A. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
- Hiểu được giá trị truyện ngắn “Mưa phùn” của Đức Ban đặt ra một vấn đề có ý nghĩa xã hội hiện nay: việc chọn nghề lập nghiệp của một số đông thanh niên học sinh nông thôn sau khi tốt nghiệp phổ thông.
- Thấy và phân tích được những nét đặc sắc của truyện: tạo đề tài, tạo không gian nghệ thuật, chọn sự việc chi tiết, ngôn ngữ dồn nén, để chuyển tải ý tưởng đến người đọc.
2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng phân tích văn bản tự sự kết hợp biểu cảm.
3. Thái độ: Có ý thức tìm hiểu, cảm thụ văn học địa phương.
B. Chuẩn bị:
- GV: Giáo án, SGK, SGV văn học địa phương Hà Tĩnh, chân dung Đức Ban, tài liệu tham khảo, bảng phụ.
- HS: Soạn bài, tham khảo tài liệu.
Ngày soạn: 01/11 / 2015 Tiết 42: Chương trình địa phương phần văn Văn bản: Mưa phùn (Đức Ban) A. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: - Hiểu được giá trị truyện ngắn “Mưa phùn” của Đức Ban đặt ra một vấn đề có ý nghĩa xã hội hiện nay: việc chọn nghề lập nghiệp của một số đông thanh niên học sinh nông thôn sau khi tốt nghiệp phổ thông. - Thấy và phân tích được những nét đặc sắc của truyện: tạo đề tài, tạo không gian nghệ thuật, chọn sự việc chi tiết, ngôn ngữ dồn nén, để chuyển tải ý tưởng đến người đọc. 2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng phân tích văn bản tự sự kết hợp biểu cảm. 3. Thái độ: Có ý thức tìm hiểu, cảm thụ văn học địa phương. B. Chuẩn bị: - GV: Giáo án, SGK, SGV văn học địa phương Hà Tĩnh, chân dung Đức Ban, tài liệu tham khảo, bảng phụ. - HS: Soạn bài, tham khảo tài liệu. C. Các hoạt động dạy học: * ổn định tổ chức: * Bài cũ: GV kiểm tra việc chuẩn bị của HS. * Bài mới: GV giới thiệu bài. Hoạt động của GV - HS Kiến thức cần đạt ỉ Hoạt động 1: Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu chú thích. - GV đọc mẫu 1 đoạn, hướng dẫn HS đọc tiếp văn bản cho đến hết. - GV nhận xét đọc. tìm hiểu thích SGK. ? Hãy trình bày những hiểu biết của em về nhà văn Đức Ban và tác phẩm “Mưa phùn”? - HS trình bày, GV nhận xét, chốt: Đức Ban thành công nhất ở mảng đề tài nông thôn sau chiến tranh; ngòi bút của ông thường dồn nén sự việc, chi tiết và lời văn... - GV bổ sung một vài nét về tác phẩm. - GV lưu ý HS một số từ ngữ khó và các chú thích (SGK). ỉ Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu chung về văn bản. ? Truyện lấy bối cảnh từ đâu? ? Truyện có mấy nhân vật chính? Vì sao tác giả không đặt một tên gọi nhân vật cụ thể? => Dụng ý nghệ thuật: cách gọi phiếm chỉ để cho khái quát hơn. ? Hãy chỉ ra các phần và nêu nội dung của mỗi phần? ? Kết cấu truyện theo trình tự như thế nào? => Từ thực tại lần kể về quá khứ rồi lại trở về thực tại và hé mở một dự cảm. ỉ Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tìm hiểunội dung văn bản. ? Trong việc chọn nghề lập nghiệp, giữa nhân vật người con trai và nhân vật người con gái có những mặt nào đối lập nhau? Gợi ý: ? Điều người con trai quan tâm trước hết là điều gì? Biểu hiện ở những chi tiết nào? ? Em có suy nghĩ gì về quan niệm, suy nghĩ và cách xử sự của anh? ? Người con gái đã có quan niệm như thế nào trong việc chọn nghề lập nghiêp? Lấy dẫn chứng phân tích? Cô đã làm những gì sau khi rời làng? Kết quả công việc của cô ra sao? ? Cảm nhận của em về nhân vật này? - GV kẻ bảng (2 cột) để thấy sự đối lập giữa hai nhân vật. ? Truyện đã có kết cục rõ ràng chưa hay chỉ là đang hé mở? - HS thảo luận nhóm; đại diện các nhóm trình bày; GV nhận xét, bình: Người con trai chưa đạt được kết quả nào cụ thể; người con gái chưa phải hối hận hay đau xót, đắng cay trước một thất bại gì ghê gớm...; kết cục cũng chỉ mới hé ra một dự cảm... ? Tác giả đã xây dựng hình tượng quê hương qua những chi tiết, hình ảnh nào trong truyện? ? Vì sao nhiều lần tác giả nhắc đến quê hương? (nơi nuôi sống, nuôi mình lớn lên, là nơi nương tựa cõi tinh thần...) ? Điều đó có ý nghĩa gì? ỉ Hoạt động 4: Hướng dẫn HS tổng kết. ? Giá trị nội dung truyện ngắn “Mưa phùn” của Đức Ban? ? Em có nhận xét gì về nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ và nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật của truyện? Lấy dẫn chứng phân tích? - HS trình bày, GV nhận xét, chốt. - GV củng cố, khắc sâu ghi nhớ. I. Đọc - Hiểu chú thích: 1. Đọc: Cần chọn giọng điệu phù hợp. 2. Chú thích: a. Tác giả: Đức Ban (Phạm Đức Ban), sinh năm 1949, quê: Can Lộc - Hà Tĩnh. - Là cây bút chủ lực của văn xuôi Hà Tĩnh. - Viết nhiều thể loại: tiểu thuyết, truyện vừa, truyện ngắn, kịch..., có nhiều tác phẩm đạt giải thưởng. - Nguyên là Giám đốc Sở văn hoá - thông tin Hà Tĩnh. b. Tác phẩm: “Mưa phùn” đạt giải khuyến khích cuộc thi viết truyện ngắn cho thanh niên HS - SV do Hội nhà văn Việt Nam và Nhà XB Giáo dục phối hợp tổ chức (2002 - 2005). II. Tìm hiểu chung về văn bản: 1. Bối cảnh và nhân vật: - Bối cảnh: ở một làng quê ven sông, một đêm mưa phùn đầu hè rả rích trong không khí buồn lặng. - Nhân vật chính: “người con trai” và “người con gái”. 2. Bố cục: 3 phần: - Từ đầu đến “...chợt vui vẻ”: Giới thiệu cuộc gặp gỡ giữa 2 nhân vật chính. - Tiếp đó đến “... đẫm nước mưa”: Chuyện của hai người diễn ra trong hơn một năm qua. - Còn lại: Cảm giác hụt hẫng của người con gái. III. Đọc - hiểu văn bản: 1. Sự đối lập giữa nhân vật người con trai và người con gái trong truyện: Người con trai: Người con gái: - Quan tâm trước hết đến công việc, mà phải là công việc tử tế. => Là người tế nhị, “biết tôn trọng sự lựa chọn của bạn” dù trong lòng cảm thấy trống vắng, thấp thỏm, chờ đợi người con gái. - Quyết định ở lại làng “với bao nhiêu là dự định”. - Sống đàng hoàng, vui vẻ theo đuổi dự định. - Hết lớp 12, phải có một việc gì cho sang. => Quan niệm nặng nề, lỗi thời. + Dửng dưng khi nghe bạn trình bày dự định làm ăn trên quê hương. - Bí mật lang thang trên phố làm thuê - Trở về làng, thấy bạn vẫn đàng hoàng, vui vẻ theo đuổi ý tưởng, thấy mình bế tắc, rơi vào tình trạng lỡ cỡ, nhỡ đường. => Truyện chưa có kết cục rõ ràng. Hai nhân vật có đối lập nhưng chưa phải là tương phản gay gắt. 2. Hình tượng quê hương: - Quê hương được nhắc đến nhiều lần: làng quê sông Duềnh, núi Đá. + Tiếng gọi: “ Đò ơi!”. + Câu hỏi - khẳng định của bác Thoảng: “Sông Duềnh... chứ?”. + Hình ảnh cuối truyện “nước sông Duềnh lên, còn sim..., chim sẽ về”. + Hình ảnh cây chanh và hoa chanh được nhắc đến từ câu thơ đề từ và trở đi trở lại 2 lần. IV. Tổng kết: 1. Nội dung: Văn bản nhằm gửi tới bạn đọc thông điệp: Cuộc đời có nhiều con đường, mỗi thanh niên học sinh cần biết lựa chọn một nghề nghiệp phù hợp, nhất là ở trên quê hương mình. 2. Nghệ thuật: - Không gian nghệ thuật buồn lặng... - Sự việc, chi tiết, hình ảnh dồn nén. - Kết hợp nhuần nhuyễn giữa tự sự, miêu tả và biểu cảm; vận dụng thích hợp nhiều hình thức ngôn ngữ: lời kể, nhân vật, độc thoại nội tâm, đối thoại; câu văn gợi sự cảm nhận đa thanh, đa nghĩa. ỉ Hoạt động 5: Hướng dẫn học ở nhà: - Học bài, thuộc ghi nhớ, làm bài tập phần luyện tập vào vở. - Soạn bài mới: Tổng kết từ vựng (Từ đơn ... Từ nhiều nghĩa) ¯ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯ & ¯ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯
Tài liệu đính kèm: