Giáo án Phụ dạo môn Hóa học 8

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

 - Nêu được khái niệm vật thể, chất.

 - Nêu được các loại tính chất của chất.

 - Phân biệt được vật thể và chất; chất tinh khiết và hỗn hợp.

2. Kĩ năng

 - Lấy được các ví dụ về vật thể, chất.

 - Làm được các bài tập liên quan đến chất, chất tinh khiết, tách chất ra khỏi hỗn hợp.

3. Năng lực cần đạt

 Năng lực sử dụng biểu tượng hóa học; năng lực sử dụng thuật ngữ hóa học; năng lực sử dụng danh pháp hóa học.

 

doc 16 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1346Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Phụ dạo môn Hóa học 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 	22/8/2015
Ngày dạy: 	25/8/2015
TIẾT 1: ÔN TẬP VỀ CHẤT
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
	- Nêu được khái niệm vật thể, chất.
	- Nêu được các loại tính chất của chất.
	- Phân biệt được vật thể và chất; chất tinh khiết và hỗn hợp.
2. Kĩ năng
	- Lấy được các ví dụ về vật thể, chất.
	- Làm được các bài tập liên quan đến chất, chất tinh khiết, tách chất ra khỏi hỗn hợp.
3. Năng lực cần đạt
	Năng lực sử dụng biểu tượng hóa học; năng lực sử dụng thuật ngữ hóa học; năng lực sử dụng danh pháp hóa học.
II. Chuẩn bị
	- HS: Ôn tập lại bài 2: Chất
III. Các hoạt động
1. Ổn định lớp (2p)
2. Bài mới
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Năng lực cần đạt
Hoạt động: Ôn tập kiến thức trọng tâm (43p)
? Em hãy cho biết chất có ở đâu?
? Em hãy đặt ra các tiêu chí để phân biệt chất với vật thể.
? Chất có những loại tính chất nào?
? Em hãy phân biệt TCVL và TCHH.
? Trong các tính chất sau của Sắt, TC nào là TCVL, TC nào là TCHH?
Có màu trắng xám, để ngoài môi trường tự nhiên lâu sẽ bị gỉ, nặng hơn nước, nhiệt độ nóng chảy cao, tiếp xúc với axit clo hiđric tạo thành sắt (II) clorua...
- Yêu cầu HS chọn 1 chất, nêu TCVL, TCHH đã biết về chất đó.
? Em hãy cho biết hỗn hợp và chất tinh khiết khác nhau ở điểm cơ bản nào? Lấy ví dụ minh họa.
- Chất có ở khắp mọi nơi. Ở đâu có vật thể, ở đó có chất.
- Vật thể: Có hình thù, kích thước... nhất định; con người có thể đo đạc, kiểm chứng bằng các dụng cụ thông thường. Còn chất thì không có.
- Chất có 2 nhóm tính chất là tính chất vât lý và tính chất hóa học.
- TCVL: Là những tính chất của chất như màu sác, mùi vị, khối lượng riêng, nhiêt độ sôi... không làm chất biến đổi thành chất khác.
+ TCHH: Là những tính chất của chất làm chất biến đổi thành chất khác.
- TCVL: Có màu trắng xám nặng hơn nước, nhiệt độ nóng chảy cao
- TCHH: để ngoài môi trường tự nhiên lâu sẽ bị gỉ,tiếp xúc với axit clo hiđric tạo thành sắt (II) clorua
- Lấy VD, chẳng hạn: Đường có vị ngọt, tan được trong nước... (TCVL), khi đốt có thể bị cháy (TCHH).
- Hỗn hợp có 2 hay nhiều chất trộn lẫn với nhau (không bị biến đổi thành chất khác).
- Chất tinh khiết: chỉ có 1 chất, không lẫn chất khác.
I. Kiến thức cần nhớ
- Xem lại vở ghi các nội dung:
Khái niệm về chất, các tính chất của chất, hỗn hợp, chất tinh khiết.
Năng lực sử dụng biểu tượng hóa học; năng lực sử dụng thuật ngữ hóa học; năng lực sử dụng danh pháp hóa học
Ngày soạn: 	22/8/2015
Ngày dạy: 	25/8/2015
TIẾT 2: ÔN TẬP VỀ CHẤT (tiếp)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
	- Nêu được khái niệm vật thể, chất.
	- Nêu được các loại tính chất của chất.
	- Phân biệt được vật thể và chất; chất tinh khiết và hỗn hợp.
2. Kĩ năng
	- Lấy được các ví dụ về vật thể, chất.
	- Làm được các bài tập liên quan đến chất, chất tinh khiết, tách chất ra khỏi hỗn hợp.
3. Năng lực cần đạt
	Năng lực sử dụng biểu tượng hóa học; năng lực sử dụng thuật ngữ hóa học; năng lực sử dụng danh pháp hóa học.
II. Chuẩn bị
	- HS: Ôn tập lại bài 2: Chất
III. Các hoạt động 
1. Ổn định lớp (2p)
2. Bài mới
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Năng lực cần đạt
Hoạt động: Giải một số bài tập (41p)
- Yêu cầu HS thảo luận theo bàn, giải lần lượt các bài tập sau.
+ Mỗi bài yêu cầu 1 hoặc 1 số HS lên bảng trình bày.
+ GV cùng HS bổ sung, hoàn thiện cho lời giải.
+ Trong quá trình HS thảo luận, GV thực hiện theo dõi, hướng dẫn (nếu cần).
BT1: Trong các câu dưới đây, với các từ in nghiêng, từ nào chỉ vật thể, từ nào chỉ chất.
a. Vỏ bút bi làm bằng nhựa.
b. Bề mặt lá cây có chất cuticul.
c. Trong mọi tế bào đều có protein.
c. Cao su, sắt là nguyên liệu chủ yếu làm ra bánh xe đạp.
BT2: Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ “......” trong các câu sau:
a. Vật thể gồm có ...(1)... và ...(2)... . Mỗi ...(3) có thể do 1 ...(4)... hoặc nhiều ...(5)... tạo nên.
b. Khi nói đến tính chất của chất là nói đến chất ...(1)...
BT3: Trình bày cách tách riêng mỗi chất sau ra khỏi hỗn hợp.
a. Nước và muối ăn;
b. Bột sắt và bột đồng;
c. Khí oxi và khí nitrơ. Biết rằng khí oxi hóa lỏng ở x độ C, khí nitrơ hóa lỏng ở y độ C (xy).
- Thảo luận theo bàn, giải các bài tập , thực hiện các hoạt động theo hướng dẫn của giáo viên.
BT1: 
Ý
Vật thể
Chất
a
Nhựa
Bút bi
b
Protein
Tế bào
c
Cao su, sắt 
Bánh xe đạp
BT2: 
a.
1: Vật thể tự nhiên
2: Vật thể nhân tạo
3: Vật thể
4: Chất
5: Chất
b.
1: Tinh khiết
BT 3: 
a. 
- Đun sôi hỗn hợp, nước có nhiệt độ sôi thấp hơn muối nên sẽ bay hơi trước.
- Lắp đặt thiết bị thu hơi nước (giống như nấu rượu) sẽ thu được nước.
- Khi nước bay hơi hết còn lại muối ăn.
b. 
- Làm khô hỗn hợp 2 bột, dàn mỏng ra bề mặt nhẵn.
- Dùng nam châm đưa qua đưa lại, nam châm sẽ hút hết bột sắt. Còn lại là bột đồng.
c.
- Làm lạnh hỗn hợp 2 khí. 
- Đến x oC thì oxi hóa lỏng; dẫn khí nitrơ ra bình khác.
- Làm tăng nhiệt độ của bình lên >x oC sẽ thu lại được khí oxi.
BT1: 
Ý
Vật thể
Chất
a
Nhựa
Bút bi
b
Protein
Tế bào
c
Cao su, sắt 
Bánh xe đạp
BT2: 
a.
1: Vật thể tự nhiên
2: Vật thể nhân tạo
3: Vật thể
4: Chất
5: Chất
b.
1: Tinh khiết
BT 3: 
a. 
- Đun sôi hỗn hợp, nước có nhiệt độ sôi thấp hơn muối nên sẽ bay hơi trước.
- Lắp đặt thiết bị thu hơi nước (giống như nấu rượu) sẽ thu được nước.
- Khi nước bay hơi hết còn lại muối ăn.
b. 
- Làm khô hỗn hợp 2 bột, dàn mỏng ra bề mặt nhẵn.
- Dùng nam châm đưa qua đưa lại, nam châm sẽ hút hết bột sắt. Còn lại là bột đồng.
c.
- Làm lạnh hỗn hợp 2 khí. 
- Đến x oC thì oxi hóa lỏng; dẫn khí nitrơ ra bình khác.
- Làm tăng nhiệt độ của bình lên >x oC sẽ thu lại được khí oxi.
Năng lực sử dụng biểu tượng hóa học; năng lực sử dụng thuật ngữ hóa học; năng lực sử dụng danh pháp hóa học.
3. Dặn dò (2p)
	Ôn tập bài nguyên tố hóa học
Ngày soạn:	04/9/2015
Ngày dạy:	07/9/2015
Tiết 3: ÔN TẬP VỀ NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
	- Nêu được khái niệm nguyên tố hóa học, nguyên tử khối.
	- Trình bày được các yêu khi viết kí hiệu hóa học.
2. Kĩ năng
	- Viết được KHHH của một số NTHH.
	- Biết cách khai thác một số thông tin trong bảng 1 - một số nguyên tố hóa học, trang 42-SGK.
3. Năng lực cần đạt
	Năng lực sử dụng biểu tượng hóa học; năng lực sử dụng thuật ngữ hóa học; năng lực sử dụng danh pháp hóa học.
II. Các hoạt động
1. Ổn định lớp (2p)
2. Bài mới
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Năng lực cần đạt
Hoạt động 1: Ôn tập về nguyên tố hóa học (18p)
- Yêu cầu HS nêu khái niệm nguyên tố hóa học.
- Yêu cầu HS làm ví dụ: nguyên từ A có cấu tạo: 1e, 1p, 1n. Nguyên tử B có cấu tạo: 1e, 1p, 2n. Hỏi n.tử A và n.tử B có cùng 1 NTHH không? Tại sao?
? KHHH dùng để làm gì? Quy ước viết thế nào?
BT: Em hãy viết KHHH của các NTHH sau:
a. Magie (gồm 1 chữ m và 1 chữ g)
b. Canxi (gồm 1 chữ c và 1 chữ a)
- Nêu khái niệm: NTHH là tập hợp các n.tử cùng loại, có cùng số p trong hạt nhân.
- Làm ví dụ: cùng 1 NTHH vì có cùng số p trong hạt nhân.
- KHHH dùng để biểu diễn NTHH; trình bày quy ước viết KHHH.
- Làm BT
a) Mg
b) Ca
I. Nguyên tố hóa học
- Định nghĩa (vở ghi)
Ví dụ 1: nguyên từ A có cấu tạo: 1e, 1p, 1n. Nguyên tử B có cấu tạo: 1e, 1p, 2n. Hỏi n.tử A và n.tử B có cùng 1 NTHH không? Tại sao?
Trả lời: cùng 1 NTHH vì có cùng số p trong hạt nhân.
Ví dụ 2: Em hãy viết KHHH của các NTHH sau:
a. Magie
b. Canxi
Trả lời
a) Mg
b) Ca
Năng lực sử dụng biểu tượng hóa học; năng lực sử dụng thuật ngữ hóa học; năng lực sử dụng danh pháp hóa học.
Hoạt động 2: Ôn tập về nguyên tử khối (13p)
- Yêu cầu HS nêu khái niệm nguyên tử khối.
- Yêu cầu HS tính giá trị tương đương 1 đvC quy đổi ra gam.
- Yêu cầu HS trình bày ý nghĩa của bảng 1 - trang 42 SGK
? NTHH X có KHHH là Fe, em hãy cho biết Fe là KHHH của NTHH nào?
? NTK của NTHH A là 31, em hãy cho biết A là NTHH nào?
- Nêu định nghĩa: NTK là khối lượng của n.tử tính bằng đơn vị cacbon.
- Tính: 
- Trình bày ý nghĩa:
+ Biết KHHH có thể biết tên NTHH.
+ Biết NTK có thể biết tên NTHH
- Fe là KHHH của sắt
- A là phopho
II. Nguyên tử khối
- Khái niệm (vở ghi)
3. Dặn dò (2p)
	Làm các bài tập trang 21-SGK
Ngày soạn: 	07/9/2015
Ngày dạy:	10/9/2015
Tiết 4: BÀI TẬP VỀ NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
	- Nêu lại được các khái niệm: Vật thể, chất, nguyên tử, nguyên tố hóa học.
	- Biết cách giải các bài tập liên quan đến nguyên tố hóa học.
2. Kĩ năng
	- Giải được các bài tập liên quan đến nguyên tố hóa học.
3. Năng lực cần đạt
	Năng lực sử dụng biểu tượng hóa học; năng lực sử dụng thuật ngữ hóa học; năng lực sử dụng danh pháp hóa học, năng lực tính toán.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên
	- Một số bài tập liên quan đến nguyên tố hóa học.
2. Học sinh
	- Ôn tập theo hướng dẫn của giáo viên.
III. Tiến trình dạy - học
1. Ổn định lớp (2p)
2. Bài mới
Hoạt động 1: Ôn tập một số kiến thức cần nhớ (11p)
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
Năng lực cần đạt
- GV: Yêu cầu HS nêu lại các khái niệm: 
? Em hãy cho biết nguyên tử là gì?
? Em hãy cho biết nguyên tố hóa học là gì? Cho ví dụ?
? Em hãy cho biết nguyên tử khối là gì? Cho ví dụ?
- HS: Nêu lại các khái niệm, lấy ví dụ cho mỗi khái niệm.
- GV: Tại sao nguyên tử trung hòa về điện?
- HS: Vì số e trong n.tử bằng số p, mang điện tích bằng nhau nhưng trái dấu => n.tử có tổng điện tích bằng 0.
I. Kiến thức cần nhớ
(Xem lại các nội dung trong vở ghi)
Năng lực sử dụng biểu tượng hóa học; năng lực sử dụng thuật ngữ hóa học; năng lực sử dụng danh pháp hóa học.
Hoạt động 2: Giải một số bài tập (30p)
- Yêu cầu HS thảo luận chung, giải các bài tập dưới đây.
- HS: 
+ Thảo luận chung.
+ Lên bảng trình bày theo yêu cầu của GV.
+ Nhận xét, bổ sung theo hướng dẫn của GV.
- GV: Theo dõi, hướng dẫn HS khi tham gia thảo luận, trình bày, nhận xét.
Bài tập 1: a. Hãy dùng chữ số và KHHH để diễn đạt các ý sau: chín n.tử magie, sáu n.tử clo, tám n.tử neon.
b. Tính khối lượng bằng đvC lần lượt của:
7 K, 12 Si, 15 P.
Bài tập 2: Hai n.tử magie nặng bằng mấy n.tử oxi?
Bài tập 3: Biết rằng 4 Mg nặng bằng 3 n.tử NTHH X. Hãy xác định X là NTHH nào?
Bài tập 4: Tính khối lượng bằng gam của 
a. 3 C
b. 6 Fe
c. 10 Cl
II. Bài tập
Bài tập 1: 
a. 9 Mg, 6 Cl, 8 Ne.
b. 
7 K có KL: 7 x 39 = 273 (đvC)
12 Si có KL: 12 x 28 = 336 (đvC)
15 P có KL: 15 x 31 = 465 (đvC)
Bài tập 2: 
- So sánh
(lần)
Bài tập 3: 
Vậy X là nguyên tố lưu huỳnh (S)
Bài tập 4:
a. m = 3 x 12 x 0,16605.10-23 = 5,9778.10-23
b. m = 6 x 56 x 0,16605.10-23 = 55,7928.10-23
c. m = 10 x 35,5 x 0,16605.10-23 = 58,94775.10-23
Năng lực sử dụng biểu tượng hóa học; năng lực sử dụng thuật ngữ hóa học; năng lực sử dụng danh pháp hóa học, năng lực tính toán
3. Dặn dò (2p)
Ôn tập bài 6
Ngày soạn: 	11/9/2015
Ngày dạy:	14/9/2015
Tiết 5: BÀI TẬP PHÂN BIỆT ĐƠN CHẤT, HỢP CHẤT, TÍNH PHÂN TỬ KHỐI
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
	- Nêu được định nghĩa đơn chất, hợp chất, phân tử, phân tử khối.
	- Trình bày được cách tính phân tử khối.
2. Kĩ năng
	- Tính được phân tử khối của một số đơn chất, hợp chất.
3. Năng lực cần đạt
	Năng lực sử dụng biểu tượng hóa học; năng lực sử dụng thuật ngữ hóa học; năng lực sử dụng danh pháp hóa học, năng lực tính toán.
II. Chuẩn bị
	- GV: Một số bài tập theo nội dung ôn.
	- HS: Ôn tập theo hướng dẫn của giáo viên.
III. Tiến trình dạy - học
1. Ổn định lớp (2p)
2. Bài mới
Hoạt động 1: Ôn tập một số kiến thức quan trọng (10p)
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
Năng lực cần đạt
- GV: Yêu cầu HS nêu các khái niệm: đơn chất, hợp chất, phân tử, phân tử khối (theo dạng câu hỏi chung: Em hãy cho biết ... là gì?) lấy ví dụ minh họa cho mỗi khái niệm.
- HS: Lần lượt nêu các khái niệm, nêu ví dụ.
I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ
- Các khái niệm xem lại vở ghi học chính khóa.
Năng lực sử dụng biểu tượng hóa học; năng lực sử dụng thuật ngữ hóa học; năng lực sử dụng danh pháp hóa học.
Hoạt động 2: Luyện tập (41p)
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
Năng lực cần đạt
- GV: Yêu cầu HS thảo luận theo bản, lần lượt giải các bài tập dưới đây.
- HS: Thảo luận, giải các bài tập, lên bảng trình bày, nhận xét, bổ sung cho nhau.
- GV: Hoàn thiện lời giải các bài tập.
BT1: Trong các câu dưới đây, hãy chỉ ra chất nào là đơn chất, chất nào là hợp chất?
a. Than chì do cacbon tạo ra.
b. Rượu etanol do cacbon, oxi và hiđro tạo ra.
c. Một số bộ phận của pin mặt trời do silic tạo ra.
BT2: Hãy tính xem các phân tử oxi, cacbon oxit (gồm 1 C, 1 O), lưu huỳnh đioxit (gồm 1 S và 2 O) nặng gấp bao nhiêu lần p.tử hiđro?.
BT 3: Tính phân tử khối của:
a. Canxi cacbonat, biết phân tử gồm 1Ca, 1C, 3O.
b. Magie hidroxit, biết phân tử gồm 1Mg, 2O, 2H.
c. Nhôm clorua, biết phân tử gồm 1Al, 3Cl.
I. BÀI TẬP
BT1: 
a. Đơn chất
b. Hợp chất
c. Đơn chất
BT2: 
+ PTK của oxi : PTK của hiđro = 2.16 : 2 = 16. Vậy n.tử ôxi nặng gấp 16 lần n.tử hiđro.
+ PTK của cacbon oxit : PTK của hiđro = (12+16) : 2 = 14.
Vậy PT cacbon oxit nặng gấp 14 lần PT hiđro.
+ PTK của lưu huỳnh đioxit: PTK của hiđro = (32 +16.2) : 2 = 32.
Vậy PT lưu huỳnh đioxit nặng gấp 32 lần PT hiđro.
Năng lực sử dụng biểu tượng hóa học; năng lực sử dụng thuật ngữ hóa học; năng lực sử dụng danh pháp hóa học, năng lực tính toán hóa học
3. Dặn dò (2p)
	Ôn tập về phân tử khối
Ngày soạn:	14/9/2015
Ngày dạy:	17/9/2015
Tiết 6: TÍNH PHÂN TỬ KHỐI (tiếp)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
	- Nêu được định nghĩa đơn chất, hợp chất, phân tử, phân tử khối.
	- Trình bày được cách tính phân tử khối.
2. Kĩ năng
	- Tính được phân tử khối của một số đơn chất, hợp chất.
II. Chuẩn bị
	- GV: Một số bài tập theo nội dung ôn.
	- HS: Ôn tập theo hướng dẫn của giáo viên.
3. Năng lực cần đạt
	Năng lực sử dụng biểu tượng hóa học; năng lực sử dụng thuật ngữ hóa học; năng lực sử dụng danh pháp hóa học, năng lực tính toán.
III. Tiến trình dạy - học
1. Ổn định lớp
2. Bài mới
Hoạt động: Giải các bài tập
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Năng lực cần đạt
- GV: Yêu cầu HS thảo luận theo bản, lần lượt giải các bài tập dưới đây.
- HS: Thảo luận, giải các bài tập, lên bảng trình bày, nhận xét, bổ sung cho nhau.
- GV: Hoàn thiện lời giải các bài tập.
BT1: So sánh phân tử khối của nước (gồm 2H và O) so với phân tử:
a. Canxi cacbonat, gồm Ca, C và 4 O.
b. Amoniac, gồm N và 3 H.
c. Magie hiđroxit, gồm Mg, 2 O, 2 H.
BT2: Tính phân tử khối của các hợp chất sau: 
a. P.tử nhôm oxit, gồm 2 Al và 3 O.
b. Phân tử lưu huỳnh tri oxit, gồm 1S,3O.
c. Phân tử axit sunphuric gồm 2H,1S,3O.
BT3: P.Tử của một hợp chất A gồm ntử của n.tố Y liên kết với hai n.tử oxi. N.tố oxi chiếm 50% về k.lượng của hợp chất.
a. Tính nguyên tử khối, cho biết tên và KHHH của n.tố Y.
b. Tính PTK của hợp chất. Phân tử hợp chất này nặng bằng n.tử nguyên tố nào?
BT1: 
PTK của nước = 2.1 + 16 = 18 (đvC)
a.
PTK của canxicacbonat = 40 + 12 + 4.16 = 100 (đvC)
=
Vậy, p.tử nước nhẹ bằng 0,18 lần p.tử canxi cacbonat.
=
b.
PTK của amoniac = 14 +3.1 = 17 (đvC)
Vậy, p.tử nước nặng hơn p.tử amoniac một chút (khoảng 1,05 lần).
c. 
PTK của magie hiđrôxit = 24 + 2(16+1) = 58 (đvC)
=
Vậy p.tử nước nhẹ bằng 0,3 lần so với p.tử Magie hiđroxit.
BT2:
a. 
PTK của nhôm oxit = 2.27 + 3.16 = 102 (đvC).
b. 
PTK của lưu huỳnh tri oxit = 32 + 3.16 = 60 (đvC)
c. 
PTK của axit sunphuric = 2.1 + 32 + 3.16 = 98 (đvC).
BT 3:
a. 
 Khối lượng các n.tử oxi trong ptử A là:
2.16 = 32 (đvC).
 Khối lượng oxi chiếm 50% k.lượng p.tử => NTK của Y = 50%.32.2 = 32 (đvC).
 Vậy Y là lưu huỳnh (S).
b.
 PTK của A = 100 : 50 x 32 = 64 (đvC).
 Phân tử hợp chất này nặng bằng nguyên tử của NTHH đồng. 
Năng lực sử dụng biểu tượng hóa học; năng lực sử dụng thuật ngữ hóa học; năng lực sử dụng danh pháp hóa học, năng lực tính toán.
3. Dặn dò
	Ôn tập kiến thức các tiết đã học.
Ngày soạn: 	19/9/2015
Ngày dạy:	21/9/2015
Tiết 7: ÔN TẬP VỀ NGUYÊN TỬ, NGUYÊN TỐ HÓA HỌC, PHÂN TỬ
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
	- Nêu được các khái niệm: nguyên tử, nguyên tố hóa học, nguyên tử khối, phân tử, phân tử khối.
	- Phân biệt được sự khác nhau giữa nguyên tử và nguyên tố hóa học.
	- Trình bày được cách tính phân tử khối.
2. Kĩ năng
	Tính được phân tử khối của hợp chất, đơn chất ( phi kim tồn tại ở trạng thái lỏng, khí).
3. Năng lực cần đạt
	Năng lực sử dụng biểu tượng hóa học; năng lực sử dụng thuật ngữ hóa học; năng lực sử dụng danh pháp hóa học.
II. Chuẩn bị 
	- GV: Hệ thống kiến thức
	- HS: Ôn tập theo hướng dẫn của giáo viên.
III. Các hoạt động
1. Ổn định lớp (2p)
2. Kiểm tra bài cũ (6p)
	BT: Hợp chất X được tạo bởi hai NTHH: NTHH A và lưu huỳnh (2 n.tử). Hãy xác định NTHH A, biết rằng PTKX = 64 và khối lượng của các n.tử S là 32.
3. Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Năng lực cần đạt
Hoạt động 1: Ôn tập kiến thức cần nhớ (15p)
- Yêu cầu HS nêu khái niệm nguyên tử, nguyên tố hóa học.
- Em hãy phân biệt n.tử và NTHH.
- Yêu cầu HS nêu khái niệm nguyên tử khối.
- Yêu cầu HS nêu khái niệm phân tử.
- Yêu cầu HS nêu cách tính phân tử khối
- Nêu các khái niệm
- Một cách chung nhất: n.tử là 1 “hạt”, còn NTHH là tập hợp các “hạt” có cùng số p trong hạt nhân.
- Nêu khái niệm
- Nêu khái niệm
- Nêu khái niệm
I. Kiến thức cần nhớ
- Các nội dung xem lại vở ghi.
Năng lực sử dụng biểu tượng hóa học; năng lực sử dụng thuật ngữ hóa học; năng lực sử dụng danh pháp hóa học.
Hoạt động 2: Giải một số bài tập (20p)
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bảng
Năng lực cần đạt
- GV: Yêu cầu HS thảo luận theo bản, lần lượt giải các bài tập dưới đây.
- HS: Thảo luận, giải các bài tập, lên bảng trình bày, nhận xét, bổ sung cho nhau.
- GV: Hoàn thiện lời giải các bài tập.
BT1: Tính phân tử khối của các chất tạo bởi.
a. Lưu huỳnh
b. Khí clo
c. Sắt (III) clorua (gồm Fe và 3Cl)
d. Lưu huỳnh trioxit (gồm S và 3O)
BT2: Hãy xác định số n.tử oxi có trong 1 p.tử muối Natri cacbonat. Biết rằng PTK của muối này là 106, số n.tử của các NTHH còn lại là 2Na và C
II. Bài tập
BT1:
a. PTK là NTK (=32)
b. 
c. 
d.
BT2:
- Khối lượng của n.tử của các NTHH còn lại là:
+ 
+ 
- Khối lượng của các n.tử oxi là
- Vậy trong p.tử muối Natri cacbonat, có 3 O
Năng lực sử dụng biểu tượng hóa học; năng lực sử dụng thuật ngữ hóa học; năng lực sử dụng danh pháp hóa học, năng lực tính toán
4. Dặn dò (2p)
	Ôn tập về CTHH

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao_an_phu_dao_Hoa_8.doc