Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Bếp lửa

A/MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

 - Hiểu được bài thơ gợi nhớ những kỉ niệm về tình bà cháu đồng thời thể hiện tình cảm chân thành của người cháu đối với bà.

 - Thấy được sáng tạo của nhà thơ trong việc sử dụng hình ảnh khơi gợi liên tưởng, kết giữa miêu tả, tự sự, bình luận với biểu cảm một cách nhuần nhuyễn.

B/ TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:

1/ Kiến thức:

 - Những hiểu biết bước đầu về tác giả Bằng Việt và hoàn cảnh ra đời của bài thơ.

 - Những xúc cảm chân thành của tác giả và hình ảnh người bà giàu tình thương, giàu đức hy sinh.

 - Việc sử dụng kết hợp các yếu tố tự sự, miêu tả, bình luận trong tác phẩm trữ tình.

2/ Kĩ năng:

 - Nhận diện, phân tích được các yếu tố miêu tả, tự sự, bình luận và biểu cảm trong bài thơ.

 - Liên hệ để thấy được nổi nhớ về người bà trong hoàn cảnh tác giả ở xa Tổ quốc có mối liên hệ chặt chẽ với những tình cảm, với quê hương đất nước.

 

doc 9 trang Người đăng trung218 Lượt xem 56342Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Bếp lửa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 02/11/2013
Tiết 55-56: Văn bản	BẾP LỬA 
(Bằng Việt)
A/MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 - Hiểu được bài thơ gợi nhớ những kỉ niệm về tình bà cháu đồng thời thể hiện tình cảm chân thành của người cháu đối với bà.
 - Thấy được sáng tạo của nhà thơ trong việc sử dụng hình ảnh khơi gợi liên tưởng, kết giữa miêu tả, tự sự, bình luận với biểu cảm một cách nhuần nhuyễn.
B/ TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
1/ Kiến thức:
 - Những hiểu biết bước đầu về tác giả Bằng Việt và hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
 - Những xúc cảm chân thành của tác giả và hình ảnh người bà giàu tình thương, giàu đức hy sinh.
 - Việc sử dụng kết hợp các yếu tố tự sự, miêu tả, bình luận trong tác phẩm trữ tình.
2/ Kĩ năng:
 - Nhận diện, phân tích được các yếu tố miêu tả, tự sự, bình luận và biểu cảm trong bài thơ.
 - Liên hệ để thấy được nổi nhớ về người bà trong hoàn cảnh tác giả ở xa Tổ quốc có mối liên hệ chặt chẽ với những tình cảm, với quê hương đất nước.
C/ PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp, phân tích, bình giảng, thảo luận...
D/ CHUẨN BỊ:
 - GV: Giáo án, tài liệu chuẩn KTKN, tranh ảnh, tài liệu liên quan đến nội dung bài học.
 - HS: bài chuẩn bị, SGK
E/ HOẠT ĐỘNG DẠY HOC:
 1/ Ổn định:
 2/ Kiểm tra bài cũ: ?Đọc thuộc lòng bài thơ " Đoàn thuyền đánh cá" cảm nhận của em sau khi học xong văn bản?
 3/ Bài mới:
* Giới thiệu bài
 	Trong mỗi cuộc đời con người chúng ta, ai cũng được lớn lên và sinh ra từ dòng sữa ngọt ngào của mẹ, từ lời ru trìu mến, những câu chuyện cổ tích của bà, ai cũng có riêng cho mình những kỉ niệm của một thời ấu thơ hồn nhiên, trong sáng bên mẹ, bên bà. Những kỉ niệm ấy là những điều thiêng liêng, thân thiết nhất, nó có sức mạnh phi thường nâng đỡ con người suốt hành trình dài và rộng của cuộc đời. Bằng Việt cũng có riêng ông một kỉ niệm, đó chính là những tháng năm sống bên bà, cùng bà nhóm lên cái bếp lửa thân thương. Không chỉ thế, điều in đậm trong tâm trí của Bằng Việt còn là tình cảm sâu đậm của hai bà cháu. Chúng ta có thể cảm nhận điều đó qua bài thơ “Bếp lửa” của ông.
* Tổ chức hoạt động: 
HĐGV
HĐHS
ND
Hoạt động 1
Gọi HS đọc phần chú thích
Trình bày hay nêu nét khái quát về tác giả Bằng Việt?
GV giảng thêm: Bằng Việt thuộc thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, thơ Bằng Việt trong trẻo, mượt mà, khai thác những kỉ niệm và ước mơ của tuổi trẻ nên gần gũi với bạn đọc trẻ nhất là trong nhà trường.
Bài thơ sáng tác trong hoàn cảnh nào?
- Bài thơ “Bếp lửa” được nhà thơ sáng tác năm 1963 khi ấy tác giả là sinh viên đang du học tại Liên Xô (cũ) và mới bắt đầu đến với thơ. Bài thơ được đưa vào tập: Hương cây- Bếp lửa (1968 ) Tập thơ đầu tay của Bằng Việt và Lưu Quang Vũ.
Gọi HS đọc 2 chú thích ở SGK
GV: - Giọng đọc nhỏ nhẹ tâm tình có chỗ như kể lể. Nhấn mạnh từ mang tính biểu cảm.
-Ngắt nhịp đúng chỗ: 3/4, 4/43/5
GV đọc đoạn đầu
HS đọc tiếp-> Nhận xét cách đọc?
Thể thơ của bài thơ? Tác dụng
Theo em bài thơ là lời của nhân vật nào? nói về ai, nói về vấn điều gì?
Từ đó mạch cảm xúc của bài thơ được trình bày theo trình tự nào?
GV..
Dựa vào mạch tâm trạng của nhân vật trữ tình, em hãy nêu bố cục của bài thơ? (Có thể chia làm mấy phần? Giới hạn và nội dung của mỗi phần)
HĐ2
Khi nhớ về quê hương, người ta thường nhớ về những hình ảnh nào?
-> Khi nhớ về quê hương, người ta thường nhớ về những kỉ niệm gắn liền trong quá khứ như dòng sông, bến đò, cây đa.
Đối với Bằng Việt, sự hồi tưởng được bắt đầu từ hình ảnh nào?
Hãy tìm câu thơ miêu tả hình ảnh bếp lửa? 
Biện pháp nghệ thuận nào được tác giả sử dụng? Tác dụng
Hình ảnh “bếp lửa chờn vờn sương sớm” và hình ảnh bếp lửa ấp ui nồng đượm gợi cho em sự liên tưởng gì?
GV: Ngọn lửa chờn vờn sương sớm là ngọn lửa thật trong lòng bếp bập bùng nhen lên mỗi sớm mai hay “bếp lửa chờn vờn” là hình ảnh quen trong mỗi gia đình tự bao đời. “ấp iu” gợi đến bàn tay kiên nhẫn khéo léo và tấm lòng chi chít của người nhóm lửa lại rất chính xác với công việc nhóm bếp cụ thể.
Tại sao trong kí ức của người cháu nhớ về một hình ảnh đầu tiên lại là hình ảnh bếp lửa mà không phải là hình ảnh khác?
->Cho nên nhớ về bếp lửa là người cháu đã nhớ về bà
Vì sao nỗi nhớ thương bà lại gợi lên từ bếp lửa?
 -> Bếp lửa của bà là bếp lửa của một cuộc đời đã trải qua mưa nắng nghèo khổ vất vả.
Hình ảnh bếp lửa, rất tự nhiên đánh thức dòng cảm xúc hồi tưởng của cháu về bà, ngưòi nhóm lửa, người nhóm bếp mỗi sớm mai - một hình ảnh xuyên suốt bài thơ, lúc nào cũng chập chờn lay động: “Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”. 
Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong dòng thơ
-> “Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”.-> là cách nói ẩn dụ, gợi ra phần nào cuộc đời vất vả lo toan của bà. 
GV 
Kể từ đó hình ảnh bếp lửa cứ cháy trong những kỉ niệm của tình bà cháu. Nhớ về bếp lửa, nhớ về bà cả một thời tuổi thơ bỗng sống lại trong tiềm thức của Bằng Việt với bao kỉ niệm thân thương bên bà, bên bếp lửa. Vậy đó là những kỉ niệm nào cô và trò chúng ta cùng sang tìm hiểu phần 2.
Những kỷ niệm được gắn liền với những mốc thời gian nào trong cuộc đời tác giả? 
Kỷ niệm đầu tiên trong đời của tác giả gắn liền với bà và bếp lửa là năm nhà thơ lên 4 tuổi. Theo em kỉ niệm đó được nhắc lại qua những câu thơ nào? 
Tuổi thơ của tác giả gắn với kí ức nào đáng nhớ? 
GV : Kí ức đưa nhân vật trở về những năm “đói mòn đói mỏi” của nạn đói năm 1945: “cả dân tộc đói nghèo trong rơm rạ” (Chế Lan Viên). Thành ngữ “đói mòn đói mỏi” – cái đói kéo dài làm mỏi mệt, kiệt sức, con ngựa gầy rạc cùng với người bố đánh xe chắc cũng gầy khôGiọng thơ trĩu xuống, nao nao lòng người đọc
HS đọc 2 lời thơ cuối
Ngoài kí ức về nạn đói 1945, Bằng Việt còn nhớ về kí ức nào nữa ?
Với những lời thơ trên cho em hiểu gì về tuổi thơ của BV ?
GV : Càng lớn thì cảm nhận cuộc sống bà cháu càng khác đi. Người cháu như càng lớn dần trong suy nghĩ. Cảm nhận đó được BV nhắc đến trong thời gian tác giả 8 tuổi.
HS đọc đoạn văn
Năm lên 8 tuổi kỉ niệm nào sâu đậm đối với BV?
Tìm những câu thơ nói về tiếng chim tu hú? 
Em đã bắt gặp tiếng chim tu hú trong bài thơ nào ?
 Giữa 2 bài thơ tiếng tu hú có gì giống và khác nhau ?
Qua tiếng kêu tu hú em cảm nhận được gì về không gian ở đây ?
Từ cuộc sống hiu quạnh người cháu đã nhận được những tình cảm nào về bà?
Em nhận thấy vai trò của người bà ntn đối với người cháu?
GV:Trong nhiều gia đình VN do nhiều ảnh ngộ khác nhau mà vai trò của người bà thay thế vai trò của người mẹ hiền. Các từ ngữ: bà bảo, bà dạy, bà chăm đã diễn tả một cách sâu sắc tấm lòng đôn hậu , tình thương bao la, sự chăm chút của bà đối với cháu nhỏ.
Ngoài vai trò của người bà, người mẹ, người bố trong một gia đình thì bà còn là người “chiến sĩ” thầm lặng luôn bảo vệ hậu phương vững mạnh.
 Trong khổ thơ: Năm giặc đốt... bình yên”
 Câu thơ nào thể hiện điều đó?
GV: Với những năm tháng đau thương vất vả đó, đối với BV bà là hiện thân cụ thể nhất, sinh động nhất cho hậu phương lớn.
Qua đây cho thấy bà là con người như thế nào? 
Bếp lửa bà nhen vào mỗi sáng sớm không chỉ bằng nhiên liệu bên ngoài mà nó còn được nhen lên từ tấm lòng từ trái tim từ lòng nhiệt huyết của chính mình. Câu thơ nào thể hiện điều đó?
Em có nhận xét gì về cách dùng từ của tác giả?
Cách dùng động từ, điệp ngữ nhằm khẳng định điều gì về hành động của bà?
GV: .......
Ngọn lửa đã làm sáng lên phẩm chất gì đáng quý của bà?
Trong kí ức của tác giả luôn có hình ảnh người bà, hình ảnh bếp lửa.Vậy người cháu đã có những suy ngẫm gì về bà và lời tự bạch của mình ra sao.....
Từ lòng biết ơn bà vô hạn, BV đã suy ngẫm về cuộc đời bà ntn?
Cuộc đời lận đận ấy vẫn theo bà cho đến tận bây giờ, bà vẫn giữ thói quen dậy sớm dể nhóm bếp lửa và bếp lửa bà nhóm vẫn là bếp lửa ấp iu nồng đượm như ở khổ thơ 1. Đến khổ thơ này tác giả càng cảm nhận sâu sắc hơn qua công việc nhóm bếp của bà.
Lời thơ nào nói lên điều đó?
Em có nhận xét gì về cách dùng từ của tác giả?
Vậy bà đã nhóm lên điều gì từ bếp lửa ấy?
Tại sao tác giả viết: Ôi kì lạ và thiêng liêng bếp lửa!
GV:Câu cảm thán vừa bộc lộ tình cảm kính yêu bà đồng thời câu thơ như 1 phát hiện mới mẻ của tg’. Cái vật tưởng chừng giản dị ấy lại chứa đựng biết bao điều cao đẹp. Bếp lửa thắp sáng niềm tin, thổi bùng tình cảm, sưởi ấm hành trình cuộc đời cháu.
HS đọc 4 câu thơ cuối.
Em cảm nhận gì về cuộc sống BV hiện nay?
Vì sao với cuộc sống như vậy mà người cháu lại nhớ về bà và bếp lửa?
Vì vậy người cháu đã tự nhắc nhở lòng mình điều gì qua lời thơ: Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở, Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?
GV: ......
* Hoạt động 3
?Nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ ?
?Em cảm nhận được gì về tình cảm bà cháu qua bài thơ ?
- HS đọc
- Bằng Việt ( 1941) - Hà Tây.
- Thuộc lớp nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ.
- Sáng tác năm 1963, khi tác giả đang là sinh viên năm thứ 2 học tại Liên xô.
 - Bài thơ trích trong tập “ Hương cây – Bếp lửa”, in chung với Lưu Quang Vũ (1968 ).
- Đinh ninh
- Chiến khu
- Thể tự do; - Dễ thể hiện cảm xúc của mình
- Bài thơ là lời của người cháu ở nơi xa nói về bà những kỉ niệm với bà, nói lòng kính yêu suy ngẫm về bà qua hình ảnh bếp lửa
3 phần
+ Ba dòng đầu khổ thơ đầu: Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cho dòng hồi tưởng cảm xúc về bà.
+ Bốn khổ thơ tiếp theo: Hồi tưởng những kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà và hình ảnh bà gắn liền với hình ảnh bếp lửa.
+ còn lại: Suy ngẫm về bà và lời tự cảm của người cháu.
 Đối với Bằng Việt, sự hồi tưởng được bắt đầu từ hình ảnh thân thương, ấm áp về bếp lửa:
Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
 . nồng đượm
=> Điệp ngữ ( một bếp lửa được nhắc lại hai lần diễn tả kỷ niệm không bao giờ phai mờ); Sử dụng từ láy chờn vờn, ấp iu
HS...
=> H×nh ¶nh bÕp löa kh¬i nguån c¶m xóc cña ch¸u vÒ bµ.
-> Năm lên 4 tuổi, năm lên 8 và năm giặc đốt làng
Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi
 Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy
 Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu
 Nghỉ lại đến giờ sống mũi còn cay
HS...
- Kí ức về mùi khói
->Tuổi thơ gian nan, vất vả
- Tiếng Tu hú kêu
- Lời kể, lời dạy , lời bảo của bà
-> Tiếng chim tu hú...Tu hú kêucánh đồng xasao mà tha thiết thế..tu hú ơi..ở cùng bà....Kêu tri hoài trên những cánh đồng xa.
HS
- Không gian vắng vẻ, hiu quạnh
- Bµ kÓ chuyÖn, bà dạy và chăm cháu
\\\\\\\\\\\\\\
Vai trò của người bà, bố, mẹ
Mày có viết thư chớ kể này kể nọ
Cứ bảo nhà vẫn được bình yên
-> Bà tần tảo, giàu tình thươngjjjjjjjjjjh-
Rồi sớm rồi chiều...
Một ngọn lửa...
Một ngọn lửa...
- Khẳng định ý chí, bản lĩnh sống của bà nói riêng và người phụ nữ VN nói chung giữa thời chiến.
HS...
Nhóm bếp lửa...
Nhóm niềm yêu thương..
Nhóm...niềm chung vui
Nhóm dậy cả....
- NT điệp từ, ẩn dụ: bà nhóm dậy cả một cuộc đời mới, ấm no, hạnh phúc và niềm tin, những kỉ niệm ngọt ngào tuổi thơ
.HS
Có: khói trăm tàu, niềm vui trăm ngã, lửa trăm nhà
- Cuộc sống tốt đẹp, đầy đủ, hiện đại.
Vì trong tiềm thức người cháu luôn có ánh sáng và hơi ấm của bà
- Không quên một thời lận đận, sự tận tụy hi sinh vì con cháu
Kết hợp nhuần nhuyễn giữa các phương thức biểu đạt.
Hình ảnh bếp lửa đầy sáng tạo.
Ghi nhớ
I.Đọc - tìm hiểu chung
1.Tác giả và tác phẩm
- Bằng Việt ( 1941) - Hà Tây.
- Nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
b. Tác phẩm:
- Sáng tác năm 1963, khi tác giả đang là sinh viên năm thứ 2 học tại Liên xô.
 - Bài thơ trích trong tập “ Hương cây – Bếp lửa”, in chung với Lưu Quang Vũ (1968 ).
2. Chú thích
3.Đọc văn bản
4. Bố cục
II. Đọc hiểu văn bản
1. Beáp löûa khôi nguoàn caûm xuùc
§iÖp 
ng÷, 
tõ gîi 
t¶.
 chờn vờn
- Bếp lửa 
 ấp iu
=> H×nh ¶nh quen thuéc, t×nh 
th­¬ng yªu chi chót cña bµ
-> “Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”.-> là cách nói ẩn dụ, gợi ra phần nào cuộc đời vất vả lo toan của bà. 
=> H×nh ¶nh bÕp löa kh¬i nguån c¶m xóc cña ch¸u vÒ bµ.
2. Nhöõng hoài töôûng veà baø vaø tình baø chaùu
* Năm 4 tuổi:
- Đói mòn đói mỏi
->Tuổi thơ gian nan, vất vả
* Năm 8 tuổi:
- Tiếng tu hú kêu
-> Không gian vắng vẻ, hiu quạnh, buồn bã
- Bµ kÓ chuyÖn, bà dạy, bảo và chăm cháu
-> Bà tần tảo, giàu tình thương, giàu nghị lực
Rồi sớm rồi chiều...
Một ngọn lửa...
Một ngọn lửa...
Điệp ngữ: một ngọn lửa
Động từ: nhen, ủ sẵn, chứa
- Sức sống, ý chí, niềm tin cho thế hệ sau.
3. Suy ngẫm về bà và tự cảm của người cháu
Nhóm bếp lửa...
Nhóm niềm yêu thương..
Nhóm...niềm chung vui
Nhóm dậy cả....
- NT điệp từ, ẩn dụ: bà nhóm dậy cả một cuộc đời mới, ấm no, hạnh phúc và niềm tin, những kỉ niệm ngọt ngào tuổi thơ
- Cháu mãi kính yêu bà
III/ Tổng kết:
 1/Nghệ thuật:
- Kết hợp nhuần nhuyễn giữa miêu tả, tự sự, biểu cảm và bình luận.
- Hình ảnh thơ vừa cụ thể, gần gũi vừa gợi nhiều liên tưởng, mang ý nghĩa biểu tượng. 
 2/Nội dung:
- Kỉ niệm đầy xúc động về tình bà cháu.
- Lòng kính yêu, biết ơn của người cháu dối với bà, gia đình, quê hương, đất nước.
E. Củng cố:
 Sơ đồ bài học
 F. Dặn dò:
- Học thuộc lòng bài thơ.
- Nắm chắc vài nét chính về tác giả và hoàn cảnh ra đời của bài thơ .
 - Mạch cảm xúc của bài thơ.
 - Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cho cảm xúc về bà
 - Hồi tưởng của tác giả về bà về bếp lửa
 - Làm phần luyện tập
 - Soạn bài “ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet_5556_Van_ban_Bep_Lua_Bang_Viet.doc