Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 52 đến tiết 55

1. Mục tiêu:

 1.1:Kiến thức :

 Hoạt động 1:

- HS biết: Đọc diễn cảm bài thơ. Nét chính về tác giả Huy Cận và hòan cảnh ra đời của bài thơ.

 Hoạt động 2:

 - HS biết: Những chi tiết thể hiện nội dung, nghệ thuật trong bài .

- HS hiểu: Sự thống nhất cảm hứng về thiên nhiên vũ trụ và cảm hứng về lao động của tác giả đã tạo nên những hình ảnh đẹp, tráng lệ giàu màu sắc lãng mạn trong bài thơ: “Đoàn thuyền đánh cá”. Cảm xúc của nhà thơ , nghệ thuật ẩn dụ, phóng đại cách tạo dụng những hình ảnh tráng lệ , lãng mạn.

 Hoạt động 3:

- HS biết: Tổng kết nội dung bài học.

 

doc 19 trang Người đăng trung218 Lượt xem 2606Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 52 đến tiết 55", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 trạng của con người:
 - Màn đêm buông xuống, vũ trụ đi vào trạng thái nghỉ ngơi:
 “ Mặt trời  sập cửa”.
 - Nghệ thuật: miêu tả thiên nhiên bằng sự liên tưởng, so sánh, nhân hóa.
 " Tạo nên sự hùng vĩ, mênh mông, tráng lệ.
 - Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi: 
 Đối lập với thiên nhiên.
 - Câu hát căng buồm cùng gió khơi : Tiếng hát hoà vào gió, nâng cánh buồm, tiếp sức thêm cho gió, làm buồm căng, đưa thuyền ra khơi.
 - Nghệ thuật: Khoa trương.
 à Khí thế hào hứng, phấn khởi, lạc quan.
4.4:Tổng kết: ( 5 phút) 
Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là gì?
Cảm hứng về lao động. 	
Cảm hứng về chiến tranh.
Cảm hứng về thiên nhiên. 	 
Cả A và B đều đúng.
l Đáp án: A
Bài thơ được bố cục theo trình tự của một chuyến ra khơi của đoàn thuyền đánh cá. Đúng hay sai?
A. Đúng	 B. Sai
l Đáp án: A
4.5:Hướng dẫn học tập: ( 3 phút)
à Đối với bài học tiết này:
 - Học thuộc phần bài ghi, nắm ý chính về tác giả, tác phẩm, cảnh ra khơi.
 à Đối với bài học tiết sau:
- Chuẩn bị bài: “Đoàn thuyền đánh cá”(tt)
 - Tìm hiểu kĩ về cảnh đánh cá trên biển và cảnh đoàn thuyền trở về.
5. Phuï luïc: Taøi lieäu: Thoâng tin phaûn hoài: 
-Taøi lieäu:
+ SGK, SGV Ngữ văn 9.
 + Học và thực hành theo chuẩn kiến thức- kĩ năng Ngữ văn 9.
Tuần:11
Tiết:52
Ngày dạy:03/ 11/2015
ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ (TT)
	 (Huy Cận) 
1. Mục tiêu:
2. Nội dung học tập: 
- Nội dung 1: Phân tích văn bản.
- Nội dung 2: Tổng kết.
3. Chuẩn bị:
 3.1: Giáo viên:	
 3.2: Học sinh: 
4. Tổ chức các hoạt động học tập: 
4.1:Ổn định tổ chức và kiểm diện: ( 1 phút) 
9A1 : 9A2: 
 4.2:Kiểm tra miệng: ( 5 phút)
à Câu hỏi kiểm tra bài cũ: 
Phân tích cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi để thấy được nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích? (6đ)
Đáp án : Miêu tả thiên nhiên nhiên bằng sự so sánh, liên tưởng, nhân hóa tạo nên sự hùng vĩ, mênh mông, tráng lệ
Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” viết về vùng biển nào ? (2đ)
Sầm Sơn ( Thanh Hóa).	 
Hạ Long (Quảng Ninh).
Đồ Sơn (Hải Phòng). 	
Cửa Lò (Nghệ An).
l Đáp án: B
à Câu hỏi kiểm tra nội dung tự học:
Em đã chuẩn bị những gì cho bài học hôm nay? (2đ)
 l Đọc lại bài thơ, tìm hiểu các câu hỏi còn lại trong phần đọc hiểu.
Nhận xét. Chấm điểm.
4.3:Tiến trình bài học:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
Vào bài: Đoàn thuyền đánh cá là một trong những tác phẩm đặc sắc của Huy Cận. Trong tiết học ngày hôm nay, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu về cảnh ra khơi, cảnh lao động và cảnh đoàn thuyền thật hào hứng, sôi nổi trở về . ( 1’)
Hđ1:Hướng dẫn HS phân tích tiếp văn bản.( 25’)
Những chiếc thuyền ra biển đánh cá được tác giả miêu tả như thế nào?
Kết hợp giữa lãng mạn và hiện thực.
Thực là con thuyền có lái, có buồm. Nhưng cái lãng mạn là lái bằng gió, thuyền hóa thuyền trăng nên thuyền như bay lên ở giữa mây cao với biển bằng.
Nói khoa trương.
Cảnh đánh cá được tác giả miêu tả như thế nào?
Ra đậu dặm xa dò bụng biển
Dàn đan thế trận lưới vây giăng.
Cá nhụ, cá chim cùng cá đé 
Cá song lấp lánh đuốc đen hồng.
Những chi tiết đó còn cho ta thấy điều gì?
Em có nhận xét gì về tiếng hát trong suốt bài thơ?
Hát khi ra đi, hát gọi cá vào, hát khi kéo lưới lên.
Qua đó thể hiện điều gì về người lao động?
Em có nhận xét gì về biển trong bài thơ? Biển được tác giả miêu tả như thế nào?
Biển đẹp bình yên: “biển bằng”, bao dung: “biển cho ta cá như lòng mẹ, nuôi lớn đời ta tự thưở nào”, biển giàu có (nhiều cá, nhiều màu sắc)
ó Tích hợp giáo dục môi trường, về chủ quyền biển đảo :
 Em có suy nghĩ gì về vai trò của biển đối với con người? Từ đó, em có ý thức bảo vệ biển như thế nào?
 l Biển là tài nguyên vô cùng quí giá đối với con người . Biển cho ta cá tôm ,cho ta khóang sản và là nguồn kinh tế du lịch vô tận . Vì thế chúng ta phải biết yêu biển bảo vệ biển như bảo vệ chính mình bảo vệ với ý thức cao và bằng hành động cụ thể. )
Qua phần tìm hiểu ở phần 2, em thấy tác giả đã sự dụng những biện pháp nghệ thuật gì? Hãy chứng minh và nêu tác dụng?
Cho HS thảo luận trong 4 phút.
Gọi đại diện nhóm trình bày rồi nhận xét.
Em có nhận xét gì về âm hưởng, giọng điệu, cách gieo vần của bài thơ?
Giáo dục HS ý thức sự dụng các biện pháp nghệ thuật khi làm văn.
Cho HS làm câu 4 trong vở bài tập.
Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về được tác giả miêu tả như thế nào?
Khổ thơ cuối còn gì đặc sắc về nghệ thuật?
Điệp lại câu thơ đầu khổ 1, khác từ “với” để tránh lặp lại câu dưới. Nhân hóa đoàn thuyền và mặt trời “chạy đua”, tranh giành thời gian để lao động, cống hiến.
Qua tìm hiểu bài thơ, em thấy chủ đề của bài thơ này là gì?
Giáo dục HS ý thức yêu lao động, yêu mến những con người lao động. Lòng tự hào về sự giàu đẹp của quê hương.
Hđ3: Hướng dẫn tổng kết.(5’)
Bài thơ có nét gì đặc sắc về nghệ thuật?
Khắc nhiều hình ảnh đẹp, tráng lệ thể hiện sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người lao động bộc lộ niềm vui, niềm tự hào của nhà thơ trước đất nước và cuộc sống.
  Nêu ý nghĩa của bài thơ?
Ý 1. Ghi nhớ SGK trang 142.
Gọi HS đọc ghi nhớ SGK trang 142.
II. Phân tích: 
2. Cảnh lao động trên biển:
Dàn đan thế trận lưới vây giăng.
Ta hát bài ca gọi cá vào. 
Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng
" Đánh bắt được nhiều loại cá.
Vất vả nhưng nên thơ, nên nhạc.
Tiếng hát không ngừng trong suốt quá trình làm việc.
" Yêu đời, yêu lao động, tràn ngập niềm vui.
Nghệ thuật:
+ Khoa trương:Thuyền biển bằng.
+ Điệp từ: Cá.
+ Nhân hóa: Đêm thở, sao lùa
+ So sánh: Như.
+Bút pháp lãng mạn.
 " Tài nguyên thiên nhiên phong phú.
Âm hưởng, giọng điệu: Sôi nổi, khỏe khoắn, gieo vần liền, vần cách linh hoạt.
 " Tạo sự hào hứng.
 3. Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về:
 - Trở về trong ánh bình minh và đầy ắp cá. Thành quả của lao động.
- Nghệ thuật: Điệp câu, nhân hóa.
 " Nhấn mạnh niềm lạc quan và tinh thần say mê lao động của con người trong công cuộc xây dựng cuộc sống mới.
* Chủ đề: Ca ngợi những con người lao động vui tươi, hào hứng trong khung cảnh thiên nhiên bao la, giàu đẹp.
III. Tổng kết: 
1. Nghệ thuật:
- Sử dụng bút pháp lãng mạn và các biện pháp nghệ thuật :đối lập, so sánh, nhân hóa, phóng đại:
+ Khắc họa những hình ảnh đẹp về mặt trời lúc hoàng hôn, khi bình minh, hình ảnh biển cả và bầu trời trong đêm, hình ảnh người dân và đoàn thuyền đánh cá.
+ Miêu tả sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người.
- Sử dụng ngôn ngữ thơ giàu hình ảnh, nhạc điệu, gợi liên tưởng.
2. Ý nghĩa văn bản:
Bài thơ thể hiện nguồn cảm hứng lãng mạn, ngợi ca biển cả lớn lao, giàu đẹp; ngợi ca nhiệt tình lao động vì sự giàu đẹp của đất nước của những người lao động.
4.4:Tổng kết: (5 phút)
ó GV hướng dẫn HS luyện tập.
ó GV cho HS thảo luận câu hỏi 5 (SGK )
ó GV hướng dẫn cho HS thảo luận theo cảm nhận của mình.
ó GV gọi HS trình bày .
ó GVgọi HS nhận xét - GV nhận xét.
ó GV mở rộng :
 Vì sao gọi đây là khúc tráng ca về những con người lao động biển cả Việt Nam thế kỉ XX? 
lÂm điệu vang khoẻ, bay bổng , tràn đầy cảm hứng lãng mạn màu sắc lung linh, kì ảo nhà thơ ngợi ca lao động và con người lao động, làm chủ đất nước , làm chủ con người, cuộc đời.
4.5:Hướng dẫn học tập: (3 phút)
à Đối với bài học tiết này:
 - Học thuộc lòng, đọc diễn cảm bài thơ.
 - Tìm những chi tiết khắc họa hình ảnh đẹp, tráng lệ, thể hiện sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người lao động trên biển cả.
 - Thấy được bài thơ có nhiều hình ảnh được xây dựng với những liên tưởng tưởng, tượng sáng tạo, độc đáo, giọng điệu thơ khoẻ khoắn, hồn nhiên.
 - Làm bài tập 1 trong SGK –142. Tham khảo những bài tập ở sách bài tập.
 à Đối với bài học tiết sau:
- Chuẩn bị bài: Bếp lửa. 
 + Đọc thuộc bài thơ, tìm hiểu về tác giả Bằng Việt .
 + Trả lời các câu hỏi .
- Chuẩn bị bài tiết sau: Tổng kết từ vựng (tt).
 + Ôn lại về từ tượng thanh, từ tượng hình, các biện pháp tu từ từ vựng.
 + Đọc kĩ các nội dung ở SGK - 178
 +Xem kĩ các VD, lấy thêm những VD khác.
5. Phụ lục: Tài liệu: Thông tin phản hồi: 
-Tài liệu:
 + SGK, SGV Ngữ văn 9.
 + Sổ tay kiến thức Ngữ văn 9.
 + Học và thực hành theo chuẩn kiến thức- kĩ năng Ngữ văn 9.
Tuần:11
Tiết:53
Ngày dạy:05/ 11/2015
TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG (TT)
1. Mục tiêu:
 1.1:Kiến thức : 
à Hoạt động 1: 
- HS biết: Hệ thống hóa các kiến thức về từ vựng, các biện pháp tu từ đã học trong chương trình tiếng việt từ 6 – 9. Nêu ví dụ về từ tượng hình, từ tượng thanh.
- HS hiểu: Khái niệm về từ tượng hình, từ tượng thanh.
à Hoạt động 2:
- HS biết: Nắm vững hơn, sâu hơn các kiến thức đã học về các biện pháp tu từ để vận dụng trong khi nói, viết . Nêu ví dụ về các biện pháp tu từ.
- HS hiểu: Khái niệm về các biện pháp tu từ.
1.2:Kĩ năng:
 - HS thực hiện được : Hệ thống hóa kiến thức về từ vựng, các biện pháp tu từ .
 - HS thực hiện thành thạo : Vận dụng các từ vựng khi viết, khi nói trong giao tiếp hàng ngày .
 1.3:Thái độ: 
- HS có thói quen: Chọn từ ngữ để sử dụng phù hợp trong hòan cảnh giao tiếp .
- HS có tính cách: Giáo dục HS ý thức sử dụng tốt từ vựng tiếng Việt khi nói, viết .
2. Nội dung học tập: 
- Nội dung 1: Từ tượng hình, từ tượng thanh.
- Nội dung 2: Một số biện pháp tu từ từ vựng.
 - Các khái niệm từ tượng thanh, từ tượng hình và các phép tu từ ; tác dụng của việc sử dụng các từ tượng hình, các từ tượng thanh và các phép tu từ trong các văn bản nghệ thuật.
 - Nhận diện từ tượng thanh, phân tích giá trị các từ đó trong văn bản; nhận diện các phép tu từ và phân tích các phép tu từ đó.
3. Chuẩn bị:
 3.1: Giáo viên:Bảng phụ ghi ví dụ.Tìm nhiều VD minh họa cho các biện pháp tu từ.
 3.2: Học sinh: Ôn lại các kiến thức về từ tượng thanh, từ tượng hình và các biện pháp tu từ. 
4. Tổ chức các hoạt động học tập: 
4.1:Ổn định tổ chức và kiểm diện: ( 1 phút) 
9A1 : 9A2: 
 4.2:Kiểm tra miệng: ( 5 phút)
à Câu hỏi kiểm tra bài cũ: 
Nêu các cách phát triển từ vựng. Vẽ sơ đồ. Cho ví dụ về sự phát triển nghĩa và một ví dụ về tạo từ mới . (8đ)
Phát triển nghĩa và phát triển số lượng. (Tạo từ mới và mượn từ).
VD: + Phát triển nghĩa:chân: chân bàn, chân tường, chân trời
 + Tạo từ mới:Cầu truyền hình, đặc khu kinh tế, công viên nước
à Câu hỏi kiểm tra nội dung tự học:
 Em đã chuẩn bị những gì cho bài học hôm nay? (2đ)
Ôn lại các kiến thức về từ tượng thanh, từ tượng hình và các biện pháp tu từ.
Nhận xét. Cho điểm. 
4.3:Tiến trình bài học:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
à Vào bài : Trong quaù trình taïo laäp vaên baûn, chuùng ta thöôøng söû duïng moät soá töø ngöõ gôïi caûm, bieän phaùp tu tö từ vựng để tạo ra sức hút cho văn bản. Để giúp các em nắm vững kiến thức về các biện pháp tu từ đã học, trong tiết học này, cô tiếp tục hướng dẫn các em ôn lại một số biện pháp tu từ. ( 1’)
à Hđ1:Hướng dẫn HS ôn tập về từ tượng hình và từ tượng thanh.(7’)
Thế nào là từ tượng thanh?
Là từ mô phỏng âm thanh của sự vật.
Thế nào là từ tượng hình?
Là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật.
Tìm những tên loài vật là từ tượng thanh?
Gọi HS đọc câu 3.
Xác định từ tượng hình và giá trị của chúng trong đoạn văn trên?
Cho HS làm bài trong vở bài tập.
Tìm thêm một số từ tượng hình?
Lom khom, lác đác, rũ rượi, 
Hđ2: Hướng dẫn HS ôn tập về phép tu từ.(25’)
So sánh là gì ? Cho ví dụ?
Là đối chiếu sự vật này với sự vật khác có nét tương đồng làm tăng tính gợi hình, gợi cảm cho sụ diễn đạt.
Thế nào là ẩn dụ? Nêu ví dụ?
Gọi tên sự vật này bằng sự vật khác có nét tương đồng với nó, nhằm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt.
Nhân hóa là gì? Cho ví dụ?
Là gọi hoặc tả loài vật, đồ vật,...bằng những từ ngữ dùng để gọi hoặc tả người. Làm cho thế giới loài vật, sự vật trở nên gần gũi với con người, biểu thị suy nghĩ, tình cảm của con người.
Thế nào là hoán dụ? Nêu ví dụ?
Là gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nhau.
Thế nào là nói quá? Cho ví dụ về nói quá?
Là phóng đại về mức độ, tính chất, quy mô của sự vật hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
Thế nào là nói giảm nói tránh cho ví dụ?
Là cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề, tránh thô tục, thiếu lịch sự.
Điệp ngữ là gì? Nêu ví dụ?
Là biện pháp lặp đi lặp lại từ hoặc cả câu để làm nổi bật ý, gây ấn tượng mạnh.
Chơi chữ là gì? Nêu ví dụ?
Là cách lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo nên sắc thái dí dỏm, hài hước, làm cho câu văn hấp dẫn và thú vị.
Gọi HS đọc bài tập 2.
Phân tích nét độc đáo của những câu thơ trên?
Cho HS thảo luận trong 5 phút.
Mỗi nhóm làm 1 câu.
Gọi HS trình bày.
Nhận xét bài làm của các nhóm.
Nói quá: gác kinh (nơi Kiều bị giam giữ) rất gần viện sách (nơi Thúc Sinh đọc sách) nhưng vì cùng sợ hoạn Thự nên hai người trở nên xa cách như cách sông, cách núi.
Chơi chữ: lợi dụng sự gần âm từ tài trong tài hoa và từ tai trong tai họa.
Nhắc nhở HS làm bào vào vở bài tập.
Gọi HS đọc bài tập 3.
Câu a sử dụng biện pháp tu từ gì?
Nêu phép tu từ trong câu b?
Câu c sử dụng biện pháp tu từ gì?
Phân tích phép tu từ trong câu d?
Phân tích phép tu từ trong câu e?
Giáo dục HS ý thức sử dụng các biện pháp tu từ khi nói viết để tăng sức biểu cảm trong câu viết, lời nói.
Nhắc HS làm bài vào vở bài tập.
I. Từ tượng thanh và từ tượng hình:
 1. Khái niệm:
 2. Từ tượng thanh: tắc kè, tu hú, bìm bịp, mèo
 3. Từ tượng hình: lốm đốm, lê thê, loáng thoáng, lồ lộ
 à Cụ thể, sinh động.
II. Một số phép tu từ từ vựng:
 1. Khái niệm:
 - So sánh:
 VD: Đẹp như tiên
 - Ẩn dụ: 
 VD: Người Cha mái tóc bạc
 - Nhân hóa:
 VD: Ông Trời
 Mặc áo giáp đen
 Ra trận.
- Hoán dụ:
 VD: Aó nâu liền với áo xanh
Nông thôn cùng với thị thành đứng lên.
 - Nói quá: 
 VD: Đi guốc trong bụng.
 Ruột để ngoài da
 - Nói giảm, nói tránh:
 VD: + Bác Dương thôi đã thôi rồi. Nước mây tan tác ngậm ngùi lòng ta. 
 + Bác đã đi rồi sao Bác ơi!
 - Điệp ngữ:
 VD: + Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết.
 + Thành công, thành công, đại thành công.
 - Chơi chữ:
 VD: + Kiến bò đĩa thịt bò.
 + Ruồi đậu mâm xôi đậu.
 + Thịt chó ăn được , thịt cầy thì không
 Bài tập 2:
 a) Ẩn dụ: hoa, cánh:Thúy Kiều.
 Lá, cây: Gia đình Kiều. 
 Sự hi sinh của nàng càng cảm động.
 b) So sánh: Tiếng đàn với âm thanh của tự nhiên. (là chuẩn của cái đẹp.)
 c) Nói quá: Tài sắc của Thúy Kiều đến thiên nhiên cũng không sánh kịp.
 d) Nói quá:
 e) Chơi chữ:
 Bài tập 3:
 a) + Điệp từ “còn”, chơi chữ: “ say sưa” Bày tỏ tình cảm với cô bán rượu.
 b) Nói quá: Sự lớn mạnh của nghĩa quân Lam Sơn.
 c) So sánh: Cái đẹp được nhân lên.
 d) Nhân hóa: gần gũi, chia sẻ với nhà thơ.
 e) Ẩn dụ: mặt trời: em bé: nguồn sống, nguồn hi vọng của mẹ.
4.4:Tổng kết: ( 5 phút)
Em đã học những phép tu từ nào?
So sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, nói quá, nói giảm, nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ
Nêu ví dụ về từ tượng hình, từ tượng thanh?
Từ tượng hình: lơ thơ, lom khom, mênh mông, ngất nghểu
Từ tượng thanh: róc rách, tí tách, líu lo, véo von
Hoặc hướng dẫn HS tổng kết nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy:
4.5:Hướng dẫn học tập: ( 3 phút)
à Đối với bài học tiết này:
- Tìm thêm các ví dụ về từ tượng hình, từ tượng thanh.
 + Nắm khái niệm về các biện pháp tu từ.
 + Viết một số đoạn văn có sử dụng các biện pháp tu từ đã học .
 à Đối với bài học tiết sau:
 “ Tập làm thơ tám chữ”.
 + Xem trước phần I: Nhận diện thể thơ tám chữ.
 + Tìm một số đoạn thơ 8 chữ đã học .
 + Phần II: Luyện tập làm thơ tám chữ.
 + Làm trước một bài thơ 8 chữ nói về chủ đề môi trường.
5. Phụ lục: Tài liệu: Thông tin phản hồi: 
-Tài liệu:
 + SGK, SGV Ngữ văn 9.
 + Sổ tay kiến thức Ngữ văn 9.
 + Học và thực hành theo chuẩn kiến thức- kĩ năng Ngữ văn 9.
Tuần:11
Tiết:54
Ngày dạy:06/11/2015
TẬP LÀM THƠ TÁM CHỮ
1. Mục tiêu:
 1.1:Kiến thức : 
à Hoạt động 1: 
- HS hiểu: đặc điểm, khả năng miêu tả, biểu hiện phong phú của thể thơ tám chữ.
à Hoạt động 2:
 - HS biết: Tạo đối, vần, nhịp trong khi làm thơ tám chữ .
à Hoạt động 3: 
- HS biết: Vận dụng các kiến thức đã học về Văn, Tiếng Việt, Tập làm văn để làm thơ tám chữ .
1.2:Kĩ năng:
- HS thực hiện được: kĩ năng nắm vững đặc điểm của thể thơ tám chữ.
- HS thực hiện thành thạo: HS biết làm thành thạo bài thơ tám chữ .
 1.3:Thái độ: 
- HS có thói quen: Làm thơ tám chữ.
- HS có tính cách: HS có tinh thần sáng tạo trong học tập.
- Tích hợp giáo dục môi trường: Khuyến khích HS làm thơ về đề tài môi trường.
2. Nội dung học tập: 
- Nội dung 1: Nhận diện thơ tám chữ.
- Nội dung 2: Luyện tập nhận diện thể thơ tám chữ
- Nội dung 3: Thực hành làm thơ tám chữ. 
3. Chuẩn bị:
3.1: Giáo viên: Những bài thơ tám chữ hay.
 3.2: Học sinh: Nhận diện thể thơ tám chữ, tập làm thơ tám chữ. Những đoạn thơ 8 chữ .
4. Tổ chức các hoạt động học tập: 
4.1:Ổn định tổ chức và kiểm diện: ( 1 phút) 
9A1 : 9A2: 
 4.2:Kiểm tra miệng: ( 5 phút)
à Câu hỏi kiểm tra bài cũ: 
Thế nào là nghị luận trong văn bản tự sự?(6đ)
Là cách nêu lên ý kiến, nhận xét cùng những lí lẽ và dẫn chứng
Nghị luận có tác dụng gì?
Làm cho câu chuyện thêm phần triết lí.
Để lập luận thêm chặt chẽ, người ta thương dùng yếu tố ngôn ngữ nào? (2đ)
Dùng từ lập luận. 	
Dùng câu lập luận. 
Cả A và B đều đúng	
Cả A và B đều sai.
l Đáp án: C
à Câu hỏi kiểm tra nội dung tự học:
Em đã chuẩn bị những gì cho bài học hôm nay? (2đ)
 l Tập là một bài thơ, đoạn thơ tám chữ.
Nhận xét. Chấm điểm.
4.3:Tiến trình bài học:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
Vào bài :Thơ văn làm đẹp thêm cuộc đời, nó góp phần giúp con người thể hiện tâm tư tình cảm trong cuộc sống. Vì vậy, mỗi chúng ta cũng cần trang bị cho mình những kiến thức về cách làm thơ, đặc biết là thơ tám chữ để chúng ta có thể tạo cho mình những bài thơ tám chữ hay, đúng yêu cầu. (1’)
Hđ1:Hướng dẫn HS nhận diện thơ tám chữ.: (10’)
Gọi HS đọc các đoạn thơ trong SGK- 148, 149 diễn cảm đúng nhịp.
Nhận xét về số chữ ở mỗi dòng của đoạn thơ trên?
Nhận xét về số câu?
GV ghi ví dụ a, c trong bảng phụ. Treo bảng.
Xác định những từ có chức năng gieo vần?
Đ1: Tan-ngàn, mới- gội, bừng- rưng, gắt- mật.
Đ2: Về- nghe, học- nhọc, bà- xa.
Đ3: ngát- hát, non- son, đứng- dựng, tiên- nhiên.
Nhận xét về cách gieo vần? Vần chân hay vần lưng, vần liền hay vần cách?
Nhận xét về cách ngắt nhịp?
Ngắt nhịp khác nhau không đồng nhất: 3/5; 3/3/5; 2/3/3; 4/4; 2/4/4.
Qua tìm hiểu các ví dụ ở trên, em thấy thơ tám chữ có đặc điểm gì?
Gọi HS đọc ghi nhớ.
Hđ2: Hướng dẫn HS nhận diện thơ tám chữ.( 10’)
Gọi HS đọc lại bài tập 1.
Cho HS thảo luận trong 3 phút.
Gọi đại diện nhóm trình bày, nhận xét.
Gọi HS đọc bài tập 2.
Hãy chọn và điền các từ: cũng mất, đất trời, tuần hoàn sao cho đúng vần?
Gọi HS đọc bài tập 3.
Hãy chỉ ra chỗ sai nêu lí do và tìm cách sử lại cho đúng ở câu thứ 3.
Hđ3: Hướng dẫn HS thực hành trên lớp. ( 10’)
Tìm những từ đúng thanh, đúng vần thích hợp để điền vào chỗ trống trong khổ thơ?
Gọi HS đọc bài tập 2.
Viết tiếp câu thứ 4 cho đúng vần, hợp với nội dung cảm xúc của 3 câu trước?
Thoang thoảng hương bay dịu ngọt quanh ta.
 ó GV sửa chữa kĩ bài cho HS.
Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 3.
Cho HS thảo luận trong 7 phút.
Gọi HS trình bày.
Nhận xét và sửa chữa (chú ý về số chữ cách gieo vần, ngắt nhịp, nội dung, chủ đề của bài thơ).
Chấm điểm khuyến khích cho HS.
Giáo dục HS về óc sáng tạo của bản thân.
à Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường :Hãy làm một bài thơ tám chữ khoảng 4 câu viết về môi trường? (Viết về cây cối , trường lớp , .)
 ó GV gọi HS báo cáo theo nhóm. 
 ó GV sửa chữa kĩ bài của các nhóm.
I. Nhận diện thể thơ tám chữ:
 - Mỗi dòng có tám chữ.
 - Số câu không hạn định, có thể chia khổ (mỗi khổ bốn dòng).
 - Gieo vần chân:
 + Đoạn 1-2: Vần liền.
 + Đoạn 3: Vần cách.
Ngắt nhịp linh hoạt.
Ghi nhớ:SGK –150.
II. Luyện tập nhận diện thể thơ tám chữ:
 1. Thứ tự điền: ca hát, ngày qua, bát ngát, muôn hoa.
 2. Thứ tự điền: cũng mất, tuần hoàn, đất trời.
 3. Sai chữ “rộn rã”. Vì nó không gieo vần.
 Sửa lại: “vào trường”.
III. Thực hành làm thơ tám chữ:
 1. Thứ tự điền: vườn, qua.
 2. Viết tiếp:
Bóng ai kia thấp thoáng giữa màn sương.
..
 3. Tập làm thơ:
Làm một bài thơ tám chữ khoảng 4 câu viết về chủ đề môi trường ( hoặc bảo vệ môi trường) .
4.4:Tổng kết: ( 5 phút)
 Câu 1: Nêu đặc điểm của thể thơ tám chữ?
l Đáp án Mỗi câu có tám chữ, ngắt nhịp đa dạng, số câu không hạn định, có thể chia khổ (mỗi khổ 4 dòng) phổ biến là vần liền và vần cách.
 Câu 2: GV đọc cho HS nghe một số bài thơ tám chữ và nhận xét về cách gieo vần, ngắt nhịp.
l HS đọc.
4.5:Hướng dẫn học tập: ( 3 phút)
à Đối với bài học tiết này:
 + Học thuộc phần ghi nhớ trong SGK- 150. 
 + Nắm kĩ những đặc điểm của thể thơ tám chữ.
 + Làm một bài thơ tám chữ nói về tình bạn .
 à Đối với bài học tiết sau:
 Chuẩn bị bài: Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận 
 +Tập viết trước một số đoạn văn .
 + Tìm hiểu trước các bài tập ở SGK .
Chuẩn bị bài tiết sau: “Trả bài kiểm tra Văn” .
 +Xem lại đề bài. 
 + Xem lại phần văn học Trung đại. 
5. Phụ lục: Tài liệu: Thông tin phản hồi: 
-Tài liệu:
 + SGK, SGV Ngữ văn 9.
 + Sổ tay kiến thức Ngữ văn 9.
 + Học và thực hành theo chuẩn kiến thức- kĩ năng Ngữ văn 9.
Tuần:11
Tiết:55
Ngày dạy:09/11/2015
	TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN 
1. Mục tiêu:
 1.1:Kiến thức : 
à Hoạt động 2: 
- HS biết: Nhaän bieát ñöôïc daïng ñeà.
- HS hiểu: Yeâu caàu cuûa ñeà baøi.
à Hoạt động 6:
 - HS biết: Tìm đáp án đúng cho đề bài.
à Hoạt động 7: 
- HS biết: Loãi sai trong baøi cuûa mình và của baïn. Những ưu khuyết điểm của mình trong bài kiểm tra Văn để sửa chữa..
HS hiểu: Những ưu điểm và khuyết điểm để có hướng phát huy và sửa chữa và có cách sử dụng đúng..
1.2:Kĩ năng:
- HS thực hiện được: Kĩ năng viết đoạn văn, bài văn mạch lạc.
- HS thực hiện thành thạo: Dùng từ chính xác, viết đúng chính tả.
 1.3:Thái độ: 
- HS có thói quen: Viết đúng chính tả, dùng từ viết câu chính xác, diễn đạt mạch lạc.
- HS có tính cách: Cẩn thận khi làm bài. 
2. Nội dung học tập: 
- Nội dung 1: Đề bài.
- Nội dung 2: Đáp án đúng.
- Nội dung 3: Sửa lỗi.
3. Chuẩn bị:
 3.1: Giáo viên: Bài cần nhận xét, sửa chữa.
 3.2: Học sinh: Xem lại đề bài, xem lại các tác phẩm văn học trung đại. 
4. Tổ chức các hoạt động học tập: 
4.1:Ổn định tổ chức và kiểm diện: ( 1 phút) 
9A1 : 9A2: 
 4.2:Kiểm tra miệng: ( 5 phút)
à Câu hỏi ki

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao_an_Ngu_van_9_tuan_11.doc