Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 92 đến tiết 125

1. MỤC TIÊU:

1.1 Kiến thức:

- Ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đọc sách và phương pháp đọc sách.

- Phương pháp đọc sách cho có hiệu quả.

1.2. Kỹ năng:

- Biết cách đọc – hiểu một văn bản dịch.(không sa đà vào phân tích ngôn từ).

- Nhận ra bố cục chặt chẽ, hệ thống lập luận rõ rang2trong một văn bản nghị luận.

- Rèn luyện thêm cách viết một bài văn nghị luận.

1.3. Thái độ:

- Giáo dục học sinh niềm say mê đọc sách, ghi chép những nội dung cần thiết để làm tư liệu, chọn sách phù hợp để đọc.

2.TRỌNG TÂM

Ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đọc sách và phương pháp đọc sách.

 

doc 99 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1657Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 92 đến tiết 125", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NH NGHIỆM
Nội dung: 	
Phươngpháp	
Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học	
Bài 20. Tiết 104,105
Tuần dạy22
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5 
(NGHỊ LUẬN XÃ HỘI)
1. MỤC TIÊU:
1.1. Kiến thức:
- Giúp học sinh làm bài đạt yêu cầu về nội dung và hình thức biết lập luận chính xác, luận cứ và lí lẽ phù hợp, trình bày đạt yêu cầu. 
1.2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kĩ năng làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống xã hội, kĩ năng phân tích tổng hợp. 
1.3. Thái độ:
- Giáo dục học sinh tính cẩn thận, có ý thức nhìn nhận vấn đề thật khách quan, xác thực. 
2.TRỌNG TÂM
HS làm bài văn ngị luận xã hội.
3. CHUẨN BỊ:
3.1. Giáo viên
 Đề kiểm tra
b. Học sinh: 
Giấy, viết, học bài ở nhà.
4. TIẾN TRÌNH:
4.1/ Oån định tổ chức và kiểm diện: Kiểm tra sĩ số lớp.
4.2/ Kiểm tra miệngõ:
 Không 
4.3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
* Hoạt động 1:
- Giáo viên đọc đề, ghi đề lên bảng.
- Giáo viên dặn học sinh đọc kĩ yêu cầu, xác định thể loại, làm dàn ý trước khi làm bài hoàn chỉnh.
+ Mở bài: Trực tiếp, gián tiếp, phản đề.
+ Thân bài: Các đoạn có thể trình bày theo cách phân tích, tổng hợp. Nêu lí lẽ dẫn chứng.
ĐỀ:
Bác Hồ là lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới. Hãy viết bài văn nêu suy nghĩ của em về người.
ĐÁP ÁN:
Mở bài: (1,5đ)
- Giới thiệu nhân vật và sự việc , hiện tựợng có ý nghĩa.
- Trích đề.
- Nêu ý nghĩa việc làm của Bác là tấm gương nhằm để giáo dục mọi người.
Thân bài: (6đ)
- Phân tích luận điểm bằng phép lập luận phân tích, tổng hợp.
+ Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam.
+ Anh hùng giải phóng dân tộc.
+ Danh nhân văn hoá.
Kết bài: (1,5đ)
- Khẳng định lại vấn đề, ý nghĩa tấm gương của Bác.
- Rút ra bài học cho bản thân.
Hình thức: (1đ) 
4.4/ Câu hỏi,bài tập củng cố:
- Nhắc học sinh đọc và sửa chữa cận thận trước khi nộp bài.
4.5/ Hướng dẫn học sinh tự học :
-Học thuộc nội dung bài, làm bài tập.
- Chuẩn bị bài mới, trả lời các câu hỏi theo sách giáo khoa.
5.RÚT KINH NGHIỆM
Nội dung: 	
Phươngpháp	
Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học	
Bài 21.Tiết 106
Tuần dạy 23
CHÓ SÓI VÀ CỪU TRONG THƠ NGỤ NGÔN CỦA
 LA-PHÔNG-TEN
(Trích Hi-pô-lit-ten)
1. MỤC TIÊU:
1.1 Kiến thức:
- Đặc điểm của sáng tác nghệ thuật là yếu tố tưởng tượng và dấu ấn cá nhân của tác giả.
- Cách lập luận của tác giả trong văn bản.
1.2. Kỹ năng:
- Đọc – hiểu một văn bản dịch về nghị luận văn chương.
 - Nhận ra và phân tích được các yếu tố của lập luận ( luận điểm, luận cứ, luận chứng) trong văn bản. 
1.3. Thái độ:
- Giáo dục học sinh khách quan khi nhận xét đánh giá sự vật hiện tượng. 
2.TRỌNG TÂM
 Nội dung và ngệ thuật của tác phẩm
3. CHUẨN BỊ:
3.1. Giáo viên:
- Tranh “Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn La phong ten”, bảng phụ, VBT
3.2. Học sinh: 
- SGK, tập ghi,VBT, xem bài mới.
4. TIẾN TRÌNH:
4.1. Oån định tổ chức và kiểm diện: Kiểm tra sĩ số lớp.
4.2. Kiểm tra miệng:
1. Nêu những điểm mạnh và điểm yếu của dân tộc Việt Nam? Hướng khắc phục để làm gì? (7đ)
2. Dòng nào sau đây không phải là nhiệm vụ cấp bách định ra cho đất nước được nêu trong văn bản trên? (3đ)
a. Thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu.
b. Phát triển các dịch vụ, thương mại.
c. Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
d. Tiếp cận với nền kinh tế tri thức. 
4.3.Bài mới:
Hôm nay chúng ta tìm hiểu văn bản: “Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn La phong ten”
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
* Hoạt động 1:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc, giáo viên gọi học sinh đọc. Giáo viên nhận xét.
- Dựa vào chú thích em hãy nêu sơ lược về tác giả và tác phẩm.
* Hoạt động 2:
- Xác định bố cục hai phần, đặt tiêu đề cho mỗi phần?
+ Đoạn 1: “Từ đầu  tốt bụng như thế”
Hình tượng cừu trong thơ ngụ ngôn La-phông-ten
+ “Đoạn còn lại”.
Hình tượng Sói trong thơ ngụ ngôn La-phông-ten.
- Đối chiếu? Biện pháp lập luận khác nhau, triển khai khác nhau nhưng không lặp lại?
+ Tác giả dẫn ra những dòng viết về hai con vật ấy của Buy-phông để so sánh.
+ Trong cả hai đoạn, tác giả triển khai mạch nghị luận theo trật tự ba bước.
La-phông-ten – Buy-phông – La-phông-ten.
+ Khi bàn về cừu tác giả thay bước một bằng trích thơ La-phông-ten, tác giả như nhờ La-phông-ten tham gia vào mạch nghị luận của ông. Vì vậy bài nghị luận trở nên sinh động hơn. 
- Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm, học sinh trình bày, học sinh nhận xét. Giáo viên nhận xét và chốt ý.
- Buy phong căn cứ vào đâu để nhâïn xét về sói và cừu?
+ Vào khoa học, nêu lên những đặc tính cơ bản của chúng " rất đúng.
- Vì sao không nói đến “Sự thân thương” của loài cừu? Và nỗi bất hạnh của loài sói?
+ Vì không phải loài cừu mới có.
+ Còn sói cũng thế, sự bất hạnh không phải là nét cơ bản của nó ở mọi lúc mọi nơi.
I/ Đọc- hiểu văn bản:
1. Đọc:
2. Tìm hiểu chú thích:
- Tác giả:
+ Hy-pô-lit-ten (1828-1893) là nhà nghiên cứu văn học người Pháp.
+ La-phông-ten (1621-1695) nhà thơ ngụ ngôn người Pháp.
+ Buy-phong (1707-1788) là nhà vạn vật học người Pháp. 
- Tác phẩm:
- Chú thích:
II/ Tìm hiểu văn bản:
1. Bố cục và cách lập luận của văn bản:
2. Chó Sói và Cừu dưới ngòi bút của nhà khoa học Buy-phông:
- Nhận xét về sói và cừu theo nghiên cứu khoa học, chính xác, đúng thực tế.
- Ông không nói đến “ sự thân thương” hay “ nỗi bất hạnh” của cừu và sói vì không phải đặc tính cơ bản của chúng.
4.4/ Câu hỏi,bài tập củng cố:
- Văn bản thuộc thể loại?
a. Tác phẩm văn chương.
b. Văn bản nhật dụng.
c. Văn bản nghị luận xã hội.
d. Văn bản nghị luận văn học.
2. Theo em nhà khoa học và nhà thơ ở đây giống nhau chỗ nào?
4.5/ Hướng dẫn học sinh tự học:
-Học thuộc nội dung bài, làm bài tập.
- Chuẩn bị bài mới, trả lời các câu hỏi theo sách giáo khoa.
5.RÚT KINH NGHIỆM
Nội dung: 	
Phươngpháp	
Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học	
Bài 21. Tiết 107
Tuần dạy23
CHÓ SÓI VÀ CỪU TRONG THƠ NGỤ NGÔN CỦA
 LA-PHÔNG-TEN
 (Trích Hi-pô-lit-ten)
1. MỤC TIÊU:
1.1 Kiến thức:
- Đặc điểm của sáng tác nghệ thuật là yếu tố tưởng tượng và dấu ấn cá nhân của tác giả.
- Cách lập luận của tác giả trong văn bản.
1.2. Kỹ năng:
- Đọc – hiểu một văn bản dịch về nghị luận văn chương.
 - Nhận ra và phân tích được các yếu tố của lập luận ( luận điểm, luận cứ, luận chứng) trong văn bản. 
1.3. Thái độ:
- Giáo dục học sinh khách quan khi nhận xét đánh giá sự vật hiện tượng. 
2.TRỌNG TÂM
 Nội dung và ngệ thuật của tác phẩm
3. CHUẨN BỊ:
3.1. Giáo viên:
- Tranh “Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn La phong ten”, bảng phụ, VBT
3.2. Học sinh: 
- SGK, tập ghi,VBT, xem bài mới.
4. TIẾN TRÌNH:
4.1. Oån định tổ chức và kiểm diện: Kiểm tra sĩ số lớp.
4.2. Kiểm tra miệng:
4.3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
* Hoạt động 2:
* Chi tiết chân thực và sáng tạo khi viết về Cừu? 
+ Nhút nhát, hiền lành, chẳng làm hại ai, khác nhà khoa học.
+ Nhân cách hoá loài Cừu: biết suy nghĩ và nói năng, hành động như người.
+ Chúng rất thân thương và tốt bụng.
+ Cừu mẹ thương con.
* Nêu sự khác nhau giữa La Phông-ten với Hi- pô-lít-ten về sói?
+ H. ten cho rằng sói như thế là đúng trong nhiều bài thơ của La Phông-ten, còn trong bàinày thì chưa chín xác.
+ La Phông-ten xây dựng chó sói đang đói meo, gầy giơ xương đi kiếm mồi, bắt nạt cừu non để trừng phạt, thực ra là muốn ăn thịt cừu non nhưng che giấu tâm địa của mình.
+ La Phông-ten cũng miêu tả chó sói giống như Buy- phông.
+ Sói có mặt đáng cười, nhưng chủ yếu là đáng ghét: gian xảo, hống hách, bắt nạt kẻ yếu.
*Nêu nộidung, nghệ thuật văn bản trên?
HS trả lời,Gv nhận xét.
- Học sinh đọc ghi nhớ.
3. Hình tượng Cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten.
- Miêu tả giống như nhà khoa học, cũng nhút nhát,không làm hại ai, hiền lành.
- Cừu được nhân hoá như người: biết suy nghĩ, nói năng, hành động như người.
- Có tình mẫu tử.
4. Hình tượng chó sói trong thơ.
- Miêu tả giống như Buy-phông: độc ác dữ tợn, hay bắt nạt kẻ yếu, có hại.có lúc rất khổ sở, thường bị mắc mưu, vì vụng về chẳng có tài trí gì. 
- Sói cũng được nhân cách hoá như người
5. nghệ thuật:
- Tiến hành nghị luận theo trình tự 3 bước: (Dưới ngòi bút của La Phông-ten -Buy-phông-La Phông-ten )
- Sử dụng phép lập luận so sánh, đối chiếu.
* Ghi nhớ: SGK trang 41
III- Luyện tập:
- Đọc thêm: “Chó sói và cừu non
4.4/ Câu hỏi,bài tập củng cố:
1. Ý chính mà tác giả muốn nói đến qua văn bản trên là gì?
a. Nét độc đáo của Sói và Cừu trong thơ ngụ ngôn La-phông-ten.
b. So sánh gỡa nhà thơ và vạn vật học về cách viết.
c. Mô tả cách nhìn nhận khác nhau giữa nhà thơ và nhà khoa học.
d. Nêu đặc trưng của sáng tác nghệ thuật qua việc bàn luận về hình tượng sói và cừu trong thơ ngụ ngôn La-phông-te.
2. Tính cách nào của sói trong quan niệm của nhà thơ khác với nhà khoa học.
a. Hư hỏng. b. Khốn khổ. c. Độc ác. d. Khát máu.
4.5/ Hướng dẫn học sinh tự học:
-Học thuộc nội dung bài, làm bài tập.
- Chuẩn bị bài mới, trả lời các câu hỏi theo sách giáo khoa.
5.RÚT KINH NGHIỆM
Nội dung: 	
Phươngpháp	
Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học	
Bài 20. Tiết 108
Tuần dạy 23
NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG , ĐẠO LÍ
1. MỤC TIÊU:
1.1 Kiến thức:
- Đặc điểm, yêu cầu của bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí.
1.2. Kỹ năng:
- Làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí.
1.3. Thái độ:
-Giáo dục học sinh tính cách, nhân cách con người qua bài học. 
2.TRỌNG TÂM
HS nắm được đặc điểm, yêu cầu của bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí
3. CHUẨN BỊ:
3.1. Giáo viên:
 Bảng phụ, VBT
3.2. Học sinh: 
 SGK, tập ghi,VBT, xem bài mới.
4. TIẾN TRÌNH:
4.1. Oån định tổ chức và kiểm diện: Kiểm tra sĩ số lớp.
4.2. Kiểm tra miệng:
- Không.
4.3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
* Hoạt động 1:
- Giáo viên cho học sinh đọc sách giáo khoa trang 34.
- Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm, học sinh trình bày, học sinh nhận xét. Giáo viên nhận xét và chốt ý.
- Văn bản trên bàn về vấn đề gì?
+ Văn bản trên bàn về giá trị tri thức khoa học và người trí thức.
- Nêu bố cục, nội dung từng phần và mối quan hệ của chúng với nhau? 
+ Bố cục ba phần.
+ Mở bài: đoạn 1 nêu vấn đề.
+ Thân bài: Đoạn 2, 3 nêu hai ví dụ chứng minh tri thức và sức mạnh.
Đoạn 2 nêu tri thức có thể cứu một cái máy có thể thoát khỏi số phận của một đống sắt vụn.
Đoạn 3 :tri thức là sức mạnh của con người. Bác Hồ đã thu hút nhà tri thức lớn tham gia vào cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ thành công _ phát triển nông nghiệp.
+ Kết bài: đoạn 4 phê phán một số người không biết quí trọng tri thức, hoặc sử dụng tri thức không đúng chỗ.
- Nêu các luận điểm chính trong bài?
+ Đoạn 1: Bốn câu đầu.
+ Đoạn 2: Câu đầu và hai câu cuối.
+ Đoạn 3: Câu đầu.
+ Đoạn 4: Câu đầu và câu cuối.
+ Các câu diễn đạt rõ, chứng minh rõ ý kiến của người viết.
- Phép lập luận nào được dùng đến trong văn bản?
+ Phép lập luận chứng minh. cách lập luânï rất thuyết phục, khẳng định tri thức là sức mạnh " phê phán những người không biết trọng tri thức, dùng không đúng chỗ.
- So sánh giữa bài nghị luận về tư tưởng đạo lí với nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống.
+ Giống nhau: Sau phân tích sự việc, hiện tượng đời sống người viết có thể rút ra những tư tưởng đạo lí đời sống.
+ Khác nhau: Về xuất phát điểm và lập luận.
Về xuất phát điểm:
Nghị luận sự việc, hiện tượng đời sống. Từ thực tế đời sống " tư tưởng, bày tỏ thái độ.
Nghị luận tư tưởng đạo lí. Từ tư tưởng đạo lí đó phân tích, chứng minh " khẳng định một tư tưởng nào đó, lí lẽ nhiều hơn.
+ Về phép lập luận: Giải thích, chứng minh tổng hợp.
- Như vậy bài nghị luận về tư tưởng đạo lí là gì?
+ Bàn về vấn đề thuộc tư tưởng đạo đức, lối sống của con người.
- Yêu cầu về nội dung?
+ Phải làm sáng tỏ các vấn đề tư tửong đạo lí bằng cách giải thích, chứng minh, so sánh, đối chiếu, phân tích.
- Yêu cầu về hình thức như thế nào?
HS trả lời,GV gọi HS đọc ghi nhớ SGK.
* Hoạt động 2:
- Giáo viên gọi học sinh lấy vở bài tập giáo viên hướng dẫn học sinh làm.
- Gọi học sinh làm bài tập giáo viên sửa.
I/ Tìm hiểu bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí:
a. Bàn về vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống của con người.
b. Bố cục ba phần:
- Mở bài: Nêu vấn đề.
- Thân bài: Dùng lí lẽ + dẫn chứng làm sáng tỏ vấn đề.
- Kết bài: Phê phán tư tưởng sa và chỉ ra hướng đúng.
c. Nêu luận điểm: Phân tích, chứng minh, giải thích, để làm sáng tỏ vấn đề.
d. lập luận phải thuyết phục. 
e. So sánh hai bài nghị luận về sự việc hiện tượng đời sống và nghị luận về tư tưởng đạo lí.
- Từ sự việc, hiện tượng đời sống " một tư tưởng, đạo lí.
- Từ một tư tưởng đạo lí " dùng giải thích, chứng minh để làm rõ " khẳng định lại đúng, sai của tư tưởng.
* Ghi nhớ :sgk trang 36.
II/ Luyện tập:
BT:VBT
4.4/ Câu hỏi,bài tập củng cố:
1. Đề nào không thuộc bài nghị luận về vấn đề tư tưởng đạo lí?
a. suy nghĩ về đạo lí “Uống nước, nhớ nguồn”.
b. Suy nghĩ từ truyện “Ếch ngồi đáy giếng”.
c. suy nghĩ về một tấm gương vượt khó.
d. Suy nghĩ về câu “Có chí thì nên”.
2. Các câu tục ngữ, danh ngôn, ngụ ngôn, khẩu hiệu hoặc khái niệm có phải là tư tưởng đạolí không?
a. Phải. b. Không 
3. Ý nào không phù hợp với bài văn nghị luận bàn về vấn đề tư tưởng đạo lí?
a. Nội dung đem ra bàn luận là vấn đề tư tưởng, văn hoá, lối sống, đạo đức của con người.
b. Bố cục ba phần, có luận điểm đúng đắn, sáng tỏ, chính xác, sinh động.
c. văn viết cần trau chuốt, bóng bẩy, giàu hình ảnh, nhiều biện pháp tu từ.
d. Vận dụng linh hoạt các tháo tác chứng minh, giải thích, so sánh, phân tích, đối chiếu, đề trình bày vấn đề. 
4.5/ Hướng dẫn học sinh tự học:
- Học thuộc nội dung bài, làm bài tập.
- Triển khai dàn ý đã lập thành một bài văn hoàn chỉnh. 
- Chuẩn bị bài mới, trả lời các câu hỏi theo sách giáo khoa.
5.RÚT KINH NGHIỆM
Nội dung: 	
Phươngpháp	
Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học	
Bài 21.Tiết 109
Tuần dạy 23
LIÊN KẾT CÂU VÀ LIÊN KẾT ĐOẠN VĂN
1. MỤC TIÊU:
1.1 Kiến thức:
- Liên kết nội dung và liên kết hình thức giữa các câu và các đoạn văn.
- Một số phép liên kết thường dùng trong việc tạo lập văn bản.
 1.2. Kỹ năng:
- Nhận biết một số phép liên kết thường dùng trong việc tạo lập văn bản.
- Sử dụng một số phép liên kết câu, liên kết đoạn trong việc tạo lập văn bản.
1.3. Thái độ:
- Giáo dục học sinh ý thức được cách viết văn bản có sự liên kết. 
2.TRỌNG TÂM
HS nắm được một số phép liên kết thường dùng trong việc tạo lập văn bản.
3. CHUẨN BỊ:
3.1. Giáo viên:
 Bảng phụ, VBT
3.2. Học sinh: 
 SGK, tập ghi,VBT, xem bài mới.
4. TIẾN TRÌNH:
4.1. Oån định tổ chức và kiểm diện: Kiểm tra sĩ số lớp.
4.2. Kiểm tra miệng:
1. Thế noà là thành phần phụ chú? Thành phần gọi đáp? Chúng có chung đặc điểm gì?(7đ)
2. Cho ví dụ về các thành phần trên? (3đ)
4.3.Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
* Hoạt động 1:
- Giáo viên cho học sinh đọc sách giáo khoa trang 42.
- Đoạn văn trên bàn về vấn đề gì? 
+ Đoạn văn trên bàn về cách người nghệ sĩ phản ánh thực tại.
- Chủ đề ấy có quan hệ như thế nào với chủ đề chung của văn bản?
+ Đây là một trong những yếu tố ghép vào chủ đề chung “Tiếng nói của văn nghệ”.
- Nội dung chính mỗi câu trong đoạn văn trên là gì?
+ Câu 1 tác phẩm nghệ thuật phản ánh thực tại.
+ Câu 2 khi phản ánh thực tại, người nghệ sĩ muốn nói lên điều mới mẻ. 
+ Câu 3 là lời giử của một nghệ sĩ.
- Những nội dung ấy có quan hệ như thế nào với chủ đề của đoạn văn?
+ Các nội dung này đều hướng vào chủ đề của đoạn văn.
- Trình tự sắp xếp các câu trong đoạn văn như thế nào?
+ Trình tự lôgic, hợp lí. 
- Mối quan hệ chặt chẽ và nội dung giữa các câu trong đoạn văn được thể hiện bằng những biện pháp nào?
+ Dùng sự lặp lại tác phẩm (câu 1 và 3).
+ Dùng từ ngữ liên tưởng (câu 1, 3).
+ Thay thế từ nghệ sĩ câu 2 bằng anh câu 3.
+ Dùng quan hêï từ nhưng câu 1, 2.
+ Dùng cụm từ cái đã có rồi câu 2, đồng nghĩa với những vật liệu mượn ở thực tại.
- Liên kết là gì?
+ Là sự nối kết ý nghĩa giữa câu với câu, giữa đoạn văn vơi đoạnvăn bằng các từ ngữ có tác dụng liên kết.
- Liên kết nội dung là gì?
+ Là quan hệ đề tài và quan hệ lôgic giữa câu với câu, đoạn văn với đoạn văn.
- Thế nào là liên kết hình thức?
+ Là phép sử dụng các từ ngữ cụ thể có tác dụng nối câu với câu, đoạn văn với đoạn văn.
- Có những phép sử dụng các từ ngữ nào?
+ Phép lặp từ, đồng nghĩa, trái nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng.
+ Phép thế, phép nối.
- Giáo viên gọi học sinh đọc ghi nhớ.
* Hoạt động 2:
- Giáo viên gọi học sinh lấy vở bài tập giáo viên hướng dẫn học sinh làm.
- Gọi học sinh làm bài tập giáo viên sửa.
I/ Khái niệm liên kết:
1. Các đoạn văn phải phục vụ chủ đề chung của văn bản.
2. Nội dung các câu phải tập trung thể hiện chủ đề của đoạn văn.
- Trình tự các câu, đoạn văn phải sắp xếp theo trình tự hợp lí.
3. Hình thức: Các biện pháp dùng để liên kết câu đoạn văn là:
+ Phép lặp, phép thế.
+ Phép đồng nghĩa, trái nghĩa.
+ Phép nối.
* Ghi nhớ sgk trang 43.
II/ Luyện tập:
BT:VBT
4.4/ Câu hỏi,bài tập củng cố:
1. Nhận định nào sau đây chưa chính xác?
a. Các câu trong đoạn văn hoặc trong văn bản phải có sự liên kết chặt chẽ về nội dung và hình thức.
b. Các đoạn văn phải phục vụ chủ đề chung của văn bản, các câu văn phải phục vụ chủ đề của đoạn văn.
c. Các đoạn văn và câu văn phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lí.
d. Việc sử dụng ở câu đứng sau và các từ ngữ đồng nghĩa với từ ngữ đã có ở câu trước được gọi là phép liên kết liên tưởng.
2. Dòng nào dưới đây chỉ chứa những từ được dùng trong phép thế. 
a. Đây, đó, kia, thế, vậy
b. Cái này, việc ấy, vì vậy, tóm lại
c. Nhìn chung, tuy nhiên, dù thế
d. Và, rồi, nhưng, vì, để, nếu, nếu vậy, 
4.5/ Hướng dẫn học sinh tự học:
- Học thuộc nội dung bài, làm bài tập.
- Nhớ lại các biểu hiện của liện kết câu và liên kết đoạn.
- Tìm các ví dụ về liên kết câu và liên kết đoạn.
- Chuẩn bị bài mới, trả lời các câu hỏi theo sách giáo khoa.
5.RÚT KINH NGHIỆM
Nội dung: 	
Phươngpháp	
Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học	
Bài 21. Tiết 110
Tuần dạy 23
LIÊN KẾT CÂUVÀ LIÊN KẾT ĐOẠN VĂN
( Luyện tập)
1. MỤC TIÊU:
1.1 Kiến thức:
- Một số phép liên kết thường dùng trong việc tạo lập văn bản.
- Một số lỗi liên kết có thể gặp trong văn bản.
1.2. Kỹ năng:
- Nhận biết được phép liên kết câu, liên kết đoạn trong văn bản.
- Nhận ra và sửa được một số lỗi về liên kết.
1.3. Thái độ:
- Giáo dục học sinh có ý thức trong việc luyện tập để khắc sâu kiến thức.
2.TRỌNG TÂM
Nhận biết được phép liên kết câu, liên kết đoạn trong văn bản.
3. CHUẨN BỊ:
3.1. Giáo viên:
 Bảng phụ, VBT
3.2. Học sinh: 
 SGK, tập ghi,VBT, xem bài mới.
4. TIẾN TRÌNH:
4.1. Oån định tổ chức và kiểm diện: Kiểm tra sĩ số lớp.
4.2. Kiểm tra miệng:
1. Thế nào là liên kết câu? (8đ)
2. Đặt một đoạn văn gồm hai câu có phép thế. (3đ)
4.3/ Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
* Hoạt động 1:
- Giáo viên gọi học sinh lấy vở bài tập giáo viên hướng dẫn học sinh làm.
- Gọi học sinh làm bài tập giáo viên sửa.
- Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm, học sinh trình bày, học sinh nhận xét. Giáo viên nhận xét và chốt ý.
- Chỉ ra phép liên câu và phép 

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 9.doc