Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Hoàng lê nhất thống chí

1.Tác giả.

 -Ý kiến truyền thống: Một số nhà nghiên cứu cho rằng tác giả của Hoàng Lê nhất thống chí là ba anh em thuộc dòng họ Ngô Thì, người làng tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Ðông cũ (nay là tỉnh Hà Sơn Bình). Ngô Thì Chí là người khởi thảo viết bảy hồi đầu. Ngô Thì Du và Ngô Thì Thiến viết mười hồi cuối.

 -Các tác giả này đều là cựu thần của nhà Lê. Bản thân Ngô Thì Chí từng làm quan văn dưới thời Lê Chiêu Thống và là người đã trung thành với vua Lê cho đến phút cuối cùng của đời mình.

2.Tác phẩm

 -Hoàng Lê nhất thống chí ghi chép các sự kiện lịch sử lớn nhất của xã hội phong kiến Việt Nam vào khoảng ba mươi năm cuối thế kỷ XVIII và mấy năm đầu của thế kỷ XIX. Cụ thể tác phẩm ghi chép các sự kiện từ khi Trịnh Sâm lên ngôi chúa, Ðặng Thị Huệ lộng quyền cho đến khi Nguyễn Aïnh lật đổ nhà Tây Sơn lập nên triều đại nhà Nguyễn (1768-1802).

 -Cuốn sách được viết bằng chữ Hán và theo lối diễn nghĩa của tiểu thuyết chương hồi Trung Quốc.

 -Tác phẩm do nhiều người viết nhưng về nội dung và hình thức vẫn có được một sự thống nhất bởi vì người khởi thảo cũng như người tục biên đều tuân thủ một phương pháp: ghi chép người thực và việc thực theo một chủ đề nhất định. Và các tác giả này đều có thái độ tôn trọng sự thật lịch sử khách quan.

 -Cho đến nay Hoàng Lê nhất thống chí đã có tới bốn bản dịch trong đó có hai bản dịch được coi là thành công nhất là bản dịch của Ngô Tất Tố (1942) và bản dịch của Kiều Ðức Vân và Nguyễn Thu Hoạch(1964).

 

doc 6 trang Người đăng trung218 Lượt xem 2542Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Hoàng lê nhất thống chí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ.
I.VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM
1.Tác giả.
          -Ý kiến truyền thống: Một số nhà nghiên cứu cho rằng tác giả của Hoàng Lê nhất thống chí là ba anh em thuộc dòng họ Ngô Thì, người làng tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Ðông cũ (nay là tỉnh Hà Sơn Bình). Ngô Thì Chí là người khởi thảo viết bảy hồi đầu. Ngô Thì Du và Ngô Thì Thiến viết mười hồi cuối.
          -Các tác giả này đều là cựu thần của nhà Lê. Bản thân Ngô Thì Chí từng làm quan văn dưới thời Lê Chiêu Thống và là người đã trung thành với vua Lê cho đến phút cuối cùng của đời mình.
2.Tác phẩm
               -Hoàng Lê nhất thống chí ghi chép các sự kiện lịch sử lớn nhất của xã hội phong kiến Việt Nam vào khoảng ba mươi năm cuối thế kỷ XVIII và mấy năm đầu của thế kỷ XIX. Cụ thể tác phẩm ghi chép các sự kiện từ khi Trịnh Sâm lên ngôi chúa, Ðặng Thị Huệ lộng quyền cho đến khi Nguyễn Aïnh lật đổ nhà Tây Sơn lập nên triều đại nhà Nguyễn (1768-1802).
          -Cuốn sách được viết bằng chữ Hán và theo lối diễn nghĩa của tiểu thuyết chương hồi Trung Quốc.
          -Tác phẩm do nhiều người viết nhưng về nội dung và hình thức vẫn có được một sự thống nhất bởi vì người khởi thảo cũng như người tục biên đều tuân thủ một phương pháp: ghi chép người thực và việc thực theo một chủ đề nhất định. Và các tác giả này đều có thái độ tôn trọng sự thật lịch sử khách quan.
          -Cho đến nay Hoàng Lê nhất thống chí đã có tới bốn bản dịch trong đó có hai bản dịch được coi là thành công nhất là bản dịch của Ngô Tất Tố (1942) và bản dịch của Kiều Ðức Vân và Nguyễn Thu Hoạch(1964).
II.NỘI DUNG                
1.Sự sụp đổ không gì cưỡng lại được của tập đoàn phong kiến thống trị Lê-Trịnh.
          Mặc dù lập trường tư tưởng là lập trường tư tưởng phong kiến và với tư cách là bề tôi trung thành của nhà Lê, momg ước cho chính quyền nhất thống về tay nhà Lê, các tác giả Hoàng Lê nhất thống chí vẫn phải ghi nhận một sự thật lịch sử:Sự sụp đổ của tập đoàn phong kiến thống trị Lê-Trịnh là không thể tránh khỏi.
          -Tác phẩm có đến hàng trăm nhân vật và các sự kiện lớn nhỏ nhưng tất cả chỉ xoay quanh thể hiện mấy ông vua, mấy ông chúa và các bề tôi miếu đường của chúng. Hàng
ngày tất cả những con người này vây quanh chiêïc ngai vàng đã mục nát, ọp ẹp để tranh giành quyền lực, địa vị. Có khi đó là cuộc tranh giành trong nội bộ nhà vua Lê hoặc trong nội bộ nhà chúa Trịnh, có khi đó là cuộc tranh giành giữa vua Lê và chúa Trịnh.
          -Ngay từ thế kỷ XVI, giai cấp phong kiến thống trị đã bộc lộ bản chất xấu xa bên trong của mình. Nhưng có lẽ không lúc nào bằng lúc này- những ngày mạt vận, chúng bộc lộ một cách đầy đủ nhất, sâu sắc nhất bản chất xấu xa của mình. Dưới ngòi bút miêu tả hiện thực sắc sảo của các tác giả, bọn vua chúa, những thần tượng vốn được coi là thiêng liêng, tôn quí thì nay chỉ còn là những con người bế tắc về trí tuệ, sa đọa về đạo đức, cùng mòn trong đường lối chính trị.
          -Vua chúa:
           +Vua Lê Hiển Tông: Ông vua đầu tiên của giai đoạn này bề ngoài có đầy đủ khí tượng đế vương, nào là râu rồng, mũi cao, tóc hạc, mắt phượng, đi nhẹ như nước, ngồi vững như non nhưng bốn mươi năm trên ngôi là bốn mươi năm khoanh tay rủ áo, quẩn quanh trong một xó hoàng cung. Tiêu phí thời gian bằng cách sai các cung nữ mặc áo trận, cầm giáo mác, chia thế ba nước: Ngụy, Thục, Ngô rồi dạy cho họ cách ngồi, đứng, đâm, đỡ để mua vui. Ðáng sợ nhất là ở chỗ ông taý thức được thân phận bù nhìn của mình  nhưng vẫn không lấy đó làm điều sỉ nhục, trái lại vẫn vui vẻ như thường vì triết lí sống của vua ta là: Trời sai chúa phò ta, chúa gánh cái lo, ta hưởng cái vui, mất chúa tức cái lo lại về ta, ta còn vui nỗi gì. Y là hiện thân đầy đủ cho sự bất tài, bất lực của tập đoàn phong kiến nhà Lê.
          +Vua Lê Chiêu Thống: Ðây là một tên vua bán nước cầu vinh mà lịch sử dân tộc muôn đời lên án. Nhờ Tây Sơn mà y được lên ngôi vua. Thực tế những ngày ngồi trên ngai vàng, y cũng chẳng làm được gì. Vì quyền lợi ích kỷ của bản thân mà y sẵn sàng bán rẻ quyền lợi dân tộc. Nổi bật ở con người này vẫn là sự bất tài, tham lam, bạc nhược. Ðứng trên lập trường dân tộc, tác giả đã phê phán tên vua này như sau: Nước Nam ta từ khi có đế có vương đến nay chưa có ông vua nào đê hèn và luồn cúi như vậy . Bởi vì tiếng là làm vua nhưng niên hiệu vẫn viết Càn Long, việc gì cũng do viên tổng đốïc họ Tôn khác gì phụ thuộc vào Trung Quốc. Có thể nói khi bán rẻ quyền lợi dân tộc, Lê Chiêu Thống cũng bán rẻ luôn nhân cách của mình. Những ngày cuối đời y sống ở Trung Quốc thật là nhục nhã, cái chết mà y phải đón nhận thật xứng đáng với phần đời mà y đã sống và làm hại dân tộc.
                    +Trịnh Sâm: Tác giả giới thiệu y là một người cứng rắn, thông minh, quyết đoán, sáng suốt, trí tuệ hơn người, có đủ tài cả văn lẫn võ. Nhưng thực tế y chỉ là một kẻ chuyên quyền, cậy thế. Ðọc tác phẩm, chúng ta không thấy tài cán của chúa được thể hiện ở đâu hết, chỉ thấy lúc nào chúa cũng ăn chơi trác táng, cung điện đầy ắp cung nữ để chúa mặc ý vui chơi thỏa thích. Trịnh Sâm cũng đã trở thành đầu mối của mọi cuộc biến loạn
trong phủ chúa với tội trạng bỏ con trưởng, lập con thứ. Y say mê Ðặng Thị Huệ mà đi đến bỏ bê cả triều chính.
          +Trịnh Tông: Là người nối tiếp Trịnh Sâm. Nhờ đám kiêu binh mà y dành lại được ngôi chúa và thực ra y cũng chỉ là con rối trong tay đám kiêu binh mà thôi.
-Quan lại:
          +Châu tuần xung quanh bọn vua chúa trên là những quan lớn , quan nhỏ. Tất cả chỉ là một lũ bất tài, hám danh, tâm địa tráo trở. Có thể nói nguyên tắc sống cao nhất của đám quan lại lúc bấy giờ là quyền lợi, là địa vị, vì những cái đó chúng sẵn sàng làm tất cả: vu oan, tố cáo, hãm hại, chém giết, sát phạt, lẫn nhau. Và nếu cần, buôn vua bán chúa chúng cũng không nề hà. Có nhiều kẻ đã trở thành bọn đầu cơ chính trị, nhân việc nước trôi giạt mà mưu cầu phú quí.
          +Ðinh Tích Nhưỡng: Là một võ tướng, con nhà dòng dõi mười tám đời làm quận công, trước y theo chúa chống vua, thấy chúa thất thế y ngã về phía vua, khi vua không còn sức lực để tồn tại nữa thì y ngã về phía Tây Sơn và cho quân đi báo với Tây Sơn chỗ ở của vua và xin sai quân đến bắt. Chỉ cần với một câu nói của y mà tác giả đã khái quát được nhân cách bỉ ổi của tên võ tướng này: Vua không thương ta, ta còn cần gì vị nể nhà vua nữa. Ở đây tác giả Hoàng Lê nhất thống chí đã thấy được tính chất cơ hội chủ nghĩa hết sức bỉ ổi là nét tâm lí hếøt sức điển hình của bọn người này mà tập trung ngòi bút của mình, xoáy sâu vào phê phán.
          +Nguyễn Hữu Chỉnh: con người này hiện lên trong tác phẩm như một tên gian hùng của đời loạn. Là một con người có tài, nhưng xuất thân từ tầng lớp thương nhân nên lúc nào y cũng mang trong mình những ý nghĩ đen tối, tham lam. Vì địa vị, quyền lợi của mình, y sẵn sàng làm tất cả- phản chủ, giết bạn, giết người thân thích. Gió chiều nào y xoay theo chiều đó.
-Binh lính: Từ chỗ là đội quân ưu binh, là đội quân đặc biệt đã từng là nanh vuốt của triều đình, đến giai đoạn này chỉ còn là bọn kiêu binh. Một đội quân kiêu căng, hống hách, tàn phá triều đình từ bên trong. Tất cả triều đình phải bó tay, ai cũng e sợ trước sức tàn phá của bọn này.
-Trên cái đà tàn lụi đó của chế độü thì tất cả những cái được gọi là cương thường đạo lí, nền móng của xã hội đều bị đảo lộn: Nghĩa cả vua tôi, tình thầy trò, cha con, vợ chồng, anh em, mẹ con không còn gì là thiêng liêng nữa.
*Tóm lại, một xã hội từ vua chúa, quan lại, binh lính cho đến nền móng đều thối nát, sụp đổ như thế thì còn sức nào đứng vững được nữa. Như thế về khách quan Hoàng Lê nhất thống chí đã nêu được xu thế tất yếu của lịch sử: Sự sụp đổ của tập đoàn vua Lê- chúa Trịnh là không thể tránh khỏi. Nguyên nhân thì có nhiều nhưng trước hết vẫn do bản chất xấu xa thối nát của chính giai cấp này gây nên. Và rồi chính bão tố của phong trào nông dân khởi nghĩa đã nhanh chóng đưa chúng đến sào huyệt của mình
2.Khí thế quật khởi quyết liệt chống thù trong giặc ngoài của phong trào khởi nghĩa Tây Sơn.
TOP
Có thể nói các tác giả của Hoàng Lê nhất thống chí đã dũng cảm phản ánh phong trào, dám ghi lại khí thế quật khởi của cuộc khởi nghĩa. Mặc dù chưa thật hiểu, chưa miêu tả và phản ánh được một cách đúng đắn và đầy đủ về phong trào như nó vốn có trong lịch sử, nhưng cho đến nay Hoàng Lê nhất thống chí vẫn là tác phẩm duy nhất ghi lại được khí thế quật khởi của cuộc khởi nghĩa này.
          -Thành công của tác phẩm khi phản ánh sự kiện này là ở chỗ:
+Bằng hình tượng nghệ thuật Hoàng Lê nhất thống chí đã dựng lên được hình ảnh Nguyễn Huệ và phong trào khởi nghĩa trên một bối cảnh lịch sử rộng lớn với giai đoạn phát triển khá dài, từ khi Tây Sơn dựng cơ dấy nghiệp, trải qua nhiều chiến công hiển hách cho đến lúc bị bại vong.
                    +Tác phẩm đã khẳng định sức mạnh vô địch của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn, khẳng định Nguyễn Huệ như một anh hùng chân chính có nhiều công lao đối với dân tộc, đất nước.    
+Ðặc biệt ở hồi thứ XIV của tác phẩm, các tác giả đã miêu tả cuộc hành quân,  tiến quân ra Bắc đánh tan hơn hai mươi vạn quân Thanh của nghĩa quân Tây Sơn. Hồi thứ XIV đã được xem như một bản anh hùng ca nổi bật giữa những trang văn xám xịt miêu tả sự khủng hoảng thối nát của tập đoàn phong kiến thống trị Lê- Trịnh. Từ chỗ là người chứng kiến, tác giả đã nhập thân vào cuộc chiến đấu, theo sát từng trận đánh, miêu tả thật tỉ mỉ. Ðặc biệt họ đã tập trung khắc họa Nguyễn Huệ, vua Quang Trung đã trở thành linh hồn của cuộc chiến đấu. Ba chữ vua Quang Trung cứ trở đi trở lại như một điệp khúc tự hào trong hồi XIV này. Chính nhiệt tình yêu nước ở các tác giả đã giúp họ phần nào chiến thắng được định kiến giai cấp của mình. Họ không đồng tình với khởi nghĩa Tây Sơn nhưng họ lại tán đồng, lại ca ngợi hành động chống xâm lược của nghĩa quân.
3.Nguyên nhân thành công và hạn chế của tác phẩm.
TOP
                             2.3.1.Nguyên nhân thành công:
          Nguyên nhân chính làm nên phần thành công của tác phẩm là lập trường dân tộüc và sự tác độüng của đời sống thực tế.
                             2.3.2. Hạn chế của tác phẩm:
Tác phẩm có những hạn chế là tất yếu bởi vì những người cầm bút đều mang tư
tưởng chính thống phò Lê.
Các tác giả còn rơi vào duy tâm siêu hình khi đánh giá các sự kiện lịch sử. Họ cắt nghĩa những biến cố lịch sử bằng vai trò của cá nhân và tư tưởng thiên mệnh.
III.NGHỆ THUẬT
1.Thể loại.
          Cũng có thể là không nên gò ép tác phẩm thuộc thể loại nào nhưng chúng ta vẫn phải xác định Hoàng Lê nhất thống chí là một tác phẩm thuộc thể loại kí sự lịch sử. Khẳng định như vậy là xét về hoàn cảnh ra đời, nội dung phản ánh hiện thực và đặc trưng kết cấu cuả tác phẩm.              
2.Nghệ thuật miêu tả.
          -Ðiểm đáng chú ý nhất trong Hoàng Lê nhất thống chí vẫn là nghệ thuật miêu tả. Ðọc tác phẩm ta thấy tất cả các sự kiện lịch sử chính xác như những sự kiện trong một cuốn sách sử học nhưng không phải được kể lại một cách khô khan, trần trụi mà được các tác giả miểu tả, dựng lên thành những bức tranh cụ thể, sinh động và có ý nghĩa khái quát hóa, có giá trị về mặt mĩ học.
-Hiện thực được phản ánh ở đây phong phú đa dạng cho nên ngòi bút miêu tả của các tác giả cũng trở nên đa dạng, phong phú và mang nhiều sắc thái thẩm mĩ khác nhau. Ðối với bọn vua chúa, quan lại bao giờ tác giả cũng dùng ngòi bút miêu tả có tính chất trào phúng, khôi hài và cũng có khi châm biếm sâu cay. Khi miêu tả cảnh kiêu binh phò Trịnh Tông lên ngôi chúa, tác giả đã dùng ngòi bút so sánh để làm nổi bật tính chất khôi hài, trò hề trong hành động của Tông. Ðây cũng là một trong những cảnh có ý nghĩa trong tác phẩm.
-Ngòi bút miêu tả đó cũng có khi mang không khí trang trọng hùng tráng của anh hùng ca. Ðó là trường hợp nhà văn miêu tả Nguyễn Huệ duyệt binh và ra lệnh cho quân lính trong buổi lễ xuất quân tiến thẳng ra Thăng Long tiêu diệt quân ngoại xâm. Dưới ngòi bút của tác giả, chiến dịch này như một bản anh hùng ca bất diệt, tác giả miêu tả nó với một thái độ hả hê, sảng khoái.
-Chính ngòi bút miêu tả hiện thực phong phú đa dạng với nhiều sắc thái thẩm mĩ đã góp phần tạo nên giá trị phản ánh hiện thực lớn lao của tác phẩm.
3.Nghệ thuật xây dựng nhân vật.
          Các nhân vật tuy chưa đạt tới tính cách hoàn chỉnh nhưng mỗi nhân vật đã có được vẻ mặt riêng, cuộc sống riêng độc đáo, gây ấn tượng ở người đọc. Chẳng hạn cùng tính toán đêí bảo vệ lợi ích cá nhân nhưng cách làm của Lê Hiển Thông khác với cách làm của Lê Chiêu Thống, cách làm của quận Huy khác với cách làm của Nguyễn Hữu Chỉnh.
IV.TỔNG KẾT
          Trong văn xuôi chữ Hán của văn học dân tộc, trước và sau Hoàng Lê nhất thống chí không có một tác phẩm thứ hai nào có qui mô lớn và đạt nhiều thành công như tác phẩm này.
ĐỌC THÊM:
Đã có vua Lê sao lại còn có chúa Trịnh?
Trong lịch sử Việt Nam, họ Lê đã lên ngôi vua trong 3 thời kỳ khác nhau :
Thời Tiền Lê : Mở đầu là vua Lê Đại Hành (tức Lê Hoàn)
Thời Hậu Lê :
Nhà Lê Sơ : Mở đầu là vua Lê Thái Tổ (tức Lê Lợi)
Nhà Lê Trung Hưng : Mở đầu là vua Lê Trang Tông (tức Lê Duy Ninh)
Vua Lê chúa Trịnh là nhắc tới thời nhà Lê Trung Hưng với việc đưa chúa Chổm trở lại thành vua. Như đã biết, sau khi đánh tan Mạc Đăng Dung, Nguyễn Kim đã đưa Lê Duy Ninh trở lại làm vua. Trịnh Kiểm xuất thân trong gia đình nghèo nhưng có chí, gia nhập đội quân của Nguyễn Kim. Sau quá trình đi theo Nguyễn Kim lập được nhiều công lao, Trịnh Kiểm đã được Nguyễn Kim gả con gái Ngọc Bảo cho. Tương truyền Nguyễn Kim và các con của mình sau đó lần lượt đã bị Trịnh Kiểm ám hại (duy chỉ có một người con thứ là Nguyễn Hoàng xin vào Nam giữa đất Thuận Hóa sau này trở thành chúa Nguyễn). Tới khi Lê Trang Tông mất, Trịnh Kiểm lập con của Trang Tông lên lấy hiệu là Trung Tông. Trung Tông lên ngôi không lâu cũng mất, Trịnh Kiểm muốn tiếm quyền nhà Lê nhưng không dám bèn đi hỏi Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Trạng Trình không tiếp sứ giả mà chỉ nói vọng ra ngoài “Giữ chùa thờ Phật thì ăn oản“. Trịnh Kiểm hiểu ý bèn bỏ ý định chiếm ngôi, đi tìm người trong dòng dõi nhà Lê để tôn tiếp lên làm vua nhưng bên trong thì mình nắm hết quyền hành. Do vậy thời này mới có cả vua Lê lẫn chúa Trịnh.
Ngoài việc tiếm quyền của Nguyễn Kim và các con, Trịnh Kiểm được sử gia đánh giá là một người giỏi giang. Một chi tiết cũng khá thú vị trong giai đoạn này là chính Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng là người mách nước cho Nguyễn Hoàng bằng câu “Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân“. Do đó ông này mới xin được chuyển vào phía Nam, tránh được họa diệt thân từ Trịnh Kiểm và làm nên nhà Nguyễn sau này.
Nguồn: 
Vì sao các chúa Trịnh không giành ngôi của nhà Lê?
 Lâu nay chúng ta quen với sự rạch ròi, mọi thứ phải rõ ràng, đã là vua thì phải cho ra vua, đã là bề tôi phải ra bề tôi. Vậy mà vào thời vua Lê - chúa Trịnh cái mệnh đề vua - tôi ấy bị đảo lộn!
Sau khi Nguyễn Kim phù giúp nhà Lê lấy lại chính thống, Trịnh Kiểm con rể của Nguyễn Kim nổi lên với một thế lực khuynh đảo đã giúp nhà Lê tiêu diệt nhà Mạc. Năm 1592, Trịnh Tùng là con thứ của Trịnh Kiểm, vào Thăng Long như một biểu trưng quyền lực cao cả, các chúa Trịnh bắt đầu mở phủ đệ riêng đối trọng với cung điện vua Lê. Thực tế, nhà Trịnh nắm mọi quyền binh của Đại Việt, hết thảy mọi chính sách từ chính trị - kinh tế - văn hóa - ngoại giao đều do các chúa Trịnh quyết đoán, nhưng ban bố mọi chính sách đó lại thuộc quyền của vua Lê. Người đời truyền rằng, các chúa Trịnh lấn át nhà Lê, biến các vua Lê thành bù nhìn và gọi đó là thời vua Lê - chúa Trịnh một cách không mấy thiện cảm. Tuy nhiên, gần đây giới nghiên cứu lịch sử đề xuất gọi đó là thời kỳ song trùng quyền lực quốc gia tối cao giữa hai tập đoàn thống trị Lê - Trịnh. Triều đình nhà Lê có quyền của một vương triều độc lập tự chủ, được lòng dân và an ninh trong đối ngoại, đặc biệt là đối với các thế lực bành trướng phương Bắc. Còn phủ chúa Trịnh có quyền như một thế lực làm chủ đất nước. Nhiều người lấy làm tiếc cho họ Trịnh, vì sao không hất đổ vương triều Lê bù nhìn ấy đi. Có người lại căm giận họ Trịnh lộng hành, thương xót cho các vị vua Lê, có mũ mão cân đai hoàng bào và ngai vua hẳn hoi mà chịu lép làm theo ý các chúa Trịnh. Núp dưới cái vỏ vua Lê - chúa Trịnh không mấy thiện cảm, đó là sự cố kết của tập đoàn phong kiến Lê - Trịnh cố giữ yên cho đất nước. Tập đoàn này mượn vương vị của nhà Lê, một vương triều độc lập tự chủ, có giao hiếu với phương Bắc được cả nhà Minh lẫn nhà Thanh công nhận và được điều hành bởi các chúa Trịnh. Thật ra, lúc đầu các vị chúa Trịnh muốn lật đổ các vua Lê, giành thiên hạ và lập nên vương triều Trịnh. Song họ hiểu rằng, việc này sẽ là một nguyên cớ trực tiếp để các thế lực phương Bắc đưa quân vào xâm lược nước ta với lý lẽ rằng để bảo vệ vương triều Lê như họ đã cam kết. Lịch sử hàng ngàn năm qua đã chỉ ra rằng một khi ở nước ta có sự thay đổi triều đại, không có lợi cho an ninh về phía Nam của họ là họ động binh, hàng chục cuộc xâm lược đều với lý do đó. Nước ta đã quá tổn thất từ cuộc xâm lược của nhà Minh đầu thế kỷ XV, chiến thắng huy hoàng, nhưng cái giá phải trả là rất lớn, 3 năm một lần lại phải mang 2 người bằng vàng thật sang triều cống phương Bắc như để đền mạng cho Liễu Thăng và phó tướng của y đã bỏ mình ở Đại Việt. Nếu nhà Lê bị thay thế hẳn sẽ xảy ra một cuộc xâm lăng mới mà cả đất nước phải hứng chịu, nhà Trịnh và cả Đại Việt sẽ một lần nữa phải gồng mình lên vì chiến tranh. Do đó giữ yên vương triều Lê là quốc sách mà tập đoàn Lê - Trịnh thực thi trong các thế kỷ đó. Bùi Thiết
Nguồn: 

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_5_Hoang_Le_nhat_thong_chi_Hoi_thu_muoi_bon.doc