I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Về tác giả:
Nhà thơ Thanh Tịnh (1911-1988) quê ở ngoại ô thành phố Huế, tên khai sinh là Trần Văn Ninh, lên 6 tuổi được đổi là Trần Thanh Tịnh. Thanh Tịnh học tiểu học và trung học ở Huế, từ năm 1933 bắt đầu đi làm nghề hướng dẫn viên du lịch rồi vào nghề dạy học. Đây cũng là thời gian ông bắt đầu sáng tác văn chương.
Trong sự nghiệp sáng tác của mình, Thanh Tịnh đã có những đóng góp trên nhiều lĩnh vực: truyện ngắn, truyện dài, thơ, ca dao, bút kí văn học,. song có lẽ thành công hơn cả là truyện ngắn và thơ.
2. Về tác phẩm:
a) Đọc toàn bộ truyện ngắn, những kỉ niệm về buổi tựu trường đầu tiên được nhà văn diễn tả theo trình tự:
- Từ hiện tại nhớ về quá khứ: tiết trời cuối thu, hình ảnh các em nhỏ đến trường gợi cho nhân vật “tôi” nhớ lại.
- Dòng hồi tưởng của nhân vật “tôi” trở về con đường cùng mẹ tới trưởng.
- Cảm giác của nhân vật “tôi” khi nhìn thấy ngôi trường ngày khai giảng, khi nhìn các bạn, lúc nghe gọi tên mình vào lớp.
TÔI ĐI HỌC (Thanh Tịnh) I. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Về tác giả: Nhà thơ Thanh Tịnh (1911-1988) quê ở ngoại ô thành phố Huế, tên khai sinh là Trần Văn Ninh, lên 6 tuổi được đổi là Trần Thanh Tịnh. Thanh Tịnh học tiểu học và trung học ở Huế, từ năm 1933 bắt đầu đi làm nghề hướng dẫn viên du lịch rồi vào nghề dạy học. Đây cũng là thời gian ông bắt đầu sáng tác văn chương. Trong sự nghiệp sáng tác của mình, Thanh Tịnh đã có những đóng góp trên nhiều lĩnh vực: truyện ngắn, truyện dài, thơ, ca dao, bút kí văn học,... song có lẽ thành công hơn cả là truyện ngắn và thơ. 2. Về tác phẩm: a) Đọc toàn bộ truyện ngắn, những kỉ niệm về buổi tựu trường đầu tiên được nhà văn diễn tả theo trình tự: - Từ hiện tại nhớ về quá khứ: tiết trời cuối thu, hình ảnh các em nhỏ đến trường gợi cho nhân vật “tôi” nhớ lại. - Dòng hồi tưởng của nhân vật “tôi” trở về con đường cùng mẹ tới trưởng. - Cảm giác của nhân vật “tôi” khi nhìn thấy ngôi trường ngày khai giảng, khi nhìn các bạn, lúc nghe gọi tên mình vào lớp. - Tâm trạng hồi hộp của nhân vật “tôi” lúc ngồi vào chỗ của mình trong giờ học đầu tiên. b) Những hình ảnh, chi tiết chứng tỏ tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” khi cùng mẹ đi trên đường tới trường, khi nghe gọi tên và phải rời bàn tay mẹ cùng các bạn đi vào lớp, khi ngồi trong lớp đón giờ học đầu tiên: - Con đường, cảnh vật trên đường vốn rất quen nhưng lần này tự nhiên thấy lạ, nhân vật “tôi” cảm thấy có sự thay đổi lớn trong lòng mình. - Nhân vật “tôi” cảm thấy trang trọng và đứng đắn trong chiếc áo vải dù đen dài, cùng mấy quyển vở mới trên tay. - Cẩn thận, nâng niu mấy quyển vở, lúng túng muốn thử sức nên xin mẹ được cầm cả bút, thước như các bạn khác. - Ngạc nhiên thấy sân trường hôm nay dày đặc cả người, ai cũng ăn mặc sạch sẽ, gương mặt tươi vui và sáng sủa. - Ngôi trường vừa xinh xắn vừa oai nghiêm khác thường. Nhân vật “tôi” cảm thấy mình bé nhỏ, do đó lo sợ vẩn vơ. - Giật mình và lúng túng khi nghe gọi đến tên mình. - Càng cảm thấy sợ khi sắp phải rời bàn tay dịu dàng của mẹ. - Nghe những tiếng khóc của bạn, cảm thấy bước vào thế giới khác, xa lạ. - Vừa ngỡ ngàng, vừa tự tin khi bước vào giờ học đầu tiên. c) Cảm nhận về thái độ, cử chỉ của những người lớn đối với các em bé lần đầu đi học: - Ông đốc là một người lãnh đạo nhà trường rất hiền từ, nhân ái. - Thầy giáo trẻ niềm nở, tươi cười đón nhận học sinh lớp mới. - Các bậc phụ huynh đều chuẩn bị chu đáo cho con em mình trong buổi tựu trường đầu tiên, đều trân trọng dự buổi khai giảng và hồi hộp cùng các em. Thái độ, cử chỉ của những người lớn đối với các em bé trong lần đầu đi học tỏ ra rất có trách nhiệm, tạo ra ấn tượng tốt đẹp trong các em ngay từ bổi đầu tiên đến trường. d) Đặc sắc về nghệ thuật thể hiện trong truyện ngắn: - Truyện được cấu tạo theo dòng hồi tưởng, mạch truyện phát triển theo trình tự thời gian và cảm nghĩ chân thành của nhân vật “tôi”. - Trong truyện, có sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa các phương thức kể và tả. Điều đó giúp cho cảm xúc, tâm trạng của nhân vật được thể hiện một cách tự nhiên, hợp lí. Sức cuốn hút của tác phẩm được tạo nên từ: - Tình huống truyện. - Ý nghĩ ngây thơ của nhân vật “tôi”. - Hình ảnh thiên nhiên, ngôi trường và những nhân vật khác qua lời kể của nhân vật “tôi”.
Tài liệu đính kèm: