Giáo án Ngữ văn lớp 8 - Trả bài kiểm tra văn

A.Mục tiêu cần đạt

 * Giúp học sinh:

- Củng cố lại một lần nữa về các kiểu câu trong các văn bản đã học, tiếp tục củng cố kiến thức về các kiểu câu, các kiểu hành động nói và lựa chọn trật tự từ trong câu

- Tích hợp với Tiếng Việt - Tập Làm Văn

- Rèn kĩ năng tự nhận xét và chữa bài làm của bản thân

B.Chuẩn bị .

+ GV: Nội dung bài học

 Bài kiểm tra đã chấm.

+ HS: Đọc và trả lời câu hỏi

 

doc 10 trang Người đăng trung218 Lượt xem 2807Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 8 - Trả bài kiểm tra văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 34 - bài 32
Ngày soạn: 14/ 4 /2011
Ngày dạy: 8A: 8B : 
Tiết 129 : Trả bài kiểm tra văn
A.Mục tiêu cần đạt
 * Giúp học sinh:
- Củng cố lại một lần nữa về các kiểu câu trong các văn bản đã học, tiếp tục củng cố kiến thức về các kiểu câu, các kiểu hành động nói và lựa chọn trật tự từ trong câu
- Tích hợp với Tiếng Việt - Tập Làm Văn
- Rèn kĩ năng tự nhận xét và chữa bài làm của bản thân
B.Chuẩn bị . 
+ GV: Nội dung bài học
 Bài kiểm tra đã chấm.
+ HS: Đọc và trả lời câu hỏi
C.Tổ chức hoạt động dạy học 
Hoạt động 1: Khởi động
	1.Tổ chức:
 Sĩ số: 8A:
 8B: 
2.Kiểm tra: Việc chuẩn bị ở nhà của HS 
3.Bài mới: 
 * Giới thiệu bài mới: Dựa vào yêu cầu của bài.
Hoạt động 2: 	
- GV cho HS nhắc lại đề bài và gọi HS chữa.
I- Đề bài
I. Phần trắc nghiệm (2đ)
Câu 1.( 0.5 đ) Văn bản Tức cảnh Pác Bó của Hồ Chí Minh được sáng tác vào thời gian nào?
A. Năm 1941 
C. Năm 1943 
B. Năm 1942 
D. Năm 1944 
 Câu 2.( 0.5 đ) Chiếu dời đô đô, Hịch tướng sĩ, Nước Đại Việt ta, Bàn luận về phép học được viết theo thể loại nào?
A. Văn bản biểu cảm 
C. Văn bản tự sự 
B. Văn bản Nghị luận 
D. Văn bản miêu tả
Câu3.( 0.5 đ) Tế Hanh đã so sánh “ cánh buồm” với hình ảnh nào trong văn bản?
A. Con tuấn mã 
C. Dân làng 
B. Mảnh hồn làng 
D. Quê hương 
Câu 4.( 0.5 đ) Hình ảnh nào không xuất hiện trong văn bản “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn?
A. Cú diều 
C. Trâu ngựa 
B. Dê chó 
D. Hổ đói 
Câu 5 (1 điểm): Nối cột A với cột B sao cho phù hợp
Cột A
Cột B
1. Hịch
a. Là loại văn thư của bề tôi thần dân gửi lên vua chúa để trình bày sự việc ý kiến
2. Cáo
b. Là thể văn nghị luận cổ được vua chúa thủ lĩnh dùng, để trình bày chủ trương, công bố kết quả
3. chiếu
c. Là thể văn nghị luận được vua, tướng lĩnh dùng để kêu gọi đấu tranh
4. Tấu
d. Là thể văn do vua dùng để ban bố mệnh lệnh
 Nối: 1 -  2 -  3 - 4 -  
II. Phần tự luận (7đ)	
 Câu1(1,5đ): Câu 1: Câu thơ tả con hổ đẹp, lãng mạn nhất trong bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ, theo em là câu thơ nào? Giải thích ngắn gọn sự lựa chọn của em bằng 2 - 3 câu văn?
 Câu2(2đ): Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi được thể hiện như thế nào qua đoạn trích Nước Đại Việt ta (Bình Ngô Đại Cáo)?
Câu 3(3,5đ): Phân tích tình yêu thiên nhiên tha thiết của Hồ Chí Minh qua bài thơ Vọng Nguyệt (Ngắm Trăng)? 
* Đáp án và thang điểm
I. Phần trắc nghiệm (2đ) Mỗi câu đúng được 0.5 điểm, câu 5 được 1 điểm
Câu
1
2
3
4
Đáp án
A
B
B
D
 Câu 5: Nối: 1 - c 2 - b 3 - d 4 - a
II. Phần tự luận (7đ)
 Câu 1: (1,5đ): học sinh chọn 1 trong 4 hình ảnh đẹp.
 Câu 2: (2đ): Tư tưởng nhân nghĩa:
- Yên dân và điếu phạt.
- Lo cho dân được thái bình, tư tưởng nhân nghĩa phù hợp với lòng dân.
- Kẻ bạo ngược là quân xâm lược ( giặc Minh) ->Điếu phạt.
Câu 3: (3.5đ): Phân tích bài thơ làm nổi bật giá trị nội dung và nghệ thuật -> Hình ảnh trăng với cảm xúc độc đáo, sâu sắc.
- GV nhận xét về bài làm của HS về ưu điểm, nhược điểm
II- Nhận xét chung về tình hình làm bài của lớp
1- Ưu điểm.
- HS có ý thức học bài
- Đa số HS hiểu được yeu cầu đề bài ra.
- Nội dung bài tự luận trình bày khá sâu sắc.
- Trình bày sạch, đẹp. 
- Điểm khá tương đối nhiều.
2- Nhược điểm:
- Một số bài làm chưa đạt yêu cầu, nội dung còn sơ sài, chưa nêu ra được yêu cầu của đề bài.
- Bài viết còn trình bày ẩu, chữ xấu, sai nhiều lỗi chính tả ( đặc biệt là HS nam).
- Hầu hết phần tự luận chưa được đầu tư đúng mức.
3. Trả bài, chữa lỗi :
- Lỗi chính tả :
+ Nhân ngĩa -> nhân nghĩa.
+ Nền văn hóa giêng -> Nền văn hóa riêng
- Lỗi viết hoa tự do:
+ Hồ chí minh -> Hồ Chí Minh .
+ Thái Bình -> Thái Bình
 - Lỗi viết tắt:
+ Con ng -> con người
+ XH -> xã hội
III. Trả bài
Hoạt động 4: Củng cố, HDVN
4.Củng cố
- Nhắc lại ưu điểm - nhược điểm
- Học sinh nhớ để rút ra kinh nghiệm cho bài sau
5. HDVN
- Ôn kĩ lí thuyết đã học
- Chuẩn bị bài sau: Kiểm tra Tiếng Việt
Ngày soạn: 15/ 4 /2011
Ngày dạy: 8A: 8B : 
Tiết 130: Kiểm tra Tiếng Việt
A. Mục tiêu cần đạt: 
- Giúp học sinh ôn lại những kiến thức về các kiểu câu, về hành động về hội thoại
- Tích hợp với các kiểu văn bản đã học .
- Rèn kỹ năng xác định các kiểu câu, kĩ năng xác định lượt thoại
 B.Chuẩn bị . 
+ GV: Nội dung bài học
 Bài kiểm tra đã chấm.
+ HS: Đọc và trả lời câu hỏi
C.Tổ chức hoạt động dạy học 
Hoạt động 1: Khởi động
	1.Tổ chức:
 Sĩ số: 8A:
 8B: 
2.Kiểm tra: Việc chuẩn bị ở nhà của HS 
3.Bài mới: 
 * Giới thiệu bài mới: Dựa vào yêu cầu của bài.
Hoạt động 2: Đề bài:
I. Phần trắc nghiệm (3đ)
 Câu 1( 0.5 Hành động nói là hành động được thực hiện bằng mục đích nhất định, đúng hay sai?
A. Đúng 
B. Sai 
 Câu 2( 0.5 đ) Ngoài chức năng chính là dùng để hỏi câu nghi vấn còn dùng để làm gì?
A. Cầu khiến 
C. Để khẳng định và phủ định 
B. Cảm thán 
D. Cả A,B,C đều đúng.
 Câu3( 0.5 đ) Câu “Cựa gà trống không thể đâm thủng áo giáp của giặc” thuộc kiểu câu gì?
A. Câu nghi vấn 
C. Câu trần thuật 
B. Câu cảm thán 
D. Câu cầu khiến 
 Câu 4( 0.5 đ) Câu nào sau đây là câu cảm thán?
A. Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi! 
C. Đi đường nào? 
B. Anh hãy đi đi 
D. Mời vào! 
 Câu 5( 0.5 đ): Phương tiện để thực hiện hành động nói là gì?
A. Nét mặt 
C. Cử chỉ 
B. Điệu bộ 
D. Ngôn ngữ 
 Câu 6( 0.5 đ): Tác giả đã đưa thành phần nào của câu lên trước?
A. Bổ ngữ 
C. Vị ngữ 
B. Định ngữ 
D. Chủ ngữ 
II. Phần tự luận (7đ)	
 Câu1(2.5đ): 
- Hãy cho biết dấu hiệu nhận biết và chức năng chínhcủa câu nghi vấn là gì?
- Cho câu ca dao sau và cho biết dựa vào căn cứ nào để xác định câu trên là câu nghi vấn?
Em được thì cho anh xin
Hay là em để làm tin trong nhà?
 Câu2(2đ): Cho câu văn sau: “ Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: Bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống”
- Hãy cho biết: Có bao nhiêu cách sắp xếp trât tự từ ( phần in đậm) trong câu trên? Cho biết cách sắp xếp nào đạt hiệu quả cao nhất? Vì sao?
Câu 3(2.5đ): Viết một đoạn văn ngắn trong vòng khoảng 10 – 15 dòng với đề tài tự chọn, trong đó có sử dụng ít nhất 3 kiểu câu đã học và chỉ rõ bằng các câu cụ thể và nêu tác dung của nó trong câu ? 
Hoạt động 3: HS làm bài
Đáp án và thang điểm
I. Phần trắc nghiệm (3đ) Mỗi câu đúng được 0.5 điểm
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
A
D
C
A
D
C
II. Phần tự luận (7đ)
 Câu 1: (2,5đ): 
- Dấu hiệu nhận biết và chức năng chính của câu nghi vấn:
+ Dấu hiệu: Có những từ nghi vấn ( ai, gì , nào, tại sao, đâu) hoặc có từ hay.
+ Chức năng chính: Dùng để hỏi.
- Dấu hiệu nhận biết câu ca dao:
+ Có từ nghi vấn “ Hay”.
+ Được kết thúc bằng dấu hỏi chấm (?)
 Câu 2: (2đ): 
- Gợi ý:
+ HS đưa ra được những cách sắp xếp trật tự từ trong câu.
+ Chỉ ra được cách nào đạt hiệu quả cao nhất và giảI thích.
- Lo cho dân được thái bình, tư tưởng nhân nghĩa phù hợp với lòng dân.
- Kẻ bạo ngược là quân xâm lược ( giặc Minh) -> Điếu phạt.
Câu 3: (3.5đ): Phân tích bài thơ làm nổi bật giá trị nội dung và nghệ thuật -> Hình ảnh trăng với cảm xúc độc đáo, sâu sắc.
Hoạt động 4: Củng cố, HDVN
4. Củng cố
- Thu bài
- Nhận xét giờ kiểm tra
5. HDVN
- Ôn tập kỹ nắm vững các kiến thức về Tiếng việt đã học
Ngày soạn: 15/ 4 /2011
Ngày dạy: 8A: 8B : 
Tiết 131 : Trả bài tập làm văn số 7 - văn nghị luận
A.Mục tiêu cần đạt
 * Giúp học sinh:
- Ôn luyện phép lập luận chứng minh và giải thích
- Rèn các kỹ năng dùng từ, đặt câu, dựng đoạn, viết bài đã học đặc biệt biết đưa các yếu tố biểu cảm, tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận nhằm giải quyết một vấn đề XH hoặc văn học.
B.Chuẩn bị . 
+ GV: Bài viết đã chấm
+ HS: Đồ dùng học tập
C.Tổ chức hoạt động dạy học 
Hoạt động 1: Khởi động
	1.Tổ chức:
 Sĩ số: 8A:
 8B: 
2.Kiểm tra: Việc chuẩn bị ở nhà của HS 
3.Bài mới: 
 * Giới thiệu bài mới: Dựa vào yêu cầu của bài.
Hoạt động 2:
I. Đề bài :
- GV nhắc lại đề bài
 Hãy viết một bài văng nghị luận để nêu rõ tác hại của các tện nạn xã hội trong đời sống con người mà chúng ta cần nhanh chóng xóa bỏ
II. Yêu cầu :
- Nhắc lại yêu cầu cảu bài viết
- Xác định rõ yêu cầu của đề trước khi viết
- Lập dàn ý : Tìm đủ các luận điểm hệ thống luận cứ
- Chú ý đưa các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm vài văn
- Trình bày mạch lạc, rõ ràng, lưu loát diễn đạt có hình ảnh, sinh động
- Chú ý phân tách đoạn, cách dùng từ, viết câu
1. Dàn bài
- Mở bài: Nêu các tác hại của các tện nạn xã hội
- Thân bài:
+ Nêu nhận thức của bản thân về các tệ nạn xã hội trong đời sống xã hội.
+ Kể tên một số tệ nạn xã hội mà em biết:
Cờ bạc
Ma túy
Mại dâm
Tàng trữ và lưu hành văn hóa phẩm không lành mạnh
+ Tác hại của các tệ nạn xã hội với đời sống con người:
Về nhân cách đạo đức
Về kinh tế
Về sức khỏe
+ Hướng khắc phục các tệ nạn xã hội
- Kết bài: 
+ Những biện pháp xóa bỏ các tệ nạ xã hôi
+ Liên hệ bản thân
2. Thang điểm
- Mở bài : 1 đ
- Kết bài : 1 đ
- Thân bài : 7đ
- Trình bày : 1 đ
- Cụ thể:
+ Điểm 9,10 : Bài viết tốt, mạch lạc mắc 1,2 lỗi nhỏ
+ Điểm 7,8 : Đủ luận điểm, luận cứ việc đưa yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm chưua tốt.
+ Điểm 5,6 : Bài thiếu 1 số ý, đạt trung bình mắc nhiều lỗi
+ Điểm 4 : Sơ sài, nông cạn
Mắc quá nhiều lỗi
Hành văn lủng củng
Hoạt động 3
- GV nhận xét về bài làm của HS về ưu điểm, nhược điểm
II- Nhận xét chung về tình hình làm bài của lớp
1- Ưu điểm.
- HS có ý thức học bài
- Đa số HS hiểu được yêu cầu đề bài ra.
- Nội dung bài tự luận trình bày khá sâu sắc.
- Trình bày sạch, đẹp. 
- Điểm khá tương đối nhiều.
2- Nhược điểm:
- Một số bài làm chưa đạt yêu cầu, nội dung còn sơ sài, chưa nêu ra được yêu cầu của đề bài.
- Bài viết còn trình bày ẩu, chữ xấu, sai nhiều lỗi chính tả ( đặc biệt là HS nam).
- Hầu hết phần tự luận chưa được đầu tư đúng mức.
3. Trả bài, chữa lỗi :
- Lỗi chính tả :
+ Ngị luận -> Nghị luận
+ Tàng chữ -> Tàng trữ 
- Lỗi viết hoa tự do:
+ Xã Hội -> xã hội.
+ Mỗi Người -> mỗi người 
 - Lỗi viết tắt:
+ Con ng -> con người
+ XH -> xã hội
+ 1,2 -> một , hai
- Trả bài, Gọi điểm
Hoạt động 4 : Củng cố, HDVN
4. Củng cố :
- GV nhận xét giờ
5. HDVN
- Tự sửa chữa các lỗi mình con mắc phải
- Chuẩn bị bài: “ Tổng kết phần văn”
.
Ngày soạn: 16/ 4 /2011
Ngày dạy: 8A: 8B : 
Tiết 132 : tổng kết phần văn (Tiếp)
A.Mục tiêu cần đạt
 * Giúp học sinh:
1. Về kiến thức :
- Hệ thống các văn bản nghị luận đã học, nội dung cơ bản, đặc trưng thể loại; giá trị tư tưởng và nghệ thuật của từng loại văn bản.
- Một số khái niệmthể loại liên quan đến đọc hiểu văn bản như chiếu, cáo, hịch.
- Sơ giản lí luận văn học về thể loại nghị luận trung đại và hiện đại.
2. Về kỹ năng :
- Khái quát, hệ thống hóa, so sánh đối chiếu các tư liệu để nhận xét về các tác phẩm nghị luận hiện đại và nghị luận trung đại..
- Cảm thụ, phân tích những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu của một số tác phẩm thơ hiện đại đã học.
- Học tập cách trình bày, lập luận có lí, có tình.
B.Chuẩn bị . 
+ GV: Nội dung bài học
 Bảng phụ, phiếu học tập.
+ HS: Đọc và trả lời câu hỏi
C.Tổ chức hoạt động dạy học 
Hoạt động 1: Khởi động
	1.Tổ chức:
 Sĩ số: 8A:
 8B: 
2.Kiểm tra: Việc chuẩn bị ở nhà của HS 
3.Bài mới: 
 * Giới thiệu bài mới: Dựa vào yêu cầu của bài.
Hoạt động 2: Ôn tập các văn bản 
I. Nội dung ôn tập( tiếp)
Câu 3. 
a. Lập bảng hệ thống các văn bản nghị luận:
TT
Văn bản
Tỏc giả
Thể loại, ngụn ngữ
Nội dung, tư tưởng
Nghệ thuật
1
Chiếu dời đụ (Thiờn đụ chiếu) 
Lớ Cụng Uẩn
(974 -1028)
Chiếu
(Chữ Hỏn)
Phản ỏnh khỏt vọng của nhõn dõn về một đất nước độc lập, thống nhất đồng thời phản ỏnh ý chớ tự cường của dõn tộc Đại Việt đang trờn đà lớn mạnh.
Kết cấu chặt chẽ, lập luận giàu sức thuyết phục, hài hoà tỡnh lớ.
2
Hịch tướng 
Trần Quốc Tuấn
(1231 -1300)
Hịch
(Chữ Hỏn)
Tinh thần yờu nước nồng nàn của dõn tộc ta trong cuộc khỏng chiến chống quõn Mụng - Nguyờn thể hiện qua lũng căm thự giặc, ý chớ quyết chiến quyết thắng. Trờn cơ sở đú, tac giả phờ phỏn những khuyết điểm của cỏc tỡ tướng và khuyờn bảo họ.
Áng văn chớnh lụõn xuất sắc, lập luận chặt chẽ, lớ luận hựng hồn, đanh thộp, nhiệt huyết chứa chan, tỡnh cảm thống thiết, rung động lũng người, đỏnh vào lũng người.
3
Nước Đại Việt ta (Trớch Bỡnh Ngụ đại cỏo) 
Nguyễn Trói
(1380 -1442)
Cỏo
(Chữ Hỏn)
í thức dõn tộc và chủ quyền đó phỏt triển tới trỡnh độ cao, ý nghĩa như một bản tuyờn ngụn độc lập: nước ta cú nền văn hiến lõu đời, cú lónh thổ, phong tục tập quỏn, chủ quyền , lịch sử truyền thống riờng. Kẻ xõm lược phản nhõn nghĩa nhất định thất bại.
Lập luận chặt chẽ, chứng cớ hựng hồn, xỏc thực, ý thức rừ ràng và hàm sỳc, kết tinh cao độ tinh thần và ý thức dõn tộc à Xứng đỏng là Thiờn cổ hựng văn.
4
Bàn luận về phộp học (Luận phỏp học) 
La Sơn Phu Tử
Nguyễn Thiếp
(1723 -1804)
Tấu
(Chữ Hỏn)
Quan niệm tiến bộ của tỏc giả về mục đớch và tỏc dụng của việc học tập: học để rừ đạo, cú tri thức gúp pphần làm hưng thịnh đất nước. Muốn học tốt phải cú phương phỏp học.
Lập luận chặt chẽ, luận cứ rừ ràng: phờ phỏn những biểu hiện sai trỏi trong việc học, khẳng định phương phỏp và quan điểm học tập đỳng đắn.
5
Thuế mỏu (Trớch Bản ỏn chế độ thực dõn Phỏp) 
Nguyễn Ái Quốc
(1890 -1969)
Nghị luận
(Chữ Phỏp)
Bộ mặt giả nhõn, giả nghĩa, thủ đoạn tàn bạo của chớnh quyền thực dõn Phỏp trong việc sử dụng người dõn thuộc địa nghốo khổ làm bia đỡ đạn trong xcỏc cuộc chiến tranh phi nghĩa, tàn khốc.
Tư liệu phong phỳ, xỏc thực, tớnh chiến đấu rất cao; nghệ thuật trào phỳng sắc sảo và hiện đại (mõu thuẫn trào phỳng; ngụn ngữ, giọng điệu giễu cợt)
6
Đi bộ ngao du (Trớch ấmin hay về giỏo dục) 
J.J. Ruxụ
(1712 -1778)
Nghị luận 
(Chữ Phỏp)
Đi bộ ngao du ớch lợi nhiều mặt. Tỏc giả là một con người giản dị, rất quý trọng tự do và rất yờu thiờn nhiờn.
Lớ lẽ và dẫn chứng rỳt ra từ kinh nghiệm và cuộc sống của nhõn vật, từ thực tiễn sinh động; thay đổi cỏc đại từ nhõn xưng
b. Văn nghị luận là gì? 
- Văn nghị luận: Dùng những luận điểm, lí lẽ và dẫn chứng để thuyết phucj mọi người về vấn đề nào đó mọi người cùng quan tâm.
 Các văn bản nghị luận hiện đại đã học ở lớp 7:
- Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
- Đức tính giản dị của Bác Hồ.
- Sự giàu đẹp của Tiếng việt.
- ý nghĩa văn chương.
 Lập bảng so sánh giữa Nghị luận hiện đại và Nghị luận Trung đại.
Nghị luận trung đại
Nghị luận hiện đại
- Văn sử triết bất phân.
- Khuôn vào những thể loại riêng: chiếu, hịch, cáo, tấu với kết cấu, bố cục riêng.
- In đậm TG quan của con người trung đại, tư tưởng mệnh trời ( Chiếu dời đô), đạo thần – chủ ( Hịch tướng sĩ), tâm lý sùng cổ.
- Dùng nhiều điển tích, điển cố, hình ảnh ước lệ, câu văn biền ngẫu nhịp nhàng.
- Không có những đặc điểm trên.
- Sử dụng trong những thể loại văn xuôi hiện đại: Tiểu thuyết luận đề, phóng sự - chính luận
- Cách viết giản dị, câu văn gần với lời nói thường gần với đời sống thực.
- GV yêu cầu hs làm sáng tỏ lí, tình, chứng cứ để tạo sức thuyết phục trong từng văn bản.
(Thảo luận nhóm theo các nội dung trên)
- Các nhóm trình bày, kết quả thảo luận.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, bổ sung.
Câu 4. Chứng minh lí, tình và sức thuyết phục cao của văn bản trên.
a) Lý: Luận điểm, ý kiến xác thực, vững chắc lí luận chặt chẽ 
=> gốc, xương sống của bài văn nghị luận.
b) Tình: tình cảm, cảm xúc (bộc lộ qua lời văn, giọng điệu, hình ảnh)
c) Chứng cứ: 
- Dẫn chứng - sự thật hiển nhiên để khẳng định luận điểm.
=> 3 yếu tố kết hợp chặt chẽ, nhuần nhuyễn với nhau trong bài văn nghị luận tạo nên giá trị thuyết phục.
Hoạt động 3: Luyện tập
- So sánh, rút ra điểm mới về ý thức dân tộc trong Nước Đại Việt ta ( bài 24) và Sông núi nước Nam ( học ở lớp 7).
- Phân tích, chứng minh nghệ thuật lập luận giàu sức thuyết phục của một văn bản nghị luận đã học.
Hoạt động 4: Củng cố, HDVN 
4. Củng cố
- Nội dung tư tưởng chính của cụm bài nghị luận này?
5. HDVN
- Học sinh soạn bài lập bảng ôn tập ở nhà.
- Học thuộc một số đoạn văn nghị luận hay, chép lại những câu mà em thích nhất.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_van_8_tuan_34.doc