I - Mục tiêu bài học
1- Kiến thức:
- Học sinh thấy rõ vẻ đẹp văn hoá trong phong cách sống và làm việc của chủ tịch Hồ Chí Minh: đó là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị
2 - Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng đọc, tìm hiểu, phân tích văn bản nhật dụng - nghị luận
3 -Thái độ:
-Giáo dục lòng kính yêu, tự hào về Bác và học sinh có ý thức tu dưỡng học
tập, rèn luyện theo gương Bác Hồ vĩ đại .
II - Phương tiện thực hiện
-Thầy: giáo án, SGK, TLTK, tranh về Bác
-Trò: đồ dùng học tập, vở soạn, vở ghi.
III - Cách thức tiến hành:
-Nêu vấn đề, gợi mở, phân tích
-Đàm thoại
IV - Tiến trình bài dạy:
A - Ổn định tổ chức
- Sĩ số:
- Vắng:
B - Kiểm tra:
- Việc soạn bài cùa học sinh
- Sách vở
ộc đời mới mà nhân vật tôi khao khát ở đây là gì? -Làng quê tươi đẹp, con người tử tế thân thiện. ? Dạt dào niềm hi vọng, nhân vật tôi liên tưởng đến cảnh tượng nào? -Một cánh đồng cát ?Em có nhận xét gì về cảnh vật? -Hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp lặp đi lặp lại ?Đó là nghệ thuật gì? -Vẽ mây nẩy trăng. Mượn hình ảnh thiên nhiên để nói đến con người. ? Hình ảnh con đường trong tác phẩm được hiểu như thế nào? -Nghĩa đen: con đường thuỷ đưa nhân vật tôi về quê và rời xa quê. Con đường mòn mà con người đã đi. -Nghĩa bóng: con đường cách mạng, sự nhận thức, sự thức tỉnh nhân dân, nông dân, tin ở thế hệ con cháu sẽ mở đường đến ấm no hạnh phúc. Con đường chung tay thay đổi số phận, nếp nghĩ... điều đó thể hiện tình yêu quê hương da diết. ?Hình ảnh cánh đồng, vầng trăng tròn và triết lí về con đường “người ta đi mãi thì thành đường thôi” có ý nghĩa gì? -Thảo luận nhóm. ?Có người cho rằng “Cố hương”lên án chế độ phong kiến, niềm hi vọng vào tương lai, em có đồng ý không?Tại sao? +Đồng ý: Cố hương lên án tội ác của chế độ phong kiến (qua miêu tả cảnh thê lương của làng xóm, sự biến đổi tàn tạ của con người thể hiện niềm hi vọng vào tương lai qua hình ảnh Hoàng và Thuỷ Sinh, cánh đồng, vầng trăng). ?Sau khi học xong văn bản, em ghi nhớ điều gì? -HS đọc ghi nhớ. 3- Phân tích (tiếp) b-Tâm trạng và suy nghĩ của nhân vật Tôi trên đường rời cố hương(tiếp). *Mong ước: + Không muốn Hoàng và Thuỷ Sinh vì khốn khó mà trở nên đần độn. +Muốn chúng phải sống một cuộc đời mới, một cuộc sống mà tôi và Nhuận Thổ chưa từng được sống. ->Hình ảnh Hoàng và Thuỷ Sinh gợi niềm hi vọng vào thế hệ tương lai của các em sẽ không phải sống cuộc sống của lớp cha anh. -Câu văn dài, ngôn ngữ độc thoại nội tâm thể hiện khao khát về một cuộc sống mới. *Hình ảnh cố hương: -Là bức tranh thu nhỏ của xã hội Trung Quốc đầu thế kỷ XX, -Chung quanh tôi là bốn bức tường lẻ loi, tôi cảm thấy vô cùng ngột ngạt -Liên tưởng: Cánh đồng cát, màu xanh biếc, vòm trời..trăng vàng. ->Nghệ thuật vẽ mây nẩy trăng: hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp lặp đi lặp lại *Hình ảnh con đường. -Nghĩa đen: con đường thuỷ đưa nhân vật tôi về quê và rời xa quê. Con đường mòn mà con người đã đi. -Nghĩa bóng: con đường cách mạng, sự nhận thức, sự thức tỉnh nhân dân, nông dân, tin ở thế hệ con cháu sẽ mở đường đến ấm no hạnh phúc. Con đường chung tay thay đổi số phận, nếp nghĩ... điều đó thể hiện tình yêu quê hương da diết =>Đây là hình ảnh một tương lai tốt đẹp tươi sáng mà tôi đang hi vọng và chờ đợi. Hình ảnh con đường là hình ảnh ẩn dụ, đây là con đường của hi vọng, con đường dẫn đến tương lai tươi sáng. *Ghi nhớ sgk/219. 4-Tổng kết. a-Nghệ thuật. -Kể chuyện linh hoạt. -Quá khứ và hiện tại đan nhau. -Khắc hoạ thành công tính cách nhân vật. b-Nội dung.(ghi nhớ sgk) III-Luyện tập ?Cảm xúc chủ đạo của chuyện “Cố hương là gì? D -Củng cố. -Tóm tắt truyện. -Yếu tố triết lí của truyện là ở chỗ nào? +Con đường. -Tâm trạng cảm xúc của nhân vật “ tôi”được thể hiện như thế nào trong lần về quê? -Sự thay đổi ở Nhuận Thổ cho em thấy điều gì về đất nứơc Trung Quốc những năm đầu thế kỉ 20? E -Hướng dẫn học bài. -Tóm tắt “Cố hương” bằng đoạn văn dài 15-20 dòng. -Phân tích nhân vật “tôi” và nhân vật Nhuận Thổ. -Làm bài tập trắc nghiệm. -Soạn “Những đứa trẻ” +Tìm bố cục. +Tìm chủ đề của tác phẩm. TUẦN 16- TIẾT 79 TRẢ BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT S: G: I -Mục tiêu bài dạy. 1-Kiến thức. -Giúp hs nhận ra ưu, nhược điểm qua bài viết. -Đánh giá năng lực học tập của hs qua bài viết Tiếng Việt từ đầu kì I đến nay. 2-Kĩ năng. -Rèn kĩ năng cho hs sửa chữa những nhược điểm qua bài viết. 3-Thái độ: -Giáo dục ý thức tự giác sửa sai, chữa lỗi trong bài viết của mình. II -Phương tiện thực hiện. -Thầy: giáo án, sgk, bảng phụ. -Trò: vở viết, sgk. III -Cách thức tiến hành. -Nhận xét. -Chữa lỗi. IV -Tiến trình bài dạy. A -Tổ chức. B -Kiểm tra: kết hợp trong giờ. C -Bài mới. 1 2 -Giáo viên nhắc lại đề tự luận -Có 5 câu hỏi -GV nhận xét ưu điểm: +Phần lớn các em làm được từ điểm TB trở lên. +Nhiều bài làm sạch sẽ, bài viết có sáng tạo. -Nhiều bài viết chữ đẹp, trình bày sạch sẽ. -GV chỉ rõ nhược điểm. +Nhiều bài viết không đọc được +Một số bài tự luận không đọc kĩ đề bài nên viết thành bài văn.Nhiều bài viết đoạn tự luận không có nội dung cụ thể, đưa thành ngữ rất vô lí. +Nhiều bài làm tự luận trình bày không khoa học, bẩn. +Một số bài viết còn mắc nhiều lỗi chính tả. -GV đưa đáp án đúng để hs đối chiếu. -Phần lớn các em làm đúng phần trắc nghiệm. -Câu 1 phần lớn các em làm đúng. -Câu 2 còn nhiều em xác định loại từ sai. Nếu em nào làm sai 1 từ vẫn cho điểm tối đa.Nếu em nào làm sai một nửa chỉ cho 0,5 điểm. -Một số bài làm sai từ ghép, từ láy. -Một số em xác định sai phương châm hội thoai -Câu 4, chỉ ra được các phép tu từ và tác dụng, mỗi ý cho 0,5 đ. -Một số em chỉ ra còn thiếu nghệ thuật và chưa nêu được tác dụng. -Một số em viết chưa đúng đoạn văn tổng phân hợp. Thiếu phép nối. ?GV gọi hs đọc mẫu đoạn văn. I-Nhận xét chung. 1-Đề bài. 2-Nhận xét. *Ưu điểm. *Nhược điểm B-Đáp án: I-Trắc nghiệm khách quan ( 3điểm : từ câu 1-6 mỗi câu đúng cho 0,25đ, câu 7 đúng khái niệm cho 0,5đ, câu 8 nối đúng 4 dòng cho 1 đ, mỗi dòng cho 0,25đ) 1-B, 2-C, 3-D, 4-D, 5-A, 6-C, 7 : -Dẫn trực tiếp là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép. -Dẫn gián tiếp là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, có điều chỉnh cho thích hợp, lời dẫn gián tiếp không đặt trong dấu ngoặc kép. 8- Nối : 1-b, 2-d, 3- a, 4-c. II-Tự luận (7 điểm) 1-Câu 1 làm đúng cho 0,5 điểm. Xếp thứ tự từ cao xuống thấp Phương tiện, xe đạp, bánh xe, nan hoa. 2-Câu 2 làm đúng cho 1 điểm: -Từ ghép: bọt bèo, bó buộc, giam giữ, mong muốn, tươi tốt, đất đai, đưa đón. -Từ láy: lơ lửng, nhẫn nhục, nhũng nhẵng, mong manh, mịn màng. 3-Câu 3: làm đúng cho 1 điểm -Ăn ngay nói thật (chất), câm như hến (lượng), nói có đầu có đũa (cách thức), đánh trống lảng (quan hệ). 4-Câu 4 làm đúng cho 4,5 đ. a- Chỉ ra được phép tu từ và tác dụng của nó: (1,5đ) +So sánh:có cái gì rưng rưng, như là rừng là bể, là sông,là đồng, gợi cảm xúc trào dâng khi quá khứ dội về +Điệp từ:mặt, diễn tả tư thế tập trung chú ý, đối mặt, nhìn mặt trực tiếp và vầng trăng gợi lên bao kỉ niệm đời người. +Nhân hóa “Ánh trăng im phăng phắc”.. diễn đạt sự trách móc trong im lặng, là sự tự vấn lương tâm. b-Đoạn văn tổng phân hợp (3 đ) -Hình thức đoạn văn tổng phân hợp (0,5 đ): -Nội dung: làm nổi bật suy ngẫm của nhà thơ về cuộc đời, con người (2đ) +Câu mở đầu: Hai khổ thơ cuối gợi sự suy ngẫm của nhà thơ về cuộc đời, con người. +Các câu tiếp theo: Hình ảnh:ngửa mặt nhìn mặt,có cái gì rưng rưng, như là rừng là bể, là sông,là đồng. Điệp từ:mặt, so sánh, liệt kê,từ láy diễn tả tư thế tập trung chú ý, đối mặt, nhìn mặt trực tiếp và cảm xúc trào dâng khi quá khứ dội về.Vầng trăng gợi lên bao kỉ niệm đời người.Trăng cứ tròn vành vạnh:vẻ đẹp của nghĩa tình đầy đặn thuỷ chung nhân hậu bao dung của thiên nhiên, của cuộc đời.Vầng trăng im phăng phắc.. diễn đạt sự trách móc trong im lặng, là sự tự vấn lương tâm. Cái giật mình:phản xạ của người biết suy nghĩ chợt nhận ra sự vô tình bạc bẽo.Sự nông nổi trong cách sống của mình. +Câu kết: Bài thơ gợi nhắc con người sống phải có nghĩa tình với quá khứ,uống nước phải nhớ nguồn -Phép nối (0,5đ) III-Trả bài gọi điểm. -Trả bài. -Gọi điểm. D -Củng cố: -GV nhận xét tổng quát bài kiểm tra của học sinh và nhắc lại yêu cầu bài kiểm tra từ khâu trình bày cho đến nội dung. -Chữ viết đúng, đẹp. -Trắc nghiệm phải khoanh chính xác một phương án. -Đọc kĩ đề trước khi làm bài. E -Hướng dẫn học bài. -Ôn lại các đơn vị Tiếng Việt đã học từ đầu năm đến nay. -Làm bài tập trắc nghiệm sgk. -Tập viết đoạn văn có nội dung tự chọn. TUẦN 17- TIẾT 80 TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN S: G: I -Mục tiêu bài học. 1-Kiến thức. -Qua bài viết củng cố lại nhận thức về truyện và thơ hiện đại, khắc phục được những nhược điểm trong bài viết của mình để có ý thức sửa chữa. 2-Kĩ năng. -Rèn kĩ năng sửa chữa, viết bài của bản thân nhận xét bài làm của bạn. 3-Thái độ. -Giáo dục ý thức tự giác làm bài, tự sửa sai trong bài kiểm tra của mình. II -Phương tiện thực hiện. -Thầy: giáo án, bài kiểm tra văn của học sinh -Trò: vở ghi, sgk. III -Cách thức tiến hành. -Chữa lỗi. -Chỉ ra nhược điểm cho học sinh. IV -Tiến trình bài dạy. A -Tổ chức. B-Kiểm tra: kết hợp trong giờ. C-Bài mới. 1 2 -GV nhắc lại đề bài, phần trắc nghiệm trong bài kiểm tra thơ và truyện hiện đại. -Đề tự luận. -Gv nhận xét ưu điểm: +Phần lớn các em làm được điểm TB trở lên. +Nhiều bài đạt điểm khá giỏi +Nhiều bài viết sạch sẽ, chữ viết đẹp, trình bày khoa học. +Nhiều bài viết có sáng tạo. -GV chỉ rõ nhược điểm: +Những bài trắc nghiệm làm sai. +Một số bài tự luận làm dài dòng, lan man. +Một số bài chưa rõ về hình thức đoạn văn và còn một số bài làm còn thiếu. +Một số bài làm phần tóm tắt còn thiếu. +Mắc nhiều lỗi chính tả. -Một số em khoanh sai đáp án, có em khoanh 2 phương án. Vậy những câu đó không cho điểm. Và phải chữa như sau: *Câu 1: Có em chỉ nêu được tác giả mà không giới thiệu được tác phẩm. Hoặc giới thiệu tác giả rất sơ sài. Vậy phải chữa như sau: *Câu 1: ý a: nhiều em chép thiếu câu thơ. -Một số bài làm không đúng kiểu đoạn văn diễn dịch, thiếu câu chủ đề. *Hình thức -Một số bài viết sai lỗi chính tả vần l- n; tr- ch; gi-r -Một số bài diễn đạt lủng củng, dùng từ chưa chính xác. -Một số bài nêu tình huống truyện còn thiếu, thiếu tác dụng. -Một số bài không nêu được tác dụng của ngôi kể trong truyện ngắn Chiếc lược ngà. I-Nhận xét chung. 1-Đề bài. 2-Nhận xét: *Ưu điểm. *Nhược điểm. II-Chữa lỗi. I-Trắc nghiệm khách quan (3 điểm: từ câu 1-8 mỗi câu đúng cho 0,25đ, câu 9 nối mỗi dòng cho 0,25đ) 1-A, 2-C, 3-A, 4-B, 5-D, 6-B, 7-A, (8 điền 1-B, 2-C, 3- A), 9 nối: a-3, b-4, c-2, d-1 II-Tự luận (7 đ) 1-Câu 1: a-Chép đúng cho 0,5 điểm: Thuyền ta lái gió với buồm trăng Lướt giữa mây cao với biển bằng Ra đậu dặm xa dò bụng biển Dàn đan thế trận lưới vây giăng. b-Trả lời đúng 2 ý sau cho 0,5 điểm: -Khổ thơ trên trong bài Đoànthuyền đánh cá -Huy Cận. c-Đoạn văn (4đ) -Hình thức: diễn dịch, có sử dụng phép thế. (1đ) -Nội dung: (3đ) +Vói cảm hứng lãng mạn, tác giả khắc họa vẻ đẹp của cảnh đánh cá giữa biển đêm, trong niềm vui phơi phới, khỏe khoắn của người lao động làm chủ công việc của mình. +Nhân hóa gió, trăng làm cho thiên nhiên như con người ra sức thi đua lao động khám phá. Con người mang tâm hồn phới vui tươi. +Các động từ lái, lướt, đậu, dò dàn đan, vây giăng diến tả tốc độ lao động tích cực, khẩn trương vào thế hoàn toàn chủ động. +Nhịp thơ hối hả, âm hưởng khoẻ khoắn. +Bút pháp lãng mạn làm nổi bật vẻ đẹp thần tiên của đêm trăng Hạ Long. Cuộc đánh cá thực sự là một trận đánh mà mỗi thuỷ thủ là một “chiến sĩ” và ngư cụ trở thành vũ khí của họ. Chữ “lướt” đặc tả đoàn thuyền ra khơi với vận tốc phi thường, thiên nhiên cùng góp sức với con người trên con đường lao động và khám phá. Con người lao động nhưng chứa đựng tâm hồn lãng mạn diệu kì trước vẻ đẹp của thiên nhiên. Họ là đại diện cho nhân dân miền Bắc trong những năm đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội. 2- Câu 2 làm đúng hai ý sau, mỗi ý cho 0,5 đ -Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” có hai tình huống: +Hai cha con gặp nhau sau tám năm xa cách, nhưng thật chớ true là bé Thu không nhận cha, đến lúc em nhận ra và biểu lộ tình cảm thắm thiết thì ông Sáu lại phải ra đi. Đây là tình huống cơ bản của truyện. +Ở khu căn cứ, ông Sáu dồn tất cả tình yêu thương và mong nhớ đứa con vào việc làm cây lược ngà để tặng con, nhưng ông đã hi sinh khi chưa kịp trao món quà ấy cho con gái. -Tác dụng: hai tình huống trên, nếu ở tình huống thứ nhất bộc lộ tình cảm mãnh liệt của bé Thu với cha, thì tình huống thứ hai lại biểu lộ tình cảm sâu sắc c ủa người cha với đứa con. Hai tình huống này thể hiện tình cha con sâu sắc, mãnh liệt của người lính trong thời kì chống Mỹ cứu nước. 3-Câu 3 làm đúngcho 1 đ, mỗi ý sau cho 0,5 đ. -Người kể chuyện ở ngôi thứ nhất, xưng tôi. Người kể chuyện trong vai một người bạn thân thiết của ông Sáu, không chỉ là người chứng kiến khách quan và kể lại mà còn bày tỏ sự đồng cảm, chia sẻ với các nhân vật, làm bộc lộ rõ hơn ý nghĩa tư tưởng chủ đề của truyện -Chọn ngôi kể như vậy khiến cho câu chuyện trở nên đáng tin cậy. Người kể chuyện chủ động điều khiển nhịp kể và xen lời bình luận của mình để dẫn dắt thu hút người đọc, người nghe. III-Trả bài- gọi điểm. -Cho 2 em đọc mẫu bài văn của mình cho cả lớp nghe. IV-Củng cố: -Nhận xét đánh giá rút kinh nghiệm cho học sinh. -Ôn lại toàn bộ phần văn học hiện đại từ lớp 6-9 V-Hướng dẫn học bài. -Học thuộc những bài thơ hiện đại. -Tóm tắt những tác phẩm tự sự. -Học kĩ tiểu sử tác giả. -Phân tích, chứng minh những bài thơ đã học. -Làm toàn bộ bài tập trắc nghiệm. TUẦN 17 - TIẾT 81 TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3. S: G: I -Mục tiêu bài dạy. 1-Kiến thức: -Giúp học sinh nhận rõ ưu và nhược điểm trong bài làm của mình, từ đó tự chữa lỗi cho phù hợp. -Củng cố cách viết văn tự sự kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận. 2-Kĩ năng. -Rèn kĩ năng chữa lỗi cho hs trong bài kiểm tra của mình. 3-Thái độ: -Giáo dục thái độ khiêm tốn nhận ra những hạn chế để sửa chữa nhằm mục đích tiến bộ hơn. II -Phương tiện thực hiện. -Thầy: giáo án, bài của học sinh. -Trò: vở ghi, sgk. III -Cách thức tiến hành -Sửa chữa lỗi. IV -Tiến trình bài dạy: A -Tổ chức. B I-Kiểm tra: kết hợp trong giờ. CI-Bài mới. 1 2 -GV chép đề bài lên bảng. -Gọi hs phân tích đề. ?Xác định thể loại? -Tự sự . ?Nội dung bài kể? -GV đưa ra những ưu điểm trong bài viết. +Hầu như các em nắm được yêu cầu cơ bản của bài viết. +Các bài phần lớn có bố cục rõ ràng. +Nhiều bài viết có sáng tạo, có đan xen yếu tố miêu tả và yếu tố nghị luận. +Nhiều bài trình bày sạch sẽ, chữ viết đẹp, diễn đạt trong lời kể giàu cảm xúc, cốt truyện hấp dẫn. +Phần lớn các em đạt từ TB trở lên. -Những hạn chế: +Một số em kể còn sơ sài không có yếu tố miêu tả nội tâm và yếu tố nghị luận. Hoặc có em đưa hai yếu tố đó vào rất thô không có tính thuyết phục. + Một số bài kể sơ sài, các tình tiết của truyện không ăn khớp với câu chuyện định kể. +Một số bài viết còn mắc nhiều lỗi diễn đạt, chính tả, bố cục +Một số bài viết không biết chọn tình huống truyện đặc sắc để kể cho nên bài viết đơn điệu. +Một số bài lạm dụng tài liệu và chép bài của nhau: -GVđưa dàn bài trên bảng phụ để hs theo dõi. ?Bài này cần trình bày mấy ý? -3 ý lớn. ?Đoạn mở bài phải làm gì? -Phần lớn các em có phần mở bài. -Đoạn thân bài nhiều em làm sơ sài thiếu yếu tố miêu tả nội tâm ở ngay phần ông cựu chiến binh kể về những năm tháng chiến tranh mất mát hi sinh của dân tộc. -Lời phát biểu của hs, còn nhiều em kể chưa sinh động thiếu yếu tố nghị luận. Phải đưa yếu tố nghị luận. -Một số bài viết sai lỗi chính tả như sau: =>yêu cầu phải sửa ngay. -Một số bài viết dùng từ chưa chính xác. VD sau...yêu cầu các em chú ý cách diễn đạt. -Dùng câu kể lủng củng. =>yêu cầu sửa, -Nhiều em viết đoạn văn không viết hoa lùi đầu dòng. -Tách đoạn tuỳ tiện. -Có bài không tách đoạn,viết đoạn liền mạch rất dài. -Một số bài thiếu yếu tố miêu tả, nghị luận làm cho câu chuyện thiếu hấp dẫn sinh động. -Một số bài thiếu hình thức độc thoại, độc thoại nội tâm -Kết luận: Ấn tượng của em qua buổi được dự mít tinh ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam: Cuối cùng thầy hiệu trưởng nói lời cảm ơn về buổi nói chuyện hôm nay của ông cựu chiến binh. Buổi gặp gỡ ấy làm cho em càng khâm phục tự hào về thế hệ cha anh. I-Nhận xét chung. 1-Đề bài. Nhân ngày 20/11, kể cho các bạn nghe một kỉ niệm đáng nhớ giữa mình với thầy, cô giáo cũ. 2-Phân tích đề. -Kiểu bài tự sự. -Kết hợp yếu tố miêu tả nội tâm và yếu tố nghị luận. -Nội dung: kể lại cho các bạn nghe một kỉ niệm đáng nhớ giữa mình với thầy, cô giáo cũ. 3-Đánh giá chung. a-Ưu điểm. b-Nhược điểm. II-Lập dàn bài và sửa lỗi. a-Mở bài: (1,5 đ) -Giới thiệu tình huống truyện: Nhân ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, trường tôi có tổ chức mít tinh chào mừng, ca ngợi tôn vinh những người lính Cụ Hồ qua cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc. Trong buổi lễ, chúng tôi được gặp gỡ và nghe ông cựu chiến binh nói về tình yêu quê hương đất nước của người lính năm xưa đã trực tiếp tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. -Lời phát biểu của em: Thật vinh dự và tự hào nói lời tri ân về người lính, em đại diện cho gần bốn trăm bạn học sinh trong trường phát biểu cảm nghĩ của mình về truyền thống yêu nước của cha ông ta ngày trước đã một thời máu lửa xông pha. Và đã làm nên những trang sử vẻ vang của dân tộc. b-Thân bài (7 đ): - Trình bày diễn biến cuộc gặp gỡ đó với anh bộ đội Cụ Hồ và phát biểu những suy nghĩ của thế hệ trẻ về thế hệ cha anh hi sinh để bảo vệ Tổ quốc. *Diễn biến: -Buổi sáng hôm ấy, chúng tôi đến trường từ rất sớm. Cô tổng đội tập hợp học sinh thành những hàng dài thẳng tắp, nghiêm trang chào cờ. Trong không khí trang nghiêm, dường như tâm trạng của ai cũng hồi hộp, xúc động chuẩn bị được đón nhận những tình cảm của người lính năm xưa. Mở đầu buổi gặp gỡ, thầy hiệu trưởng giới thiệu ông cựu chiến binh về dự, cả trường hưởng ứng nhiệt liệt. Sau đó, chúng tôi được nghe người lính năm xưa –người đã một thời trực tiếp cầm súng chiến đấu -ôn lại những chiến công lững lẫy trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Giọng ông kể rành mạch, dõng dạc về trận đánh ở núi rừng Trường Sơn trong một đêm mưa rừng tầm tã. Khi kể đến đây, tôi thấy ông xúc động, lặng im một hồi lâu, rồi đưa tay vào túi lấy chiếc mùi soa lau nước mắt. Khuôn mặt đã từng phải nếm trải cái nắng, cái gió của núi rừng Tây nguyên và súng đạn của quân thù bây giờ đang hiện lên những nếp nhăn xô lại, trông rất đáng thương. Thì ra, trong trận ấy, biết bao đồng đội của ông đã nằm lại chiến trường. Trong số ấy, có người để lại mẹ già không nơi nương tựa, và có người còn lại vợ trẻ, con thơTôi quay lại phía sau thấy tất cả đều im lặng, xúc động, còn tôi, trên khuôn mặt đọng lại giọt nước mắt trên khóe mi. Giá như chúng ta được sống trong hòa bình? Giá như cha ông ta không bị tổn thương mất mát hi sinh? Và dân tộc ta không phải chịu cảnh chia li tang tóc đau thương? Hàng loạt câu hỏi trong đầu tôi nén lại cảm xúc trong lòng. + Tiếp theo, ông kể về những binh đoàn vận tải Trường Sơn tiếp viện tiền tuyến về lương thực, thực phẩm, thuốc men, quân trang, súng đạnđã băng qua suối sâu, vực thẳm, đèo cao. Và đặc biệt là họ phải qua những mưa bom bão đạn của quân thù. Ấy thế mà họ không hề chùn bước. Thậm chí còn băng qua tất cả để làm nên chiến thắng. Kể đến đây, tôi thấy khuôn mặt ông rạng rỡ hẳn lên, nụ cười trên môi người lính thật đáng tự hào biết bao. Đến đây, em hiểu đã có lần bà em kể cho nghe về những cô gái thanh niên xung phong vừa phá bom vừa cất cao tiếng hát. Đó là tiếng hát át tiếng bom. Tinh thần ấy của những người lính được thể hiện qua lời kể của ông cựu chiến binh làm cho chúng em xúc động, ngưỡng mộ, rất đáng tự hào. Phải chẳng, lúc ấy, với họ, tiếng hát vang động núi rừng xua đi những không khí bàng hoàng của bom đạn, máu lửa, hiểm nguy. -Cuối cùng, ông kể về tình đoàn kết gắn bó keo sơn của những người chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn. Có những đêm phải vượt qua chuông, qua suối hết sức nguy hiểm mà trên lưng họ là cả những bao đạn, thuốc men.. -Cảm xúc của em qua bài phát biểu: Sau lời kể của ông cựu chiến binh là lời phát biểu cảm nghĩ của em về thế hệ cha anh. Em vô cùng xúc động và cảm kích một thế hệ đã từng hi sinh cho Tổ quốc. c-Kết luận: Ấn tượng của em qua buổi được dự mít tinh ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam: Cuối cùng thầy hiệu trưởng nói lời cảm ơn về buổi nói chuyện hôm nay của ông cựu chiến binh. Buổi gặp gỡ ấy làm cho em càng khâm phục tự hào về thế hệ cha anh. III-Trả bài, gọi điểm, đọc mẫu. -Trả bài, -Cho hs đọc mẫu D-Củng cố. -GV nhận xét, rút kinh nghiệm cho bài viết của học sinh. +Phải có yếu tố triết lí làm cho câu chuyện thêm phần triết lí. +Phải có hình thức độc thoại, độc thoại nội tâm và yếu tố miêu tả nội tâm làm cho tính cách nhân vật nổi bật. E -Hướng dẫn học bài. -Ôn lại kiểu bài tự sự. -Lập dàn ý cho các đề bài còn lại trong sgk. TUẦN 17-TIẾT 82 ÔN TẬP TẬP LÀM VĂN S: G: I -Mục tiêu bài học. 1-Kiến thức. -Hệ thống hoá kiến thức về tập làm văn đã học: kiểu bài thuyết minh, tự sự. 2-Kĩ năng. -Rèn kĩ năng tổng hợp về kiến thức bài tập làm văn. -Biết viết các bài tập làm văn hoàn chỉnh. 3- Thái độ -Giáo dục ý thức tự học, tự tổng hợp và hệ thống kiến thức về tập làm văn. II -Phương tiện thực hiện. -Thầy: giáo án, sgk, bảng phụ. -Trò: vở bài tập, sgk, vở ghi III -Cách thức tiến hành. -Quy nạp -Nêu vấn đề, thảo luận. IV-Tiến trình bài dạy. A -Tổ chức: B -Kiểm tra: kết hợp trong giờ. C -Bài mới. 1 2 ?Ở lớp 9 tập 1 có những nội dung lớn nào?Nội dung nào trọng tâm? -Văn bản thuyết minh -Văn bản tự sự ?Vai trò, vị trí, tác dụng của các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh như thế nào? -Thuyết minh là giúp người đọc, người nghe hiểu về đối tượng do đó: +Miêu tả để giúp người nghe, người đọc dễ dàng hiểu được đối tượng. ?Văn bản thuyết minh có yếu tố miêu tả, tự sự giống và khác với văn bản miêu tả, tự sự ở điểm nào? ?Sách Ngữ văn 9 tập 1, nêu những nội dung gì về văn bản tự sự, vai trò, vị trí và tác dụng của các yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận trong văn bản tự sự như thế nào? -Nhận diện các yếu tố miêu tả nội tâm, nghị luận, đối thoại, độc thoại, người kể chuyện trong văn bản tự sự. -Vai trò của các yếu tố trên trong văn bản tự sự. -Kĩ năng kết hợp các yếu tố trên trong văn bản tự sự. ?Thế nào là đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm? -Đoạn văn có yếu tố miêu tả nội tâm: VD: Thực sự mẹ không lo lắng đến nỗi không ngủ được.Mẹ tin đứa con của mẹ lớn rồi.Mẹ tin vào sự chuẩn bị rất chu đáo cho con trước ngày khai trường. Để còn gì lo lắng nữa đâu! Mẹ không lo nhưng vẫn không ngủ được, cứ nhắm mắt là dường như bên t
Tài liệu đính kèm: