Giáo án
TRUYỆN: “BA CHÚ LỢN CON”
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết tên truyện “ Ba chú lợn nhỏ”.
- Trẻ biết tên các nhân vật trong câu chuyện.
- Trẻ hiểu nội dung chính của câu chuyện, nhớ tên câu chuyện.
2. Kỹ năng:
- Trẻ trả lời câu hỏi của cô rõ ràng, mạch lạc.
- Trẻ nói đủ câu, đúng nội dung.
- Trẻ ghi nhớ trình tự câu chuyện.
3. Thái độ:
- Trẻ hứng thú tham gia vào giờ học.
- Trẻ biết yêu thương, chia sẽ, đoàn kết giúp đỡ mọi người khi gặp khó khăn.
- Trẻ học được sự chăm chỉ, cần cù.
Thứ ba, ngày 21 tháng 11 năm 2017 Họ và tên: Lâm Thị Mỹ Ngân Lớp: CĐMN K41 GVHD: An Yến Phương Giáo án TRUYỆN: “BA CHÚ LỢN CON” I. Mục đích yêu cầu: 1. Kiến thức: - Trẻ biết tên truyện “ Ba chú lợn nhỏ”. - Trẻ biết tên các nhân vật trong câu chuyện. - Trẻ hiểu nội dung chính của câu chuyện, nhớ tên câu chuyện. 2. Kỹ năng: - Trẻ trả lời câu hỏi của cô rõ ràng, mạch lạc. - Trẻ nói đủ câu, đúng nội dung. - Trẻ ghi nhớ trình tự câu chuyện. 3. Thái độ: - Trẻ hứng thú tham gia vào giờ học. - Trẻ biết yêu thương, chia sẽ, đoàn kết giúp đỡ mọi người khi gặp khó khăn. - Trẻ học được sự chăm chỉ, cần cù. II. Chuẩn bị: - Đồ dùng của cô: Sân khấu rối đế, nhạc bài hát cháu yêu cô chú công nhân, cả nhà thương nhau. - Đồ dùng của trẻ: Mặt nạ lợn con, cách mảnh. III. Tiến hành: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ * Ổn định, gây hứng thú - Cô và trẻ vừa hát vừa vận động tự do bài cháu yêu cô chú công nhân. + Bài hát có nội dung gì? Nói về tình cảm của các bạn nhỏ đối với cô chú công nhân. + Cô công nhân trong bài hát làm việc gì? + Chú công nhân trong bài hát làm việc gì? - Cô cũng có 1 câu chuyện kể về việc xây nhà của 3 anh em? Các bạn có biết câu chuyện đó tên gì không? * Hoạt động 1: Kể chuyện “Ba chú lợn con”. - Lần 1: Cô kể chuyện to, rõ, diễn cảm. + Cô vừa kể cho các bạn nghe câu chuyện gì? + Câu chuyện kể về ai? + Cô giới thiệu nội dung câu chuyện. Câu chuyện kể về 3 chú.......... con tự xây cho mình 1 căn nhà. Nhờ có lợn út siêng năng, chăm chỉ nên các chú lợn đã có 1 ngôi nhà vững chắc để ở cùng nhau và không bị sói ăn thịt. - Câu chuyện “Ba chú lợn con” sẽ hay hơn khi cô kể cùng rối đế đấy! - Lần 2: Cô kể bằng rối đế. * Hoạt động 2: Đàm thoại. - Cô vừa kể cho các bạn nghe câu chuyện tên gì? - Trong câu chuyện có những nhân vật nào? Lợn mẹ, lợn anh cả, lợn anh hai, lợn út. - Các chú lợn đã xây nhà cho mình bằng những nguyên vật liệu nào? Rơm, gỗ, gạch,... - Thấy lợn út miệt mài xây từng viên gạch, hai lợn anh đã chế giễu như thế nào? - Sói đến nhà ai trước? Lợn anh cả. - Sau đó sói đến nhà ai? Lợn anh hai. - Cuối cùng sói đến nhà ai? Lợn út. - Sói có thổi bay được ngôi nhà của hai lợn anh không? - Vì sao soi không thổi bay được nhà của lợn út? - Lần 3: Cô và trẻ cùng kể chuyện theo từng vai (đeo mặt nạ lợn), cô là người dẫn chuyện. * Hoạt động 3: Trò chơi. - Cô giới thiệu tên trò chơi: Ghép tranh truyện “Ba chú lợn con” theo trình tự diễn biến câu chuyện. - Cô chia lớp thành 2 hàng dọc (mỗi hàng là một đội). - Cách chơi: Trẻ đứng đầu hàng sẽ lên lựa tranh để ghép, ghép xong chạy về chạm tay bạn kế tiếp rồi về đứng cuối hàng. - Luật chơi: Ghép tranh trong 1 bài hát “cả nhà thương nhau”, đội nào ghép trước sẽ thắng, đội thua sẽ bị làm con lăng quăng. - Trẻ vận động. - Trẻ trả lời. - Dệt may. - Xây nhà. - Ba chú lợn con. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ trả lời. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ hưởng ứng. - Trẻ quan sát, lắng nghe. - Trẻ trả lời. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ thực hiện. - Trẻ chơi 3 – 4 lần.
Tài liệu đính kèm: