Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiếng Việt: Sự phát triển của từ vựng

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

- Nắm được một trong những cách quan trọng để phát triển của từ vựng tiếng Việt là biến đổi và phát triển nghĩa của từ trên cơ sở nghĩa gốc.

- Hai phương thức phát triển nghĩa của từ.

2. Kĩ năng:

- Nhận biết ý nghĩa của từ ngữ trong các cụm từ và trong văn bản.

- Phân biệt các phương thức tạo nghĩa mới của từ ngữ với các phép tu từ ẩn dụ, hoán dụ.

KĨ NĂNG SỐNG:

- Tự nhận thức: Nhận thức được sự phát triển của từ vựng tiếng Việt rất quan trọng.

- Làm chủ bản thân: Lựa chọn và sử dụng từ phù hợp với mục đích giao tiếp.

- Giao tiếp: Trao đổi về sự phát triển của từ vựng tiếng Việt, tầm quan trọng của việc trau dồi vốn từ và hệ thống hóa những vấn đề cơ bản của từ vựng tiếng Việt.

3. Thái độ:

- Phát triển nghĩa của từ dựa trên cơ sở nghĩa gốc.

 

doc 12 trang Người đăng trung218 Lượt xem 13773Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiếng Việt: Sự phát triển của từ vựng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thảo luận cặp và trình bày kết quả.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 2.
- Gợi ý và hướng HS cách làm.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 4.
- Làm mẫu từ “hội chứng” và chia nhóm cho HS làm các từ tiếp theo.
- Các nhóm nhận xét, bổ sung.
GV: Yêu cầu lớp chia 4 nhóm:
- Nhóm 1+ 2: Thảo luận đặt tình huống có sử dụng hai từ và chỉ ra hai từ đó từ nào là từ mang nghĩa gốc, từ nào là từ mang nghĩa chuyển.
- Nhóm 3+4: lên bảng thi tiếp sức ghi những từ được phát triển theo nghĩa gốc của các từ.
 GV? Sự phát triển của từ vựng giúp ích gì cho Tiếng Việt? 
I. Sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ:
1. Ví dụ:
VD 1: Bủa tay....... bồ kinh tế
- Từ “ kinh tế”: trị nước cứu đời (nghĩa cũ ).
- Nghĩa mới: hoạt động của con người trong lao động sản xuất, trao đổi, phân phối và sử dụng của cải vật chất làm ra.
VD 2:
a, Xuân(1): mùa xuân trong năm → nghĩa gốc.
 Xuân(2): tuổi trẻ (ẩn dụ )
→ nghĩa chuyển.
b, Tay(1): bộ phận phía trên cơ thể → nghĩa gốc.
 Tay(2): người chuyên hoạt động hay giỏi về một môn 
( nghề ) nào đó → nghĩa chuyển ( hoán dụ ).
2. Ghi nhớ: SGK/56
II. Luyện tập:
1. Nhận biết nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ.
 Từ “ chân”.....
 Chân (1): nghĩa gốc
 Chân (2): nghĩa chuyển
 ( hoán dụ)
 Chân (3): nghĩa chuyển ( ẩn dụ ) 
 Chân (4): nghĩa chuyển ( ẩn dụ )
2. Nhận biết các PTPT nghĩa của từ.
Từ điển tiếng Việt...
 Cách dùng “trà” trong những cách trên là cách dùng với nghĩa chuyển.
 → Là sản phẩm từ thực vật được chế biến thành dạng khô.
4. Xác định nghĩa của từ trong cụm từ và câu.
 Hãy tìm ví dụ...
a, Hội chứng viêm đường hô hấp cấp rất nguy hiểm.
 Thất nghiệp và lạm phát là hội chứng của tình trạng suy thoái nền kinh tế.
5. Tìm các ví dụ về nghĩa của từ nhiều nghĩa
6. Phân biệt phép ẩn dụ tu từ và phương thức ẩn dụ trong việc tạo nghĩa của từ mới.
4. Củng cố:
Nêu sự phát triển của từ vựng và các phương thức để phát triển từ vựng.
5. Dặn dò:
- Học bài, làm bài tập còn lại: 3,5/56,57.
- Đọc một số mục từ trong từ điển và xác định nghĩa gốc, nghĩa chuyển của từ đó. Chỉ ra trình tự trình bày nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ đó. Chỉ ra trình tự trình bày nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ trong từ điển.
- Soạn bài Hoàng Lê nhất thống chí .
+ Đọc kỹ văn bản.
+ Đọc các ví dụ và trả lời câu hỏi SGK. 
+ Làm các bài tập phần Luyện tập.
 ***************************************************
Tuần 5
Tiết 22
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
Văn bản
 Đọc thêm 
CHUYỆN CŨ TRONG PHỦ CHÚA TRỊNH
(Trích Vũ trung tuỳ bút)
 Phạm Đình Hổ 
A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
	1.Kiến thức:
	-Sơ giản về thể văn tuỳ bút thời trung đại.
	- Cuộc sống xa hoa của vua chúa, sự nhũng nhiễu của bọng quan lại thời Lê- Trịnh
	-Những đặc điểm nghệ thuật của một văn bản viết theo thể loại tuỳ bút thời kì trung đại ở Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh.
	2.Kĩ năng:
	-Rèn kĩ năng đọc văn bản
	-Đọc hiểu văn bản tuỳ bút thời trung đại
	-Tìm hiểu một số địa danh, chức sắc, nghi thức thời Lê-Trịnh.
	3.Thái độ:
 Có cái nhìn đúng đắn về triều đại PKVN từ đó thêm yêu quý cuộc sống xã hội ngày nay
B.CHUẨN BỊ:
-GV: Sách GK, giáo án
-HS: Đọc trước bài, soạn bài trả lời các câu hỏi SGK.
C.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1.Ổn định tổ chức
2.Kiểm tra bài cũ
3.Bài mới:
Hoạt động 1. Giới thiệu
Hoạt động 2. Nội dung bài
HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
Hướng dẫn đọc-Chú thích:
-HS đọc văn bản, từ đó tìm hiểu từ khó 
-HS tìm hiểu tác giả
-HS tìm hiểu tác phẩm:
?Cho biết những hiểu biết của em về Vũ trung tuỳ bút? Xuất xứ của văn bản?
HD đọc-hiểu văn bản
*Nội dung:
*Tìm hiểu Cuộc sống hưởng thụ của Trịnh Sâm
?Em hãy cho biết tác giả đã miêu tả cuộc sống hưởng thụ của Trịnh Sâm như thế nào?
*Thói nhũng nhiễu của bọn quan lại:
?Bọn quan lại của phủ chúa đã có những thủ đoạn và hành động nhũng nhiễu như thế nào đối với người dân?
*Tìm hiểu thái độ của tác giả:
?Qua giọng điệu, cách dùng từ ngữ, tác giả đã thể hiện thái độ gì?
*Nghệ thuật
?Nhận xét về sự lựa chọn ngôi kể của tác giả?
?Nhận xét về thủ pháp miêu tả của tác giả?
?Nhận xét về cách sử sụng ngôn ngữ của tác giả?
*Ý nghĩa văn bản:
?Qua văn bản, tác giả muốn đề cập đến vấn đề gì?
HD HS làm bài tập.
I. Tìm hiểu chung:
2.Tác giả:
 SGK
3. Tác phẩm:
 SGK
II. Đọc-hiểu văn bản
1. Đọc-từ khó: (SGK)
2. Tìm hiểu văn bản:
1.Nội dung:
a.Cuộc sống hưởng thụ của Trịnh Sâm:
-Thú chơi đèn đuốc, bày đặt nghi lễ, xây dựng đền đài-Thú chơi trân cầm dị thú, cổ mộc quái thạch, chậu hoa cây cảnh
--> cuộc sống nhà chúa thật xa hoa
b.Thói nhũng nhiễu của bọn quan lại:
-Thủ đoạn: nhờ gió bẻ măng, vu khống
-Hành động: doạ dẫm, cướp, tống tiền
c.Thái độ của tác giả:
Qua giọng điệu, qua một số từ ngữ lột tả bản chất của bọn quan lại. từ ngữ, tác giả đã lột tả bản chất của bọn quan lại.
2.Nghệ thuật:
-Lựa chọn ngôi kể phù hợp
-Lựa chọn sự việc tiêu biểu, có ý nghĩa phản ánh bản chất sự việc con người.
-Miêu tả sinh động
-Sử dụng ngôn ngữ khách quan nhưng vẫn thể hiện rõ thái độ bất bình của tác giả trước hiện thực.
3.Ý nghĩa văn bản:
Hiện thực lịch sử và thái độ của “kẻ thức giả” trước những vấn đề của cuộc sống xã hội.
4. Củng cố: Cuộc sống hưởng thụ của Trịnh Sâm được miêu tả như thế nào?
	5. Dặn dò: Học bài, làm bài tập, chuẩn bị bài Hoàng Lê nhất thống chí
	**********************************************************
Tuần 5
Tiết 23,24
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
Văn bản:
HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ
( Trích hồi thứ mười bốn )
 - Ngô Gia Văn Phái -
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức:
- Bước đầu làm quen với thể loại tiểu thuyết chương hồi.
- Hiểu được diễn biến truyện, giá trị nội dung, nghệ thuật của đoạn trích.
- Những hiểu biết chung về nhóm tác giả thuộc Ngô gia văn phái, về phong trào Tây Sơn và người anh hùng dân tộc Quang Trung- Nguyễn Huệ.
- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm viết theo thể loại tiểu thuyết chương hồi.
- Một trang sử oanh liệt của dân tộc ta: Quang Trung đại phá 20 vạn quân Thanh, đánh đuổi giặc xâm lược ra khỏi bờ cõi.
2. Kĩ năng:
- Quan sát các sự việc được kể trên bản đồ.
- Cảm nhận sức trỗi dậy kì diệu của tinh thần dân tộc, cảm quan hiện thực nhạy bén, cảm hứng yêu nước của tác giả trước những sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc.
- Liên hệ những nhân vật, sự kiện trong đoạn trích với những văn bản liên quan.
Giáo dục kĩ năng sống: 
-Suy nghĩ sáng tạo: Phân tích, bình luận về hình ảnh mâu thuẫn của vua Quang Trung với tướng giặc.
- Xác định giá trị bản thân: Trân trọng lịch sử, sống có trách nhiệm với bản thân.
- Giao tiếp: Suy nghĩ trình bày giá trị nội dung nghệ thuật của tác phẩm.
3. Thái dộ:
- Thể hiện tinh thần yêu nước, luôn học tập theo gương các anh hùng đã góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh, không bóng giặc ngoại xâm.
B. CHUẨN BỊ. 
GV: - Các phuơng pháp, kĩ thuật dạy học: 
 + Động não: tìm hiểu những chi tiết thể hiện hình ảnh người anh hùng dân tộc N.Huệ
 + Thảo luận nhóm : trình bày trong một phút về giá trị nội dung, ngthuật của đoạn trích
 +Viết sáng tạo: cảm nghĩ về hình ảnh anh hùng Nguyễn Huệ trong lịch sử được thể hiện qua đoạn trích.
 -Bảng phụ, tài liệu tham khảo.
HS: Đọc và soạn bài.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp.
2. KTBC: Kiểm tra vở soạn của HS
3. Bài mới: 
Hoạt động 1. Giới thiệu bài: Giới thiệu người anh hùng Nguyễn Huệ và tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí.
Hoạt động 2. HDTH nội dung bài
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
HDHS hiểu những nét chính về tác giả, tác phẩm.
? Nêu những hiểu biết của em về tác giả Ngô Gia Văn Phái.
- Dựa vào tư liệu lịch sử cung cấp thêm những hiểu biết về tác giả Ngô Thì Chí, Ngô Thì Du.
- Cho biết vài nét về tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí.
- Nhắc lại XHVN giai đoạn cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19 và khẳng định Hoàng Lê nhất thống chí là tác phẩm văn xuôi có quy mô lớn nhất và đạt được những thành công xuất sắc về nghệ thuật.
? Theo em, tiểu thuyết chương hồi có nguồn gốc từ đâu.
- Giải thích thêm.
- HD HS đọc VB và tìm hiểu từ khó
- HDHS tóm tắt văn bản và phân đoạn.
- Yêu cầu 1-2 HS tóm tắt văn bản, HS khác nhận xét.
- GV nhận xét và tóm tắt:
- Nội dung tác phẩm: tái hiện chân thực bối cảnh lịch sử đầy biến động ở nước ta trong khoảng 30 năm cuối thế kỉ XVIII và mấy năm đầu thế kỉ XIX. Khởi đầu là sự sa đọa, thối nát đến cực độ của các tập đoàn phong kiến cao nhất. Các ông vua thời Lê Mạc: Lê Chiêu Thống đê hèn trước giặc Mãn Thanh, vua cuối cùng Lê Duy Mật “cục thịt trong cái túi da” , chúa Trịnh Sâm hoang dâm vô độ, say mê Đặng Thị Huệ bỏ con trưởng, lập con thứ gây nên loạn Sự tranh giành quyền lực giữa các phe phái phong kiến đến hồi quyết liệt. Cuộc nổi dậy đầy khí thế của phong trào khởi nghĩa nông dân Tây Sơn đánh tan quân xâm lược Mãn Thanh, lập nên triều đại Tây Sơn. Triều đại Tây Sơn ngắn ngủi, chúa Nguyễn dần dần khôi phục thế lực, dẹp Tây Sơn, lập vương triều mới (1802). Kết thúc tác phẩm là tình cảnh thảm hại, nhục nhã của vua tôi Lê Chiêu Thống khi nương thân ở nước ngoài.
? Văn bản trên có thể chia làm mấy phần, nêu nội dung từng phần?
Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung văn bản.
? Đoạn trích Hồi thứ 14 xoay quanh những nhân vật nào?
- Gọi 1 HS đọc lại phần một.
? Khi nghe giặc đến thành Thăng Long và việc vua Lê thụ phong, thái độ của Nguyễn Huệ ra sao?
- Chỉ ra và phân tích hành động tức giận, hành động họp các tướng sĩ...
? Thái độ và hành động đó nói lên điều gì?
? Trong hơn một tháng Nguyễn Huệ đã làm khá nhiều việc, theo em đó là những việc nào? (chú ý thời gian từ 24/11 đến 30/12).
- Nhận xét và tóm tắt 7 việc làm chính.( HS TL nhóm)
HS: Thảo luận nhóm trong 3 phút và thay phiên nhau trình bày.
? Vì sao Quang Trung làm lễ lên ngôi trước khi ra trận?
? Qua những việc làm trên nói lên điều gì ở người anh hùng Nguyễn Huệ?
- Yêu cầu 2 HS đọc từ “vua Quang Trung cưỡi voi..... sợ gì chúng”.
? Đoạn văn gợi ra tính cách gì ở người anh hùng.
? Theo em, sự sáng suốt và nhạy bén của Quang Trung thể hiện ở những mặt nào?
- Chú ý những lời phủ dụ quân lính của Nguyễn Huệ.
? Em có nhận xét gì về những lời phủ dụ trên.
- GV: tuy nó ngắn gọn nhưng sâu sắc, kích thích lòng yêu nước và truyền thống quật cường của dân tộc.
- Nhắc lại việc làm này giống như việc làm của Trần Quốc Tuấn khi nói với binh sĩ trong bài Hịch Tướng Sĩ.
- Yêu cầu HS chú ý lời của Quang Trung khi nói chuyện với Sở, Lân.
? Qua những lời nói ấy, một lần nữa khẳng định ở Quang Trung điều gì?
? Trong việc chỉ huy đội quân thần tốc, Quang Trung có những kế hoạch nào?
? Cuộc hành quân ấy nói lên điều gì?
- Hình ảnh Quang Trung trong chiến trận hiện ra rất đẹp, chi tiết nào nói lên điều đó? (chú ý đoạn “nửa đêm 3/1.... rồi kéo vào thành” ).
? Tại sao các tác giả Ngô gia văn phái vốn trung thành với nhà Lê lại có thể viết hay về người anh hùng Nguyễn Huệ như vậy (HS thảo luận ).
CHUYỂN TIẾT
- Yêu cầu HS đọc phần 3.
? Phần này miêu tả hình ảnh của ai? (HS phát hiện chân dung quân tướng nhà Thanh ).
? Quân Thanh do ai cầm đầu? Hãy nêu vài nét về nhân vật này?
? Trước khi đối mặt với quân Tây Sơn, thái độ của hắn ra sao?
? Khi quân Tây Sơn đến, bọn chúng đã hành động như thế nào?
? Em có nhận xét gì về ngòi bút của tác giả qua các chi tiết trên? (phát hiện nghệ thuật miêu tả). Qua đó gợi cho người đọc điều gì?
? Quân Thanh thì thất bại thảm hại như vậy, còn số phận bọn vua tôi bán nước thì sao?
- Cung cấp thông tin Lê Chiêu Thống khi chạy sang Trung Quốc.
? Để khắc họa những chân dung trên, tác giả đã sử dụng những nghệ thuật nào?
? Ngòi bút của tác giả khi miêu tả cuộc tháo chạy của quân Thanh và vua Lê Chiêu Thống có gì khác nhau? Vì sao?
HDHS khái quát lại nội dung chính.
? Qua văn bản trên, tác giả muốn thể hiện điều gì.
? Đoạn trích có những nghệ thuật gì đặc sắc.
Khái quát lại và gọi HS đọc ghi nhớ.
GV: Văn bản đã ghi lại những hiện thực như thế nào về đất nước và anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ?
- GV treo bảng phụ phần tổng kết , gọi học sinh đọc.
Hướng dẫn học sinh luyện tập, củng cố.
- Tên tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí có nghĩa là gì?
- Hãy phát biểu cảm nghĩ của em về hình tượng người anh hùng Nguyễn Huệ?
I. Tìm hiểu chung:
1.Tác giả: 
 Nhóm tác giả thuộc họ Ngô Thì, quê ở Hà Tây.
2. Tác phẩm:
- Viết bằng chữ Hán theo kiểu tiểu thuyết chương hồi (gồm 17 hồi ).
- Trích hồi thứ 14.
3. Đọc, từ khó.
4. Tóm tắt văn bản và tìm bố cục:
a. Tóm tắt:
b. Bố cục: gồm 3 phần
- Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, cầm quân diệt giặc.
- Cuộc hành quân và chiến thắng lẫy lừng của vua Quang Trung.
- Cuộc đại bại của quân giặc và tình trạng thảm hại của vua Lê Chiêu Thống.
II. Phân tích:
1. Hình tượng Nguyễn Huệ:
- Ngày 20,21,22,24 tháng 11, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế và xuất quân ra bắc ngày 25 tháng chạp năm Mậu Thân(1788).
- Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc, gặp Nguyễn Thiếp, tuyển mộ quân lính, duyệt binh, phủ dụ tướng sĩ ở Tam Điệp.
- Trí tuệ sáng suốt, nhạy bén :
 + trong việc phân tích tình hình thời cuộc và thế tương quan chiến lược giữa ta và địch.
+ trong việc xét đoán và dùng người.
--> Ý chí quyết thắng và tầm nhìn xa trông rộng.
- Tài dụng binh như thần.
- Trong trận chiến: oai phong, lẫm liệt.
→ Là người hành động mạnh mẽ, quyết đoán. Là người lo xa, luôn xông xáo, nhanh nhẹn và quả quyết.
=> tôn trọng lịch sử và ý thức dân tộc, không thể phủ nhận hình ảnh Quang Trung để dung túng cho vua Lê
2. Chân dung quân tướng nhà Thanh và bọn vua tôi phản nước:
a, Quân tướng nhà Thanh:
- Kiêu căng, chủ quan, chỉ lo ăn chơi.
- Khi quân Tây Sơn đến, tướng Tôn Sĩ Nghị và binh lính bỏ chạy hoảng loạn.
→ Sự thất bại thảm hại.
b, Bọn vua tôi bán nước:
- Hình ảnh vua quan Lê Chiêu Thống đớn hèn, nhục nhã, số phận gắn chặt với bọn giặc xâm lược
 → Kể chuyện xen miêu tả rất sinh động.
III. Tổng kết:
1. Nghệ thuật:
- Cách trần thuật đặc sắc: Ghi lại những sự kiện lịch sử diễn biến gấp gáp, khẩn trương qua từng mốc thời gian.
- Miêu tả cụ thể từng hành động, lời nói của nhân vật chính,từng trận đánh và những mưu lược tính toán, thế đối lập giữa hai đội quân 
- Hình ảnh người anh hùng Nguyễn Huệ được khắc họa khá đậm nét, có tính cách quả cảm, mạnh mẽ, có trí tuệ sáng suốt, có tài dụng binh như thần, là người có tổ chức và là linh hồn của những chiến công vĩ đại.
2. Ý nghĩa văn bản:
- Văn bản ghi lại hiện thực lịch sử hào hùng của dân tộc ta và hình ảnh người anh hùng Nguyễn Huệ trong chiến thắng mùa xuân năm Kỉ Dậu (1789)
4. Củng cố:
- GV cũng cố lại bài học theo bản đồ tư duy.
5. Dặn dò:
- Học bài, tóm tắt lại tác phẩm.
- Tìm những chi tiết nói về hình tượng vua Quang Trung trong trận chiến. Chân dung quân tướng nhà Thanh và bọn vua tôi bán nước.
- Nắm được diễn biến các sự kiện lịch sử trong đoạn trích.
- Cảm nhận và phân tích được một số từ Hán Việt thông dụng được sử dụng trong VB.
- Soạn bài : Sự phát triển của từ vựng – tiếp theo.
+ Đọc và trả lời các câu hỏi phần ví dụ.
+ Làm các bài tập phần Luyện tập.
 ********************************************
Tuần 5
Tiết 25
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
Tiếng Việt
 SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG(Tiếp theo)
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức: 
- Nắm được một trong những cách quan trọng để phát triển của từ vựng tiếng Việt là tạo từ ngữ mới và mượn từ ngữ tiếng nước ngoài.
- Việc tạo từ ngữ mới.
- Việc mượn từ ngữ tiếng nước ngoài.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết từ ngữ mới được tạo ra và những từ ngữ mượn của tiếng nước ngoài.
- Sử dụng từ ngữ mượn tiếng nước ngoài phù hợp.
KĨ NĂNG SỐNG :
- Tự nhận thức: Nhận thức được sự phát triển của từ vựng tiếng Việt rất quan trọng.
- Làm chủ bản thân: Lựa chọn và sử dụng từ phù hợp với mục đích giao tiếp.
- Giao tiếp: Trao đổi về sự phát triển của từ vựng tiếng Việt, tầm quan trọng của việc trau dồi vốn từ và hệ thống hóa những vấn đề cơ bản của từ vựng tiếng Việt.
3. Thái độ: 
- Phát triển nghĩa của từ dựa trên cơ sở nghĩa gốc.
B. CHUẨN BỊ:
- GV: - Các phương pháp dạy học: Phân tíchtình huống, thực hành có hướng dẫn để hiểu sự phát triển của từ vựng.
 - Một số ví dụ và tình huống liên quan đến sự phát triển của nghĩa từ ngữ.
HS: - Tìm hiểu bài.
 - Ôn lại kiến thức tiếng Việt: từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ nhiều nghĩa, từ đồng âm... Tìm các tình huống, từ mới có liên quan đến sự phát triển về nghĩa.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp. 
 2. Kiểm tra 15 phút 
Trường THCS Ngô Mây
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT
MÔN: NGỮ VĂN 9
 Mức độ
Tên chủ 
đề
Nhận Biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
TN
TL
TN
TL
TL
TL
“Phong cách Hồ Chí Minh”
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Nhận biết
 vinh danh của Hồ Chí Minh
1
0,5đ
5%
Hiểu nội dung chính của bài
1
0,5đ
5%
2
1đ
10%
“ Đấu tranh cho một thế giới hòa bình”
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Nhận biết thể loại của văn bản
1
0,5đ
5%
Hiểu những đặc sắc về nghệ thuật
1
0,5đ
5%
2
1đ
10%
Các phương châm hội thoại
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Nhận biết phương châm về chất ,đặc điểm tình huống giao tiếp
3
1,5đ
15 %
Hiểu thành ngữ “lúng búng .....”
1
0,5đ
5%
4
2đ
20%
Văn bản “Tuyên bố thế giới ...”
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Nhận biết vấn đề chính của bản tuyên bố
1
0,5đ
5%
1
0,5đ
5%
Truyện “Chuyện người 
con gái Nam Xương”
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Nhận biết
 nhân vật chính, ý nghĩa của lời thoại của nhân vật
2
1 đ
10%
Hiểu nội dung chính, tên truyện
2
1đ
10%
 4
2đ
20%
Tên tác giả, tác phẩm
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Nhận biết
tên tác giả,
tác phẩm
 4
2,đ
20%
4
2đ
20%
Các phương châm hội thoại
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1
2,5đ
25%
Xây dựng cuộc thoại có sử dụng phương châm quan hệ và phương châm lịch sự
2
1,5đ
15%
Tổng số câu
Tổng điểm
Tỉ lệ %
15 câu
4 câu
1 câu
20 câu
6,5 điểm
65%
2 điểm
20%
1,5điểm
15%
10 điểm
100%
Trường THCS Ngô Mây
Họ và tên:...............................
Lớp: 9...........
 KIỂM TRA 15 PHÚT
MÔN: NGỮ VĂN 9
Thời gian làm bài: 90 phút
A. Trắc nghiệm ( 6,5 điểm)
I- Hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất trong các câu sau 
Câu 1: Chủ tịch Hồ Chí Minh được UNESCO tôn vinh là:
Nhà cách mạng lỗi lạc.
Người chiến sĩ cộng sản vĩ đại.
Là tinh hoa và khí phách của người Việt Nam.
Là anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới.
Câu 2: Những ý chính trong bài “Phong cách Hồ Chí Minh” là những ý nào?
Một cuộc đời cách mạng truân chuyên.
Người đi nhiều nơi, học hỏi nhiều nền văn hóa, văn minh thế giới, nói thành thạo nhiều thứ tiếng.
Nếp sống của Người giản dị, thanh đạm.
Một cuộc đời cách mạng truân chuyên, Người đi nhiều nơi, học hỏi nhiều nền văn hóa, văn minh thế giới, nói thành thạo nhiều thứ tiếng, nếp sống giản dị, thanh đạm.
Câu 3: Văn bản “ Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” của nhà văn
G.G. Mác- két được viết theo phương thức biểu đạt nào là chính?
 A. Nghị luận B. Biểu cảm C. Miêu tả D.Thuyết minh 
Câu 4: Nét đặc sắc về nghệ thuật lập luận của tác giả G.G.Mác- két trong đoạn văn nói về chương trình dự kiến cứu trợ về y tế, thực phẩm, giáo dục của UNICEP là gì?
 A. Nêu số liệu để so sánh B. Nêu số liệu để giải thích và chứng minh
 C. Nêu số liệu để so sánh và suy luận D. Tất cả A, B, C đều đúng
Câu 5: Thành ngữ “ Lúng búng như ngậm hột thị” có nghĩa là:
Chỉ một người ăn thị ngậm hạt 
Chỉ cách nói dài dòng, rườm rà
Chỉ cách nói ấp úng, không thành lời, không rành mạch
Khuyên ăn thị không nên ngậm hạt
Câu 6 :Tuân thủ phương châm hội thoại về chất khi giao tiếp có nghĩa là :
Vừa nói vừa đánh trống lảng
Nói quanh co, dài dòng, lê thê
Không nói những điều mà mình không tin là đúng, hay không có bằng chứng xác thực
Câu 7 : Các câu thành ngữ ( Nói có sách mách có chứng, biết thì thưa thốt không biết thì dựa cột mà nghe) nhắc nhở người nói cần chú ý đến phương châm hội thoại nào trong giao tiếp ?
 A. Phương châm về lượng B. Phương châm về chất
 C. Phương châm quan hệ D. Phương châm cách thức
Câu 8 :Vấn đề mà bản « Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em » nêu lên là gì ?
 A.Về sự sống còn của trẻ em
 B.Về quyền được bảo vệ của trẻ em
 C.Về quyền được phát triển của trẻ em
 D.Về sự sống còn, quyền được bảo vệ, quyền được phát triển của trẻ em
Câu 9 : Trong các câu hỏi sau, câu nào không liên quan đến đặc điểm của tình huống giao tiếp ?
 A. Nói với ai ? B. Nói ở đâu ?
 C. Nói với thái độ như thế nào ? D. Nói khi nào ? 
Câu 10: Giá trị nội dung của “Chuyện người con gái Nam Xương” là:
 A. Câu chuyện kể về cái chết oan ức của Vũ Nương đã tố cáo chế độ phong kiến suy tàn, quan niệm hẹp hòi, hà khắc đã làm cho những người phụ nữ xinh đẹp nết na không thể sống một cuộc sống bình thường mà phải chết oan uổng.
 B. Câu chuyện kể về một gia đình hạnh phúc, hòa thuận.
 C. Câu chuyện kể về một người vợ không thủy chung khi chồng đi xa.
 D. Câu chuyện kể về cuộc chiến tranh phi nghĩa. 
Câu 11 :Em hiểu thế nào về tên tác phẩm « Truyền kỳ mạn lục » của Nguyễn Dữ ?
A. Những chuyện hoang đường. 
B. Ghi chép lại những câu chuyện kỳ lạ.
C. Ghi chép lại những câu chuyện kỳ lạ được lưu truyền.
D. Ghi chép tản mạn những chuyện kỳ lạ được lưu truyền trong dân gian.
Câu 12 : Nhân vật chính của « Chuyện người con gái Nam Xương » là ai ?
 A. Vũ Nương Và Linh Phi B. Vũ Nương và Trương Sinh
 C. Bé Đản Và Vũ Nương D. Phan Lang Và Linh Phi
Câu 13 :Câu văn sau nói lên ước mong gì của Vũ Nương khi tiễn chồng lên đường ra trận ?
« Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ mong ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi »
Vũ Nương không màng công danh phú quý.
Vũ Nương chỉ mong ngày chồng trở về được bình yên.
Vợ chồng đoàn tụ hạnh phúc.
 Vũ Nương không màng công danh phú quý, chỉ mong ngày chồng trở về được bình yên, vợ chồng đoàn tụ hạnh phúc.
II- Nối một vế trong tập hợp A với một vế phù hợp trong tập hợp B (2 điểm)
A. Tên tác giả
B. Tên tác phẩm
 1. Phong cách Hồ Chí Minh
 a. Nguyễn Du
 2. Đấu tranh cho một thế giới hòa bình
 b. Lê Anh Trà
 3. Chuyện người con gái Nam Xương
 c. G.G. Mác- két
 4. Hoàng Lê nhất thống chí
 d. Nguyễn Dữ
 e. Nhóm tác giả Ngô gia văn phái
1.......... .... 2.................. 3..................... 4........................
 III. Viết đoạn hội thoại( 2 điểm)
 - Câu 1: Viết lại một cuộc thoại ngắn, tuân th

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_5_Hoang_Le_nhat_thong_chi_Hoi_thu_muoi_bon.doc