Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Luyện tập sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh

I/ MỤC TIÊU :

 1. Kiến thức : Giúp H củng cố kiến thức, đưa yếu tố miêu tả vào văn bản thuyết minh, viết văn bản thuyết minh có sử dụng yếu tố miêu tả thuần thục.

 2. Kĩ năng : Rèn luyện kĩ năng sử dụng thành thạo yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh, làm cho đối tượng thuyết minh thêm sinh động hấp dẫn.

 3. Thái độ : Giáo dục H có ý thức dùng từ, đặt câu hay, từ ngữ trong sáng, khách quan.

II/ CHUẨN BỊ :

 1. Giáo viên : Sách giáo khoa, giáo án, bảng phụ.

 2. Học sinh : Vở bài học, bài soạn, dụng cụ học tập

doc 2 trang Người đăng trung218 Lượt xem 4241Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Luyện tập sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUYỆN TẬP SỬ DỤNG YẾU TỐ MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH
Tuần : 2
Tiết : 10
Ngày dạy :29 /8/09
I/ MỤC TIÊU :
	1. Kiến thức : Ø Giúp H củng cố kiến thức, đưa yếu tố miêu tả vào văn bản thuyết minh, viết văn bản thuyết minh có sử dụng yếu tố miêu tả thuần thục.
	2. Kĩ năng : 	Ø Rèn luyện kĩ năng sử dụng thành thạo yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh, làm cho đối tượng thuyết minh thêm sinh động hấp dẫn. 
	3. Thái độ : 	Ø Giáo dục H có ý thức dùng từ, đặt câu hay, từ ngữ trong sáng, khách quan. 
II/ CHUẨN BỊ :
	1. Giáo viên : 	Ø Sách giáo khoa, giáo án, bảng phụ.
	2. Học sinh : 	ØVở bài học, bài soạn, dụng cụ học tập.
III/ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC : Diễn giảng, vấn đáp, hoạt động nhóm, trực quan, thuyết trình.
IV/ TIẾN TRÌNH :
	1. Ổn định tổ chức : Kiểm diện học sinh.
	2. Kiểm tra bài cũ : 
	 Miêu tả trong văn bản thuyết minh có vai trò gì? (8đ + VBT)
	a. Làm cho đối tượng thuyết minh hiện lên cụ thể, gần gũi, dễ hiểu.
	b. Làm cho đối tượng thuyết minh có tính cách và cá tính riêng.
	c. Làm cho đối tượng thuyết minh giàu sức biểu cảm.
	d. Làm cho đối tượng thuyết minh có tính logic và mang màu sắc khoa học.
3. Giảng bài mới: Để nắm vững hơn yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh, chúng ta tiến hành luyện tập..
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG GHI BÀI
* Hoạt động1: Tìm hiểu đề, tìm ý , lập dàn ý.
 H đọc đề bài.
Em cho biết phạm vi của đề bài?
Ø Thuyết minh về con trâu ở làng quê Việt Nam.
Đề yêu cầu trình bày vấn đề gì?
- Lợi ích của con trâu ở làng quê Việt Nam.
Với đề bài này, em phải tìm các ý cơ bản nào?
® H trình bày các ý,lập dàn ý. G nhận xét, chốt lại dàn ý trên bảng phụ.
* Hoạt động 2: Luyện tập trên lớp.
®G chia nhóm, H trình bày, và nhận xét. G nhận xét và sửa chữa.
Nhắc H đưa yếu tố miêu tả vào trongVBTM, sử dụng yếu tố miêu tả, tục ngữ, cao dao nói về con trâu vào trong VB cho sinh động. 
Nhóm 1: Mở bài.
Nhóm 2: Con trâu trong nghề làm ruộng.
Nhóm 3: Con trâu đối với tuổi thơ.
Nhóm 4: Kết bài.
- Đọc thêm bài “ Dừa sáp”.
I. Tìm hiểu đề, tìm ý , lập dàn ý.
 Đề bài: Con trâu ở làng quê Việt Nam.
	1. Tìm hiểu đề.
	2. Tìm ý, Lập dàn ý.
	* Dàn ý:
	MB: Giới thiệu chung về con trâu trên đồng ruộng Việt Nam.
 	TB:
 	- Con trâu tron nghề làm ruộng.
 	- Con trâu trog lễ hội đình đám.
 	- Con trâu nguồn cung cấp thực phẩm và chế biến đồ mĩ nghệ.
 	- Con trâu là tài sản lớn nhất của người nông dân.
 	- Con trâu đối với tuổi thơ.
 	KB: Con trâu trong tình cảm của người nông dân.
II/ Luyện tập trên lớp:
 Viết đoạn văn.
	4. Củng cố và luyện tập :
	 Nhận xét giờ luyện tập, ý thức viết bài của H.
 Trong các câu sau đây, câu nào thuyết minh có yếu tố miêu tả?
	a. Con trâu cái khi trưởng thành to, khỏe, sừng cong, tai rộng.
	b. Bộ lông trâu cái đen tuyền, dài và mượt, ở cổ có khoang trắng nhìn xa như mang vòng xuyến.
	c. Con trâu cày, bừa, kéo xe, kéo thóc rất khỏe.
	d. Trâu còn cho da, thịt, sừng dùng làm mỹ nghệ.
	5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà : 
	- Hoàn chỉnh các đoạn văn; Xem lại kiến thức về văn TM.
- Chuẩn bị viết bài văn TM – bài viết số 1.(Tham khảo các đề bài trong Sgk).
- Soạn: Tuyên bố thế giới trẻ em: Đọc VB, trả lời câu hỏi SGK.
V/ RÚT KINH NGHIỆM : 
- Nội dung: 	
- Phương pháp: 	
- Phương tiện : 	
	- Tổ chức: 	
	- Kết quả: 	

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_3_Cac_phuong_cham_hoi_thoai_tiep_theo.doc