Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống

/Định nghĩa: Nghị luận về một sự việc hiện tượng trong đời sống xã hội là bàn về một sự việc hiện tượng có ý nghĩa đối với xã hội, đáng khen, đáng chê hay có vấn đề đáng suy nghĩ.

Những hiện tượng tốt hoặc chưa tốt đang diễn ra trong mỗi con người và đời sống xã hội cần được nhìn nhận thêm :

- Hiện tượng tốt :

 + Hiến máu nhân đạo,ủng hộ nạn nhân nhiễm chất độc màu da cam, ủng hộ đồng bào lũ lụt

 + Phong trào mùa hè xanh, Qũy thắp sáng ước mơ

 + Mái ấm tình thương, ngôi nhà tình nghĩa, ngôi nhà mơ ước .

 - Hiện tượng xấu:

 + Ô nhiễm môi trường,tai nạn giao thông

 + Bệnh thành tích; sự vô cảm .

 + Bệnh quay cóp trong thi cử

 + Tình trạng bạo lực học đường, nghiện game

 

doc 12 trang Người đăng trung218 Lượt xem 4894Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ình, để phát huy những nét đẹp truyền thống “ lá lành đùm lá rách” của nhân dân ta.
II/ Thân bài : 
1/ Khái niệm về sự đống cảm , sẻ chia: ( giải thích)
	Trước hết, có thể hiểu đồng cảm là biết rung cảm trước trước những vui buồn của người khác; hiểu và cảm thông với những gì đang diễn ra xung quanh mình. Biết đặt mình vào hòan cảnh của người khác để nhìn nhận vấn đề à thể hiện thái độ quan tâm của mình 
	Từ đồng cảm, con tim ta mách bảo chúng ta phải biết sẻ chia .Đó là cách cùng người khác san sẻ niềm vui , nỗi buồn ; sẵn sàng có mặt khi người khác cần mình. Không vô cảm, thờ ơ trước nỗi đau của người khác cũng như không ganh ghét , đố kị , nhạo báng vinh quang và niềm vui của họ.
2/ Những biểu hiện về sự đồng cảm sẻ chia trong xã hội hôm nay: 
-         Trong gia đình 
-         Trong trường học
-         Ngoài xã hội 
3/Cách đồng cảm và sẻ chia :
4/ Vai trò và ý nghĩa của sự đồng cảm và sẻ chia.
III/ Kết bài : 
  Đồng cảm và sẻ chia là hai nét đẹp truyền thống của người Việt Nam.
  Khẳng định sự cần thiết của đồng cảm và sẻ chia trong cuộc sống mỗi người và xã hội.
ĐỀ 4
Suy nghĩ của anh chị về bệnh vô cảm trong đời sống xã hội hiện nay.
Gợi ý bài làm:
I/ Mở bài : Nêu vấn đề nghị luận.
- Xã hội đang dần tiến bộ theo từng giây , từng phút kéo theo sự bận rộn , hối hả của nhịp sống con người.
- Trong hòan cảnh ấy,bên cạnh những người sống tốt, biết nghĩ đến người khác , vẫn còn có những kẻ vô cảm trước những buồn vui, đau khổ hay khó khăn của cộng đồng. 
à Đó là một thực trạng mà mỗi người chúng ta cần suy nghĩ  
II/ Thân bài : 
1/ Bệnh vô cảm là gì? ( giải thích)
Là trạng thái cảm xúc và thái độ ý thức của một người hay một nhóm người được thể hiện ở : sự thơ ơ, dửng dưng , không biết quan tâm đến chính mình và người khác và những gì diễn ra xung quanh mình..
2/ Thực trạng và nguyên nhân của căn bệnh vô cảm ( phân tích và chứng minh)
	- Bệnh vô cảm có mặt và chung sống với con người từ rất lâu và đang càng ngày càng có sức lây lan rộng lớn trên quy mô tòan xã hội.
	- Nó xuất hiện ở mọi lứa tuổi; mọi nơi ( từ bản thân từng người đến gia đình , nhà trường, xã hội) (d/c)
3/ Tác hại và hậu quả ( Bình luận).
	- Với cá nhân từng người : Bệnh vô cảm làm chai sạn trái tim của con người ( không biết buồn ,vui hạnh phúc hay đau khổ trước những thành công hay thất bại  của bản thân).--> không còn lòng tự trọng.
	- Với gia đình , xã hội : Nó làm suy thoái đạo đức của cá nhân hay một tập thể à đẩy đất nước đến sự tụt hậu.(Thậm chí, sự vô cảm còn dẫn đến chết người ( d/c))
4/ Giải pháp khắc phục .
-         Với mỗi người.
-         Với gia đình 
-         Với nhà trường
-         Với xã hội 
III/ Kết bài : 
-         Tình thương là cái quý giá của con người.
-         Bệnh vô cảm đã làm mất đi phẩm chất ấy.
-         Chống lại bệnh vô cảm sẽ làm cho cuộc đời có ý nghĩa. 
 ĐỀ 5
Sống là không chờ đợi
Gợi ý bài làm:
I/ Mở bài :
 Một cuộc sống với thực tại và sống không chờ đợi đang là một phương pháp sống đầy tích cực và chủ động của mỗi người mà đặc biệt của thế hệ trẻ trong xã hội hiện đại và văn minh.
II/ Thân bài : 
 1/ Vậy,thế nào là sống không chờ đợi? ( giải thích)
	 Là sống không thụ động, không dậm chân tại chỗ, không để ngày tháng trôi qua lãng phí, không dựa dẫm, trông chờ vào người khác..
	 Không ảo tưởng và đắm mình vào quá khứ, sống với hiện tại trước mắt và không ỉ lại
à Đó là bản chất của cuộc sống hiện đại.
2/ Thực trạng về lối sống của thế hệ trẻ hiện nay: thể hiện ở hai xu hướng( phân tích- chứng minh,bình luận)
a. Thực trạng:
 - Năng động, cầu tiến , có trách nhiệm à tích cực
 - Sống vội, sống gấp, sống thực dụng , sống ươn hèn, ỉ lạià tiêu cực. 
b. Nguyên nhân: 
 - Phụ thuộc vào trình độ nhận thức và ý thức của từng người.
 - Do giáo dục của gia đình.
 - Do tác động của xã hội.
c.Hậu quả của lối sống ươn hèn, ỉ lại:
 - Sống không mơ ước à dễ trì trệ , lạc hậu, tự đánh mất tương lai và thậm chí rơi vào bi kịch. 
3/ Quan niệm sống đúng đắn của bản thân: 
- Biết không ngừng phấn đấu học tập và làm việc để xây dựng tương lai vững chắc.
 - Biết sống năng động, sáng tạo và tận dụng thời gian một cách có ích.
-  Không thỏa mãn những gì đã có và không sống trong tưởng tượng.
III/ Kết bài : 
-  Sống không chờ đợi là một lối sống tích cực cần được phát huy.
-  Tùy vào hòan cảnh, điều kiện để tự xây dựng cho mình một quan điểm, một lối sống tích cực cho phù hợp với bản thân.
-  Phải biết kiên trì và nhẫn nại để đi đến thành công. 
 Đề 6
Bệnh thành tích
Một căn bệnh gây tác hại không nhỏ đối với sự phát triển của xã hội ta hiện nay.
Gợi ý bài làm:
I/ Mở bài : 
	Đất nước ta đang trên đà phát triển nhưng vẫn còn nhiều mặt tiêu cực.Một trong những mặt tiêu cực ấy là “Bệnh thành tích” - một căn bệnh nguy hiểm cần phải được giải quyết triệt để.
II/ Thân bài : 
1/ Thành tích là gì?Vì sao thành tích lại được xem là một căn bệnh?
	- Thành tích : là những kết quả được đánh giá tốt, là caí mà người ta đặt ra làm mục tiêu để vươn tớià về bản chất là tốt .
	- Thành tích chỉ được xem là “bệnh” khi nó bị biến dạng để biến nhận thức và hành động của một người, một tập thể, một xã hội rơi vào tình trạng ảo tưởng để mưu cầu quyền lợi , hư danh một cách thấp hèn, vị kỷ-à từ đó nó chẳng khác nào là một căn bệnh âm ỉ, lây lan trong xã hội.
2/ Những biểu hiện và nguyên nhân của căn bệnh thành tích hiện nay:
	- Những biểu hiện.
	- Nguyên nhân :
+ Nguyên nhân chủ quan.
+ Nguyên nhân khách quan.
3/ Hậu quả và tác hại của căn bệnh :
	- Tác hại
	- Hậu quả : 
4/ Biện pháp để “chữa trị” căn bệnh thành tích.
	- Giáo dục về nhận thức và ý thức cho mọi người bằng việc đi vào đánh giá thành tích thật.
	- Nhà nước và mỗi ngành, mỗi địa phương cần kiểm tra , theo dõi chất lượng và hiệu quả công việc của mỗi cá nhân và tập thể một cách sát sao, có trách nhiệm..
III/ Kết bài: - Bài học rút ra cho bản thân và cho mọi người. 
Đề 7: 
Anh (chị) có suy nghĩ gì về hiện tượng “nghiện” ka-ra-ô-kê và in-tơ-nét trong nhiều bạn trẻ hiện nay?
Gợi ý bài làm:
I/Mở bài : 
 - Nêu tên hiện tượng và khái quát bản chất của hiện tượng.
II/ Thân bài: 
1/ Thế nào là “nghiện”? “nghiện” ka-ra-ô-kê, in-tơ-net có nghĩa là gì?
- Nghiện là ham thích đến mức biến thành thói quen khó bỏ
- Nghiện la-ra-ô-kê, in-tơ-net là không thể bỏ nó được gần như ở đâu, lúc nào trong đầu cũng luôn nhớ đến nó.
2/Thực trạng và nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên:
a/ Thực trạng : 
Hiện tượng “nghiện” ka-ra-ô-kê, in-tơ-net” đang diễn ra lan tràn trong đời sống xã hội hiện nay; đặc biệt là trong thanh niên, học sinh .
 b/Nguyên nhân: 
- Khách quan: Khoa học công nghệ phát triển, đời sống tinh thần con người ngày một nâng cao, nhiều dịch vụ mọc lên nhiều tác động trực tiếp đến môi trường sống của can người.
- Chủ quan: Không phải ai cũng có đủ can đảm tránh xa những thói hư tật xấu khi mình mắc phải. Nên dẫn đến tình trạng “nghiện” phần lớn là do ý thức chủ quan của mỗi người. 
3/ Tác hại và hậu quả: việc “nghiện” ka-ra-ô-kê, in-tơ-net
- Đối với bản thân: giết chết thời gian, phá vỡ tiền đồ, thậm chí trở thành người vô dụng.
- Đối với gia đình: tình thương yêu của người thân dành cho ngày một mai một, sống cô đơn, buồn tủi.
 - Đối với xã hội: mọi người xa lánh, cuộc đời trở nên vô vị, nhạt nhẽo. 
4/Biện pháp khắc phục: 
- Các ngành chức năng cân đối cho phép kinh doanh, tăng cường kiểm tra thường xuyên liên tục, quy định chặt chẽ thời gian, xử phạt nghiêm minh đối với những trường hợp vi phạm.
- Bản thân phải ý thức được rằng: “nghiện” ka-ra-ô-kê, in-tơ-net là xấu nên phải biết kiềm chế, tích cực tham gia các hoạt động xã hội, học tập để đẩy lùi căn bệnh “nghiện” này.
III/ Kết thúc vấn đề: 
- Rút ra bài học về nhận thức và hành động cho bản thân
*************************************************
nghÞ luËn vÒ mét vÊn ®Ò t­ t­ëng, ®¹o lÝ
1. Khái niệm: 
Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí là bàn về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng đạo đức, lối sống của con người.
- Yêu cầu:
+ Về nội dung: Phải làm sáng tỏ các vấn đề về tư tưởng, đạo lí bằng cách giải thích, chứng minh, so sánh, đối chiếu, phân tích, để chỉ ra chỗ đúng hay chỗ sai của một tư tưởng nào đó, nhằm khẳng định tư tưởng của người viết.
+ Về hình thức: Bài viết phải có bố cục ba phần; có luận điểm đúng đắn, sáng tỏ; lời văn chính xác, sinh động.
2. Phương pháp:
Mở bài : 
 - Giới thiệu vấn đề cần nghị luận.
 - Dẫn đề ( nếu có) 
Thân bài : 
 1/ Giải thích tư khái niệm tưởng đạo lí cần nghị luận  
 2/ Phân tích, chứng minh những mặt đúng, bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề cần bình luận.
 3/ Nêu ý nghĩa của vấn đề ,tác dụng của vấn đề.
Kết bài : 
 - Tóm lược vấn đề. 
 - Rút ra bài học về nhận thức, hành động cho bản thân.
Lưu ý:
Phạm vi đề tài nghị luận về tư tưởng đạo lí rất phong phú, đa dạng. Nhưng đối với lứa tuổi học sinh phổ thông, các đề tài thường gặp là các đề tài gần gũi, thiết thực với các em:
- Về nhận thức (lí tưởng, lối sống)
- Về cách ứng xử, hành động của con người trong cuộc sống.
- Về tâm hồn, tính cách (lòng yêu nước, ý thức cộng đồng, lòng nhân ái, vị tha, tính trung thực, dũng cảm, khiêm tốn, hoà nhã; thói ba hoa, giả dối, lười nhác, tính ích kỉ, vụ lợi ...)
- Về các quan hệ gia đình, xã hội (tình mẫu tử, tình anh em, tình thầy trò, tình bạn bè tri kỉ ...)
Để nắm vững thao tác làm bài, các em cần thực hiện các bước cơ bản sau:
*. Phân tích đề
- Đọc kĩ đề, gạch dưới những từ ngữ chứa đựng nội dung đề, xem xét những hình ảnh, từ ngữ được nêu ra trong đề (nếu có).
* Giải quyết vấn đề
1/Giải thích: 
Vấn đề được nêu ra ở đây là gì? Tuỳ theo từng yêu cầu cụ thể mà đưa ra cách giải thích phù hợp. Có những đề bài cách giải rất đơn giản nhưng cũng có đề yêu cầu giải thích rất cụ thể, chặt chẽ, công phu. Nhìn chung, có thể xác định cụ thể như sau:
- Giải thích từ ngữ, hình ảnh nêu ra trong đề, nghĩa đen, nghĩa bóng.
- Nêu ra ý nghĩa chung của vấn đề.
2/ Bình luận
- Khẳng định tính chất đúng, sai của vấn đề.
- Giảng giải, làm sáng tỏ bản chất vấn đề trong các mối quan hệ của nó. Cách làm đơn giản và hiệu quả nhất là hình thức đặt các câu hỏi và trả lời các câu hỏi đó (vấn đề nêu ra được thể hiện như thế nào? tại sao? và có ý nghĩa như thế nào?)
- Qua việc đánh giá, cần nhìn nhận giá trị đích thực của vấn đề, rút ra bài học kinh nghiệm trong nhận thức, tư tưởng tình cảm cũng như trong thực tiễn đời sống.
3/ Liên hệ, mở rộng:
- Tuỳ theo yêu cầu của từng đề bài, học sinh có thể làm phần liên hệ, mở rộng. Đây là phần bài viết có ý nghĩa thiết thực đối với học sinh, đòi hỏi sự chân thành, gần gũi, tránh sáo rỗng, công thức.
Bài viết nghị luận xã hội sẽ đạt được điểm tốt nếu học sinh viết những vấn đề xã hội đó từ chính những trải nghiệm của bản thân, những cảm xúc chân thực, gần gũi, những chia sẻ chân thành, sâu sắc.
III. Luyện tập
Đề bài số 1: Có ý kiến cho rằng: "Sự lười biếng không bao giờ dẫn con người đến với thành công"
Anh (chị) suy nghĩ gì về ý kiến trên?
Thân bài:
1. Giải thích
- Sự lười biếng: không chăm chỉ, ỷ lại, ngại khổ, ngại khó, thụ động trong lao động.
- Thành công: những kết quả tốt đẹp, mãn nguyện trong công việc, sự nghiệp và cuộc sống
- Ý nghĩa của ý kiến trên:
Khẳng định vai trò, giá trị của sự chăm chỉ và nỗ lực phấn đấu trong lao động, sẽ quyết định sự thành công của con người trong cuộc sống.
2. Bàn luận
- Khẳng định sự đúng đắn của câu nói.
- Vì sao sự lười biếng không bao giờ dẫn con người đến thành công?
+ Những người lười biếng luôn có cảm giác ngại ngần, chán nản khi bắt tay vào việc gì vì thụ động, ỷ lại, thiếu mục tiêu, ý chí và nghị lực phấn đấu. Ngược lại, những người chăm chỉ, cần cù luôn tìm thấy niềm vui và ý nghĩa trong mọi việc làm. Họ quyết tâm vượt qua khó khăn trở ngại, không nản chí và cố gắng ở mức độ cao nhất để hoàn thành công việc. Vì thế, con người luôn nỗ lực lao động có ý chí vươn lên tất yếu sẽ gặt hái được nhiều kết quả tốt đẹp trong khi những người lười biếng không bao giờ biết đến thành công. Ở đây, ta nhận ra một bài học sâu sắc, một chân lí được rút ra từ cuộc sống thực tế.
- Nêu những tấm gương trong lịch sử bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước trong lao động sản xuất, trong học tập ... nhờ kiên trì phấn đấu không mệt mỏi đã vượt qua bao khó khăn thử thách, khẳng định ý nghĩa lớn lao của lao động và sáng tạo, làm ra của cải vật chất và tinh thần cho bản thân và xã hội.
3. Liên hệ, mở rộng
- Để thành công cần phải chăm chỉ. Tuy nhiên, thành công là kết quả của nhiều yếu tố: năng lực, bản lĩnh, may mắn, thời cơ  nhưng thiếu sự cần cù, chăm chỉ, rèn giũa thì thành công không bền vững, thậm chí còn dễ dẫn đến thất bại.
- Phê phán thực trạng một bộ phận học sinh, sinh viên hiện nay còn lười học, ỷ lại, đua đòi, gây những hậu quả xấu.
Đề bài số 2: Quan niệm của anh (chị) về lòng dũng cảm.
Thân bài
1.Giải thích
- Thế nào là lòng dũng cảm? => lòng dũng cảm là đức tính đẹp, cần được phát huy và nuôi dưỡng trong mỗi con người.
- Dũng cảm là không hèn nhát, không trốn tránh, chối bỏ khó khăn, sẵn sàng đương đầu với mọi thử thách trong cuộc sống.
2.Bình luận
- Khẳng định đây là một đức tính tốt, đẹp của mỗi con người.
- Lòng dũng cảm biểu hiện ở nhiều mặt trong cuộc sống:
+ Đấu tranh trước sự bất bình, chịu xông pha vào hiểm nguy
+ Sẵn sàng đương đầu với mọi khó khăn, loại bỏ cái xấu.
+ Xả thân vì nghĩa, ra tay tương trợ
+ Luôn giúp đỡ, bênh vực kẻ yếu.
- Trong cuộc sống, chiến thắng khó khăn nhất là chiến thắng chính bản thân mình. Bởi vậy, người dũng cảm cũng còn là người biết vượt qua, chiến thắng được chính những khó khăn trở ngại của mình.
- Người dũng cảm là người dám đi đầu, dễ giành được chiến công, khẳng định được vị thế vinh quang.
- Người dũng cảm luôn được mọi người tôn trọng, yêu quí.
3. Liên hệ, mở rộng
- Nêu dẫn chứng những tấm gương dũng cảm trong lịch sử, cuộc sống.
Đề bài số 3:
Suy nghĩ của anh (chị )về trách nhiệm bảo vệ  môi trường sống xanh – sạch – đẹp trong nhà trường của học sinh.
Thân bài
1. Giải thích
- Trong nhịp sống gấp gáp của xã hội hiện đại, có rất nhiều vấn đề cấp thiết, nhức nhối cần được giải quyết một cách hiệu quả. Trong đó, vấn đề về môi trường xanh - sạch - đẹp là vấn đề được quan tâm hàng đầu.
- Trong nhà trường, môi trường xanh - sạch - đẹp là một môi trường trong lành, sạch sẽ, thoáng mát, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giảng dạy, học tập, lao động, vui chơi của cả giáo viên và học sinh.
2. Bình luận
- Xây dựng kế hoạch cụ thể trong việc bảo vệ môi trường, phối kết hợp giữa Ban giám hiệu nhà trường, ban quản sinh, giáo viên và học sinh toàn trường để đạt được hiệu quả cao nhất.
- Phát động thi đua trong toàn trường, xây dựng chỉ tiêu thi đua của từng đơn vị lớp, làm các khẩu hiệu, biểu ngữ về môi trường xanh - sạch - đẹp.
- Thực hiện những việc làm hữu ích cụ thể như quét dọn, lau chùi, trồng cây, giữ gìn bảo vệ của công ...
- Điều quan trọng chính là việc rèn luyện nâng cao ý thức của học sinh, không tuỳ tiện vứt rác bừa bãi, không phá hoại cảnh quan môi trường.
- Trong nhà trường, môi trường xanh - sạch - đẹp sẽ tạo được môi trường học tập tốt cho học sinh, khơi dậy niềm tự hào, thái độ tôn trọng, yêu mến với mái trường.
- Phê phán những học sinh ý thức kém, phá hoại môi trường. Đề ra qui định xử phạt nghiêm khắc đối với những học sinh này.
- Biểu dương, cổ vũ, khích lệ bằng nhiều hình thức với những tấm gương giữ gìn và bảo vệ tốt môi trường, phát động phong trào giữ môi trường xanh - sạch - đẹp.
3.Liên hệ, mở rộng
- Từ môi trường xanh - sạch - đẹp trong nhà trường, hướng tới việc xây dựng môi trường xanh - sạch - đẹp của cộng đồng, xã hội. Qua đó, giáo dục ý thức, tinh thần trách nhiệm đồng thời bồi dưỡng nhân cách tâm hồn của mỗi một học sinh.
ĐỀ 4: Các Mác đã từng nói : “Tình bạn chân chính là viên ngọc quý”.
 Hãy nêu cách giữ gìn tình bạn.
I/ Mở bài: Giới thiệu câu nói của Mác và việc giữ gìn tình bạn.
II/ Thân bài : 
 1/ Giải thích: Tình bạn là gì? Tại sao Mác lại nói : Tình bạn chân chính là viên ngọc quý? 
 Tình bạn là sự kết thân hòan tòan tự nguyện dựa trên sự hiểu biết về tính tình, sở thích, sự đồng cảm của nhau trong quá trình học tập, công tác, sinh họat vui chơikhông phân biệt tuổi tác, giới tính, địa vị xã hội( d/c)
 Tình bạn chân chính là viên ngọc quý bởi có lúc nó mang dáng hình của những viên ngọc giản dị với màu sắc thanh đạm. Nó trong sáng và thánh thiện không nhuốm màu vụ lợi
 2/ phân tích, chứng minh, bình luận : Vai trò và ý nghĩa của tình bạn 
 -Tình bạn đẹp sẽ tô điểm cho cuộc đời. Nó tồn tại giữa cuộc đời như một nguồn sống, một chỗ dựa , một động lực tinh thần cho con người.
 -Tình bạn đem đến một tiếng nói tri âm của lòng mình với một chỗ dựa thân tình vững chắc, như một bàn tay giúp đỡ chia sẻ trong cuộc sống . “ Tình bạn chân chính làm niềm vui tăng lên gấp đôi và nỗi buồn khổ giảm đi một nửa” ( Ba Cơn).
 - Cuộc sống sẽ có ý nghĩa biết bao khi có một người bạn hiểu mình, sẻ chia niềm vui và nỗi buồn cùng mình trong nhịp sống hối hả
 - Trong thực tế, có không ít người nghĩ rằng sẽ không cần đến tình bạn; rằng sẽ luôn tự vượt qua khó khăn gian khổ một mìnhnhưng cũng có lúc học thấy cô đơn, lẻ loi khi không có một người bạn tốt.
3/Điều kiện để giữ được một tình bạn tốt: 
-         Phải chân thành
-         Thẳng thắn 
-         Biết tha thứ
-         Biết vượt qua lòng tự ái và tôn trọng lẫn nhau.
III/ Kết bài : Tình bạn là vô cùng quý giá. Mỗi người cần dùng tấm lòng để giữ gìn và bảo vệ nó 
Đề 5: Bản sắc văn hóa Việt Nam.
 I/ Mở bài : 
-         Có thể nói : văn hóa của nhân loại là những giá trị của đời sống tồn tại và phát triển theo thời gian.
-         Do thời điểm ra đời và điều kiện phát triển khác nhau, nên mỗi dân tộc có một bản sắc văn hóa riêng của mình.
II/ Thân bài: 
 1/ Vậy , trước hết, ta hiểu “văn hóa”là gì” và thế nào là “bản sắc văn hóa”?:
-         Văn hóa là những giá trị vật chất , giá trị tinh thần do con người sáng tạo trong quá trình lịch sử. 
-         Bản sắc văn hóa là những màu sắc , tính chất văn hóa riêng tạo thành đặc điểm chính của một nền văn hóa.
2/Bản sắc văn hóa Việt Nam :
a.       Qúa trình hình thành : 
-         Bắt đầu cách đây bốn nghìn năm khi người Việt cổ biết sống theo gia đình, biết chăn nuôi, trồng trọt và chế tạo và chế tạo đồ gia dụng.
-         Biết là đồ gốm, làm đồ trang sức, chăm lo đời sống tinh thần vật chất của bản thân và cộng đồng.
-         Xuất hiện hững vùng miền văn hóa Đông Sơn, Sa Huỳnh.
b.      Nét riêng trong văn hóa người Việt :
-         Đa dân tộcà mỗi dân tộc có một nét đặc thù văn hóa riêng.
-         Có nền văn minh lúa nước từ lâu đời.
-         Có ngôn ngữ riêng : chữ Nôm, chữ Quốc ngữ.
-         Có nền văn hóa dân gian và văn hóa thành văn phong phú và đa dạng.
-         Có sự phân hóa về văn hóa ở mỗi vùng miền.
-         Có sự tiếp thu một cách sáng tạo và có chọn lọc những tinh hoa văn hóa nước ngoài. 
=> Tất cả những điều đó đã góp phần hình thành và tạo nên bản sắc văn hóa của dân tộc Việt.
 3/ Sự hòa nhập văn hóa Việt trong thời đại kinh tế thị trường :
 + Tích cực quảng bá hình ảnh Việt Nam với thế giới.(d/c)
 + Tiếp thu không ngừng tinh hoa văn hóa các dân tộc trên thế giới.
 + Tiếp biến có chọn lọc , không làm mất đi bản sắc văn hóa dân tộc Việt.
III/ Kết bài : 
-         Khẳng định sự đa dạng và phong phú của văn hóa Việt Nam.
-         Đề ra phương pháp bảo vệ bản sắc văn hóa của dân tộc ta.
+ Bảo vệ các di sản , di tích văn hóa vật thể và phi vật thể.
+ Tiếp tục tiếp thu văn hóa nhân loại và phát triển văn hóa bản địa. 
 Đề 6
Nói về giá trị của sách, Gherans đã từng nói : “Tôi đọc sách không những để mở mang trí tuệ mà còn để nâng cao tâm hồn”. Anh/ chị hiểu ý kiến trên như thế nào?
I/ Mở bài: 
-         Puskin từng nói: “Đọc sách là cách học tốt nhất”.
-         E-Bur-ke cũng đã nói : “ Đọc cuốn sách hay cũng như được trò chuyện với người thông minh”.
-         Đọc sách là chúng ta vừa được học vừa được trò chuyện với người thông minh.Bởi vậy, mà Ghêrans đã nói : “ Đọc sách không những để mở mang trí tuệ mà còn để nâng cao tâm hồn”.
II/ Thân bài:
 1/ Sách là gì? ( giải thích)
-         Sách là sản phẩm tinh thần của con người .
-         Sách là kho tàng tri thức vô tận của nhân loại.
 2/ Vai trò và tác dụng của việc đọc sách:( phân tích , chứng minh).
 a/ Đọc sách giúp mở mang trí tuệ :
-         Sách cung cấp nguồn tri thức khổng lồ được đúc kết từ nhiều phương diện nên đọc sách giúp ta mở rộng, nâng cao tầm hiểu biết của mỗi người tên nhiều lĩnh vực. 
 b/ Đọc sách còn giúp nâng cao tâm hồn: 
-         Sách chuyên môn ( sách giáo khoa, sách tham khảo) giúp tữ tin để vượt qua những gì mình cần phải làm trong cuộc sống.
-         Sách về các lĩnh vực xã hội, cuộc sống giúp ta nhìn thấu cuộc đời, làm chủ được mình trước cuộc đời.
-         Sách về các lĩnh vực văn hóa , địa lý, lịch sử giúp ta tìm thấy những điều tốt đẹp của cuộc đời, nuôi dưỡng ước mơ
-         Đọc sách còn để đáp ứng nhu cầu giải trí lành mạnh cho mọi người. 
 3/ Thực trạng của việc đọc sách hiện nay ( bình lụân)
a.       Phê phán hiện tượng lười đọc sách à hình thành thói quen đọc sách một cách khoa học, có hiệu quả.
b.      Phê phán việc đọc sách thiếu lựa chọn à Phải biết lựa chọn sách để đọc, thể hiện văn hóa đọc . 
III/ Kết bài : 
-         Sách là kho tàng tri thức có giá trị bền vững.
-         Câu nói của Ghêrans có ý nghĩa khẳng định vai trò và tác dụng của sách và việc đọc sách cho mỗi người.
-         Hãy tận dụng thời gian và sức lực của mình vào việc đọc sách khi chưa quá muộn. 
 ---------------------------------- 
Đề 7
Điều đáng quý nhất trong cuộc sống 
I/ Mở bài : 
 - Cuộc sống thật nhiều điều đáng quý.
 - Nhưng có thể nói : điều quý nhất trên cuộc đời chính là tình yêu và lòng nhân ái.
II/ Thân bài :
 1/ Tình yêu : 
-         Là tình cảm cao đẹp của nhân loại.
-         Tình yêu có thể được hình thành , tồn taị dựa trên 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_van_hoc_thcs.doc