Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 47: Chương trình địa phương (phần văn)

I . MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

- Hiểu biết thêm về các tác giả văn học ở địa phương và các tác phẩm văn học viết về địa phương từ sau năm 1975.

- Bước đầu biết thẩm bình và biết được công việc tuyển chọn tác phẩm văn học.

- Hình thành và phát triển năng lực : Năng lực tự quản bản thân ,năng lực giải quyết vấn đề.

năng lực tư duy, năng lực sáng tạo.

II .TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG:

1. Kiến thức:

- Sự hiểu biết về các nhà văn, nhà thơ ở địa phương.

- Sự hiểu biết về tác phẩm văn thơ viết về địa phương.

- Những biến chuyển của văn học địa phương sau năm 1975.

 2. Kỹ năng:

- Sưu tầm, tuyển chọn tài liệu văn thơ viết về địa phương.

- Đọc, hiểu và thẩm bình thơ văn viết về địa phương.

- So sánh đặc điểm văn học địa phương giữa các giai đoạn.

 

docx 5 trang Người đăng trung218 Lượt xem 9439Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 47: Chương trình địa phương (phần văn)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TIẾT 42: Ch­¬ng tr×nh ®Þa ph­¬ng (phÇn v¨n)
I . MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Hiểu biết thêm về các tác giả văn học ở địa phương và các tác phẩm văn học viết về địa phương từ sau năm 1975.
- Bước đầu biết thẩm bình và biết được công việc tuyển chọn tác phẩm văn học.
- Hình thành và phát triển năng lực : Năng lực tự quản bản thân ,năng lực giải quyết vấn đề.
năng lực tư duy, năng lực sáng tạo.
II .TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG:
1. Kiến thức:
- Sự hiểu biết về các nhà văn, nhà thơ ở địa phương.
- Sự hiểu biết về tác phẩm văn thơ viết về địa phương.
- Những biến chuyển của văn học địa phương sau năm 1975.
 2. Kỹ năng:
- Sưu tầm, tuyển chọn tài liệu văn thơ viết về địa phương.
- Đọc, hiểu và thẩm bình thơ văn viết về địa phương.
- So sánh đặc điểm văn học địa phương giữa các giai đoạn.
III. TiÕn tr×nh d¹y – häc :
1.Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ:
- GV kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh.
3. Bài mới: 
 Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới
? Hãy kể tên một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu của địa phương từ 1975 đến nay.
Lưu ý: Có thể kể một số tác giả, tác phẩm không phải ở địa phương (ở gần).
GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương các nhóm, cá nhân hoạt động xuất sắc.
I. Bảng thống kê một số tác giả, tác phẩm của địa phương 
Tác giả
Bút danh
Tác phẩm
*Nguyễn Văn Thuật
 Quê: Bìnhminh – Thanh Oai. Nguyên: GV trường THCS Bình Minh, Chánh VP UBND huyện Thanh Oai 
Nguyễn Văn
Bình Đà đất khách.
* Đoàn Bổng(1943) 
- Quê: Thường Tín – HN
Tập nhạc và thơ:
 “Trăng ơi hãy sáng” (1996)
*Ng. Quang Thiều
- Quê: Ứng Hòa - HN 
Truyện ngắn: 
“Người đàn bà tóc trắng” (1993). 
- Tiếu thuyết : “Cỏ hoang” (1990)
* Nguyễn Hữu Khai 
(10/10/1952)
Quê: Mỹ Đức – HN 
Giám đốc C.ty D­îc Bảo Long 
Lửa Tình
 (Thơ và nhạc 2004)
* Nguyễn Phương Tú
- Quê: Phú Xuyên – HN
Tỉnh ủy viên – GĐ Sở VH TT, Chủ tịch hôị VHNT Hà Tây (nay là HN) 
Phượng Vũ 
- Hoa hậu xứ Mường (tiểu thuyết) 
- Người anh hùng trên đồng cỏ (truyện vừa) 
- Người mẹ và những đứa con (tập truyện ngắn) 
* Nguyễn Văn Ninh (1945) 
Quê: Thanh Oai -HN 
Thanh øng 
Thơ:Hương lá (1998)
Tháng ba đến lớp (1994)
Ngàn sao (1998), một màu hoa (2003)
* Quách Duy Sắc 
(1927 - 1994)
Quê:Đa Phượng - HN
Quách Vinh 
Tạp ký: Tản viên mộng mơ
II. Tìm hiểu bài thơ:
 LÀNG ( Tặng Khê Thượng - Ngô Quân Miện)
Qúa nửa đời người, mấy lúc trở về đây
Sao vẫn thấy không khi nào vắng mặt
Da diết thế, cái hương nồng của đất
Tóc thôi xanh, ngả trắng vẫn nguyên mùi
Của dám cỏ gà bờ ruộng gối đầu tôi
Mùi rơm rạ, cây hăng và đất ngải
Đã ngấm sâu xương thịt một đời người.
Đập trong tôi từng tiếng đập của làng
Câu sa lệch chèo, điệu hát ví đêm trăng 
Tiếng vỏ đỗ tách trưa hè, lá rơi toà miếu cổ 
Cơn bao lũ kinh hoàng, nước réo sôi ghềnh Bộ
Gió hú đỉnh Ba Vì, sấm núi thét ầm vang
Những cung bậc bổng trầm quê kiểng ấy tôi mang 
Trong giọng nói xứ Đoài, giữa phố phường hoa lệ.
Những sắc độ của nâu sồng ỉ thế 
Tôi biết đâu đằm thắm đến bây giờ 
Vạt áo em như phên chằm mái dột
Che chắn lòng tôi trống trải những chiều mưa 
Ôi món nợ suốt đời ta có phải 
Tôi hình hài trong nhào nặn của đất đai
Máu của đất đai đã dồn lên hoa trái 
Đắng ngọt của làng, đắng ngọt cuả lòng tôi.
	( 1999)
? Học sinh đọc bài thơ ? Nghe giới thiệu về tác giả ?
? Tác giả viết bài thơ này trong tâm trạng như thế nào của người đã gắn bó với quê hương?
? Bài thơ đã viết về địa danh nào của quê hương Hà Tây? Trong đó con người và cảnh vật được miêu tả ra sao ?
? Kỉ niệm sâu sắc của tác giả được bộc lộ ở phương diện nào ?
? Từ đây hãy nêu chủ đề của bài thơ ?
*Tìm hiểu tác giả
- Ngô Quân Miện (1925), quê ở làng Khê Thượng, xã Sơn Đà huyện Ba Vì Hà Tây( Hà Nội).
- Hội viên hội nhà văn Việt Nam.
- Trước cách mạng tháng 8 nhà thơ học trường trung học canh nông, cán bộ kĩ thuật canh nông. Sau năm 1945 ông học tại chức khoa Ngữ văn. Ông thường viết báo, viết văn từ trong kháng chiến chống Pháp.
- Ông từng làm tổng biên tập báo Độc lập (cơ quan của Đảng dân chủ Việt Nam). Ngoài làm thơ ông còn dịch văn học qua tiếng Pháp. Có thơ và truyện ngắn in trên báo Tin mới từ năm 14 tuổi.
- Nhà thơ được nhận giải ba tạp chí văn nghệ (1960 -1961)với chùm bài : Qua cầu sông Đuống và Tặng anh công nhân xây dựng. Giải ba văn học thiếu nhi Hội nhà văn (1994) với tập truyện Chú bé nhặt bông gạo.
*Tìm hiểu văn bản 
- Tác giả viết bài thơ này trong tâm trạng nhớ nhung da diết, gắn bó sâu nặng với quê hương.
- Bài thơ viết để tặng làng Khê Thượng với các địa danh: ghềnh Bộ, đỉnh Ba Vì, xứ Đoài.
Da diết nhớ hương vị và âm thanh và màu sắc của quê hương :-
- Hương nồng của đất
- của đám cỏ gà bờ ruộng
- Mùi rơm rạ ngấm sâu xương thịt
- Tiếng đập của làng, tiếng vỏ đỗ, lá rơi toà miếu cổ, gió hú, sấm núi thét ầm vang.
- Sắc độ nâu sồng,vạt áo em 
=> Những kỉ niệm ấy được tác giả cảm nhận bằng giác quan, bằng tình cảm găn bó sâu nặng với làng quê.
- Chủ đề :Tình yêu mến, gắn bó với làng, với đất quê hương đã trở thành máu thịt trong lòng tác giả.
3. Luyện tập 
Đọc diễn cảm bài thơ.
III. Sáng tác thơ ca quê hương.
GV cho HS sưu tầm chuyện thơ mình viết đọc trước lớp.
- HS nêu cảm nghĩ về tác phẩm vừa trình bày. 
GV có thể đưa một tác phẩm đã sưu tầm: (Bản tin Thanh Oai) 
Xuân quê
Lâu rồi gặp lại nắng xuân
 Cái gì cũng thể bâng khuâng dịu dàng
 Thẹn thùng sáng níu đò ngang
 Búp đa đỏ lộc tre làng đợi mưa.
HS suy nghĩ, trả lời, phát biểu cảm nghĩ về tác phảm.
HS tự làm một bài thơ ca ngợi quê hương.
4.củng cố:
- Đọc 1 bài thơ ở địa phương em sáng tác.
 5. Hướng dẫn học bài ở nhà:
- Học bài làm một bài thơ văn ca ngợi về quê hương mình.
- Chuẩn bị bài Tổng kết từ vựng. 
 ******************************

Tài liệu đính kèm:

  • docxBai_9_Chuong_trinh_dia_phuong_phan_Van.docx