Giáo án Tin học 8 - Bài 3: Chương trình máy tính và dữ liệu

 I. Mục tiêu:

 1. Kiến thức:

 - Biết khái niệm dữ liệu và kiểu dữ liệu.

 - Biết một số phép toán với kiểu dữ liệu số

 2. Kĩ năng:

 - Rèn luyện kĩ năng sử dụng các phép toán với kiểu dữ liệu số.

 3. Thái độ:

 - Thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích bộ môn

 II. Chuẩn bị:

 1. GV : SGK, SGV, tài liệu, giáo án, đồ dùng dạy học

 2. HS: Đọc trước bài, Sách giáo khoa, đồ dùng dạy học.

 III. Phương pháp:

 - Vấn đáp, thuyết trình, trực quan.

IV. Tiến trình bài dạy:

1. Ổn định lớp (1 phút)

2. Kiểm tra bài cũ : (5 phút)

- Gv gọi một hs trả lời các câu hỏi sau:

+ Em hãy cho biết các lỗi sau đây thuộc dạng lỗi nào?

+ Sau khi soạn thảo chương trình để dịch và chạy CT em làm như thế nào?

+ Theo em trong pascal có phân biệt chữ hoa và chữ thường không ?

+ Câu hỏi phụ:Em hãy nêu các quy tắc đặt tên chương trình trong ngôn ngữ Pascal?

( Thông qua)

 

doc 4 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 4228Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học 8 - Bài 3: Chương trình máy tính và dữ liệu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 04	Ngày soạn: 
Tiết: 07	Ngày dạy: 
Bài 3: 	CHƯƠNG TRÌNH MÁY TÍNH VÀ DỮ LIỆU
	I. Mục tiêu:
	1. Kiến thức:
	- Biết khái niệm dữ liệu và kiểu dữ liệu.
	- Biết một số phép toán với kiểu dữ liệu số
	2. Kĩ năng:
	- Rèn luyện kĩ năng sử dụng các phép toán với kiểu dữ liệu số.
	3. Thái độ:
	- Thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích bộ môn
 	II. Chuẩn bị:
	1. GV : SGK, SGV, tài liệu, giáo án, đồ dùng dạy học
	2. HS: Đọc trước bài, Sách giáo khoa, đồ dùng dạy học.
	III. Phương pháp: 
	- Vấn đáp, thuyết trình, trực quan.
IV. Tiến trình bài dạy:
Ổn định lớp (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ : (5 phút)
- Gv gọi một hs trả lời các câu hỏi sau:
+ Em hãy cho biết các lỗi sau đây thuộc dạng lỗi nào?
+ Sau khi soạn thảo chương trình để dịch và chạy CT em làm như thế nào?
+ Theo em trong pascal có phân biệt chữ hoa và chữ thường không ? 
+ Câu hỏi phụ:Em hãy nêu các quy tắc đặt tên chương trình trong ngôn ngữ Pascal? 
( Thông qua)
3. Gợi động cơ: (1 Phút)
Trong các bài trước các em đã được biết đến một số khái niệm về lệnh, chương trình và ngôn ngữ lập trình, các thành phần của ngôn ngữ lập trình, từ khóa và tên, cấu trúc chung của chương trình,.... Mặt khác, thông tin rất đa dạng nên dữ liệu trong máy tính cũng rất khác nhau về bản chất. Để dễ dàng quản lí và tăng hiệu quả xử lí, các ngôn ngữ lập trình thường phân chia dữ liệu thành các kiểu dữ liệu khác nhau. Vậy các kiểu dữ liệu đó là gì? Chúng có vai trò như thế nào trong chương trình? Bài học hôm nay: “Chương trình máy tính và dữ liệu” sẽ giúp các em hiểu sâu hơn về những vấn đề đã nêu ở trên.
4. Bài mới:
TG
HĐ của Thầy
HĐ của trò
Ghi bảng
1’
Đặt vấn đề: vào mục 1
Ở lớp dưới các em đã biết dữ liệu và một số kiểu dữ liệu như kiểu văn bản, kiểu số..,Vậy các ngôn ngữ lập trình quản lí và xữ lý dữ liệu như thế nào để có hiệu quả?
Họat động 1:Tìm hiểu dữ liệu và kiểu dữ liệu?
14’
- Để quản lí và tăng hiệu quả xử lí, các ngôn ngữ lập trình thường phân chia dữ liệu thành thành các kiểu khác nhau.
Gv : Đưa lên màn hình ví dụ 1 SGK.
 + Quan sát hình 18 một em cho cô biết đâu là dòng chữ và đâu là dòng số?
-GV: gọi hs nhận xét 
- Gv giải thích thêm: các kiểu dữ liệu thường được xử lí theo các cách khác nhau.chẳng hạn ta có thể thực hiện các phép toán số học với các số, nhưng với các câu chữ thì các phép toán đó không có nghĩa.
- Gv: Thông thường các ngôn ngữ lập trình thường định nghĩa sẵn một số kiểu dữ liệu
- Gv: Các em nghiên cứu sách giáo khoa sau đó một em cho cô biết các ngôn ngữ lập trình thường dùng nhất các kiểu dữ liệu nào?
- Gv cho hs lấy ví dụ kiểu dữ liệu kiểu số nguyên và kiểu số thực?
- Gv lấy ví dụ kiểu xâu ký tự như: ‘Chao Cac Ban’ ; ‘Lop 8E’; ...
- Gv đưa nội dung ghi bài (trình chiếu)
Gv: Theo em các ngôn ngữ lập trình chỉ có 3 kiểu dữ liệu đó hay còn nhiều nữa ?
- GV: Mỗi ngôn ngữ lập trình có rất nhiều kiểu dữ liệu. Chúng ta thử tìm hiểu xem trong Pascal thường có các kiểu dữ liệu nào?
- Gv : Đưa lên màn hình ví dụ 2 SGK (trình chiếu)
+ Gv giải thích tên kiểu và phạm vi giá trị.
- Gv : Đưa ví dụ : 123 và ‘123’ . Yêu cầu HS đọc tên hai kiểu dữ liệu trên.
- Gv : Nhấn mạnh dữ liệu kiểu string.
- Hs chú ý
-HS Quan sát hình 18 SGK và trả lời:
+ Dòng thứ nhất thuộc dòng chữ, 2 dòng còn lại là phép toán với các số.
- Hs nhận xét câu trả lời của bạn
- Hs chú ý lắng nghe
- Hs chú ý lắng nghe
- HS trả lời: Các kiểu dữ liệu thường dùng nhất
Số nguyên, Số thực, Xâu kí tự (hay xâu) 
- Hs: Số hs của một lớp là kiểu số nguyên,kiểu số thực là Điểm trung bình các môn học, ....
- Hs theo dõi
- HS: còn nhiều kiểu dữ liệu khác nữa?
- Hs lắng nghe
- Hs Quan sát Bảng 1
Tên kiểu
Phạm vi giá trị
integer 
Số nguyên trong khoảng -215 đến 215 - 1.
real 
Số thực có giá trị tuyệt đối trong khoảng 2,9´10-39 đến 1,7´1038 và số 0.
char
Một kí tự trong bảng chữ cái.
string
Xâu kí tự, tối đa gồm 255 kí tự.
+ Hs lắng nghe
- HS : 123 là 
 kiểu: Integer ; 
 ‘123’ là kiểu :
 string.
- Hs theo dõi
1. Dữ liệu và kiểu dữ liệu:
- Để quản lí và tăng hiệu quả xử lí, các ngôn ngữ lập trình thường phân chia dữ liệu thành thành các kiểu khác nhau.
Ví dụ 1: SGK trang 20
- Một số kiểu dữ liệu thường dùng:
* Số nguyên:Số hs của một lớp, ...
* Số thực: Điểm trung bình các môn học, ....
* Xâu kí tự: ‘Chao Cac Ban’ ; ‘Lop 8E’; ...
Ví dụ 2: Một số kiểu dữ liệu của Pascal
1’
-ĐVĐ sang mục 2: Với dữ liệu kiểu số trong các ngôn ngữ lập trình có thể thực hiện được các phép toán nào và được ký hiệu ra sao chúng ta đi vào mục 2.
HĐ 2 : Tìm hiểu các phép toán trong kiểu dữ liệu số
15’
- Em có thể kể ra một số phép toán mà em biết?
- Gv nhấn mạnh và cho ghi
 - Gv đưa ví dụ kí hiệu các phép toán trong ngôn ngữ Pascal? (trình chiếu)
-Gv giới thiệu phép toán div, mod lại chỉ có thể thực hiện được với kiểu nguyên mà không thực hiện được với kiểu thực. 
-Gv Cách thực hiện chẳng hạn: (trình chiếu)
5/2 =2.5
5 Div 2 = 2
5 Mod 2 = 1
-Gv đưa thêm vídụ khác mời (trình chiếu bài toán) gọi hs đọc kết quả tại chổ
14/4= ; 14 div 4 = 
-19 mod 4 =
GV : Giới thiệu ta có thể kết hợp các phép tính số học nói trên để có các biểu thức số học phức tạp hơn.
- Gv trình chiếu một số ví dụ 
-Gv: Em nhắc lại thứ tự thực hiện các phép tính đối với các biểu thức không có dấu ngoặc hoặc có dấu ngoặc?
- Gv đưa cách viết biểu thức này bằng NGLT 
=> KQ tương ứng
a * b – c + d
(x+5)/(x+3)-y/(b+5)*(x+2)*(x+2)
GV : - Gọi 2 HS lên bảng viết hai biểu thức sau bằng ngôn ngữ lập trình Pascal. (trình chiếu)
1) =?
2) ax2+bx +c=?
-Tương tự vậy cô mời 1 em khác lên viết biểu thức sau dưới dạng ngôn ngữ toán học:
1+1/(x*x)+1/(y*y)
(trình chiếu) 
- Hs trả lời : Có thể thực hiện các phép toán số học : Cộng, trừ, nhân, chia các số nguyên và số thực
- Hs ghi bài
- Hs nghe rồi quan sát bảng 2
- Hs lắng nghe
- Hs theo dõi
- Hs đọc kết quả tại chổ
14/4= 3.5, 
14 div 4= 3, 
-19 mod 4= -3
- Hs lắng nghe
- Hs quan sát
- Nhắc lại các thứ tự thực hiện phép tính.
- Hs: Trả lời: 1) (a+b)/(a+c)
 2) a*x*x+b*x+c
Þ HS: lên bảng ghi:
2. Các phép toán với dữ liệu kiểu số
Trong các ngôn ngữ lập trình đều có thể thực hiện các phép toán số học: Cộng, trừ nhân, chia với số nguyên và số thực.
Ví dụ 1: Kí hiệu của các phép toán số học trong Pascal:
+: phép cộng.; 
- : Phép trừ
* : Phép nhân.
/ : Phép chia.
Div: phép chia lấy phần nguyên.
Mod: phép chia lấy phần dư.
Chẳng hạn: 
5/2 =2.5
5 Div 2 = 2
5 Mod 2 = 1
Ví dụ 2: Một số ví dụ về biểu thức toán học và cách viết chúng trong ngôn ngữ lập trình Pascal
Cách viết trong Pascal
a * b – c + d
(x+5)/(x+3)-y/(b+5) *(x+2)*(x+2)
5. Cũng cố: (6 phút)
- Gv: chốt lại các kiến thức đã học:Qua bài học hôm nay chúng ta cần nắm các kiến thức :
+ Biết khái niệm dữ liệu, có 3 kiểu dữ liệu cơ bản và thường dung nhất. 
+ Biết 1 số phép toán cơ bản về dữ liệu
+ Biết biến đổi biểu thức toán học sang pascal và ngược lại.
- Gv Cho HS lên bảng làm bài tập 2, bài tập 5 a, c SGK 
Đáp án: BT 2: D·y ch÷ sè 2010 cã thÓ lµ d÷ liÖu kiÓu d÷ liÖu sè nguyªn, sè thùc hoÆc kiÓu x©u kÝ tù. Tuy nhiªn, ®Ó ch­¬ng tr×nh dÞch Turbo Pascal hiÓu 2010 lµ d÷ liÖu kiÓu x©u, chóng ta ph¶i viÕt d·y sè nµy trong cÆp dÊu nh¸y ®¬n (').
BT 5: a) ; c) ; 
6. Hướng dẫn về nhà ( 1 phút)
Về nhà học bài xem trước phần còn lại của bài.

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 3. Chương trình máy tính và dữ liệu.doc