Giáo án phụ đạo Vật Lý 7 - Năm học 2014 – 2015

I. MỤC TIÊU.

 - Nêu được VD về nguồn sáng, vật sáng.

- Nhận biết được 3 loại chùm sáng: song song, hội tụ, phân kì.

- Biểu diễn được đường truyền của ánh sáng ( tia sáng) bằng đoạn thẳng có mũi tên.

II. CHUẨN BỊ.

1.Giáo viên

2.Học sinh

III. NỘI DUNG.

 

doc 45 trang Người đăng trung218 Lượt xem 2170Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án phụ đạo Vật Lý 7 - Năm học 2014 – 2015", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sau vật cản và nhận được ánh sáng từ một phần của nguồn sáng truyền tới, cón gọi là bóng mờ hay bán dạ.
+ Khi nào có hiện tượng nhật thực, nguyệt thực xảy ra? Nhật thực, nguyệt thực là gì?
-> --Mặt Trời -> Mặt Trăng -> Trái Đất thẳng hàng nhau.
 -- Nhật thực là hiện tượng Trái Đất đi vào vùng bóng tối của Mặt Trăng. (Mặt Trời -> Mặt Trăng -> Trái Đất)
-- Nguyệt thực là hiện tượng Mặt Trăng đi vào vùng bóng tối của Trái Đất ( Mặt Trời -> Trái Đất -> Mặt Trăng).
+ Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng?
-> -- Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến tại điểm tới
-- Góc phản xạ bằng góc tới.( i’ = i )
+ Nêu tính chất tạo ảnh bởi gương phẳng, gương cầu lồi, gương cầu lõm và ứng dụng của chúng?
-> * Tính chất tạo ảnh:
-- Gương phẳng: Ảnh ảo, ở sau gương và bằng vật; ảnh và vật đối xứng nhau qua gương.
-- Gương cầu lồi: luôn cho ảnh ảo cùng chiều và nhỏ hơn vật.
-- Gương cầu lõm: vật ở gần gương cho ảnh ảo cùng chiều và lớn hơn vật; di chuyển vật ra xa gương, đến một vị trí nào đó cho ảnh thật ở trước gương, ngược chiều với vật, độ lớn của ảnh tuỳ thuộc vào vị trí của vật.
* Ứng dụng: -- Guơng phẳng: gương soi, kính tiềm vọng, thay đổi đường truyền của ánh sáng.
-- Gương cầu lồi: kính chiếu hậu.
2. Bài tập.
Bài tập: Chiếu một tia sáng tới đến một gương phẳng. Biết tia tới có góc tới là i = 60o. hãy tính góc hợp bởi tia tới và tia phản xạ?
Trả lời: 	
- Góc tới là 60o thì góc phản xạ cũng là 60o vì theo định luật phản xạ ánh sáng thì: 
i’= i = 60o. Vậy góc hợp bởi tia tới và tia phản xạ là: i’+ i = 60o + 60o = 120o.
3. Dặn dò.
- Về nhà ôn tập lại toàn bộ nội dung của tiết ôn tập.
- Vận dụng vào làm một số bài tập về ánh sáng.
Ngày soạn: 09/11/2014
Ngày giảng: 12/11/2014
TIẾT 9
CHỮA BÀI KIỂM TRA 1 TIẾT CHƯƠNG: QUANG HỌC
I. MỤC TIÊU
- Kiểm tra kiến thức học sinh đã học trong chương I về Quang học. 
 - Rèn luyện kĩ năng tư duy của học sinh, khả năng khái quát và tính toán, ghi nhớ của học sinh.
 - Trung thực, nghiêm túc trong giờ kiểm tra.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
 	Đề + đáp án bài kiểm tra.
2. Học sinh
 Ôn tập kiến thức cũ.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Đề kiểm tra.
Câu 1. (2 đ) Mắt ta nhận biết được ánh sáng khi nào? Khi nào ta nhìn thấy một vật?
Câu 2: (1 đ) Phát biểu định luật truyền thẳng ánh sáng?
Câu 3. (3 đ) : a Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng?
 b. Hãy vẽ hình và xác định tia tới, tia phản xạ, góc tới, góc phản xạ và pháp tuyến 
Câu 4: (2 đ) Vùng sáng, vùng bóng nửa tối và vùng bóng tối là gì?
Câu 5:( 2 đ) Hãy vẽ tia sáng xuất phát từ điểm A tới gương
A
B
 rồi phản xạ qua điểm B (hình vẽ) và trình bày cách vẽ.
2. Hướng dẫn chấm
Câu 1
- Ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta.
- Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng truyền từ vật đó vào mắt ta.
1.0đ
1.0đ
Câu 2
Nội dung Định luật truyền thẳng ánh sáng:
 Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền theo đường thẳng.
1.0đ
Câu 3
Nội dung Định luật phản xạ ánh sáng:
 - Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến tại điểm tới
 - Góc phản xạ bằng góc tới 
 - Vẽ được hình
 - Tia tới SI, 	
 - Tia phản xạ IR, 
 - Pháp tuyến IN; 
 - Góc tới = i, 
S
R
N
I
I
N'
i
i'
 - Góc phản xạ = i’
0.5đ
0.5đ
0.75đ
0.25đ
0.25đ
0.25đ
0.25đ
0.25đ
Câu 4
- Vùng sáng là vùng ánh sáng truyền tới từ nguồn sáng mà không bị vật chắn sáng chắn lại. 
- Vùng bóng tối là vùng không gian ở phía sau vật chắn sáng và không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.
- Vùng bóng nửa tối là vùng không gian ở phía sau vật chắn sáng và chỉ nhận được một phần ánh sáng của nguồn sáng truyền tới.
1.0đ
 0,5 đ
0,5 đ
Câu 5
A
B
I
A'
 Cách vẽ: 
 - Vẽ ảnh A' của A qua gương,
 - Nối A' với B cắt gương tại I
 - Nối I với A ta có tia tới AI 
 - Tia phản xạ IB cần vẽ.
0.5đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ
Ngày soạn: 16/11/2014
Ngày giảng: 19/11/2014
TIẾT 10
NGUỒN ÂM
I. MỤC TIÊU. 
- Hiểu rõ đặc điểm của nguồn âm, nguyên tắc hoạt động của một số nguồn âm.
- Khắc sâu thêm kiến thức về nguồn âm trong thực tế.
II. CHUẨN BỊ. 
1. Giáo viên.
- Giáo án.
2. Học sinh.
- Ôn tập nội dung kiến thức bài nguồn âm.
III. NỘI DUNG.
1. Lý thuyết.
+ Nêu đặc điểm của nguồn âm?
-> Những vật phát ra âm gọi là nguồn âm.
+ Nguồn âm có đặc điểm gì khi hoạt động?
-> Các vật phát ra âm đều dao động.
+ Thế nào gọi là dao động?
-> Sự di chuyển của một vật quanh một vị trí được gọi là dao động.
2. Bài tập.
Bài 1: Khi bay, hầu như côn trùng nào cũng phát ra âm thanh? Tại sao lại như thế? Cái gì đã tạo ra âm đó?
Trả lời: 	
Khi bay, tác động vẫy cánh là hiển nhiên có ở mỗi côn trùng. Chính sự dao động của màng cánh này đã phát ra âm thanh.
Bài 2: Khi kiểm tra những chi tiết máy vừa mới sản xuất xong, người thợ cơ khí thường hay dùng búa gõ vào những chi tiết máy này? Tại sao họ phải làm như vậy? 
Trả lời:
 Khi gõ búa vào các chi tiết máy vừa mới sản xuất, các chi tiết này dao động và phát ra âm. Nếu chi tiết tốt thì phát ra âm thanh trong, còn nếu như bị rạn nứt thì âm thanh phát ra sẽ bị rè. Chính vì vậy, người thợ cơ khí mới dùng phương pháp này để kiểm tra bước đầu.
Bài 3: 
Khi huýt gió, cái gì đã phát ra âm thanh? 
Trả lời:
Khi huýt gió không khí ở gần miệng dao động và phát ra âm thanh.
3. Dặn dò.
	- Hoàn thành nốt các bài tập còn lại, chưa làm xong ở lớp.
 - Xem trước bài – Độ cao của âm.
Ngày soạn: 23/11/2014
Ngày giảng: 26/11/2014
TIẾT 11
ĐỘ CAO CỦA ÂM
I. MỤC TIÊU. 
Hiểu rõ thế nào là một dao động, tần số dao động, đơn vị dao động, âm cao hay thấp phụ thuộc vào tần số dao động lớn hay nhỏ, thế nào là hạ âm, siêu âm, tai ta nghe được âm ở khoảng tần số nào?
Khắc sâu thêm kiến thức về độ cao của âm trong thực tế.
II. CHUẨN BỊ. 
1. Giáo viên.
- Hệ thống bài tập, câu hỏi liên quan tới Độ cao của âm.
2. Học sinh.
	- Ôn tập bài độ cao của âm.
III. NỘI DUNG.
1. Lý thuyết.
+ Thế nào là 1 dao động?
-> Sự di chuyển của một vật quanh một vị trí cố định sau 1 lần qua, lại được gọi là 1 dao động.
+ Tần số là gì?
-> Số dao động trong 1 giây gọi là tần số của dao động đó.
+ Âm phát ra cao hay thấp phụ thuộc như thế nào vào tần số dao động?
->Âm phát ra càng cao khi tần số dao động càng lớn và ngược lại .
+ Thế nào hạ âm, siêu âm?
-> + Các âm có tần số < 20Hz gọi là hạ âm
 + Các âm có tần số >20000 Hz gọi là siêu âm
2. Bài tập.
Bài 1: Trong ký xướng âm có 7 nốt nhạc: đồ, rê, mi, pha, son, la, si. Hãy so sánh tần số dao động của chúng. Nốt nhạc nào cao nhất, thấp nhất?
Trả lời: 	
Bảy nốt nhạc: đồ, rê, mi, pha, son, la, si, đã được sắp xếp theo thứ tự từ âm thấp nhất đến âm cao nhất. Như vậy tần số dao động của chúng cũng được sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn.
Bài 2: Một vật dao động phát ra âm có tần số dao động 50Hz, một khác dao động phát ra âm có tần số 70Hz, hỏi vật nào dao động hanh hơn? 
Trả lời:
 - Vật dao động với tần số 70Hz, tức là nó thực hiện được 70 dao động trong 1 giây.
- Vật dao động với tần số 50Hz, tức là nó thực hiện được 50 dao động trong 1 giây.
 * Vậy vật dao động với tần số 70Hz, dao động nhanh hơn vật dao động với tần số 50Hz.
Bài 3: 
Khi bay, nhiều con vật vỗ cánh phát ra âm. Con muỗi thường phát ra âm cao hơn con ong đất, trong hai côn trùng này con nào vỗ cánh nhiều hơn? 
Trả lời:
Âm phát ra từ muỗi cao hơn từ ong đất. Như vậy tần số vỗ cánh của muỗi sẽ cao hơn của ong đất. Do vậy khi bay, muỗi đã vỗ cánh nhiều hơn ong đất.
3. Dặn dò.
	- Hoàn thành nốt các bài tập còn lại, chưa làm xong ở lớp.
 - Xem trước bài – Độ to của âm .
Ngày soạn: 01/12/2014
Ngày giảng: 03/12/2014
TIẾT 12
ĐỘ TO CỦA ÂM
I. MỤC TIÊU. 
- Hiểu rõ thế nào là biên độ dao động, âm to hay nhỏ phụ thuộc vào biên độ dao động mạnh hay yếu, tai ta nghe được âm ở khoảng biên độ nào? Thế nào là ngưỡng đau của tai?
- Khắc sâu thêm kiến thức về độ to của âm trong thực tế.
II. CHUẨN BỊ. 
1. Giáo viên.
- Hệ thống bài tập, câu hỏi liên quan tới nguồn âm.
2. Học sinh.
III. NỘI DUNG.
1. Lý thuyết.
+ So sánh âm phát ra khi vật dao động mạnh, yếu?
-> Khi vật dao động mạnh thì âm phát ra to hơn, khi vật dao động yếu thì âm phát ra nhỏ hơn.
+ Biên độ dao động là gì?
-> Độ lệch lớn nhất so với vị trí cân bằng được gọi là biên độ dao động của vật.
+ Độ to của âm được tính bằng đơn vị gì?
->Đêxiben ( kí hiệu là dB) .
+ Tai ta nghe được âm ở mức độ trung bình là bao nhiêu dB? Thế nào là ngưỡng đau?
-> + Tai ta nghe được âm ở mức độ trung bình là 70dB. 
 + Khi độ to của âm ở mức độ 130 dB tai nghe bắt đầu bị đau - mức độ đó được gọi là ngưỡng đau.
2. Bài tập.
Bài 1: Khi gẩy mạnh một dây đàn, tiếng đàn sẽ phát ra to hay nhỏ? Tại sao?
Trả lời: 	
Khi ta gẩy mạnh một dây đàn, biên độ dao động của dây sẽ lớn, do đó tiếng đàn phát ra sẽ to.
Bài 2: Khi thổi kèn, muốn cho kèn kêu to ta phải làm gì? Tại sao lại như vậy? 
Trả lời:
+ Khi thổi kèn, muốn cho kèn kêu to ta phải thổi thật mạnh.
+ Thổi mạnh, không khí trong kèn sẽ dao động mạnh, biên độ dao động của nó sẽ lớn nên âm phát ra to.
Bài 3: Tại sao người ta nói “ giọng nam thì ồ ồ khó nghe, còn giọng nữ thì nhỏ nhẹ dễ nghe”? 
Trả lời:
Giọng nam thì trầm còn giọng nữ thì bổng, mà tai ta thì có đặc điểm nghe âm cao thích hơn nghe âm thấp. Chính vì vậy mà ở cùng một mức độ âm như nhau thì giọng nữ nghe dễ hơn giọng nam. Đó cũng là nguyên do các đài phát thanh, truyền hình thường chọn phát thanh viên là nữ.
3. Dặn dò.
+ Hoàn thành nốt các bài tập còn lại, chưa làm xong ở lớp.
+ Xem trước bài – Môi trường truyền âm.
Ngày soạn: 07/12/2014
Ngày giảng: 10/12/2014
TIẾT 13
MÔI TRƯỜNG TRUYỀN ÂM 
I. MỤC TIÊU. 
- Hiểu rõ những môi trường nào truyền được âm? Môi trường truyền âm ảnh hưởng đến vận tốc truyền âm như thế nào?
- Khắc sâu thêm kiến thức về môi trường truyền âm trong thực tế.
II. CHUẨN BỊ. 
1. Giáo viên.
Hệ thống bài tập, câu hỏi liên quan tới nguồn âm.
2. Học sinh.
III. NỘI DUNG.
1. Lý thuyết.
+ Sắp xếp môi trường truyền âm theo thứ tự từ giảm dần trở xuống?
-> Môi trường truyền âm tốt nhất là chất rắn> lỏng> khí.
+ Môi trường nào không truyền được âm? Vì sao?
-> Môi trường chân không không truyền được âm. Vì môi trường chân không có hạt dao động, nên âm không thể truyền được trong môi trường này.
2. Bài tập.
Bài 1: Điền từ thích hợp vào chỗ trống?
	1. Môi trường chân không là môi trường mà trong đó  không khí nữa?
	2. Âm thanh truyền tốt trong các môi trường theo thứ tự . Như sau: chất khí, chất lỏng, chất rắn?
	3. Âm truyền đi có mang theo năng lượng, chính vì vậy mà âm được hấp thụ dần. ở các vị trí càng  nguồn âm, thì âm nghe càng. Và từ từ 	
Trả lời: 	
-> Không có.
-> Tăng dần
-> Xa; nhỏ; tắt dần.
Bài 2: Vận tốc của viên đạn súng trường là 900m/s. Nếu ở ngoài mặt trận, các chiến sĩ thấy tiếng đạn nổ thì đã “an toàn” chưa? 
Trả lời:
Vận tốc viên đạn là 900m/s, vận tốc âm thanh trong không khí là 340m/s. Như vây viên đạn đã bay trước âm thanh. Do đó, nếu ngoài mặt trận, ta nghe thấy tiếng đạn nổ thì đạn đã “bay qua” ta rồi! Tức là ta đã “an toàn”
Bài 3: Tại sao một máy bay chiến đấu phản lực bay ngang qua bầu trời, ta nghe thấy tiếng rít? 
Trả lời:
Máy bay chiến đấu phản lực chuyển động với vận tốc lớn hơn vận tốc âm thanh trong không khí (vượt tường âm thanh), khi bay nó làm không khí dao động với tần số lớn ( âm cao), tạo ra tiếng rít
3. Dặn dò.
+ Hoàn thành nốt các bài tập còn lại, chưa làm xong ở lớp.
+ Xem trước bài – Phản xạ âm - Tiếng vang.
Ngày soạn: 14/12/2014
Ngày giảng: 17/12/2014
TIẾT 14
PHẢN XẠ ÂM - TIẾNG VANG 
I. MỤC TIÊU. 
- Hiểu rõ khi nào có âm phản xạ, có tiếng vang, hiểu sâu sắc tính chất phản xạ và hấp thụ âm của các vật? Có biện pháp chống tiếng ồn?
- Khắc sâu thêm kiến thức về phản xạ âm - Tiếng vang trong thực tế.
II. CHUẨN BỊ. 
1. Giáo viên.
Hệ thống bài tập, câu hỏi liên quan tới phản xạ âm - Tiếng vang.
2. Học sinh.
III. NỘI DUNG.
1. Lý thuyết.
+ Khi nào có sự phản xạ âm?
-> Khi trên đường truyền âm gặp mặt chắn bị dội lại gọi là âm phản xạ.
+ Khi nào có tiếng vang?
-> Âm phản xạ nghe được cách âm trực tiếp ít nhất 1/15 giây gọi là tiếng vang.
	+ Những vật như thế nào thì phản xạ âm tốt, kém, hấp thụ âm tốt, kém?
-> - Những vật cứng, có bề mặt nhẵn thì phản xạ âm tốt, hấp thụ âm kém.
 - Những vật mềm, xốp, có bề mặt gồ ghề thì phản xạ âm kém, hấp thụ âm tốt.
2. Bài tập.
Bài 1: 
Tại sao khi nói chuyện với nhau ở gần mặt ao, hồ, tiếng nói nghe rất rõ?
Trả lời: Mặt nước cũng là vật phản xạ âm tốt. Chính vì thế khi ta nói chyện ở gần mặt ao hồ, âm phản xạ kết hợp với âm nghe trực tiếp làm độ to của âm được tăng lên, nên nghe rất rõ.
Bài 2: 
Tại sao ở độ cao 3000m so với mặt đất không thể nghe được một âm nào phát ra từ dưới mặt đất?
Trả lời: 
Ở độ cao 3000m, không khí bắt đầu bị loãng, âm bị phản xạ và quay trở về mặt đất.
Bài 3: 
	Em hãy tính khoảng cách ngắn nhất từ em đến bức tường để khi nói thì thu được tiếng vang? 
Trả lời:
Gọi l là khoảng cách từ người đến bức tường. Âm đi từ ta đến bức tường rồi lại phản xạ về ta, tức là âm đã đi được quãng đường là 2l. Thời gian giữa âm nghe trực tiếp và âm nghe phản xạ để có tiếng vang là . Ta có 2.l = 340 . 
= 11,3 (m). Vậy muốn có tiếng vang, ta phải đứng cách tường 11,3m.
3. Dặn dò.
+ Hoàn thành nốt các bài tập còn lại, chưa làm xong ở lớp.
+ Về nhà ôn tập lại toàn bộ kiến thức từ đầu học kì để chuẩn bị cho bài kiểm tra học kì.
Ngày soạn: 21/12/2014
Ngày giảng: 24/12/2014
TIẾT 15
 KIỂM TRA HỌC KÌ I - TỰ CHỌN LÝ 7
( Năm học 2014-2015)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Tạo chu trình kín trong quá trình dạy - học, giúp HS thấy được những lỗ hổng tri thừc của mình để cải tiến phương pháp học tập; đồng thời giúp GV hiểu được những thiếu sót của mình trong quá trình giảng dạy để kịp thời đổi mới phương pháp dạy học, tổ chức các hoạt động trên lớp phù hợp với học sinh, giúp học sinh lĩnh hội kiến thức tốt nhất.
2. Kĩ năng
Rèn luyện tư duy và tính cẩn thận.
3. Thái độ
Nghiêm túc trong làm bài kiểm tra.
CHUẨN BỊ
- Hệ thống bài tập, câu hỏi liên quan tới âm học.
 III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.
1. Đề kiểm tra (Đề tự luận)
Câu 1: (3 điểm)
a, Thế nào là nguồn sáng? Lấy 2 ví dụ minh họa?
b, Thế nào là vật sáng? Lấy 2 ví dụ minh họa?
c, Phát biểu nội dung định luật truyền thẳng của ánh sáng? 
Câu 2: (2 điểm)
Phát biểu nội dung định luật phản xạ ánh sáng? 
Câu 3: (2 điểm)
a, Thế nào là nguồn âm? Lấy ví dụ? 
b, Các nguồn âm có chung đặc điểm gì?
Câu 4: (3 điểm)
a, Âm truyền được trong những môi trường nào? 
b, So sánh vận tốc truyền âm trong không khí, nước và nhôm?
2. Hướng dẫn chấm.
Câu
ý
Hướng dẫn chấm
Điểm
Câu 1
(3đ)
a
b
c
- Nguồn sáng là vật tự nó phát ra ánh sáng. Ví dụ: ánh sáng mặt trời, ngọn nến đang cháy  ( Học sinh lấy ví dụ khác đúng vẫn đạt điểm tối đa)
- Vật sáng gồm nguồn sáng và những vật hắt lại ánh sáng chiếu vào nó. Ví dụ: Dây tóc bóng đèn, mảnh giấy trắng ( Học sinh lấy ví dụ khác đúng vẫn đạt điểm tối đa)
- Định luật truyền thẳng của ánh sáng: Trong môi trường trong suốt và đồng tính ánh sáng truyền đi theo đường thẳng.
1đ
 1đ
1đ
Câu 2
(2đ)
a
b
Định luật phản xạ ánh sáng: 
- Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến của gương ở điểm tới.
- Góc phản xạ bằng góc tới
1đ
1đ
Câu 3
(2đ)
a
b
- Vật phát ra âm gọi là nguồn âm 
 Ví dụ: Tiếng gà gáy, tiếng xe chạy..... ( Học sinh lấy ví dụ khác đúng vẫn đạt điểm tối đa)
- Các vật phát ra âm đều dao động
0,5đ
0,5đ
1đ
Câu 4
(3đ)
a
b
- Chất rắn, lỏng, khí là những môi trường có thể truyền được âm
- Vật tốc truyền âm trong nhôm lớn hơn trong nước, vận tốc truyền âm trong nước lớn hơn trong không khí.
1đ
2đ
Ngày soạn: 04/01/2015
Ngày giảng: 07/01/2015
Chủ đề 3: ĐIỆN HỌC
TIẾT 16
SỰ NHIỄM ĐIỆN DO CỌ XÁT.
I. MỤC TIÊU. 
Giải thích được một số hiện tượng nhiễm điện do cọ xát trong thực tế (chỉ ra vật nào cọ xát với nhau và biểu hiện của sự nhiễm điện).
Khắc sâu thêm kiến thức của bài sự nhiễm điện do cọ xát.
II. CHUẨN BỊ. 
1. Giáo viên.
	Hệ thống bài tập, câu hỏi liên quan tới sự nhiễm điện do cọ xát.
2. Học sinh.
III. NỘI DUNG.
1. Lý thuyết.
+ Nêu những khả năng của vật khi nó bị nhiễm điện.
 -> Những vật sau khi được cọ xát nó có khả năng hút các vật khác được gọi là vật nhiễm điện hay vật mang điện tích.
+ Vật nhiễm còn gọi là gì?
-> Vật nhiễm điện có khả năng hút được các vật khác hoặc phóng điện qua vật khác. 
+ Cho HS nhắc lại: Chiếc lược nhựa sau khi cọ xát vào mảnh vải khô, thanh thuỷ tinh sau khi cọ xát vào mảnh lụa, mảnh nilon, mảnh phim sau khi được cọ xát vào len, có khả năng gì? 
-> Hút các vật khác
 + 2 vật sau khi cọ xát vào nhau rồi tách chúng ra, có hiện tượng gì xảy ra? 
-> Có nhiều chớp sáng li ti và tiếng nổ lép bép.
2. Bài tập.
Bài 1: 
Trong các phân xưởng dệt, người ta thường treo những tấm kim loại đã nhiễm điện ở trên cao. Làm như vậy có tác dụng gì? Hãy giải thích.
Trả lời:
- Vì các vật bị nhiễm điện có khả năng hút bụi bông trong không khi.
- Nhờ đó sức khoẻ con người sẽ được đảm bảo hơn. Sản phẩm sẽ tốt hơn, đẹp hơn.
Bài 2: Bài 17.4 
Vào những ngày thời tiết khô ráo, nhất là những ngày hanh khô, khi cởi áo ngoài bằng len, dạ hay sợi tổng hợp, ta thường nghe thấy những tiếng lách tách nhỏ. Nếu khi đó trong buồng tối ta còn thấy các chớp sáng li ti. Hãy giải thích.
Trả lời:
- Vì áo cọ xát với cơ thể, với áo khác nên bị nhiễm điện mạnh. Khi tách chúng ra, chúng gây ra chúng gây ra hiện tượng phóng điện bằng các tia chớp nhỏ, sáng.
- các chia chớp mang nhiệt rất lớn, lầm cho không khí bị dãn nở đột ngột, gây ra những tiếng nổ lách tách
Bài 3: vì sao các ngày trời nóng, hanh khô, người ta khuyên ta không nên lau màn hình vi tính, ti vi mà chỉ nên dùng chổi lông quét nhẹ mà thôi. Hãy giải thích
Trả lời:
- Vì trong khăn có các sợi bông, vải nên khi cọ xát nhiều lần vào màn hình vi tính, ti vi thì chúng bị nhiễm điện, màn hình ti vi, vi tính sẽ hút các sợi đó, làm ta lau không sạch được.
- Nếu ta lau nhẹ bằng chổi lông thì sự nhiễm điện giảm, hạn chế được bụi bám thêm trong quá trình lau, ta lau nhanh sách hơn.
3. Dặn dò.
+ Hoàn thành nốt các bài tập còn lại, chưa làm xong ở lớp.
+ Xem trước bài – Hai loại điện tích.
Ngày soạn: 11/01/2015
Ngày giảng: 14/01/2015
TIẾT 17
HAI LOẠI ĐIỆN TÍCH.
I. MỤC TIÊU. 
- Giải thích được một số hiện tượng liên quan tới bài hai loại điện tích.
- Khắc sâu thêm kiến thức của hai loại điện tích.
II. CHUẨN BỊ. 
1. Giáo viên.
2. Học sinh.
III. NỘI DUNG.
1. Lý thuyết.
+ Nêu kết luận bài hai loại điện tích.
-> Có hai loại điện tích là điện tích âm và điện tích dương.
+ Quy ước về hai loại điện tích.
-> Gọi điện tích của thanh thuỷ tinh cọ xát vào lụa là điện tích dương (+); điện tích của thanh nhựa sẫm màu cọ xát vào vải khô là điện tích âm (-).
+ Sơ lược về cấu tạo nguyên tử
-> Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện dương và các electrôn mang điện âm chuyển động quanh hạt nhân.
2. Bài tập.
Bài 1: 
Trong hiện tượng nhiễm điện do cọ xát, khi hai vật cọ xát với nhau, có thể nào chỉ có một vật bị nhiễm điện còn vật kia vẫn trung hoà điện không? Tại sao
Trả lời:
Không thể xảy ra như vật được.
Vì khi cọ xát thì các electrôn chuyển động qua nhau nên các vật tham gia đều có sự mất cân đối điện tích ban đầu, tức là bị nhiễm điện.
Bài 2: Một quả cầu nhiễm điện dương chạm vào quả cầu chưa mang điện, electroon dịch chuyển như thế nào?. Sau khi tách chúng ra, các quả cầu sẽ nhiễm điện ra sao?
Trả lời:
- Electroon sẽ dịch chuyển từ quả cầu chưa nhiễm điện sang quả cầu nhiễm điện dương.
- cả hai quả cầu đều nhiễm điện dương.
Bài 3: Hai quả cầu nhiễm điện trái dấu, được treo bằng sợi dây tơ.
a) Ban đầu hai quả cầu bị lệch về phía nhau, rồi chạm nhau. Hãy giải thích.
b) sau đó chúng lại lệch về phía ngược lại. Hãy giải thích.
Trả lời:
- vì hai quả cầu mang điện trái dấu nên chúng hút nhau. 
- sau khi chạm nhau, chúng nhiễm điện cùng loại nên đẩy nhau về hai phía ngược nhau.
3. Dặn dò.
+ Học thuộc phàn ghi nhớ.
+ Hoàn thành những câu trả lời chưa hoàn thiện.
+ Học kỹ và làm bài tập thêm. 
+ Xem trước bài - Dòng điện - Nguồn điện.
Ngày soạn: 18/01/2015
Ngày giảng: 21/01/2015
TIẾT 18
DÒNG ĐIỆN - NGUỒN ĐIỆN.
I. MỤC TIÊU. 
- Giải thích được một số hiện tượng liên quan tới bài dòng điện, nguồn điện.
- Khắc sâu thêm kiến thức của dòng điện, nguồn điện.
II. CHUẨN BỊ. 
1. Giáo viên.
Hệ thống các bài tập có liên quan tới chủ đề.
2. Học sinh.
III. NỘI DUNG.
1. Lý thuyết.
+ Dòng điện là gì? Nguồn điện có cấu tạo như thế nào?
-> Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng; Mỗi nguồn điện đều có 2 cực, một cực gọi là cực dương, cực còn lại gọi là cực âm của nguồn.
+ Mắc mạch điện vào nguồn điện như thế nào?
->Mắc cực dương của vật dẫn với cực dương của nguồn điện cực; âm của vật dẫn với cực âm của nguồn điện.
2. Bài tập.
Bài 1: 
Thiết lập một mạch điện trong đó có 1 quạt máy, 1 nguồn điện, và 1 khoá K. Quạt sẽ hoạt động ra sao nếu đóng và mở khoá K?
Trả lời:
+ Khi khoá K mở, quạt không quay và không có dòng điện chạy qua quạt.
 quạt
	K	
+ Khi khoá K đóng, quạt quay và có dòng điện chạy qua quạt.
Bài 2: Dòng chuyển dời có hướng của các iôn dương có phải là dòng điện không? Tại sao? 
Trả lời:
Các iôn dương là các hạt mang điện tích dương – nó cũng là điện tích: vì vậy sự chuyển động có hướng của nó cũng tạo ra dòng điện.
Bài 3: Cho mạch điện:
 + -
 K
Tại sao đèn không cháy sáng?
Nếu đóng khoá K, mà đèn vẫn chưa hoạt động. Lý giải tại sao? 
Trả lời:
Đèn không cháy sáng là khoá K chưa đóng, không có dòng điện chạy qua đèn.
Nếu đóng khoá K rồi mà đèn vẫn chưa chịu hoạt động, ta phải kiểm tra lại các điều kiện sau:
Dây điện có bị đứt chỗ nào không?
Bóng đèn có còn tốt không?
Kiểm tra điểm tiếp xúc giữa đèn và dây.
3. Dặn dò.
+ Học thuộc phần ghi nhớ.
+ Hoàn thành những câu trả lời chưa hoàn thiện.
+ Học kỹ và làm bài tập thêm. 
+ Xem trước bài – Chất dẫn điện, chất chất cách điện. Dòng điện trong kim loại.
Ngày soạn: 25/01/2015
Ngày giảng: 28/01/2015
TIẾT 19
CHẤT DẪN ĐIỆN - CHẤT CÁCH ĐIỆN. 
DÒNG ĐIỆN TRONG KIM LOẠI
I. MỤC TIÊU. 
- Giải thích đư

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao_an_phu_dao_vat_ly_7.doc