Giáo án Phụ đạo phân môn Tiếng Việt 6 - GV: Trịnh Thị Thanh Bình

TỪ VÀ CẤU TẠO CỦA TỪ TIẾNG VIỆT

I. TỪ LÀ GÌ?

1. Lập danh sách các từ và các tiếng trong các câu sau:

 Thần / dạy / dân / cách / trồng trọt, / chăn nuôi / và / cách / ăn ở (Con Rồng cháu Tiên).

Các dấu gạch chéo là dấu hiệu lưu ý về ranh giới giữa các từ. Như vậy, có từ chỉ gồm một tiếng, có từ lại gồm hai tiếng.

Tiếng Thần dạy Dân cách trồng trọt chăn nuôi và ăn ở

Từ Thần dạy Dân cách trồng trọt chăn nuôi và ăn ở

2. Trong bảng trên, những từ nào gồm một tiếng, những từ nào gồm hai tiếng?

- Những từ một tiếng: Thần, dạy, dân, cách, và;

- Những từ hai tiếng: trồng trọt, chăn nuôi, ăn ở.

Như vậy, trong câu này, số lượng tiếng nhiều hơn số lượng từ.

3. Phân biệt giữa từ và tiếng?

- Tiếng dùng để cấu tạo nên từ. Từ được tạo bởi một hoặc hai tiếng trở lên.

- Từ dùng để cấu tạo nên câu. Vai trò của từ được thể hiện trong mối quan hệ với các từ khác trong câu.

4. Khi nào một tiếng được coi là từ?

Một tiếng nào đấy được coi là từ chỉ khi nó có khả năng tham gia cấu tạo câu. Tiếng mà không dùng được để cấu tạo câu thì cũng không mang ý nghĩa nào cả và như thế không phải là từ.

=> Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu.

 

doc 22 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 926Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Phụ đạo phân môn Tiếng Việt 6 - GV: Trịnh Thị Thanh Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Gợi ý: ở trường hợp (1), lặp được sử dụng có chủ đích, từ "tre" được điệp lại 7 lần là phép lặp nhằm làm tạo nhịp điệu cho lời văn, gợi hình ảnh, nhấn mạnh sức mạnh của tre. ở trường hợp (2), lặp là lỗi lặp thừa từ ngữ (truyện dân gian) làm cho câu văn rườm rà, gây cảm giác nặng nề.
2) Chữa lỗi lặp từ:
+ Bỏ từ ngữ lặp, viết lại câu, ví dụ: Truyện dân gian thường có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo nên em rất thích đọc hay Em rất thích đọc truyện dân gian vì loại truyện này có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo.
+ Thay thế từ ngữ lặp bằng các đơn vị đồng nghĩa, ví dụ: Truyện dân gian có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo nên em rất thích đọc thể loại này.
II. LẪN LỘN CÁC TỪ GẦN ÂM:
1) Lỗi lẫn lộn các từ gần âm
a) Mặt âm thanh, hình thức cấu tạo và mặt ý nghĩa của từ có quan hệ chặt chẽ với nhau. Dùng từ chính xác cũng có nghĩa là phải đảm bảo mối quan hệ giữa các mặt này. Phải phân biệt được các đơn vị từ gần âm để tránh nhầm lẫn. Bởi vì âm sai thì cái được biểu đạt (ý nghĩa) cũng không thể chính xác.
b) Trong các câu sau, từ nào dùng không đúng? Hãy chỉ ra nguyên nhân dẫn đến việc dùng sai và sửa lại cho chuẩn xác.
- Ngày mai, chúng em sẽ đi thăm quan Viện bảo tàng của tỉnh.
- Ông hoạ sĩ già nhấp nháy bộ ria mép quen thuộc.
Gợi ý: Phân biệt hai từ thăm quan và tham quan: trong tiếng Việt không có từ thăm quan, trường hợp này người sử dụng lẫn với từ tham quan (tận mắt xem xét để mở rộng hiểu biết hay thưởng thức).
- Phân biệt hai từ nhấp nháy và mấp máy: Nhấp nháy - mở ra lại nhắm lại liên tiếp, hoặc chỉ ánh sáng lúc loé lên, lúc tắt liên tục; mấp máy chỉ chuyển động khẽ, liên tiếp. Như vậy ở đây phải dùng mấp máy thay cho nhấp nháy.
III. LUYỆN TẬP:
1. Tìm và chữa lỗi dùng từ trong các câu sau:
a) Bạn Lan là một lớp trưởng gương mẫu nên cả lớp ai cũng đều rất lấy làm quý mến bạn Lan.
b) Sau khi nghe cô giáo kể câu chuyện ấy, chúng tôi ai cũng thích những nhân vật trong câu chuyện này vì những nhân vật ấy đều là những nhân vật có phẩm chất đạo đức tốt đẹp.
c) Quá trình vượt núi cao cũng là quá trình con người trưởng thành, lớn lên.
- Gợi ý: Câu (a), lỗi lặp thừa từ, chữa: Bạn Lan là một lớp trưởng gương mẫu nên cả lớp ai cũng quý mến.
- Câu (b), lỗi lặp thừa từ, chữa: Sau khi nghe cô giáo kể, chúng tôi ai cũng thích những nhân vật trong câu chuyện vì họ đều là những người có phẩm chất tốt đẹp.
- Câu (c), lỗi lặp thừa từ, chữa: Quá trình vượt núi cao cũng là quá trình con người trưởng thành.
2) Tìm, chỉ ra nguyên nhân và chữa các lỗi về dùng từ trong các câu sau:
a) Tiếng Việt có khả năng diễn tả linh động mọi trạng thái tình cảm của con người.
b) Có một số bạn còn bàng quang với lớp.
c) Vùng này còn khá nhiều thủ tục như: ma chay, cưới xin đều cỗ bàn linh đình; ốm không đi bệnh viện mà ở nhà cúng bái,...
Gợi ý: Các câu đều mắc lỗi lẫn lộn các từ gần âm
- Hãy so sánh để phân biệt ý nghĩa của các từ gần âm, dễ nhầm lẫn:
+ linh động / sinh động: linh động nghĩa là không gò bó, câu nệ vào khuôn mẫu, không theo nguyên tắc một cách cứng nhắc; sinh động nghĩa là có khă năng gợi ra những trạng thái, hình ảnh ở nhiều dạng vẻ khác nhau như cuộc sống thực.
+ bàng quang / bàng quan: bàng quang chỉ bộ phận chứa nước tiểu; bàng quan là thái độ thờ ơ, xem mình như người đứng ngoài, làm như không có quan hệ đến mình.
+ thủ tục / hủ tục: thủ tục chỉ những việc làm phải theo trình tự đã quy định; hủ tục chỉ những phong tục đã lạc hậu, lỗi thời, không lành mạnh.
- Chữa lại là:
+ Tiếng Việt có khả năng diễn tả sinh động mọi trạng thái tình cảm của con người. 
+ Có một số bạn còn bàng quan với lớp.
+ Vùng này còn khá nhiều hủ tục như: ma chay, cưới xin đều cỗ bàn linh đình; ốm không đi bệnh viện mà ở nhà cúng bái,...
CHỮA LỖI DÙNG TỪ (tiếp theo)
I. DÙNG TỪ KHÔNG ĐÚNG NGHĨA
Dùng từ không đúng nghĩa: Khi dùng từ, cần đảm bảo tính chính xác giữa nghĩa vốn có của từ với nội dung định biểu đạt.
1) Trong các câu sau, người viết đã mắc lỗi dùng từ như thế nào?
a) Mặc dù còn một số yếu điểm, nhưng so với năm học cũ, lớp 6B đã tiến bộ vượt bậc.
b) Trong cuộc họp lớp, Lan đã được các bạn nhất trí đề bạt làm lớp trưởng.
c) Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã được tận mắt chứng thực cảnh nhà tan cửa nát của những người nông dân.
Gợi ý: Trong các câu trên, người viết đã mắc lỗi dùng từ không đúng nghĩa. Hãy tra từ điển để nắm được nghĩa của các từ: yếu điểm, đề bạt, chứng thực; xét xem các từ này đã được dùng như thế nào, có đúng không?
- Yếu điểm: điểm quan trọng;
- Đề bạt: cử giữ chức vụ cao hơn (thường do cấp có thẩm quyền cao quyết định mà không qua bần cử);
- Chứng thực: xác nhận là đúng sự thật.
2) Sửa lại lỗi về dùng từ sai nghĩa trong các câu trên:
Đối chiếu nghĩa của các từ trên với nghĩa của các từ nhược điểm (hoặc điểm yếu), bầu, chứng kiến, để thấy được độ chính xác khi thay thế.
Như vậy, nguyên nhân chính của việc dùng từ không đúng nghĩa là trường hợp người viết (nói) không biết nghĩa của từ, hiểu sai nghĩa của từ hoặc hiểu không đầy đủ nghĩa của từ. Cho nên, để không mắc phải lỗi này khi viết (nói) thì một mặt phải không ngừng trau dồi thêm vốn từ, mặt khác trong những tình huống giao tiếp cụ thể, phải xác định được nghĩa của từ mình dùng, nếu còn chưa chắc chắn về nghĩa của từ nào thì phải tra từ điển để hiểu rõ nghĩa cũng như cách sử dụng nó.
II. LUYỆN TẬP
1. Lựa chọn phương án đúng trong các trường hợp kết hợp từ sau đây:
(1) bản (tuyên ngôn) - bảng (tuyên ngôn);
(2) (tương lai) sáng lạng - (tương lai) xán lạn;
(3) bôn ba (hải ngoại) - buôn ba (hải ngoại);
(4) (bức tranh) thuỷ mặc - (bức tranh) thuỷ mạc;
(5) (nói năng) tuỳ tiện - (nói năng) tự tiện.
Gợi ý: 
- Tra từ điển để nắm được nghĩa của các từ tuyên ngôn, xán lạn, bôn ba, thuỷ mặc, tuỳ tiện.
- Kết hợp có các từ này là kết hợp đúng.
2. Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống:
a) khinh khỉnh / khinh bạc
- ...: tỏ ra kiêu ngạo và lạnh nhạt, ra vẻ không thèm để ý đến người đang tiếp xúc với mình.
b) khẩn thiết / khẩn trương
- ...: nhanh, gấp và có phần căng thẳng.
c) bâng khuâng / băn khoăn
- ...: không yên lòng vì có những điều phải suy nghĩ, lo liệu.
Gợi ý: Tra từ điển để nắm được nghĩa của các từ khinh bạc, khẩn thiết, bâng khuâng, rồi so sánh với các lời giải nghĩa. Các từ phù hợp với các lời giải nghĩa sẽ là: khinh khỉnh, khẩn trương, băn khoăn.
3. Tìm và chữa các lỗi dùng từ trong các câu sau:
(1) Hắn quát lên một tiếng rồi tống một cú đá vào bụng ông Hoạt.
(2) Làm sai thì cần thực thà nhận lỗi, không nên bao biện.
(3) Chúng ta có nhiệm vụ giữ gìn những cái tinh tú của văn hoá dân tộc.
Gợi ý: Câu (1), nghĩa của từ đá không phù hợp với nghĩa của từ tống (thay từ đá bằng từ đấm hoặc thay từ tống bằng từ tung); câu (2), từ thành khẩn phù hợp với việc nhận lỗi (thay cho thật thà), từ bao biện có nghĩa là ôm đồm làm nhiều việc, không phù hợp, nên thay bằng nguỵ biện (có ý nghĩa tranh cãi giả tạo, vô căn cứ). Câu (3), tinh tú có nghĩa là các vì sao, không phù hợp, nên thay bằng tinh tuý (phần giá trị nhất, quý báu nhất).
.
DANH TỪ
I. ĐẶC ĐIỂM CỦA DANH TỪ
1) Hãy xác định danh từ trong cụm danh từ in đậm dưới đây:
Vua sai ban cho làng ấy ba thúng gạo nếp với ba con trâu đực, ra lệnh phải nuôi làm sao cho ba con trâu ấy đẻ thành chín con ... - (Em bé thông minh)
- Danh từ trong cụm từ in đậm là: Con trâu. 
2) Xung quanh danh từ trong cụm danh từ nói trên có những từ nào?
Gợi ý:
- Trong cụm danh từ đã nêu, đứng trước danh từ trung tâm là từ “ba” (một số từ, có tác dụng chỉ số lượng), đứng sau danh từ trung tâm là từ “ấy” (phụ từ chỉ định, có tác dụng giúp xác định rõ sự vật, hiện tượng được gọi tên).
3) Tìm các danh từ khác trong câu đã dẫn.
Gợi ý: có thể tìm và sắp xếp các danh từ theo nhóm chỉ người và chỉ vật.
- Danh từ chỉ người như: vua.
- Danh từ chỉ vật như: làng, thúng, con, gạo, trâu.
4) Từ những ví dụ trên, có thể rút ra kết luận, danh từ là những từ thường dùng để chỉ người, chỉ vật, hiện tượng, khái niệm,
5) Đặt câu với các danh từ vừa tìm được.
Ví dụ: + Nhà vua trực tiếp ban thưởng cho những tướng lĩnh có công.
	 + Ngôi làng nằm sát mép bờ sông. 	
II. DANH TỪ CHỈ ĐƠN VỊ VÀ DANH TỪ CHỈ SỰ VẬT
1. Xem xét ví dụ sau để nắm được đặc điểm của danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật: ba con trâu, một viên quan, ba thúng gạo, sáu tạ thóc.
a) Có thể chia các danh từ đứng cạnh nhau thành hai nhóm: nhóm danh từ đứng trước chỉ đơn vị và nhóm danh từ đứng sau chỉ sự vật.
b) Hãy thay các từ con, viên, thúng, tạ trong ví dụ trên bằng các từ khác tương tự, rồi nhận xét về ý nghĩa tính đếm, đo lường của các cụm danh từ. Trường hợp nào ý nghĩa tính đếm, đo lường thay đổi, trường hợp nào không?
- Gợi ý: Thay con bằng chú, thay viên bằng ông, thay thúng bằng bơ, thay tạ bằng yến.
- Thay ba con trâu bằng ba chú trâu, một viên quan bằng một ông quan thì ý nghĩa về số lượng không thay đổi.
- Thay ba thúng gạo bằng ba bơ gạo, sáu tạ thóc bằng sáu yến thóc thì ý nghĩa về số lượng thay đổi.
- Các danh từ kiểu con, viên, chú, ông - không làm thay đổi ý nghĩa về tính đếm, đo lường của cụm danh từ - được gọi là danh từ chỉ đơn vị tự nhiên. Các danh từ kiểu thúng, bơ, tạ, yến - có làm thay đổi ý nghĩa về tính đếm, đo lường - được gọi là danh từ chỉ đơn vị quy ước.
c) Hai câu sau đây, câu nào đúng, câu nào sai? Vì sao?
(1) Nhà có ba thúng gạo rất đầy.
(2) Nhà có sáu tạ thóc rất nặng.
- Gợi ý: Câu (1) đúng, câu (2) sai.
- Câu (2) sai, vì: "tạ" là đơn vị cân đong quy ước, chính xác nên không thể dùng với ý nghĩa đánh giá (rất nặng) được. Còn "thúng" là từ chỉ đơn vị tính đếm ước chừng thì có thể dùng với ý nghĩa đánh giá (đầy) được. 
d) Danh từ tiếng Việt được chia thành hai loại lớn: danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật. Khi sử dụng danh từ chỉ đơn vị cần lưu ý điều gì?
- Gợi ý: Danh từ chỉ đơn vị gồm hai nhóm: danh chỉ đơn vị tự nhiên và danh từ chỉ đơn vị quy ước.
- Khi sử dụng danh từ chỉ đơn vị quy ước cần chú ý phân biệt danh từ chỉ đơn vị chính xác và danh từ chỉ đơn vị ước chừng. Danh từ chỉ đơn vị tính đếm, đo lường chính xác thì không dùng với ý nghĩa đánh giá.
II. Rèn luyện kĩ năng:
1. Hãy liệt kê một số danh từ chỉ sự vật mà em biết. Đặt câu với một trong các danh từ ấy. Ví dụ: xe máy, sách, bút, bàn, bảng,...
(Quyển sách này rất hay.)
2. Liệt kê các danh từ chỉ đơn vị tự nhiên và đặt câu với một trong các danh từ ấy:
a) Chuyên đứng trước danh từ chỉ người, ví dụ: ông, vị, cô, ...
b) Chuyên đứng trước danh từ chỉ đồ vật, ví dụ: cái, bức, tấm, ...
- Gợi ý: Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên chuyên đứng trước danh từ chỉ người: viên, ngài, cu, bé,... (Năm nay bé An nhà tôi lên ba tuổi.)
- Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên chuyên đứng trước danh từ chỉ đồ vật: chiếc, quyển, quả,... (Chiếc bút máy của em viết rất tốt.)
3. Liệt kê các danh từ theo yêu cầu sau và đặt câu với một trong các danh từ ấy:
a) Chỉ đơn vị quy ước chính xác, ví dụ: mét, lít, ki-lô-gam, ...
b) Chỉ đơn vị quy ước ước chừng, ví dụ: nắm, mớ, đàn, ...
- Gợi ý: Danh từ chỉ đơn vị quy ước chính xác: ki-lô-mét, yến, lạng,... (Nhà tôi cách trường hai ki-lô-mét.)
- Danh từ chỉ đơn vị quy ước ước chừng: vốc, nhúm, khoảnh,... (Bà tôi trồng rau cải ở khoảnh vườn sau nhà.)
4. Tìm các danh từ và phân loại thành nhóm danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật trong đoạn văn sau:
Người ta kể lại rằng, ngày xưa có một em bé rất thông minh tên là Mã Lương. Em thích học vẽ từ nhỏ. Cha mẹ em đều mất sớm. Em chặt củi, cắt cỏ, kiếm ăn qua ngày, nhưng vẫn nghèo đến nỗi không có tiền mua bút. [...] Em dốc lòng học vẽ, hằng ngày chăm chỉ luyện tập. Khi kiếm củi trên núi, em lấy que củi vạch xuống đất, vẽ những con chim đang bay trên đỉnh đầu. Lúc cắt cỏ ven sông, em nhúng tay xuống nước rồi vẽ tôm cá trên đá. Khi về nhà, em vẽ các đồ đạc trong nhà lên tường, bốn bức tường dày đặc các hình vẽ - (Cây bút thần).
- Gợi ý: Các danh từ chỉ đơn vị: em, que, con, bức,...
- Các danh từ chỉ sự vật: Mã Lương, cha mẹ, bút, núi, củi, đất, cỏ, sông,...
DANH TỪ (tiếp theo)
I. DANH TỪ CHUNG VÀ DANH TỪ RIÊNG:
1. Danh từ chung và danh từ riêng:
a) Danh từ chỉ sự vật gồm danh từ chung và danh từ riêng. Danh từ chung là tên gọi một loại sự vật. Danh từ riêng là tên riêng của từng người, từng vật, từng địa phương, ... 
b) Hãy điền các danh từ có trong câu sau vào bảng phân loại:
Vua nhớ công ơn tráng sĩ, phong là Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ ngay ở làng Gióng, nay thuộc xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội - (Theo Thánh Gióng).
Bảng phân loại
Danh từ chung
Vua, ...
Danh từ riêng
Hà Nội, ...
Gợi ý: Dựa vào những kiến thức đã được học ở Tiểu học và gợi dẫn ở mục (a) để xác định loại danh từ chỉ sự vật. Danh từ chung như: vua, tráng sĩ,... Danh từ riêng như: Phù Đổng Thiên Vương, Gióng,...
2. Các danh từ riêng trong câu trên đã được viết hoa như thế nào?
Gợi ý: Danh từ riêng viết hoa, danh từ chung nếu đứng đầu câu thì viết hoa (Vua).
3. Với mỗi quy tắc viết hoa sau đây, hãy cho 3 ví dụ minh hoạ:
- Quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam: Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Nguyễn Tất Thành,... (Nguyễn Trãi là nhà thơ, đại thi hào dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới.); Hà Nội, Hải Phòng, Tản Viên,... (Một người ở vùng núi Tản Viên có tài lạ: vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi.)
- Quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài: Mao Trạch Đông, Ken-nơ-đi, Bắc Kinh, Mát-xcơ-va,...
- Quy tắc viết hoa tên các cơ quan, tổ chức, các danh hiệu, giải thưởng, huân chương,...: Trường Trung học cơ sở Hai Bà Trưng, Báo Hoa học trò, Bà mẹ Việt Nam anh hùng,...
4. Em hãy tự rút ra quy tắc viết hoa (xem lại phần Ghi nhớ)
II. LUYỆN TẬP
1. Gạch một gạch dưới danh từ chung, hai gạch dưới danh từ riêng trong câu sau đây:
Ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt, cứ như bây giờ là Bắc Bộ nước ta, có một vị thần thuộc nòi rồng, con trai thần Long Nữ, tên là Lạc Long Quân - (Con Rồng cháu Tiên).
- Gợi ý: Các danh từ chung như: đất, nước, thần,...
- Danh từ riêng như: Lạc Việt, Long Nữ,...
2. Các từ viết hoa trong câu sau đây đúng hay sai? Vì sao?
a) Chim, Mây, Nước và Hoa đều cho rằng tiếng hót kì diệu của Hoạ Mi đã làm cho tất cả bừng tỉnh giấc - (Võ Quảng).
b) Nàng út bẽn lẽn dâng lên Vua mâm bánh nhỏ - (Nàng út làm bánh ót).
c) [...] Khi ngựa thét ra lửa, lửa đã thiêu cháy một làng, cho nên làng đó về sau gọi là làng Cháy - (Thánh Gióng).
- Gợi ý: Câu (a): Các danh từ Chim, Mây, Nước, Hoa, Hoạ Mi viết hoa là đúng, vì đây là các danh từ riêng. Thông thường, các từ này là danh từ chung. ở đây Chim, Mây, Nước, Hoa, Hoạ Mi là tên của các nhân vật cụ thể nên được xem như danh từ riêng.
- Câu (b): út là tên riêng nên viết hoa; vua là danh từ chung, viết hoa là sai.
- Câu (c): Ngựa là danh từ chung, không viết hoa; Cháy là tên làng - danh từ riêng, viết hoa là đúng.
3. Chép lại đoạn thơ sau đây và điều chỉnh cách viết hoa các danh từ cho đúng:
Ai đi Nam bộ
Tiền giang, hậu giang
Ai vô thành phố Hồ chí Minh
rực rỡ tên vàng.
Ai về thăm bưng biền đồng tháp
Việt bắc miền Nam, mồ ma giặc pháp
Nơi chôn rau cắt rốn của ta!
Ai đi Nam - Ngãi, Bình - Phú, Khánh hoà
Ai vô phan rang, phan thiết
Ai lên tây nguyên, công tum, đắc lắc
Khu Năm dằng dặc khúc ruột miền trung
Ai về với quê hương ta tha thiết
Sông hương, bến hải, cửa Tùng...
Ai vô đó với đồng bào, đồng chí
Nói với Nửa - Việt nam yêu quý
Rằng nước ta là của chúng ta
Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà!
(Tố Hữu)
Gợi ý: Các từ chỉ tên người, tên địa danh phải viết hoa tất cả chữ cái đầu của mỗi tiếng (Nam Bộ, Tiền Giang, Hậu Giang, Hồ Chí Minh, Đồng Tháp, Việt Bắc, Pháp, Khánh Hoà, Phan Rang, Phan Thiết, Tây Nguyên, Công Tum, Đắc Lắc, (miền) Trung, (sông) Hương, Bến Hải, Cửa Tùng, Việt Nam); viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành cụm từ (Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Dân chủ Cộng hoà)
.
CỤM DANH TỪ
I. CỤM DANH TỪ LÀ GÌ?
1. Cho câu sau:
Ngày xưa, có hai vợ chồng ông lão đánh cá ở với nhau trong một túp lều nát trên bờ biển - (Ông lão đánh cá và con cá vàng).
a) Các từ đứng trước các danh từ như hai (hai vợ chồng), một (một túp lều), có ý nghĩa như thế nào đối với danh từ đứng sau nó?
Gợi ý: Các từ này làm rõ nghĩa về số lượng, bổ sung ý nghĩa cho danh từ trung tâm đứng sau nó.
b) Các từ đứng sau các danh từ như xưa (ngày xưa), ông lão đánh cá (vợ chồng ông lão đánh cá), nát trên bờ biển (túp lều nát trên bờ biển), có ý nghĩa như thế nào đối với danh từ trung tâm đứng trước nó?
Gợi ý: Các từ này cụ thể hoá ý nghĩa cho danh từ trung tâm đứng trước nó.
c) Ta có: Ngày xưa; hai vợ chồng ông lão đánh cá; một túp lều nát trên bờ biển là các cụm danh từ. Vậy cụm danh từ là gì?
Cụm danh từ là loại tổ hợp từ do danh từ với một số từ ngữ phụ thuộc (đứng trước và đứng sau) nó tạo thành.
d) So sánh ý nghĩa của danh từ và cụm danh từ đã được mở rộng sau:
- túp lều / một túp lều;
- một túp lều / một túp lều nát;
- một túp lều nát / một túp lều nát trên bờ biển.
Gợi ý: Từ một danh từ, người ta thêm vào các từ ngữ phụ thuộc đứng trước và sau nó để mở rộng ý nghĩa.
- Càng mở rộng, ý nghĩa của danh từ càng cụ thể hơn.
đ) Cho danh từ học sinh, hãy mở rộng thành cụm danh từ, thành câu.
Gợi ý: Thêm vào các từ ngữ phụ thuộc đứng trước và đứng sau các danh từ đã cho để mở rộng thành cụm danh từ rồi đặt câu với cụm danh từ ấy, chẳng hạn:
học sinh / các học sinh / các học sinh giỏi / các học sinh giỏi của trường THCS Lê Hồng Phong / Các học sinh giỏi của trường THCS Lê Hồng Phong được đi tham quan.
II. CẤU TẠO CỦA CỤM DANH TỪ
Cho câu sau:
Vua sai ban cho làng ấy ba thúng gạo nếp với ba con trâu đực, ra lệnh phải nuôi làm sao cho ba con trâu ấy đẻ thành chín con, hẹn năm sau phải đem nộp đủ, nếu không thì cả làng phải tội - (Em bé thông minh)
a) Xác định các cụm danh từ;
b) Chỉ ra các từ ngữ phụ thuộc đứng trước và đứng sau danh từ trung tâm trong các cụm ấy; 
c) Sắp xếp các từ ngữ phụ thuộc vừa liệt kê được thành từng loại;
d) Dưới đây là mô hình cấu tạo của cụm danh từ, hãy điền các cụm danh từ vừa tìm được vào những vị trí thích hợp (ví dụ cụm anh từ đầy đủ: tất cả những em học sinh chăm ngoan ấy):
Phần trước
Phần trung tâm
Phần sau
t2
t1
T1
T2
s1
s2
tất cả
những
em
học sinh
chăm ngoan
ấy
Gợi ý: Các cụm danh từ: làng ấy, ba thúng gạo nếp, ba con trâu đực, ba con trâu ấy, chín con, năm sau, cả làng.
- Các từ in nghiêng là phần trung tâm của cụm, các từ đứng trước chúng là phần phụ thuộc đứng trước, các từ đứng sau là phần phụ thuộc đứng sau.
- Phân loại các từ phụ thuộc trước và sau:
+ Có thể dựa vào đặc điểm từ loại để phân loại các từ ngữ phụ trước và phụ sau của cụm danh từ.
+ Phần phụ trước có hai loại: chỉ đơn vị ước chừng (cả,...) và chỉ đơn vị chính xác (ba, chín,...).
+ Phần phụ sau có hai loại: nêu lên đặc điểm của sự vật (nếp, đực, sau,...) và xác định vị trí của sự vật tong không gian hay thời gian (ấy,...)
- Phần trung tâm của cụm thường gồm hai từ:
+ T1 là trung tâm chỉ đơn vị tính toán hoặc chủng loại khái quát.
+ T2 là trung tâm chỉ đối tượng được đem ra tính toán, đối tượng cụ thể.
e) Nhận xét về các cụm: làng ấy, chín con, năm sau, cả làng.
Gợi ý: Mô hình ở mục (d) là cấu tạo dạng đầy đủ của cụm danh từ. Cũng có thể cụm danh từ chỉ có phần phụ trước + trung tâm (ví dụ: cả làng, chín con) hay trung tâm + phần phụ sau (ví dụ: làng ấy, năm sau). Phần trung tâm có thể đầy đủ hoặc không, ví dụ: cả làng (chỉ có T1), gạo nếp làng ta (chỉ có T2).
III. LUYỆN TẬP
1. Tìm cụm danh từ trong các câu sau:
(1) Vua cha yêu thương Mị Nương hết mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng.
(Sơn Tinh, Thuỷ Tinh)
(2) [...] Gia tài chỉ có một lưỡi búa của người cha để lại.
(Thạch Sanh)
(3) Đại bàng nguyên là một con yêu tinh ở trên núi, có nhiều phép lạ.
(Thạch Sanh)
Gợi ý: Các cụm danh từ: một người chồng thật xứng đáng; một lưỡi búa của người cha để lại; một con yêu tinh ở trên núi, có nhiều phép lạ. Các từ in đậm là trung tâm của cụm.
2. Xếp các cụm danh từ vừa tìm được vào mô hình cụm danh từ.
Phụ trước
Trung tâm
Phụ sau
t2
t1
T1
T2
s1
s2
một
người
chồng
thật xứng đáng
một
Lưỡi
búa
của cha để lại
một
con
yêu tinh
ở trên núi, có nhiều phép lạ
3. Tìm phụ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống trong phần trích sau:
Khi kéo lưới lên, thấy nằng nặng, Lê Thận chắc mẩm được mẻ cá to. Nhưng khi thò tay vào bắt cá, chàng chỉ thấy có một thanh sắt. Chàng vứt luôn thanh sắt... xuống nước, rồi lại thả lưới ở một chỗ khác.
Lần thứ hai cất lưới lên cũng thấy nặng tay, Thận không ngờ thanh sắt ... lại chui vào lưới mình. Chàng lại ném nó xuống sông. Lần thứ ba, vẫn thanh sắt ... mắc vào lưới.
(Sự tích Hồ Gươm)
Gợi ý: Các phụ ngữ: ấy; vừa rồi; cũ
SỐ TỪ VÀ LƯỢNG TỪ
I. SỐ TỪ
1) Ví dụ:
a) Hai chàng tâu hỏi đồ sính lễ cần sắm những thứ gì, vua bảo: "Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh trưng và voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi" - (Sơn Tinh, Thuỷ Tinh). 
b) Tục truyền đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức.
2) Dựa vào các từ in đậm, hãy tìm các cụm danh từ. 
Gợi ý: hai chàng, một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh trưng, chín ngà, chín cựa, chín hồng mao, một đôi; thứ sáu, hai vợ chồng ông lão.
c) Các từ hai, một trăm, chín, một, sáu.. đứng ở vị trí nào trong cụm từ và bổ sung ý nghĩa gì?
Gợi ý: Các từ trên là số từ, bổ sung ý nghĩa về số lượng cho danh từ đứng sau nó.
d) Hãy mở rộng cụm từ một đôi về phía sau, ví dụ: một đôi đũa
đ) Từ đôi trong các cụm từ trên có phải là số từ không? vì sao?
Gợi ý: một đôi, một đôi đũa là các cụm danh từ. Phần trung tâm gồm có đôi là danh từ chỉ đơn vị, đũa là danh từ chỉ sự vật, một là số từ.
e) Số từ là những từ chỉ số lượng và thứ tự của sự vật. Khi biểu thị số lượng sự vật, số từ thường đứng trước danh từ. Khi biểu thị thứ tự, số từ đứng sau danh từ, ví dụ: thứ sáu.
Chú ý phân biệt giữa số từ với những danh từ chỉ đơn vị gắn với ý nghĩa số lượng, ví dụ một đôi: đôi không phải là số từ, là danh từ chỉ đơn vị (một đôi đũa). Các danh từ chỉ đơn vị có ý nghĩa gắn với số lượng thường gặp như: đôi, tá, cặp, chục,...
f) Lấy ví dụ về cụm danh từ có các từ tá, cặp, chục.
Gợi ý: một tá bút chì, một cặp bánh giày, một chục

Tài liệu đính kèm:

  • docON TAP TIENG VIET 6.doc