Giáo án Tin học 12 - Cấu trúc rẽ nhánh

I/ Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

 - Hiểu nhu cầu của cấu trúc rẽ nhánh trong biểu diễn thuật toán

 - Hiểu câu lệnh rẽ nhánh dạng thiếu và dạng đủ

2. Kỹ năng

-Sử dụng câu lệnh rẽ nhánh trong mô tả thuật toán của một số bài toán đơn giản.

- Viết được các lệnh rẽ nhánh dạng thiếu, rẽ nhánh dạng đủ và áp dụng để thể hiện được thuật toán của một số bài toán đơn giản

3. Tư tưởng, tình cảm

- Tiếp tục khơi gợi lòng ham thích giải toán bằng lập trình trên máy tính.

- Tuân thủ chặt chẽ các quy tắc lập trình

- Rèn luyện phẩm chất của người lập trình như xem xét giải quyết vấn đề một cách cẩn thận chính xác, khoa học và sáng tạo

II. Phương pháp dạy học, phương tiện dạy học chủ yếu

1. Phương pháp dạy học

Truyết trình vấn đáp, nêu vấn đề trực quan

2. Phương tiện dạy học

 Giáo án, bảng phụ, máy tính, máy chiếu, SGK,.

 

doc 6 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 1155Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học 12 - Cấu trúc rẽ nhánh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 21/10/2017
Ngày dạy: / /2017 
Tiết 12,13
CHƯƠNG III CẤU TRÚC RẼ NHÁNH VÀ LẶP
§9: CẤU TRÚC RẼ NHÁNH
I/ Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
	- Hiểu nhu cầu của cấu trúc rẽ nhánh trong biểu diễn thuật toán
	- Hiểu câu lệnh rẽ nhánh dạng thiếu và dạng đủ
2. Kỹ năng 
-Sử dụng câu lệnh rẽ nhánh trong mô tả thuật toán của một số bài toán đơn giản.
- Viết được các lệnh rẽ nhánh dạng thiếu, rẽ nhánh dạng đủ và áp dụng để thể hiện được thuật toán của một số bài toán đơn giản
3. Tư tưởng, tình cảm	
- Tiếp tục khơi gợi lòng ham thích giải toán bằng lập trình trên máy tính.
- Tuân thủ chặt chẽ các quy tắc lập trình
- Rèn luyện phẩm chất của người lập trình như xem xét giải quyết vấn đề một cách cẩn thận chính xác, khoa học và sáng tạo
II. Phương pháp dạy học, phương tiện dạy học chủ yếu
Phương pháp dạy học 
Truyết trình vấn đáp, nêu vấn đề trực quan
Phương tiện dạy học
 Giáo án, bảng phụ, máy tính, máy chiếu, SGK,..
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
1. Mục tiêu: 
- Nhớ lại cấu trúc chương trình, kiểu dữ liệu, phép toán, câu lệnh gán, các tổ chức vào/ra chương trình và cách thực hiện chương trình trong ngôn ngữ lập trình Pascal.
- Nhu cầu của cấu trúc điều khiển trong lập trình
- Lựa chọn công việc phù hợp với điều kiện tương ứng
2. Phương pháp/kĩ thuật:
Vấn đáp, thuyết trình, hoạt động nhóm
3. Hình thức tổ chức các hoạt động: 
- Chuyển giao nhiệm vụ
 GV giao nhiệm vụ cho HS: Hãy quan sát chương trình giải phương trình bậc hai và thảo luận để trả lời câu hỏi
Program 	Ptb2;
Uses	crt;
Var	a,b,c, D: real;
	x1,x2: real;
Begin	clrscr;
	Write(‘a,b,c=’);
	Readln(a,b,c);
D:= b*b-4*a*c;
x1:=(-b+sqrt(D))/(2*a);
x2:=-b/a-x1;
Write(‘x1=’,x1:4:1, ‘x2=’, x2:4:1);
Câu hỏi 1: Xác định output với input 1 -5 3?
Câu hỏi 2: Xác định output với input 1 5 3?
- Tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát ghi nhớ, thảo luận nhómvà trả lời câu hỏi.
- Báo cáo kết quả: Các nhóm cử đại diện báo cáo kết quả của nhóm bằng cách chạy chương trình trên máy tính.
- Đánh giá, nhận xét: GV quan sát, cho các nhóm nhận xét, bổ sung, sửa đổi nếu có và kết luận hoạt động.
4. Phương tiện dạy học
Máy tính có pascal, máy chiếu
5. Sản phẩm: Mỗi nhóm có thể trình bày sản phẩm với các kết quả khác nhau, GV lựa chọn 01 sản phẩm nào đó của nhóm để làm tình huống kết nối vào bài mới.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm rẽ nhánh
(1) Mục tiêu: 
- Hiểu cấu trúc rẽ nhánh là thể hiện sự lựa chọn công việc phù hợp với điều kiện
- Phân biệt được 2 cấu trúc rẽ nhánh
(2) Phương pháp/Kĩ thuật
Vấn đáp, thuyết trình, hoạt động nhóm
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: 
- Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh:
Câu 1: Cấu trúc rẽ nhánh là gì?
Câu 2: Phân biệt cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu và cấu trúc rẽ nhánh dạng đủ?
Câu 3: Lấy ví dụ về cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu và dạng đủ trong các hoạt động thường ngày?
Câu 4: Lấy ví dụ về cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu và dạng đủ trong toán học?
- Tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: Nghiên cứu SGK, thảo luận nhóm, ghi ra bảng phụ hoạt động của nhóm
- Báo cáo kết quả: Các nhóm cử đại diện báo cáo kết quả của nhóm.
- Đánh giá, nhận xét
+ Các nhóm quan sát nhận xét đặt câu hỏi cho kết quả vừa báo cáo của các nhóm khác 
+ Giáo viên đánh giá nhận xét:
(4) Phương tiện dạy học
	SGK, bảng biểu. 
(5)Sản phẩm: 
	+ Học sinh: Phiếu học tập của các nhóm
	+ Giáo viên: 
Cấu trúc rẽ nhánh là một điều khiển chọn thực hiện hay không thực hiện công việc phù hợp một điều kiện đang xảy ra
Cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu: Nếu....thì....
- Cấu trúc rẽ nhánh dạng đủ: Nếu....thì....Nếu không thì(ngược lại thì)....
Trong pascal câu lệnh để mô tả các cấu trúc trên được gọi là câu lệnh If-Then
2. Hoạt động 2: Tìm hiểu câu lệnh if-then
 (1) Mục tiêu: 
- Hiểu được cú pháp và hoạt động của câu lệnh if-then dạng thiếu và dạng đủ
- So sánh hoạt động của câu lệnh if-then dạng thiếu và dạng đủ
(2) Phương pháp/Kĩ thuật
Vấn đáp, thuyết trình, hoạt động nhóm
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: 
- Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh:
Câu 1: Nêu cú phápvà hoạt động của câu lệnh if-then dạng thiếu ?cho ví dụ?
Câu 2: Nêu cú pháp và hoạt động của câu lệnh if-then dạng đủ?cho ví dụ?
Câu 3: So sánh hoạt động của câu lệnh if-then dạng thiếu và dạng đủ
- Tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: Nghiên cứu SGK, thảo luận nhóm, ghi ra bảng phụ hoạt động của nhóm
- Báo cáo kết quả: Các nhóm cử đại diện báo cáo kết quả của nhóm.
- Đánh giá, nhận xét
+ Các nhóm quan sát nhận xét đặt câu hỏi cho kết quả vừa báo cáo của các nhóm khác 
+ Giáo viên đánh giá nhận xét:
 (4) Phương tiện dạy học
	SGK, bảng biểu. 
(5)Sản phẩm: 
	+ Học sinh: Phiếu học tập của các nhóm
	+ Giáo viên: (phần ghi bảng)
	àCâu lệnh if-then dạng thiếu
If then;
Hoạt động: điều kiện sẽ được tính và kiểm tra nếu điều kiện đúng câu lệnh được thực hiện ngược lại thì câu lệnh sẽ bị bỏ qua
	àCâu lệnh if-then dạng đủ
If thenelse ;
Hoạt động: điều kiện sẽ được tính và kiểm tra nếu điều kiện đúng câu lệnh 1được thực hiện ngược lại thì câu lệnh 2 sẽ được thực hiện
3. Hoạt động 3: Câu lệnh ghép
 (1) Mục tiêu: 
- Hiểu được cú pháp và ý nghĩa của câu lệnh ghép
- Biết cách sử dụng câu lệnh ghép để giải quyết một số bài toán đơn giản.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật
Vấn đáp, thuyết trình, hoạt động nhóm
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: 
- Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh:
Câu 1: Sau THEN và ELSE các em thấy chỉ được phép đặt mấy lệnh?
Câu 2: Cho chương trình sau:
Program chuongtrinh;
Var a,b,c: Integer;
 D,x1,x2:Real;
Begin
Writeln(‘Nhap a,b,c’);	Readln(a,b,c);
D:=b*b-4*a*c;
If D<0 then writeln(‘pt vo nghiem’);
Else writeln(‘pt co nghiem’);
X1:=(-b-sqrt(D))/(2*a);
X1:=(-b-sqrt(D))/(2*a);
Write(‘Hai nghiem cua phuong trinh la’,x1:6:2,x2:6:2);
Readln;
End.
Chạy chương trình với giá trị a,b,c lần lượt là (1,2,3)? Em có nhận xét gì về kết quả của chương trình trên?
Câu 3: Nêu khái niệm câu lệnh ghép?
Câu 4: Nêu cú pháp và ý nghĩa của câu lệnh ghép?
Câu 5: Lấy một số ví dụ về câu lệnh ghép?
- Tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: Nghiên cứu SGK, thảo luận nhóm, ghi ra bảng phụ hoạt động của nhóm
- Báo cáo kết quả: Các nhóm cử đại diện báo cáo kết quả của nhóm.
- Đánh giá, nhận xét
+ Các nhóm quan sát nhận xét đặt câu hỏi cho kết quả vừa báo cáo của các nhóm khác 
+ Giáo viên đánh giá nhận xét:
 (4) Phương tiện dạy học: SGK, bảng biểu. 
(5)Sản phẩm: 
	- Sau THEN và ELSE chỉ đặt duy nhất một câu lệnh;
- Với bộ số (1,2,3) thì phương trình vô nghiệm nhưng chương trình trong Pascal vẫn đưa ra phương trình vô nghiệm và in ra hai nghiệm.
- Trong Tubor Pascal cho phép gộp nhiều câu lệnh thành một câu lệnh gọi là câu lệnh ghép.
- Cấu trúc câu lệnh ghép
	Begin
	End;
Câu lệnh ghép được dùng trong trường hợp muốn ghép nhiều câu lệnh thành một câu lệnh.
VD1:
Begin
D:=d+1;
N:=n-1;
End;
VD2:
IF d>0 then
Begin
X1:=(-b+sqrt(d))/(2*a);
X2:=(-b+sqrt(d))/(2*a);
End;
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
(1) Mục tiêu:
	+ Sử dụng câu lệnh rẽ nhánh để mô tả các cấu trúc rẽ nhánh (cả 2 dạng)
(2) Phương pháp/Kĩ thuật:
	Gợi mở vấn đáp
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: 
- Chuyển giao nhiệm vụ:
Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh:
Câu hỏi : Sử dụng câu lệnh rẽ nhánh để mô tả các cấu trúc rẽ nhánh sau
Nếu a>0 thì thông báo ra màn hình ‘a là số dương’
Nếu a<0 thì thông báo ra màn hình ‘a không là số dương’
Nếu a>0 thì thông báo ra màn hình ‘a là số dương’ ngược lại thì thông báo ra màn hình ‘a không là số dương’
Nếu delta<0 thì thông báo ra màn hình ‘phương trình vô nghiệm’
Nếu delta>=0 thì thông báo ra màn hình ‘phương trình có nghiệm’
Nếu delta<0 thì thông báo ra màn hình ‘phương trình vô nghiệm’ ngược lại thì thông báo ra màn hình ‘phương trình vô nghiệm’
- Tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: Suy nghĩ trả lời
- Báo cáo kết quả: học sinh lên bảng trả lời 
- Đánh giá, nhận xét
	+ Học sinh: các bạn tự nhận xét đánh giá bài làm của bạn mình
	+ Giáo viên: Nhận xét đánh giá và bổ sung nếu có
(4) Phương tiện dạy học: Gợi mở vấn đáp
(5)Sản phẩm: Là các đáp án trả lời các câu hỏi nêu trên
D. VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG
(1) Mục tiêu:
Sử dụng câu lệnh rẽ nhánh dạng thiếu và dạng đủ để lập trình giải các bài toán trên máy tính
(2) Phương pháp/Kĩ thuật: Gợi mở
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: 
- Chuyển giao nhiệm vụ:
Câu hỏi 1: Khi nào ta có thể chuyển 2 câu lệnh rẽ nhánh dạng thiếu thành 1 câu lệnh rẽ nhánh dạng đủ
Câu hỏi 2: Sử dụng câu lệnh rẽ nhánh để hoàn thiện chương trình giải phương trình bậc (có output với mọi bộ input)
(4) Phương tiện dạy học: Máy tính minh họa
(5)Sản phẩm: Chương trình giải phương trình bậc 2 hoàn chỉnh
Ninh Bình, ngày.tháng.năm 2017
Kí duyệt
Dạng thiếu
Dạng đủ
Cú pháp
If then;
If thenelse ;
Ý nghĩa tham số
-Điều kiện là biểu thức lôgic
-Câu lệnh, câu lệnh 1, câu lệnh 2 là một câu lệnh của Pascal
-If, then, else là các từ khóa
Hoạt động
Trước tiên điều kiện sẽ được tính và kiểm tra nếu điều kiện đúng câu lệnh được thực hiện ngược lại thì câu lệnh sẽ bị bỏ qua
Trước tiên điều kiện sẽ được tính và kiểm tra nếu điều kiện đúng câu lệnh 1được thực hiện ngược lại thì câu lệnh 2 sẽ được thực hiện

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an hoc ki 1_12237939.doc