Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 4 đến tiết 9

I/ Mục tiêu bài dạy:

- Kiến thức: Giúp HS củng cố lại kiến thức về đoạn văn theo các phép phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp.

- Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận.

- GD: lòng say mê học tập bộ môn.

II/ Chuẩn bị:

 1. giáo viên: - giáo án, sgk, tài liệu tham khảo.

 2. học sinh: - ôn tập lại kiến thức

III/ Tiến trình bài dạy:

 1. Kiểm tra: đồ dùng học tập của HS.

 2. Bài mới:

 

doc 17 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1447Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 4 đến tiết 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p luận đi từ cái đã biết để suy ra cái chưa biết mà mọi người đều phải thừa nhận vì giữa cái chưa biết và cái đã biết có những nét tương tự nhau.
+So sánh tương phản: là cách lập luận theo kiểu đối chiếu đối tượng này với đối tượng khác trong sự tương phản lẫn nhau để nhằm khẳng định một trong hai đối tượng mà lập luận cần hướng tới.
? Thế nào là lập luận theo cách nhân quả ?
- Là cách lập luận đi từ nguyên nhân hoặc chỉ ra mối quan hệ nhân quả theo cách liên hoàn.
- Suy nghĩ, trả lời.
- Nhận xét, bổ sung.
- Suy nghĩ, trả lời.
- Nhận xét, bổ sung.
- Suy nghĩ, trả lời.
- Nhận xét, bổ sung.
- Suy nghĩ, trả lời.
- Nhận xét, bổ sung.
- Suy nghĩ, trả lời.
- Nhận xét, bổ sung.
- Suy nghĩ, trả lời.
- Nhận xét, bổ sung.
I/ Xây dựng lập luận theo các thao tác trình bày.
1- Giải thích:
*Có 4 cách giải thích sau:
- Nêu nguyên nhân xuất hiện của vấn đề.
- Làm sáng tỏ các khía cạnh khác nhau của vấn đề.
- Xem xét mối quan hệ giữa các khía cạnh khác nhau của vấn đề.
- Chỉ ra tác động qua lại giữa vấn đề được xem xét.
2- Chứng minh.
-Chứng minh là làm sáng tỏ vấn đề bằng dẫn chứng và lí lẽ: người đọc và người nghe tin vào vấn đề trình bày.
- Dẫn chứng...
3- Bình luận.
Là bày tỏ ý kiến về một vấn đề, đánh giá bản chất ý nghĩa của vấn đề, khẳng định tính đúng, sai, mở rộng vấn đề, giải quyết một cách triệt để và toàn diện.
- Kết hợp cả bình và luận để vấn đề có sức thuyết phục.
4- So sánh:
-Có 2 cách:
+So sánh tương đồng.
+So sánh tương phản.
5- Nhân quả.
- Đi từ cách thức lập luận nguyên nhân đến kết quả.
*Lưu ý:
- Nguyên nhân: luận cứ lập luận
- Kết quả: kết luận của lập luận
Hoạt động 2: Luyện tập
- Cho trước kết luận : “Nói đến nghệ thuật Truyện Kiều là nói đến nghệ thuật sáng tạo ra một thế giới có thật”
 Và luận cứ sau:
+Trong Truỵên Kiều, nhiều con người, nhiều cảnh vật, nhiều tâm trạng được Nguyễn Du thể hiện một cách thành công.
+Đó là thân hình đồ sộ, đẫy đà của nhân vật Tú bà, dáng dấp hào hoa phong nhã của Kim Trọng, cải tẩm ngẩm gật đầu đầy ám muội của Sở Khanh, cái cười sảng khoái của Từ Hải, cái bộ mặt đen sì ngẩn ngơ vì tình của Hồ Tôn Hiến.
+Hay sự tinh tế của ánh trăng đến những rung cảm sâu thẳm trong lòng người đều được Nguyễn Du thể hiện chính xác.
? Em hãy dựa vào đó và xây dựng thành lập hoàn chỉnh theo các kiểu: diễn dịch, tổng phân hợp
- đoạn diễn dịch
- Suy nghĩ, trả lời.
- Nhận xét, bổ sung.
II. Luyện tập:
1. Bài 1:
- Đoạn diễn dịch
 “Nói đến....chính xác
- Đoạn quy nạp:
 “Trong Truyện Kiều....
- Đoạn tổng –phân-hợp
“ Nói đến nghệ thuật...nhường nào.”
	3. Củng cố: Có mấy thao tác lập luận?
 -Có 5 cách: giải thích, chứng minh, bình luận,so sánh, nhân quả.
	4. Dặn dò: Viết một đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp lấy câu sau làm chủ đề: “Kiều là một cô gái có tài năng xuất chúng”
Lớp dạy
Tiết theo TKB
Ngày dạy
Sĩ số
Vắng
9 
Tiết 5:
LUYỆN TẬP
I/ Mục tiêu bài dạy:
Kiến thức: Giúp HS củng cố lại kiến thức về đoạn văn theo các phép phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp.
Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận.
GD: lòng say mê học tập bộ môn.
II/ Chuẩn bị:
	1. giáo viên: - giáo án, sgk, tài liệu tham khảo.
	2. học sinh: - ôn tập lại kiến thức 
III/ Tiến trình bài dạy:
	1. Kiểm tra: sự chuẩn bị của HS.
	2. Bài mới:
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Luyện tập
Cho HS viết đoạn văn, sau đó gọi lên đọc, nhận xét, bổ sung.
? Câu chủ đề đứng ở vị trí nào?
? Các câu sau làm nhiệm vụ gì ? Có cần dẫn chứng không ?
 - Phát triển theo câu chủ đề, có dẫn chứng.
Câu chủ đề đứng ở vị trí nào trong đoạn trích ?
 Ở cuối đoạn.
? Những câu trước câu chủ đề phải làm nhiệm vụ gì ? Dẫn chứng lấy ở khổ thơ nào ?
- Kiến thức và dẫn chứng lấy ở bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của nhà thơ Thanh Hải.(K1)
- Những câu đầu khai thác NT và ND
- Câu chủ đề chốt lại ở cuối đoạn.
Liệt kê các chi tiết nghệ thuật chính và tác dụng của nó.
Trích những câu thơ tiêu biểu để minh hoạ.
- Suy nghĩ, trả lời.
- Nhận xét, bổ sung. 
- Suy nghĩ, trả lời.
- Nhận xét, bổ sung.
.
- Thực hành viết
- Đọc
- N/xét, bổ sung
I. Luyện tập:
1/ Bài 1: Viết đoạn văn nghị luận theo lối diễn dịch với nội dung về tâm trạng Kiều, lấy câu sau làm chủ đề: 
 “Trước lầu Ngưng Bích, Kiều đau khổ khi nhớ về người yêu”
- Câu chủ đề đứng ở đầu đoạn.
- Các câu sau:
 Với Kim Trọng, Kiều “Tưởng người dưới nguyệt chén đồng”. Nàng nhớ chàng da diết, đau đáu: nhớ lời thề nguyền dưới trăng đêm tình tự; thương người yêu đau khổ “rày trông mai chờ” và “bơ vơ”, cô đơn sầu tủi. Những từ ngữ chỉ hình ảnh, không gian và thời gian cách biệt: “tin sương”, “rày trông, mai chờ”, “bên trời góc bể”, “tấm son gột rửa”đã diễn tả và bộc lộ một cách sâu sắc và cảm động tình cảm nhớ thương người yêu trong mối tình đầu, nay vì cảnh ngộ mà chia lìa đau đớn.
2/ Bài 2:
 Viết một đoạn văn theo lối quy nạp lấy câu sau làm chủ đề:
 “ Mùa xuân thiên nhiên trên xứ Huế rất đẹp và sống động”
Hoặc:
 “Mùa xuân thiên nhiên trên xứ Huế mang vẻ đẹp và sức sống mặn mà của đất nước vào xuân”
VD: Những câu thơ mở đầu như tiếng hát vui đón chào mùa xuân đệp đã về. Trên dòng sông xanh của quê hương “mọc bông hoa tím biếc”. Động từ “mọc” được đảo lên trước CN gợi sự ngạc nhiên vui thú, một niềm vui hân hoan chào đón mùa xuân. Màu xanh của nước hoà hợp với màu tím của hoa đã tạo nên một bức tranh chấm phá mà đằm thắm. Âm thanh của tiếng chim chiền chiện làm vang rộn bầu trời xuân xứ Huế, đem đến bào niềm vui. Ngắm nhìn dòng sông, bông hoa, nghe chim hót, nhà thờ bồi hồi sung sướng “ Đưa tay hứng” từng giọt long lanh rơi. Giọt ở đây là giọt sương mai hay là giọt âm thanh của tiếng chim chiền chiện? Sự chuyển đổi cảm giác đã toạ nên hình khổi thẩm mĩ của âm thanh. Tóm lại, chỉ bằng vài nét phác hoạ bức tranh mùa xuân tươi đẹp và mang sức sống mặn mà của đất nước vào xuân.
Củng cố: Có mấy cách lập luận đoạn văn ?
 Diễn dịch, quy nạp, phân tích-nhân quả, tổng - phân - hợp
 4. Dặn dò: về nhà hoàn thiện bài viết
Lớp dạy
Tiết theo TKB
Ngày dạy
Sĩ số
Vắng
9 
Tiết 6: 
Văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương”
 và “Hoàng Lê nhất thống chí”
I / MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1- Kiến thức: giúp học sinh củng cố kiến thức cơ bản về các tác giả, tác 	phẩm văn học Trung đại đã được học ở lớp 9.
2- Kĩ năng: rèn cho các em giới thiệu tác giả, tác phẩm văn học Trung đại 	bằng đoạn văn thuyết minh.
3- Thái độ: giáo dục cho các em ý thức trau dồi kiến thức về văn học, 	tinh thần văn hóa dân tộc.
II/ CHUẨN BỊ:
	1. giáo viên: - giáo án, sgk, tài liệu tham khảo.
	2. học sinh: - ôn tập lại kiến thức 
III/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
	1. Kiểm tra: sự chuẩn bị của HS.
	2. Bài mới:
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung ghi bảng
HĐ 1: Ôn tập văn bản Chuyện người con gái Nam Xương
? Em hãy giới thiệu những nét chính về nhà văn Nguyễn Dữ ?
- Nguyễn Dữ (chưa rõ năm sinh, năm mất), Hải Dương.
- Là học trò của Nguyễn Bỉnh khiêm
- Sống ở thế kỉ XVI, triều đình nhà Lê bắt đầu khủng hoảng.
- Là người học rộng tài cao nhưng chỉ làm quan có một năm rồi về ở ẩn, viết sách nuôi mẹ già.
? Em hiểu thế nào là “Truyền kì mạn lục” ?
- ghi chép tản mạn những điều kì lạ vẫn được lưu truyền
? Chuyện người con gái Nam Xương viết về nội dung gì ?
- Chuyện người con gái Nam Xương viết về cuộc đời và cái chết thương tâm của Vũ Nương. Qua đó nhằm thể hiện niềm thương cảm với số phận oan nghiệt của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến, đồng thời khẳng định vẻ đẹp truyền thống của họ. Tác phẩm là một áng văn hay, thành công về nghệ thuật dựng truyện, miêu tả nhân vật, kết hợp tự sự với trữ tình.
? Nét đặc sắc vể nghệ thuật của truyện này là ở chỗ nào ?
- Yếu tố kì ảo nghệ thuật dựng truyện, miêu tả nhân vật, kết hợp tự sự với trữ tình.
? Dựa vào những thông tin trên, em hãy viết một đoạn văn giới thiệu Nguyễn Dữ và Chuyện người con gái Nam Xương ?
- GV chữa, cho điểm vài ba em.
- Suy nghĩ, trả lời.
- Nhận xét, bổ sung.
- Suy nghĩ, trả lời.
- Nhận xét, bổ sung.
- Suy nghĩ, trả lời.
- Nhận xét, bổ sung.
- Suy nghĩ, trả lời.
- Nhận xét, bổ sung.
- HS viết
I-Văn bản: Chuyện người con gái Nam Xương.
*Tác giả:
-Nguyễn Dữ (chưa rõ năm sinh, năm mất) người huyện Trường Tân, Hải Dương.
-Là học trò của Nguyễn Bỉnh khiêm
-Sống ở thế kỉ XVI, là thời kì triều đình nhà Lê bắt đầu khủng hoảng, các tập đoàn phong kiến Lê, Mạc, Trịnh tranh giành quyền binh, gây ra các cuộc nội chiến kéo dài.
-Là người học rộng tài cao nhưng chỉ làm quan có một năm rồi về ở ẩn, viết sách nuôi mẹ già.
*Tác phẩm:
-Truyền kì mạn lục: ghi chép tản mạn những điều kì lạ vẫn được lưu truyền, viết bằng chữ Hán
-Chuyện người con gái Nam Xương là một trong hai mươi truyện của tác phẩm này. Truyện dựa trên cốt truyện dân gian “Vợ chàng Trương”
- Chuyện viết về cuộc đời và cái chết thương tâm của Vũ Nương. Qua đó nhằm thể hiện niềm thương cảm với số phận oan nghiệt của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến, đồng thời khẳng định vẻ đẹp truyền thống của họ. 
- Nghệ thuật:Tác phẩm là một áng văn hay, thành công về nghệ thuật dựng truyện, miêu tả nhân vật, kết hợp tự sự với trữ tình.
*HS viết đoạn văn hoàn chỉnh giới thiệu tác giả, tác phẩm.
HĐ 2: Ôn tập văn bản Hoàng Lê nhất thống chí
? Em hãy giới thiệu dòng họ Ngô Gia Văn Phái vài nét cơ bản ?
- Một nhóm tác giả thuộc dòng họ Ngô Thì, ở làng Tả Thanh Oai, nay thuộc huyện Thanh Oai, Hà Tây
- Có hai tác giả chính: Ngô Thì Chí (1753-1788)làm quan dưới thời Lê Chiêu Thống.
- Ngô Thì Du (1772-1840)làm quan dưới triều Nguyễn.
? Em hãy nhắc lại xuất xứ của tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí ?
- Viết bằng chữ Hán ghi chép về sự thống nhất của vương triều nhà Lê vào thời điểm Tây Sơn diệt Trịnh, trả lại Bắc Hà cho vua Lê
- Chí là một lối văn ghi chép sự vật sự việc.
- Đây là cuốn tiểu thuyết lịch sử viết theo lối chương hồi., gồm 17 hồi
- Hồi 14: viết về sự kiện vua Quang Trung đại phá quân Thanh: tái hiện chân thực hình ảnh người anh hung dân tộc Nguyễn Huệ qua chiến công thần tốc đại phá quân Thanh, sự thảm hại của quân tướng nhà Thanh và số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống.
? Từ những thong tin cơ bản trên, em hãy viết một đoạn văn hoàn chỉnh giới thiệu tác giả, tác phẩm ?
*HS viết, GV gọi vài em lên trình bày, chấm điểm 1,2 em.
- Suy nghĩ, trả lời.
- Nhận xét, bổ sung.
- Suy nghĩ, trả lời.
- Nhận xét, bổ sung.
- Suy nghĩ, trả lời.
- Nhận xét, bổ sung.
II- Hoàng Lê nhất thống chí- Hồi 14:
1. Tác giả: Ngô Gia Văn Phái.
- Có hai tác giả chính: Ngô Thì Chí (1753-1788)làm quan dưới thời Lê Chiêu Thống.
- Ngô Thì Du (1772-1840)làm quan dưới triều Nguyễn
2.Tác phẩm
-Hoàng Lê nhất thống chí viết bằng chữ Hán,
gồm 17 hồi
-Hồi 14: viết về sự kiện vua Quang Trung đại phá quân Thanh.
-Nội dung: Với quan điểm lịch sử đúng đắn và niềm tự hào dân tộc, các tác giả Hoàng Lê nhất thống chí đã tái hiện chân thực hình ảnh người anh hung dân tộc Nguyễn Huệ qua chiến công thần tốc đại phá quân Thanh, sự thảm hại của quân tướng nhà Thanh và số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống.
 3. Củng cố: củng cố lại nội dung bài học
 4. Dặn dò: -Về nhà tập luyện nói hai tác giả, tác phẩm trên.
	- Ôn tập tác giả, tác phẩm sau: Nguyễn Du, Truyện Kiều
Lớp dạy
Tiết theo TKB
Ngày dạy
Sĩ số
Vắng
9 
Tiết 7:
 Giới thiệu Nguyễn Du và Truyện Kiều
I / MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1- Kiến thức: giúp học sinh củng cố kiến thức cơ bản về tác giả Nguyễn 	Du và Truyện Kiều
2- Kĩ năng: rèn cho các em giới thiệu tác giả, tác phẩm văn học Trung đại 	bằng đoạn văn thuyết minh.
3- Thái độ: giáo dục cho các em ý thức trau dồi kiến thức về văn học, 	tinh thần văn hóa dân tộc.
II/ CHUẨN BỊ:
	1. giáo viên: - giáo án, sgk, tài liệu tham khảo.
	2. học sinh: - ôn tập lại kiến thức 
III/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Kiểm tra: ? Em hãy những hiểu biết của em về nhà văn Nguyễn Dữ 	và Chuyện người con gái Nam Xương ?
	2. Bài mới:
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung ghi bảng
HĐ 1: Ôn tập về tác gia văn học Nguyễn Du
? Nêu những hiểu biết của em về ND ?
? Yếu tố nào làm nên thiên tài Nguyễn Du ?
- Nguyễn Du sinh trưởng trong một thời đại có nhiều biến động dữ dội; xã hội phong kiến Việt Nam bước vào thời kì khủng hoảng sâu sắc, phong trào nông dân nổ ra khắp nơi mà đỉnh cao là phong trào Tây Sơn. Những biến động đó đã tác động mạnh tới tình cảm, nhận thức của Nguyễn Du để ông hướng ngòi bút vào hiện thực.
- Gia đình Nguyễn Du là một gia đình quý tộc, nhiều đời làm quan và truyền thống văn học.
- Lên 9 tuổi mồ côi cha và 12 tuổi mồ côi mẹ
-Nguyễn Du là người hiểu biết sâu rộng, có vốn sống phong phú. Trong những biến động dữ dội của lịch sử, nhà thơ đã sống nhiều năm lưu lạc, tiếp xúc với nhiều cảnh đời, những số phận khác nhau.
-Ông đi sứ Trung Quốc, am hiểu nền văn hóa phương đông
-Nguyễn Du là con người có trái tim giàu yêu thương
-Sự nghiệp văn chương đồ sộ
=>Tất cả những cái đó làm nên một thiên tài Nguyễn Du.
- Suy nghĩ, trả lời.
- Nhận xét, bổ sung.
- Suy nghĩ, trả lời.
- Nhận xét, bổ sung.
I. Tác gia Nguyễn Du : (1765-1820)
- Hiệu là Thanh Hiên, tên chữ Tố Như
- Sinh trưởng trong một gia đình quý tộc, nhiều đời làm quan và truyền thống văn học.
- Làm quan bất đắc dĩ dưới triều Nguyễn.
- Ông đi sứ Trung Quốc, am hiểu nền văn hóa phương đông
- Nguyễn Du là con người có trái tim giàu yêu thương
- Sự nghiệp văn chương đồ sộ
=>Tất cả những cái đó làm nên một thiên tài Nguyễn Du. 
HĐ 2: Ôn tập tác phẩm Truyện Kiều
? Giới thiệu nguồn gốc của Truyện Kiều ?
- Truyện Kiều có nguồn gốc từ cốt truyện “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân, Trung Quốc.
- Nguyễn Du có sự sáng tạo lớn:
+Thể loại: chuyển văn xuôi thành thơ lục bát truyền thống
+Xây dựng nhân vật, miêu tả thiên nhiên, đặc biệt bút pháp tả cảnh ngụ tình.
+Ngôn ngữ: Truyện Kiều đạt tới đỉnh cao của ngôn ngữ nghệ thuật
+Thể loại: Truyện thơ Nôm
+Bố cục: 3 phần.
? Nêu giá trị nội dung của Truyện Kiều ?
*Giá trị hiện thực:
-Truyện phản ánh bộ mặt tàn bạo của tầng lớp thống trị và thế lực hắc ám chà đạp lên quyền sống của con người=> tác giả tố cáo bộ mặt xấu xa bỉ ổi của chúng.
-Truyện phơi bày nỗi khổ của những con người bị áp bức, đặc biệt là người phụ nữ
=>Truyện Kiều là tiếng kêu thương của những người lương thiện bị áp bức đọa đày.
*Giá trị nhân đạo:
-Tác giả bộc lộ niềm thương cảm sâu sắc trước những nỗi khổ đau của con người, nhất là người phụ nữ như Kiều
-Tố cáo các thế lực tàn bạo đã chà đạp lên quyền sống của con người.
-Trân trọng, đề cao vẻ đẹp, ước mơ chân chính của con người.
? Nêu giá trị nghệ thuật của Truyện Kiều ?
- Tả cảnh thiên nhiên
- Tả cảnh ngụ tình
- Tả người: nhân vật chính diện dùng bút pháp ước lệ, nhân vật phản diện dùng bút pháp tả thực.
- Suy nghĩ, trả lời.
- Nhận xét, bổ sung.
- Suy nghĩ, trả lời.
- Nhận xét, bổ sung.
- Suy nghĩ, trả lời.
- Nhận xét, bổ sung.
II-Tác phẩm Truyện Kiều.
1- Nguồn gốc:
2 -Giá trị của tác phẩm:
a. Giá trị nội dung:
*Giá trị hiện thực:
*Giá trị nhân đạo
b. Giá trị nghệ thuật:
3. Củng cố:
-Tóm tắt Truyện Kiều?
-Nêu khái quát giá trị Truyện Kiều.
4. Hướng dẫn học bài ở nhà.
-Viết một đoạn văn ngắn giới thiệu giá trị nội dung Truyện Kiều.
-Viết một đoạn văn ngắn giới thiệu giá trị nghệ thuật Truyện Kiều.
Lớp dạy
Tiết theo TKB
Ngày dạy
Sĩ số
Vắng
9 
Tiết 8: 
ĐOẠN TRÍCH “CHỊ EM THÚY KIỀU” VÀ “CẢNH NGÀY XUÂN”
I / MỤC TIÊU BÀI HỌC.
	1- Kiến thức: - Giúp học sinh củng cố kiến thức cơ bản về đoạn trích
2- Kĩ năng: rèn cho các em giới thiệu tác giả, tác phẩm văn học Trung đại 	bằng đoạn văn thuyết minh.
3- Thái độ: giáo dục cho các em ý thức trau dồi kiến thức về văn học, 	tinh thần văn hóa dân tộc.
II/ CHUẨN BỊ:
	1. giáo viên: - giáo án, sgk, tài liệu tham khảo.
	2. học sinh: - ôn tập lại kiến thức 
III/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
	1. Kiểm tra: ? Học sinh đọc thuộc lòng đoạn thơ Chị em Thúy Kiều ?
	2. Bài mới:
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung ghi bảng
HĐ 1: Ôn tập đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”
? Nêu vị trí đoạn trích ?
? Gồm bao nhiêu câu ?
-24 câu thơ.
? Nội dung khái quát khổ thơ ?
- Đoạn thơ sử dụng bút pháp nghệ thuật ước lệ, lấy vẻ đẹp của thiên nhiên để ngợi ca vẻ đẹp của con người, khắc họa rõ nét chân dung chị em Thúy Kiều. Ca ngợi vẻ đẹp, tài năng của con người và dự cảm về kiếp người tài hoa bạc mệnh là biểu hiện của cảm hứng nhân văn ở Nguyễn Du.
? Bố cục bài thơ ?
? Khi phân tích đoạn trích, cần phân tích mấy luận điểm ? Trọng tâm của từng luận điểm ?
+4 câu đầu: vẻ đẹp chung của hai chị em.
+4 câu tiếp vẻ đẹp của Thúy Vân.
+Vẻ đẹp của Thúy Kiều
- Suy nghĩ, trả lời.
- Nhận xét, bổ sung.
- Suy nghĩ, trả lời.
- Nhận xét, bổ sung.
- Suy nghĩ, trả lời.
- Nhận xét, bổ sung.
- Suy nghĩ, trả lời.
- Nhận xét, bổ sung.
I- Đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”:
1-Vị trí:
- Thuộc phần I của tác phẩm
2- Nội dung:
3- Bố cục: 4 phần
4 -Phân tích:
- 3 luận điểm.
*Luận điểm 1: vẻ đẹp chung của hai chị em
-Mai cốt cách, tuyết tinh thần
+ước lệ tượng trưng: làm nổi bật vẻ đẹp duyên dáng, thanh cao, trong trắng của thiếu nữ.
*Luận điểm 2: vẻ đẹp của Thúy Vân
-ước lệ nhưng cụ thể hơn trong việc dùng bút pháp liệt kê: khuôn mặt, đôi mày, mái tóc làn da
-Từ ngữ: đầy đặn, nở nang, đoan trang =>vẻ đẹp phúc hậu, tương lai bình lặng suôn sẻ.
*Luận điểm 3: vẻ đẹp của Thúy Kiều
-Nhan sắc: Làn thu thủy..
=>ước lệ tượng trưng: tả đôi mắt là phần tinh anh của tâm hồn và trí tuệ.
-Tài năng: cầm kì thi họa
HĐ 2: Ôn tập đoạn trích “Cảnh ngày xuân”
?Xác định vị trí đoạn trích ?
?Nội dung đoạn trích ?
?Bố cục đoạn trích ?
? Phân tích đoạn trích thành mấy luận điểm? Tương ứng với những câu thơ nào ?
? Trình bày các luận điểm của đoạn “Chị em Thúy Kiều” ?
?Trình bày các luận điểm của đoạn trích “Cảnh ngày xuân ?
- Suy nghĩ, trả lời.
- Nhận xét, bổ sung.
- Suy nghĩ, trả lời.
- Nhận xét, bổ sung.
- Suy nghĩ, trả lời.
- Nhận xét, bổ sung.
II- Đoạn trích “Cảnh ngày xuân”:
1-Vị trí: phần I của Truyện Kiều
2-Nội dung:Đoạn trích là một bức tranh thiên nhiên, lễ hội mùa xuân tươi đẹp, trong sang được gợi lên qua từ ngữ, bút pháp miêu tả giàu chất tạo hình của Nguyễn Du.
3-Bố cục: 3 phần
4-Phân tích.
-3 luận điểm:
1- Bốn câu thơ đầu gợi tả khung cảnh thiên nhiên với vẻ đẹp riêng của mùa xuân.
2- Tám câu thơ tiếp gợi khung cảnh lễ hội trong tiết thanh minh.
3- Sáu câu thơ cuối gợi tả khung cảnh chị em Kiều du xuân trở về.
3. Củng cố:
-Đọc thuộc long đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”?
-Nêu khái quát nội dung và nghệ thuật đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”.
4. Hướng dẫn học bài ở nhà.
-Viết một đoạn văn ngắn giới thiệu giá trị nội dung và nghệ thuật đoạn 	trích “Chị em Thúy Kiều”.
-Viết một đoạn văn ngắn giới thiệu giá trị nội dung và nghệ thuật đoạn 	trích “Cảnh ngày xuân”.
---------------------------
Lớp dạy
Tiết theo TKB
Ngày dạy
Sĩ số
Vắng
9 
Tiết 9:
 ĐOẠN TRÍCH “KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH”
I / MỤC TIÊU BÀI HỌC.
	1- Kiến thức: - Giúp học sinh củng cố kiến thức cơ bản về đoạn trích
2- Kĩ năng: rèn cho các em giới thiệu tác giả, tác phẩm văn học Trung đại 	bằng đoạn văn thuyết minh.
3- Thái độ: giáo dục cho các em ý thức trau dồi kiến thức về văn học, 	tinh thần văn hóa dân tộc.
II/ CHUẨN BỊ:
	1. giáo viên: - giáo án, sgk, tài liệu tham khảo.
	2. học sinh: - ôn tập lại kiến thức 
III/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
	1. Kiểm tra: ? Học sinh đọc thuộc lòng đoạn thơ Chị em Thúy Kiều ?
	2. Bài mới:
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung ghi bảng
HĐ 1: HD Ôn tập 
? Giới thiệu vị trí đoạn trích ?
 ? Nội dung của đoạn trích là gì ?
? Đoạn trích phân tích thành mấy luận điểm ?
? Tìm những từ ngữ, hình ảnh gợi cảnh, tình ở đoạn thơ ?
? Nghệ thuật đặc sắc trong đoạn trích ?
- Hai chữ “Khóa xuân” cho thấy Kiều ở lầu Ngưng Bích thực chất là bị giam lỏng.
- Hình ảnh “non xa, trăng gần, cát vàng, bụi hồng” có thể là cảnh thực mà cũng có thê là hình ảnh mang tính ước lệ để gợi sự mênh mông, rợn ngợp của không gian, qua đó diễn tả tâm trạng cô đơn của Kiều.
- Cụm từ “mây sớm đèn khuya” gợi thời gian tuần hoàn, khép kín. Thời gian cũng như không gian giam hãm con người. Kiều thui thủi quê người một thân. Nàng chỉ còn biết làm bạn với mây sớm đèn khuya. Nàng rơi vào hoàn cảnh cô đơn tuyệt đối.
 ? Nhớ về ai ? Tìm những từ ngữ, hình ảnh gợi tả điều đó ?
? Nghệ thuật sử dụng ở đoạn trích ?
Đầu tiên Kiều nhớ tới Kim Trọng. Điều này vừa phù hợp với quy luật tâm lí, vừa thể hiện sự tinh tế của ngòi bút Nguyễn Du. 
-Tiếp đó Kiều nhớ đến cha mẹ. Nghĩ tới song thân, Kiều thương và xót..
-Trong cảnh ngộ lầu Ngưng Bích, Kiều là người đáng thương nhất, nhưng nàng đã quên cảnh ngộ bản thân để nghĩ về Kim Trọng, nghĩ về cha mẹ. Kiều là người tình thủy chung, người con hiếu thảo, người có tấm lòng vị tha đáng trọng.
? Luận điểm thứ ba ?
- Diễn tả tâm trạng Kiều, Nguyễn Du đã chọn cách thể hiện “tình trong cảnh, cảnh trong tình”. Mỗi biểu hiện của cảnh chiều đều thể hiện tâm trạng và cảnh ngộ của Kiều: sự cô đơn, thân phận chìm nổi lênh lênh vô định, nỗi buồn tha hương, lòng thương nhớ người yêu, cha mẹ và cả sự bàng hoàng lo sợ. Đúng là cảnh lầu Ngưng Bích được nhìn qua tâm trạng Kiều: cảnh từ xa đến gần, màu sắc từ nhạt đến đậm, âm thanh từ tĩnh đến động, nỗi buồn man mác, mông lung đến lo âu, kinh sợ. Ngọn gió cuốn mặt duềnh vá tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi là cảnh tượng hãi hung, như báo trước dông bão của số phận sẽ nổi lên, xô đẩy, vùi dập cuộc đời Kiều. Và, quả thực, ngay sau lúc này, Kiêu đã mắc lừa Sở Khanh để rồi phải lâm vào cảnh “thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần”
? Nghệ thuật đặc sắc ở tám câu cuối ?
? Tác dụng của nó ?
- Suy nghĩ, trả lời.
- N/xét, bổ sung.
- Suy nghĩ, trả lời.
- N/xét, bổ sung.
- Suy nghĩ, trả lời.
- Nhận xét, bổ sung.
- Suy nghĩ, trả lời.
- Nhận xét, bổ sung. 
- Suy nghĩ, trả lời.
- Nhận xét, bổ sung. 
- Suy nghĩ, trả lời.
- Nhận xét, bổ sung.
- Suy nghĩ, trả lời.
- Nhận xét, bổ sung
I- Vị trí:
-Phần I của Truyện Kiều.
II. Nội dung: 
sau khi bị MGS lừa gạt, làm nhục, bị Tú Bà mắng nhiếc, Kiều nhất quyết không chịu tiếp khách làng chơi, không chịu chấp nhận cuộc sống lầu xanh. Đau đớn, tủi nhục, phẫn uất, nàng định tự vẫn. Tú Bà sợ mất vốn liếng bèn lựa lời khuyên giải, dụ dỗ Kiều. Mụ vờ chăm sóc thuốc thang, hứa hẹn khi nàng bình phục sẽ gả nàng cho tử tế. Tú Bà đưa 

Tài liệu đính kèm:

  • docTU_CHON_VAN_9.doc