn ngắn triển khai các ý của LĐ? 3. Bài tập 3: a. Học phải kết hợp với làm bài tập thì mới hiểu bài. - Luận cứ 1: Làm bài tập chính là thực hành bài học luyện tập. Nó làm cho kiến thức luyện tập được nhấn mạnh lại, sâu hơn. - Luận cứ 2: Làm bài tập giúp cho việc nhớ kiến thức dễ dàng hơn - Luận cứ 3: Làm bài tập là rèn luyện các kỹ năng của tư duy đặc biệt là tư duy phân tích, tổng hợp, so sánh, chứng minh, tính toán. - Luận cứ 4: Vì vậy, nhất thiết học phải kết hợp với làm bài tập thì sự học mới đầy đủ và vững chắc Hoạt động 4: Củng cố, HDVN 4. Củng cố GV hệ thống, khái quát những nội dung cơ bản về luận điểm trong văn nghị luận. 5. HDVN - Học thuộc ghi nhớ trang 75 - Bài tập về nhà: 3,4 trang 82 - Soạn bài : Bàn luận về phép học
Tài liệu đính kèm: