I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Biết ngôn ngữ lập trình gồm các thành phần cơ bản là bảng chữ cái và các quy tắc để viết chương trình, câu lệnh.
- Biết ngôn ngữ lập trình có tập hợp các từ khóa dành riêng cho mục đích sử dụng nhất định.
- Biết tên trong ngôn ngữ lập trình là do người lập trình đặt ra, khi đặt tên phải tuân thủ các quy tắc của ngôn ngữ lập trình. Tên không được trùng với các từ khoá.
2. Kỹ năng
- Nắm được cấu trúc của chương trình.
- Mô tả được thuật toán đơn giản bằng liệt kê các bước.
3. Thái độ
- Nghiêm túc trong học tập.
- Ham thích ngôn ngữ ngữ lập trìnhtrên máy để giải các bài tập.
Tiết: 3 Ngày dạy: 28/08/2009 BÀI 2: LÀM QUEN VỚI CHƯƠNG TRÌNH VÀ NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH I. Mục tiêu 1. Kiến thức Biết ngôn ngữ lập trình gồm các thành phần cơ bản là bảng chữ cái và các quy tắc để viết chương trình, câu lệnh. Biết ngôn ngữ lập trình có tập hợp các từ khóa dành riêng cho mục đích sử dụng nhất định. Biết tên trong ngôn ngữ lập trình là do người lập trình đặt ra, khi đặt tên phải tuân thủ các quy tắc của ngôn ngữ lập trình. Tên không được trùng với các từ khoá. 2. Kỹ năng Nắm được cấu trúc của chương trình. Mô tả được thuật toán đơn giản bằng liệt kê các bước. 3. Thái độ Nghiêm túc trong học tập. Ham thích ngôn ngữ ngữ lập trìnhtrên máy để giải các bài tập. II. Chuẩn bị Thầy giáo Phòng máy tính có cài đặt Pascal. Máy chiếu Học sinh Xem trước bài học ở nhà III. Phương pháp dạy học Thuyết trình, nêu vấn đề. Thực hành IV. Tiến trình dạy học Ổn định Kiểm diện học sinh Kiểm tra bài cũ Hãy cho biết lý do cần phải viết chương trình để điều khiển máy tính. Tại sao người ta phải tạo ra các ngôn ngữ lập trình trong khi có thể điều khiển máy tính bằng ngôn ngữ máy? Chương trình dịch làm gì? Trả lời: Lý do: điều khiển máy tính thực hiện các công việc các công việc đa dạng và phức tạp mà một lệnh đơn giản không đủ để chỉ dẫn. Tại vì ngôn ngữ máy khó đọc và khó sử dụng. Các ngôn ngữ lập trình được phát triển nhằm khắc phục các nhược điểm của ngôn ngữ máy. Ngôn ngữ lập trình sử dung các từ, cụm từ tự nhiên nên dễ nhớ, dễ sử dụng. Chương trình dịch giúp chuyển đổi chương trình được viết bằng ngôn ngữ lập trình thành chương trình bằng ngôn ngữ máy thực hiện được trên máy tính. Như vậy, chương trình dịch chuyển đổi tệp gồm các dòng lệnh được soạn thảo thành lệnh có thể chạy trên máy tính. Bài mới Hoạt động của thầy & trò Nội dung ghi của trò * Nội dung 1: Giới thiệu bài mới Ở những bài học trước các em đẽ tìm hiểu về ngôn ngữ lập trình cũng như nắm được các bước lập trình để có thể soạn thảo một chương trình đơn giản. Hôm nay các em sẽ được biết cụ thể hơn về các từ, thuật ngữ cơ bản để giúp cho việc viết ngôn ngữ lập trình và tự mình kiểm tra xem chương trình có thực hiện được hay không? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài học tiếp theo. * Nội dung 2: Học sinh hiểu thế nào là ngôn ngữ lập trình Đưa ra ví dụ về một chương trình đơn giản viết trong môi trường Pascal. Quan sát cấu trúc và giao diện của chương trình Pascal. Theo em khi chương trình được dịch sang mã máy thì máy tính sẽ đưa ra kết quả gì? Trả lời theo ý hiểu. Giáo viên chốt lại ý kiến đúng. * Nội dung 3: Học sinh hiểu ngôn ngữ lập trình gồm những gì? Khi nói và viết ngoại ngữ để người khác hiểu đúng các em có cần phải dùng các chữ cái, những từ cho phép và phải được ghép theo đúng quy tắc ngữ pháp hay không? Đọc câu hỏi suy nghĩ và trả lời. Ngôn ngữ lập trình gồm những gì? Nghiên cứu SGK trả lời. Chốt khái niệm trên màn hình. * Nội dung 4: HS tìm hiểu thế nào là từ khoá và tên trong chương trình. Đưa ra ví dụ về chương trình như phần trước. Nghiên cứu Theo em những từ nào trong chương trình là những từ khoá. Trả lời theo ý hiểu. Chỉ ra các từ khoá trong chương trình. Trong chương trình đại lượng nào gọi là tên. Trả lời theo ý hiểu. Tên là gì ? Chốt khái niệm tên và giải thích thêm về quy tắc đặt tên trong chương trình. Nghe và ghi bài. LÀM QUEN VỚI CHƯƠNG TRÌNH VÀ NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH 1. Ví dụ về chương trình * Ví dụ về một chương trình đơn giản viết bằng Pascal. Kết quả khi thực hiện chạy chương trình 2. Học sinh hiểu ngôn ngữ lập trình gồm những gì Ngôn ngữ lập trình gồm: Bảng chữ cỏi: thường gồm các chữ cái tiếng Anh và một số kí hiệu khác như dấu phép toán (+, -, *, /,...), dấu đóng mở ngoặc, dấu nháy,... Nói chung, các kí tự có mặt trên bàn phím máy tính đều có mặt trong bảng chữ cái của mọi ngôn ngữ lập trình. Các quy tắc: cách viết (cú pháp) và ý nghĩa của chúng; cách bố trí các câu lệnh thành chương trình,... 3. Từ khoá và tên Từ khoá của một ngôn ngữ lập trình là những từ dành riêng, không được dùng các từ khoá này cho bất kì mục đích nào khác ngoài mục đích sử dụng do ngôn ngữ lập trình quy định. Tên được dùng để phân biệt các đại lượng trong chương trình và do người lập trình đặt theo quy tắc : + Hai đại lượng khác nhau trong một chương trình phải có tên khác nhau. + Tên không được trùng với các từ khoá. Củng cố và luyện tập Qua tiết học em đã hiểu được những điều gì. Hãy đặt hai tên hợp lệ và hai tên không hợp lệ Tên hợp lệ trong ngôn ngữ lập trình Pascal không được bắt đầu bằng chữ số và không được chứa dấu cách (kí tự trống). Do vậy chúng ta có thể đặt tên STamgiac để chỉ diện tích hình tam giác, hoặc đặt tên ban_kinh cho bán kính của hình tròn,.... Các tên đó là những tên hợp lệ, còn các tên Lop em, 10A,... là những tên không hợp lệ. Hướng dẫn học ở nhà Học thuộc khái niệm ngôn ngữ lập trình và hiểu về môi trường lập trình là gì. Hiểu, phân biệt được từ khoá và tên trong chương trình. Chuẩn bị bài mới V. Rút kinh nghiệm
Tài liệu đính kèm: