Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Khái quát văn học an giang qua các giai đoạn hình thành và phát triển

I. MỤC TIÊU: Học xong bài này HS phải:

1. Kiến thức:

– Năm được quá trình hình thành và phát triển của văn học viết AGg từ nửa đầu thế kỉ XIX đến hết thế kỉ XX.

– Nắm vững một số đặc điểm lớn về nội dung và hình thức của văn học viết AG trong quá trình phát triển.

– Yêu mến, trân trọng, giữ gìn và phát huy di sản văn hóa địa phương.

2. Kĩ năng: Hình thành cho HS kĩ năng làm việc nhóm, đọc và hiểu bài nhanh.

3. Thái độ: Yêu thích môn học.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1. Chuẩn bị của GV: Giáo án, sách NVĐPAG, một số tài liệu khác

2. Chuẩn bị của HS: Sách NVĐPAG, bài soạn, bài mới.

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1. Ổn định lớp.

2. Kiểm tra bài cũ: Tóm tắt VB “Những ngôi sao xa xôi”. Nêu ý nghĩa của VB.

3. Bài mới: Các em đã được học nhiều tác phẩm văn học của Việt Nam và AG chúng ta từ khi mới hình thành đến văn học hiện đại. Như vậy, ngày hôm nay, thầy sẽ cùng các em tìm hiểu văn học viết của An Giang chúng ta hình thành và phát triển như thế nào?

 

doc 3 trang Người đăng trung218 Lượt xem 5387Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Khái quát văn học an giang qua các giai đoạn hình thành và phát triển", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 28
Tiết 139 - 140
Ngày soạn: ../../2015
Ngày dạy: ../../2015
CTÑP:
KHAÙI QUAÙT VAÊN HOÏC AN GIANG
QUA CAÙC GIAI ÑOAÏN HÌNH THAØNH VAØ PHAÙT TRIEÅN
—&–
I. MỤC TIÊU: Học xong bài này HS phải:
1. Kiến thức:
– Năm được quá trình hình thành và phát triển của văn học viết AGg từ nửa đầu thế kỉ XIX đến hết thế kỉ XX.
– Nắm vững một số đặc điểm lớn về nội dung và hình thức của văn học viết AG trong quá trình phát triển.
– Yêu mến, trân trọng, giữ gìn và phát huy di sản văn hóa địa phương.
2. Kĩ năng: Hình thành cho HS kĩ năng làm việc nhóm, đọc và hiểu bài nhanh.
3. Thái độ: Yêu thích môn học.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Chuẩn bị của GV: Giáo án, sách NVĐPAG, một số tài liệu khác
2. Chuẩn bị của HS: Sách NVĐPAG, bài soạn, bài mới.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:	Tóm tắt VB “Những ngôi sao xa xôi”. Nêu ý nghĩa của VB.
3. Bài mới: Các em đã được học nhiều tác phẩm văn học của Việt Nam và AG chúng ta từ khi mới hình thành đến văn học hiện đại. Như vậy, ngày hôm nay, thầy sẽ cùng các em tìm hiểu văn học viết của An Giang chúng ta hình thành và phát triển như thế nào?
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bài
Hđ1: Văn học AG tk XIX.
– GV: cho HS đọc sách và trả lời câu hỏi:
+ Văn học AG tk XIX đã hình thành như thế nào?
+ Đội ngũ sáng tác gồm những ai? Ngôn ngữ dùng chủ yếu.
+ Nội dung chính thường là gì?
+ Về pd NT, văn học thời kì này chủ yếu ở thể loại nào?
+ Em biết được những tg, tp nổi tiếng nào ở thời kì này?
– Cho HS rút ra kết luận.
Hđ1: Văn học An Giang tk XIX.
– HS đọc và trả lời. Yêu cầu trả lời được:
à Xuất hiện từ khá sớm từ ngay buổi đầu hình thành vùng đất AG và phát triển trong dòng chảy của văn học trung đại VN.
à Các quan lại, trí thức, sĩ phu PK là người địa phương hoặc ở tỉnh khác đến làm việc và viết về AG. Ngôn ngữ: chữ Hán và chữ Nôm.
à Phản ánh thời kì đầu mở cõi của vùng đất AG, ghi nhớ công lao các vị công thần, các chiến sĩ, dân phu trong công cuộc giữ gìn bờ cõi hoặc xây dựng những công trình quan trọng.
à Chủ yếu tiếp thu các thể loại văn học trung đại.
à Trịnh Hoài Đức (Tân Châu thú cổ). Bùi Hữu Nghĩa (Kim Thạch kì duyên, Đi thuyền qua Thoại Sơn), Trương Gia Mô (Dạ phiếm Vĩnh Tế), Thoại Ngọc Hầu (Tế nghĩa trủng văn, Bia Thoại Sơn),
– HS rút ra kết luận.
I. Văn học An Giang thế kỉ XIX.
– Sự hình thành: văn học AG hình thành vào khoảng nửa đầu tk XIX, đồng thời với thời kì hình thành vùng đất AG và phát triển trong dòng chảy của văn học trung đại VN.
– Đội ngũ sáng tác: Các quan lại, trí thức, sĩ phu PK là người địa phương hoặc ở tỉnh khác đến làm việc và viết về AG.
– Ngôn ngữ sáng tác: chữ Hán và chữ Nôm.
– ND chính: Phản ánh thời kì đầu mở cõi của vùng đất AG, ghi nhớ công lao các vị công thần, các chiến sĩ, dân phu trong công cuộc giữ gìn bờ cõi hoặc xây dựng những công trình quan trọng.
– Nghệ thuật: thể loại văn học trung đại.
– Tg, tp tiêu biểu: Trịnh Hoài Đức (Tân Châu thú cổ). Bùi Hữu Nghĩa (Kim Thạch kì duyên, Đi thuyền qua Thoại Sơn), Trương Gia Mô (Dạ phiếm Vĩnh Tế), Thoại Ngọc Hầu (Tế nghĩa trủng văn, Bia Thoại Sơn),
Hđ2: Văn học AG tk XX.
– GV: cho HS đọc sách và trả lời câu hỏi:
+ Ở giai đoạn này, đội ngũ sáng tác chủ yếu là những ai? Khi đó, ngôn ngữ chủ yếu là gì?
+ Cho biết ND chính của những tác phẩm? Nghệ thuật có gì khác?
+ Em biết được những tg, tp nổi tiếng nào ở thời kì này?
– GV: cho HS đọc sách và trả lời câu hỏi:
+ Sự hình thành và phát triển của văn học AG trong giai đoạn này?
+ Văn học cm vùng giải phóng có những đặc điểm gì về đội ngũ sáng tác, ND chính, nghệ thuật và tg, tp tiêu biểu?
– GV: cho HS đọc sách và trả lời câu hỏi:
+ Cho biết sự hình thành và phát triển của văn học AG trong giai đoạn này?
+ ND chính của vh AG thời kì nay có đặc điểm gì?
+ Nghệ thuật phát triển ntn?
+ Tg, tp tiêu biểu?
– Cho HS rút ra kết luận.
Hđ2: Văn học AG tk XX.
– HS đọc và trả lời. Yêu cầu trả lời được:
à Hầu hết xuất thân từ Nho học, nhưng cũng khá am hiểu VHNT phương Tây. Chữ Quốc ngữ được sử dụng trong sáng tác.
à ND chính: phản ánh nông thôn Nam Bộ trong những năm thực dân Pháp cai trị VN, thể hiện tinh thần yêu nước của người dân NB. Nghệ thuật phát triển theo hướng hiện đại, phương Tây.
à Nguyễn Chánh Sắt (Nghĩa hiệp kì duyên - tức Chăn Cà Mun), Hồ Biểu Chánh (Cay đắng mùi đời, Nhơn tình ấm lạnh,), Nguyễn Quang Diêu (Cảnh sơn thi tập),
– HS đọc và trả lời. Yêu cầu trả lời được:
à Miền Nam dưới sự chiếm đóng của đế quốc Mĩ, chịu sự chi phối mạnh mẽ và sâu sắc của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc. Do đặc điểm hc lịch sử, văn học hình thành hai bộ phận: vhcm vùng giải phóng và vh trong vùng tạm chiếm.
à Đội ngũ sáng tác: là những người trực tiếp cầm súng, vừa đánh giặc vừa sang tác.
à ND chính: ca ngợi tinh thần yêu nước và cuộc chiến đấu của quân dân miền Nam chống giặc Mĩ xâm lược và chính quyền tay sai.
à Nghệ thuật: phát triển phong phú về thể loại từ tiểu thuyết, truyện kí, bút kí, tùy bút đến thơ.
à Tg, tp tiêu biểu: Anh Đức (Hòn Đất), Nguyễn Quang Sáng (Đất lửa, Chiếc lược ngà), Viễn Phương (Chiến thắng hòa bình, Nhớ lời di chúc), Mai Văn Tạo (Hoa lê),
– HS đọc và trả lời. Yêu cầu trả lời được:
à Ngày 30/4/1975, miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất. VHNT AG hình thành và ngày càng phat triển: sau 1975, Tiểu ban Văn nghệ AG ra đời; năm 1977, Tạp chí Văn nghệ AG ra đời; năm 1980, Hội VHNT AG chính thức thành lập; năm 1990, Tạp chí Văn nghệ AG đổi tên thành Tạp chí Thất Sơn.
à Phản ánh con người và vùng đất AG với hai đề tài lớn: đề tài chiến tranh, chiến đấu bảo vệ Tổ quốc và đề tài xây dựng cuộc sống mới.
à Với nhiều thể loại, đặc biệt là truyện kí và thơ.
à Nguyễn Quang Sáng (Cánh đồng hoang, Mùa gió chướng,), Lê Văn Thảo (Ông cá hô, Một ngày và một đời,), Văn Định (Người đồng năn), Trịnh Bửu Hoài (Người xa người, Tình yêu đâu phải trò chơi,), Ngô Khắc Tài (Tề Thiên trong xóm lá),
– HS rút ra kết luận.
II. Văn học AG thế kỉ XX.
1. Giai đoạn 1900 – 1954.
– Đội ngũ sáng tác: Hầu hết xuất thân từ Nho học, song am hiểu VHNT phương Tây.
– Ngôn ngữ: chữ Quốc ngữ.
– ND chính: phản ánh nông thôn Nam Bộ dưới thời thực dân Pháp; tinh thần yêu nước, chống Pháp xâm lược.
– Nghệ thuật: văn học đổi mới và phát triển theo hướng hiện đại, phương Tây.
– Tg, tp tiêu biểu: Nguyễn Chánh Sắt (Nghĩa hiệp kì duyên - tức Chăn Cà Mun), Hồ Biểu Chánh (Cay đắng mùi đời, Nhơn tình ấm lạnh,), Nguyễn Quang Diêu (Cảnh sơn thi tập),
2. Giai đoạn 1954 – 1975.
– Sự hình thành và phát triển: văn học giai đoạn này chi phối trong hoàn cảnh miền Nam dưới sự chiếm đóng của đế quốc Mĩ, chịu sự chi phối mạnh mẽ và sâu sắc của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc. Do đặc điểm hc lịch sử, văn học hình thành hai bộ phận: vhcm vùng giải phóng và vh trong vùng tạm chiếm.
– Văn học cách mạng vùng giải phóng:
+ Đội ngũ sáng tác: là những người trực tiếp cầm súng, vừa đánh giặc vừa sang tác.
+ ND chính: ca ngợi tinh thần yêu nước và cuộc chiến đấu của quân dân miền Nam chống giặc Mĩ xâm lược.
+ Nghệ thuật: phong phú với nhiều thể lọai như tiểu thuyết, truyện kí, thơ,
+ Tg, tp tiêu biểu: Anh Đức (Hòn Đất), Nguyễn Quang Sáng (Đất lửa, Chiếc lược ngà), Viễn Phương (Chiến thắng hòa bình, Nhớ lời di chúc), Mai Văn Tạo (Hoa lê),
3. Giai đoạn 1975 – 2000.
– Sự hình thành và phát triển: Ngày 30/4/1975, miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất. VHNT AG hình thành và ngày càng phát triển:
+ Sau 1975, Tiểu ban Văn nghệ AG ra đời.
+ Năm 1977, Tạp chí Văn nghệ AG ra đời.
+ Năm 1980, Hội VHNT AG chính thức thành lập.
+ Năm 1990, Tạp chí Văn nghệ AG đổi tên thành Tạp chí Thất Sơn.
* Đến nay, AG có 21 nhà văn là hội viên Hội Nhà văn VN.
– ND chính: tập trung với hai đề tài lớn: đề tài chiến tranh, chiến đấu bảo vệ Tổ quốc và đề tài xây dựng cuộc sống mới.
– Nghệ thuật: với nhiều thể loại, đặc biệt là truyện kí và thơ.
– Tg, tp tiêu biểu: Nguyễn Quang Sáng (Cánh đồng hoang, Mùa gió chướng,), Lê Văn Thảo (Ông cá hô, Một ngày và một đời,), Văn Định (Người đồng năn), Trịnh Bửu Hoài (Người xa người, Tình yêu đâu phải trò chơi,), Ngô Khắc Tài (Tề Thiên trong xóm lá),
IV. CỦNG CỐ – DẶN DÒ:
1. Củng cố: 
– Gọi HS đọc ghi nhớ trong Sách NVĐPAG trang 129.
	– Cho HS giới thiệu về một tác phẩm của văn học AG.
2. Dặn dò:
	– Học lại bài.
	– Chuẩn bị bài mới: “Biên bản”.

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_1_Phong_cach_Ho_Chi_Minh.doc