Giáo án Tin học 8 - Bài 3: Chương trình máy tính và dữ liệu - Đặng Nữ Yến Nhi

1. MỤC TIÊU

1.1 Kiến thức:

- HS biết được khái niệm dữ liệu và kiểu dữ liệu.

- HS hiểu được một số dữ liệu và kiểu dữ liệu thường gặp trong Turbo Pascal. Kiểu số nguyên, số thực, xâu kí tự,

1.2 Kỹ năng

- Nắm chắc dữ liệu và kiểu dữ liệu, nắm các phép toán với dữ liệu kiểu số.

1.3 Thái độ

HS có thái độ học tập nghiêm túc, say mê trong học tập.

2. PHƯƠNG PHÁP: Thuyết trình trên máy.

3. CHUẨN BỊ

3.1 Giáo viên: Máy tính, máy chiếu, SGK, sách giáo viên,

3.2 Học sinh: Đọc trước bài trong SGK.

4. TIẾN TRÌNH

4.1 Ổn định lớp

4.2 Kiểm tra bài cũ

 

doc 4 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 1532Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học 8 - Bài 3: Chương trình máy tính và dữ liệu - Đặng Nữ Yến Nhi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 15/10/2012
Tiết 7 – Bài 3:
CHƯƠNG TRÌNH MÁY TÍNH VÀ DỮ LIỆU
MỤC TIÊU
Kiến thức:
HS biết được khái niệm dữ liệu và kiểu dữ liệu.
HS hiểu được một số dữ liệu và kiểu dữ liệu thường gặp trong Turbo Pascal. Kiểu số nguyên, số thực, xâu kí tự,
Kỹ năng
Nắm chắc dữ liệu và kiểu dữ liệu, nắm các phép toán với dữ liệu kiểu số.
Thái độ
HS có thái độ học tập nghiêm túc, say mê trong học tập.
PHƯƠNG PHÁP: Thuyết trình trên máy.
CHUẨN BỊ
Giáo viên: Máy tính, máy chiếu, SGK, sách giáo viên,
Học sinh: Đọc trước bài trong SGK.
TIẾN TRÌNH
Ổn định lớp
Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi:
Câu 1: Trình bày cách lưu và chạy chương trình Pascal?
Câu 2: Hãy nêu cách khởi động và thoát khỏi Turbo Pascal?
Trả lời:
Câu 1: Lưu: nhấn F2; Chạy: nhấn ctrl +F9.
Câu 2: Khởi động: Nháy đúp chuột vào biểu tượng Turbo Pascal trên màn hình nền Desktop
Bài mới
Hoạt đông của GV
Hoạt đông của HS
Nội dung bài học
Hoạt đông 1: Dữ liệu và kiểu dữ liệu.
Dữ liệu và kiểu dữ liệu
Máy tính là công cụ xử lí thông tin, còn chương trình chỉ dẫn cho máy tính cách thức xử lí thông tin để có kết quả mong muốn.
Thông tin rất đa dạng nên dữ liệu trong máy tính cũng rất đa dạng về bản chất.
Để dễ dàng quản lý và tăng hiệu quả quản lý, các ngôn ngữ lập trình thường phân chia dữ liệu thành các kiểu khác nhau.
Một số kiểu dữ liệu thường dùng:
+ Số nguyên
VD: Số học sinh của một lớp, số sách trong thư viện,..
+ Số thực:
VD: Chiều cao của một bạn trong lớp, điểm trung bình môn Tin,
+ Xâu kí tự ( hay xâu )
VD: “ Thực hiện phép toán”, “ Lớp 8A”, “30/4/1975”,
Một số kiểu dữ liệu cơ bản của ngôn ngữ Pascal:
Tên kiểu
Phạm vi giá trị
Integer
Số nguyên trong khoảng -215 đến 215-1
Real
Số thực có giá trị tuyệt đối trong khoảng 2,9 x 10-39 đến 1,7 x 1038 và số 0
Char
Một kí tự trong bảng chữ cái.
String
Xâu kí tự, tối đa gồm 255 kí tự.
Chú ý: Dữ liệu kiểu kí tự và kiểu xâu trong Pascal được đặt trong dấu nháy đơn.
- Máy tính là công cụ xử lí thông tin, còn chương trình giúp gì cho máy tính?
- Các thông tin được nhập vào máy được gọi là gì?
- Các thông tin đó có đa dạng không?
- Vậy để máy tính quản lý hiệu quả các thông tin đó ta phải lảm gì?
- Đúng vậy, ví dụ trong tập hợp số người ta cũng phân chia nhiều tập hợp, bởi các phép toán trên mỗi tập hợp thường khác nhau. Vì vậy ta phải phân chia dữ liệu thành các kiểu dữ liệu khác nhau: chữ, số, số nguyên, số thập phân,
- GV đưa ra ví dụ: Cho biết các kiểu dữ liệu của chương trình trên?
Doøng chöõ
Pheùp toaùn vôùi caùc soá
Ngôn ngữ lập trình đã định nghĩa sẵn một số kiểu dữ liệu cơ bản nào ( Dựa vào bảng 1/ SGK)?
.
Để hiển thị xâu 12345 ta phải làm như thế nào ? 
Máy tính là công cụ xử lí thông tin, còn chương trình chỉ dẫn cho máy tính cách thức xử lí thông tin để có kết quả mong muốn.
Dữ liệu
Rất đa dạng.
Để dễ dàng quản lý và tăng hiệu quả quản lý, các ngôn ngữ lập trình thường phân chia dữ liệu thành các kiểu khác nhau.
Gồm chữ cái, chữ số và các kiểu kí tự khác.
Integer, real, char, string.
Để hiển thị xâu 12345 ta phải gõ ‘12345’
Hoạt động 2: Các phép toán với dữ liệu kiểu số.
Các phép toán với dữ liệu kiểu số.
Một số kí hiệu của các phép toán số học trong ngôn ngữ Pascal:
Kí hieäu
Pheùp toaùn
Kieåu döõ lieäu
+
Cộng
Integer, real
-
Trừ
Integer, real
*
Nhân
Integer, real
/
Chia
Integer, real
Div
Chia lấy phần nguyên
Integer
Mod
Chia lấy phần dư
Integer
Quy tắc tính các biểu thức toán học:
+ Các phép toán trong ngoặc được thực hiện trước tiên;
+ Trong dãy các phép toán không có dấu ngoặc, các phép nhân, phép chia, phép chia lấy phần nguyên và phép chia lấy phần dư được thưc hiện trước;
+ Phép cộng và phép trừ được thực hiện theo thứ tự từ trái sang phải.
Chú ý: Chỉ dùng dấu ngoặc tròn đối với các biểu thức toán học
Trong toán học gồm có những phép toán nào?
Trong Pascal cũng có những phép toán trên. Sau đây là bảng kí hiệu của các phép toán số học trong ngôn ngữ Pascal:
Đưa ra ví dụ minh họa
15 + 7 = 22 -32 – 14 = -46
20 * 5 = 100 -15 / 3 = -5
5 div 2 = 2 -25 div 4 = -6
7 mod 5 = 2 -36 mod 8 = -4
Ta có thể kết hợp các phép toán số học nói trên để có các biểu thức số học phức tạp hơn
VD: : a x b +c à a*b – c + d - 2à /-/*+
Các quy tắc tính các biểu thức số học?
Khi viết các biểu thức toán học trong ngôn ngữ lập trình Pascal cần chú ý gì?
GV cho biểu thức:
[a+bc-d+6]3 - a 
Khi viết trong Pascal sẽ có dạng:
((a+b)*(c-d)+6)/3 - a
Phép +, -, x, :,
Quy tắc tính các biểu thức toán học:
+ Các phép toán trong ngoặc được thực hiện trước tiên;
+ Trong dãy các phép toán không có dấu ngoặc, các phép nhân, phép chia, phép chia lấy phần nguyên và phép chia lấy phần dư được thưc hiện trước;
+ Phép cộng và phép trừ được thực hiện theo thứ tự từ trái sang phải.
Cần chú ý: Chỉ dùng dấu ngoặc tròn đối với các biểu thức toán học.
Câu hỏi, bài tập củng cố:
Chọn câu trả lời đúng nhất.
Câu 1: Dãy chữ số 2012 có thể thuộc những kiểu dữ liệu nào?
Integer
Char
String
Đáp án: a)
Câu 2: Chọn đáp án đúng khi chuyển biểu thức được viết trong Pascal 
a * a / ((2 * b +c) * (2 * b + c)) thành biểu thức trong toán học?
a2(2b+c)2
a22b+c(2b+c)
a2b+c(2b+c)
a(2b+c)2
Đáp án: a)
Câu 3: Chọn đáp án đúng khi chuyển biểu thức được viết trong toán học 
ax2 + bx + c thành biểu thức trong Pascal? 
a*x2+b*x+c
a.x.x+b.x+c
a*x*x+b*x+c
a x x x x+b x x+c
Đáp án: c)
Hướng dẫn về nhà
Học bài cũ
Xem trước phần 3, 4 trong SGK.

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 3. Chương trình máy tính và dữ liệu - Đặng Nữ Yến Nhi.doc