Giáo án phát triển ngôn ngữ - Đề tài: Truyện sơn tinh thủy tinh - Tiết 1

Đề tài : Truyện sơn tinh thủy tinh tiết 1

Chủ đề : Nước và hiện tượng tự nhiên

Giáo viên : Phạm Thị Xen

Lớp : 5- 6 Tuổi

Đơn vị : Trường mầm non Liên Bảo

Ngày dạy : 11/11/2014

II. Chuẩn bị:

- Máy vi tính, âm ly, loa.

- Bài giảng đện tử truyện sơn tinh, thủy tinh.

- 6 vòng thể dục, 30 túi cát.

- Bài hát trời nắng, trời mưa,âm thanh mưa, gió, sấm sét cài trên máy vi tính.

III. Cách tiến hành:

 

doc 6 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 27106Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án phát triển ngôn ngữ - Đề tài: Truyện sơn tinh thủy tinh - Tiết 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN
PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
Đề tài : Truyện sơn tinh thủy tinh tiết 1
Chủ đề : Nước và hiện tượng tự nhiên
Giáo viên : Phạm Thị Xen
Lớp : 5- 6 Tuổi
Đơn vị : Trường mầm non Liên Bảo
Ngày dạy : 11/11/2014
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ hiểu nội dung, ghi nhớ trình tự nội dung câu chuyện.
- Nhớ tên các nhân vật trong truyện.
- Biết một số hiện tượng tự nhiên mưa, gió, bão, lụt, sấm sét.
2. Kỹ năng: 
- Phát triển khả năng ghi nhớ chú ý có chủ định của trẻ.
- Phát triển ngôn ngữ, phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.
3. Thái độ:
- Giáo dục trẻ tính khiêm tốn, dũng cảm như chàng sơn tinh.
- Giáo dục trẻ biết thích nghi với một số hiện tượng tự nhiên, giữ gìn bảo vệ nguồn nước.
II. Chuẩn bị:
- Máy vi tính, âm ly, loa.
- Bài giảng đện tử truyện sơn tinh, thủy tinh.
- 6 vòng thể dục, 30 túi cát.
- Bài hát trời nắng, trời mưa,âm thanh mưa, gió, sấm sét cài trên máy vi tính.
III. Cách tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Gây hứng thú
- Cô giới thiệu đại biểu
- Cho trẻ hát và vận động theo bài trời nắng, trời mưa.
- Bật âm thanh mưa gió
- Cô hỏi trẻ các con nghe thấy âm thanh gì?
- Mưa gió, sấm, sét được gọi là gì?
- Để giải thích cho hiện tượng tự nhiên mưa, gió, sấm, sét người xư có câu truyện truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh các con cùng lắng nghe cô kể.
2. Hoạt động 2: Nội dung
a. Kể chuyện:
- Cô kể lần 1 thể hiện diễn cảm câu truyện kèm động tác minh họa
+ Hỏi trẻ cô vừa kể cho các con nghe câu truyện gì?
Đây là câu truyện truyền thuyết Sơn Tinh Thủy + Tinh cô con mình cùng gặp lại các nhân vật trong câu chuyện.
- Lần 2 cô kể theo tranh minh họa nội dung câu truyện
+ Các con vừa được gặp các nhân vật trong câu truyện gì?
Mời các con cùng gặp lại 2 chàng trai tài giỏi trong câu truyện nhé
- Lần 3 trích dẫn theo tranh minh họa
+ Vua Hùng muốn chọn chàng rể như thế nào?
“Vua Hùng ưng chọn”
Giải thích từ “Vua” : Là người đứng đầu cao nhất của một nước từ thời xa xưa.
+ Hai chàng trai cùng xin thi tài là ai?
“ Sơn Tinh, ThủyTinhcây cỏ xanh tươi”
Giải thích Từ “rùng rợn” là cảnh tượng sợ hãi; “Trời đát tối tăm” Là trời đang sáng thì tối lại; “khoan thai” là rất bình tĩnh.
+Ai là người đem lễ vật đến trước?
“ Sơn Tinh đem đón công chúa về làm vợ”
+ Thủy tinh đã làm gì khi không lấy được công chúa?
“ Thủy Tinh dâng bị thua”
- Đặt câu hỏi đàm thoại:
+ Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gì?
+ Trong truyện có những nhân vật nào?
+ Vua Hùng muốn chọn chàng rể như thế nào?
+ Sơn tinh có tài gì?
+ Thủy tinh có tài gì?
+ Cả hai đều tài giỏi Vua Hùng đã phán điều gì?
+ Sơn tinh mang đến những lễ vật gì?
+ Không lấy được công chúa thủy tinh đã làm gì?
+ Thủy tinh có đánh được sơn tinh không? Vì sao?
+ Câu chuyện giải thích cho ta hiện tượng tự nhiện nào?
+ Hiện tượng này thường xảy ra vào tháng mấy hàng năm?
+ Qua câu truyện này các con thích nhân vật nào? Vì sao?
Giáo dục trẻ qua câu truyện các con thấy Sơn Tinh là người bình tĩnh , dũng cảm nên đã chiến thắng được thủy tinh. Còn Thủy tinh nôn nong nên đã bị thua cuộc.
Giáo dục trẻ mưa, gió, bão lụt là hiện tượng tự nhiên thường xảy ra trong tháng 7, tháng 8. khi mưa to gió lớn các con không được đi ra ngoài sân, ngoài dường sẽ rất nguy hiểm . Còn khi trời mưa nhỏ các con phải mặc quần áo mưa, đội ô , đội nón để bảo vệ thân thể và biết giữ gìn các nguồn nước mưa để sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày
b. Trò chơi:
- Cô hỏi trẻ mưa lớn dẫn đến hiện tượng gì?
- Đúng rồi mưa lớn sẽ làm gập nhà cửa và các công trình công cộng như trường học, trạm y tế và mọi người phải chống lụt bằng cách bơm tiêu nước, đắp đê, chắn những bao cát làm những con đập lớn.
Vậy hôm nay cô trò mình cùng giúp mọi người vận chuyển những bao cát về nơi tập kết để chống lụt nhé
- Luật chơi: Mỗi lần lên các con chỉ được mang theo 1 bao cát, nếu bật chạm vòng bao cát đó không được tính.
- Cách chơi : Cho trẻ chia thành 2 đội xếp thành 2 hàng dọc. Khi có hiệu lệnh của cô trẻ đầu hàng nhặt túi cát cầm trên tay bật qua 3 vòng đểlên bàn nơi tập kết xong về cuối hàng đứng và trẻ khacstieets tục. Trong thời gian 2 phút đội nào vận chuyển được nhiều túi cát tì đội đó thắng cuộc, đội vận chuyểnđược ít hơn phải nhảy lò cò.
- Cho trẻ chơi 2 lần
3 Hoạt động 3:
- Kết thúc: cô và trẻ ra ngoài quan sát hiện tượng tự nhiên trong ngày
- Trẻ hát và vận động 
- Trẻ chỵ về chỗ ngồi
- Âm thanh mưa, gió , sấm, sét.
- Là hiện tượng tự nhiên.
- Trẻ lắng nghe cô kể.
- Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh.
- Nghe cô kể theo tranh.
- Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh.
- Vừa hiền,vừa tài.
- Là Sơn Tinh, Thủy Tinh.
- Sơn Tinh.
- Dâng nước đánh Sơn Tinh.
- Sơn Tinh, Thủy Tinh.
- Vua Hùng, Công Chúa, Sơn Tinh, Thủy Tinh.
- Chàng rể vừa hiền, vừa tài.
- Hô mưa, gọi gió.
- Dời non, lấp biển
- Sáng sớm ngày mai ai mang lễ vật đến trước ta sẽ gả công chúa co người ấy.
- Voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao và bao bạc vàng châu báu.
- Dâng nước đánh Sơn Tinh.
- Không vì quân của Thủy Tinh chết nhiều.
- Mưa, gió, sấm, sét.
- Tháng 7 tháng 8 hàng năm.
- Trẻ trả lời.
- Lũ, lụt
- Trẻ tham gia chơi.
- Trẻ cùng nhau đi ra ngoài sân chơi.

Tài liệu đính kèm:

  • docSơn Tinh, Thủy Tinh - Phạm Thị Xen.doc